watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
06:21:1826/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Kim Dung > Lộc Đỉnh Ký - Phi Lộ 1,2,3
Chỉ mục bài viết
Lộc Đỉnh Ký - Phi Lộ 1,2,3
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 6
Phi Lộ 1

Gió Bắc đìu hiu, tuyết rơi lả tả. Mặt đất đóng thành băng
Một đội Thanh binh tay cầm gươm đao áp giải bảy cổ tù xa tắm mưa gội tuyết nhằm phía Bắc mà tiến đang đi trên đường lớn gần Hải Tân ở Giang Nam.
Trong ba cổ tù phía trước có ba người đàn ông đều ăn mặc theo kiểu thư sinh. Ba người này là một lão già đầu tóc bạc phơ, và một người vào hạng đứng tuổi.
Trong bốn cổ xe sau tù phạm đều là nữ nhân.
Trong chiếc xe sau cùng có một thiếu phụ tay bồng một đứa bé gái nhỏ. Con nhỏ la khóc om sòm, má nó dổ thế nào nó cũng không nín.
Một tên quân đi bên xe tức quá vừa đá vào thành xe "binh binh" vừa lớn tiếng quát:
-Mi mà còn khóc hoài thì lão gia sẽ đá chết tươi.
Ðứa nhỏ sợ quá càng khóc thét lên.
Dưới thềm một tòa nhà lớn cách đường cái quan chừng mấy chục trượng có hai người sóng vai đứng đó. Một người là văn sĩ trung niên và một đứa nhỏ chừng 12, 13 tuổi.
Văn sĩ ngó ra đường thấy tình trạng nầy, khẻ buông tiếng thở dài. Cặp mắt đỏ ngầu, miệng lẩm bẩm nói như để mình nghe:
-Tội nghiệp! Thật là tội nghiệp!
Cậu nhỏ hỏi ông:
-Gia gia ơi! Những người kia phạm tội gì vậy?
Văn sĩ đáp:
-Ai mà biết họ phạm tội gì? Hôm qua và sáng nay, đã có đến ba chục văn nhân nổi tiếng ở tỉnh Triết Giang ta cũng lâm vào tình trạng này. Bọn họ chẳng có tội gì mà bị liên lụy.
Văn sĩ nói câu này rất nhỏ vì sợ bọn quan binh nghe rõ.
Chú nhỏ lại hỏi:
-Con nhỏ kia còn bú sữa mẹ, chẳng lẻ cũng làm nên tội? Thật vô lý.
Văn sĩ nói:
-Ngươi cũng biết là quan binh vô lý thì khá đấy! Hởi ơi! Người ta là dao là thớt, mà mình là thịt là cá. Người ta là chảo là vạc, còn mình chỉ là hươu là nai.
Chú nhỏ nói:
-Gia gia! Mấy bữa trước gia gia dạy hài nhi câu "Người là dao là thớt, mình là cá là thịt" là có ý nói người ta có quyền muốn chặc muốn thái thế nào cũng được. Vậy câu "Người ta là chảo là vạc, mình là hươu là nai" thì ý nghĩa cũng vậy hay sao?
Văn sĩ đáp:
-Phải rồi!
Văn sĩ nhìn bọn quan binh đi xa rồi, liền dắt tay chú nhỏ nói:
-Ở ngoài gió lạnh vào trong nhà ta sẽ nói cho nghe.
Ðoạn hai cha con đưa nhau vào ngồi trong thư phòng.
Văn sĩ chấm bút vào nghiên mực viết lên giấy chữ "Lộc" rồi nói:
-Hươu là giống dã thú. Tuy nó lớn mà tính rất thuần. Nó chỉ ăn cỏ xanh cùng lá cây để sống, chứ không ăn thịt như loài dã thú khác. Khi nó bị thú dữ đuổi bắt thì nó chỉ có cách tìm đường chạy trốn. Nhưng trốn không thoát sẽ bị người bắt ăn thịt.
Văn sĩ lại viết hai chữ "Trục Lộc" rồi giải thích:
-Cổ nhân thường đem con hươu ví với thiên hạ. Bách tính trong nước phần nhiều đều là người thiện lương, nhưng cũng bị giai cấp thống trị áp chế sát hại. Trong sách Lục Thao ghi chép những phương lược tranh thành cướp đất cùng cách hành binh bố trận, có một đoạn Khương Thái Công nói chuyện với Chu Văn Vương.
