Lã Lưu Lương ngập ngừng hỏi: -Y...Y không đến đây, chẳng hiểu đi đâu? Cố Viêm Võ nói: -Nếu y ở nhà lúc này dĩ nhiên đến đây tương hội. Tiểu đệ đã đề lên vách thư phòng một bài thơ. Nếu y trở về là hiểu ngay và biết đường trốn lánh. Chỉ sợ y không biết tin ló mặt ra ngoài thì bị nhà cầm quyền bắt được thì hỏng bét. Huỳnh Tôn Hy nói: -Vụ "Minh Sử" đó khiến cho bọn danh sĩ Triết Tây chúng ta suýt bị mắc vào độc thủ hết. Chính sách của nhà Thanh rất tàn ác mà danh vọng Vãn Thôn huynh lại quá lớn. Ðình Lâm huynh cùng tiểu đệ cố ý đến đây khuyên Vãn Thôn huynh tạm thời ra khỏi nhà đi chơi xa để tránh cơn phong ba này ít lâu là hơn. Lã Lưu Lương hằn học nói: -Những ngày ở dưới quyền cai trị của bọn Thát Ðát (một bộ lạc phía Bắc nước Tàu, tức xứ Mông Cổ bây giờ) chó lợn kia thì thật sống không bằng chết. Hoàng đế Mãn Thanh nếu bắt được tiểu đệ đem về Bắc Kinh thì dù có bị bọn chúng băm vằm cũng thóa mạ không tiếc lời cho hã lòng căm tức rồi chịu chết. Cố Viêm Võ nói: -Vãn Thôn huynh hào khí ngất trời khiến cho bọn tiểu đệ rất khâm phục, nhưng tiểu đệ e rằng mình được thấy mặt hoàng đế Mãn Thanh, mà lại chết về tay bọn nô bộc đê tiện. Hơn nữa, hoàng đế Mãn Thanh chỉ là đứa trẻ nít chẳng hiểu chút gì. Bao nhiêu quyền chính trong triều đều do tên quyền thần Ngao Bái thao túng. Tiểu đệ cùng Lê Châu huynh nghĩ rằng chuyến đi này bọn chúng đem vụ án "Minh Sử" khua chuông gỏ mõ để làm nhục nhuệ khí nhân sĩ Giang Nam chúng ta là do ý muốn của họ Ngao. Lã Lưu Lương nói: -Ý kiến của hai vị rất đúng, Từ ngày quân Thanh vào qua quan ải hoành hành rất tàn nhẫn ở Giang Bắc mà không gặp sự gì ngăn trở. Khi chúng đến Giang Nam thì chổ nào cũng bị phản kháng, nhất là bọn văn nhân lại gia tâm đề phòng và quấy nhiễu bọn chúng không ngớt. Ngao Bái nhân cơ hội này liền ra sức uy hiếp sĩ tử Giang Nam. Hừ! Lửa thiêu không chết hết được cỏ, mùa gió Xuân lại nẩy, trừ phi hắn đem bao nhiêu văn nhân sĩ tử Giang nam giết sạch sành