Chú nhỏ nghe nói đến tên Khương Thái Công liền dương cặp lông mày lên đáp:
-Gia gia nói đến Khương Thái Công hài nhi lại nhớ ra: Tiên sinh tám mươi tuổi mới gặp Chu Văn Vương. Thái Công cởi con Tứ Bất Tượng và có tên trong Phong Thần Bảng.
Văn sĩ tủm tỉm cười nói:
-Những chuyện trong Phong Thần Bảng không phải là sự thiệt đâu.
Chú nhỏ hỏi lại:
-Gia gia! Khương Thái Công đã nói với Chu Văn Vương câu gì?
Văn sĩ đáp:
-Khương Thái Công bảo: "Lấy thiên hạ như đuổi bắt con hươu rồi làm thịt chia nhau mà ăn. Con hươu rừng trốn chui trốn lũi mãi nhưng đến lúc cuối cùng cũng bị bắt. Có khi nhiều người chia nhau ăn thịt có khi một người ăn hết ".
Văn sĩ ngưng lại một chút rồi nói tiếp:
-Trong Hán thư có câu: "Nhà Tần để xổ mất con hươu, thiên hạ tranh nhau đuổi bắt. Ðó là nói về nhà Tần mất thiên hạ, quần hùng khắp nơi nổi dậy tranh cướp nhau. Sau cùng Hán Cao Tổ đánh bại được Sở Bá Vương tức là bắt được con hươu to lớn béo mập.
Chú nhỏ gật đầu nói:
-Hài nhi hiểu rồi. Trong tiểu thuyết thường nói chuyện "Ðuổi hươu ở Trung Nguyên" tức là quần hùng thiên hạ tranh đoạt nhau ngôi hoàng đế.
Văn sĩ vui vẽ gật đầu rồi vẽ một cái đĩnh lên giấy giải thích:
-Cổ nhân không làm bếp nặn nồi để nấu ăn, mà lại đúc cái vạc ba chân, chất củi đốt ở dưới gầm. Khi bắt được hươu rồi bỏ đỉnh nấu ăn. Có thể nói từ hoàng đế cho đến đại thần đều là những người rất tàn nhẫn. Khi họ không ưa ai là đổ cho người ta phạm trọng tội bắt bỏ vào vạc cho chết cháy. Trong sử ký có chép việc Lạn Tương Như tâu Tần Vương "hạ thần biết thần phạm tội khi quân đáng bị xử tử. Vậy thần xin bệ hạ cho quăng thần vào trong vạc".
Thằng nhỏ lại hỏi:
-Gia gia! Trong sách tiểu thuyết thường nói "Ðuổi hươu ở Trung Nguyên", lại có câu "Hỏi vạc ở Trung Nguyên" Ý tứ hai câu này dường như chẳng khác gì nhau.
Văn sĩ đáp:
-Ðúng thế! Vua Dũ nhà Hạ, thâu vàng ở chín Châu về đúc thành chín cái đỉnh lớn. Trên chiếc đỉnh nào cũng khắc tên chín Châu cùng đồ hình sông núi. Ðời sau ai làm chủ thiên hạ là giử chín cái đỉnh này. Sách Tả truyện có nói "Sở Vương coi duyệt binh ở Chu Cương. Vua Ðịnh Vương sai Vương Tôn Mẫn nghênh tiếp Sở Vương. Sở Vương có hỏi đến những cái đỉnh lớn nhỏ thế nào, nặng nhẹ ra sao? Chỉ vị chúa tể thiên hạ mới có thể gìn giử chín đỉnh. Còn Sở Vương mới là một nước chư hầu mà hỏi đến chuyện đỉnh nặng nhẹ to nhỏ là trong bụng có mưu đồ bất pháp muớn đoạt ngôi nhà Chu.
Thằng nhỏ lại hỏi:
-Vì thế nên những từ ngữ "hỏi đỉnh" và "đuổi hươu" là có ý muốn làm hoàng đế. Còn câu "Chưa biết hươu chết về tay ai?" tức là chưa hiễu ai sẽ làm hoàng đế phải không?
Văn sĩ đáp:
-Ðúng thế! Sau này những từ ngữ "Hỏi đỉnh", "Ðuổi hươu", lại được mượn để dùng vào việc khác. Nguyên điển cố này chuyên để nói về việc làm hoàng đế mới nhắc đến.
Văn sĩ nói tới đây buông tiếng thở dài rồi tiếp:
-Ngươi thử nghĩ mà coi, chúng ta là hạng bách tính thì chỉ có đường chết. Câu "chưa biết hươu chết về tay ai" bất quá là chưa hiểu ai giết con hươu đó. Có điều nhất định là nó phải chết.
Văn sĩ nói tới đây cất bước đến bên cửa sổ nhìn ra ngoài thấy bầu trời ảm đạm tựa hồ sắp mưa tuyết lớn, bất giác than rằng:
-Trời già độc địa làm chi? Mấy trăm người vô tội phải đi trên đường băng tuyết. Nếu bây giờ lại mưa tuyết nữa thì còn thêm phần khổ cực.
Bỗng thấy trên đường lớn ở phía Nam có hai người đội nón rộng vành sánh vai đi tới.
Khi hai người gần đến nơi, Văn sĩ nhận ra diện mạo thì vui mừng reo lên:
-Huỳnh Bá và Cố Bá của ngươi đã tới đó!
Văn sĩ liền lật đật chạy ra nghênh tiếp, Y hô lớn:
-Lê Châu huynh và Ðình Lâm huynh! Không hiểu cơn gió nào đã thổi hai vị giáng lâm?
Người mé hữu hơi mập, dưới cầm để bộ râu đen. Lão họ Huỳnh tên gọi Tôn Hy, tên tự là Lê Châu, người ở Dư Diệu tỉnh Triết Giang.
Người mé tả đã cao nghệu lại ốm nhách, mặt mũi đen sì. Lão họ Cố tên gọi Viễm Võ, tên tự là Ðình Lâm, người ở Côn Sơn tỉnh Giang Tô.
Hai lão Huỳnh, Cố là những nhà đại nho đương thời. Sau khi nhà Minh mất, hai lão đau lòng quốc biến, đi ẩn không chịu ra làm quan, bửa nay hai lão đưa nhau đến Sùng Ðức.
Cố Viêm Võ tiến gần lại mấy bước đáp:
-Vãn Thân huynh! Hiện nay có việc rất khẫn yếu nên mới tới đây thương nghị với nhân huynh.
Nguyên văn sĩ này họ Lã tên Lưu Lương, biệt hiệu là Vãn Thôn ở huyện Sùng Ðức, phủ Hàng Châu, tỉnh Triết Giang đã lâu đời y cũng là một nhà ẩn dật nổi danh vào hồi cuối Minh đầu Thanh.
Lã Lưu Lương thấy hai người sắc mặt nghiêm trọng thì không khỏi hồi hộp, vì y đã biết Cố Viêm Võ là tay cơ biến phi thường. Lúc lâm sự lão vẫn bình tỉnh mà bây giờ lão nói là việc khẩn yếu thì dĩ nhiên không phải chuyện tầm thường, liền đáp:
-Mời hai vi vào trong nhà uống chén trà giải hàn rồi sẽ nói chuyện.
Lã Lư Lương liền đưa hai người vào nhà và bảo chú nhỏ:
-Bảo Trung! Ngươi đi bảo mẫu thân là có Huỳnh bá và Cố bá đến chơi. Hãy sắp lấy hai mâm thịt cừu để nhâm rượu.
Chỉ trong khoảnh khắc Lã Bảo Trung (tứcchú nhỏ) và người anh em là Lã Tuấn Trung đưa ra ba cổ đủa chén bày lên bàn trong thư phòng.
Một tên lão bộc mang rượu nhấm vào.
Lã Lưu Lương chờ ba người dọn rượu xong lui ra liền đóng cửa thư phòng lại nói:
-Huỳnh huynh! Cố huynh! Chúng ta hãy uống ba chung đã.
Huỳnh Tôn Hy vẽ mặt thê lương gục gặc cái đầu. Còn Cố Viêm Võ thì tự mình rót rượu uống sáu chung liền.
Lã Lưu Lương nói:
-Phải chăng hai vị nhân huynh tới đây về việc có liên quan đến "Minh Sử"?
Như thủ giang sơn (non nước thế này) mà chìm đắm vào tay Dũ Ðịnh. Chúng ta phải nuốt mối căm hờn sống trộm nơi đây khiến người bi phẩn không bút nào tả xiết. Vãn Thôn huynh sao không đề vào một bài thơ để biểu lộ thành ý của Nhị Chiêm tiên sinh?
Lã Lưu Lương đáp:
-Ý kiến của Cố huynh hay lắm!
Lã Lưu Lương cầm bút trầm ngâm một chút rồi viết lia lịa trên bức họa.
Chỉ trong khoảnh khắc Lã Lưu Lương đã đề xong một bài:
"Phải chăng vì nhà Tống mà xuống phương Nam? Tình huống này thật đáng tủi hổ. Non nước đi về đâu? Ngó lại giang sơn lòng chẳng vui. Nay ta tỉnh ngộ vẽ bức họa này hai hàng lụy tuôn ra xối xả. Lấy việc ngày nay mà coi việc trước trước này cũng vậy mà thôi. Trong lòng ta u uất khôn lời mà vẽ ra bức họa đầy nước mắt.
Vì thế mà bức họa không thơ. Lời thơ đã có sẳn ở bốn chữ. Khách anh hùng sinh chẳng gặp thời khác nào kẻ mù muốn trông, người què muốn bước. Bao giờ mây tạnh mù tan, giang sơn rạng rỡ thì nơi nơi ca khúc liên hoan ".
Lã Lưu Lương đề xong quăng bút xuống đất, hai hàng nước mắt chảy dòng dòng.
Cố Viêm Võ đắc ý vổ tay khen:
-Khoái quá! Khoái quá! Thật là lời lẻ lâm ly tuyệt diệu!
Lã Lưu Lương nói:
-Bài này nghe không đũ hàm súc, chẳng có gì đáng kể. Tiểu đệ chỉ đưa ra hậu ý của Nhị Chiêm tiên sinh mà thôi, để người coi bức họa hiểu được nội dung.
Huỳnh Tôn Hy nói:
-Ngày nào trùng hưng cố quốc, giang sơn mù tạnh mây tan thì dù ở sơn cùng thủy tận, lòng người cũng khoan khoái vô cùng! Ðúng như câu "Nơi nơi ca khúc liên hoan".
Cố Viêm Võ nói:
-Câu kết trong bài này thật là tuyệt diệu! Tất có một ngày diệt trừ Di Ðịch, lấy lại giang sơn. Khi đó khiến cho người ta nghĩ đến nổi phẩn uất hồi này càng thêm phần hùng tráng.
Huỳnh Tôn Hy từ từ cuốn bức họa thủng thẳng nói:
-Bức họa này không thể treo được. Vãn Thôn huynh nên dấu đi thì hơn. Nếu để bọn gian nhân như Ngô Chi Vinh trông thấy, chúng sẽ mở cuộc điều tra. Dĩ nhiên Vãn Thôn huynh gặp chuyện rắc rối mà còn để lụy cho Nhị Chiêm tiên sinh nữa.
Cố Viêm Võ đập bàn thóa mạ:
-Tên cẩu tặc Ngô Chi Vinh thật là khả ố! Ta hận mình không ăn tươi nuốt sống mi được.
Lã Lưu Lương nói:
-Nhị vị đến chơi nói là có việc khẩn yếu mà chúng ta là bọn thư sinh chỉ ngâm thơ để học, chưa nhắc đến việc chính. Không hiểu là việc gì?
Huỳnh Tôn Hy đáp:
-Bọn tiểu đệ tới đây là được tin quan trọng về Nhị Chiêm tiên sinh và Y Hoàng tiên sinh. Theo tin tức mà đệ và Cố huynh lượm được bửa trước thì ra vụ án "Minh Sử" làm cho Y Hoàng tiên sinh cũng bị liên lụy. Lã Lưu Lương giật mình kinh hãi nói:
-Y Hoàng huynh cũng bị liên lụy ư?
Huỳnh Tôn Hy đáp:
-Ðúng thế! Tối hôm trước bọn tiểu đệ lật đật tới Lý Hoa trấn ở Hải Minh, Y Hoàng tiên sinh không ở nhà, nghe nói là y đi kiếm bạn ở phương xa. Viêm Võ huynh thấy sự thể nguy cấp, vội vặng người nhà của Y Hoàng tiên sinh phải trốn đi ngay đêm. Bọn tiểu đệ nhớ tới giửa Y Hoàng tiên sinh cùng Vãn Thôn huynh có mối thâm giao, vội tới đây thăm hỏi.
Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 645
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com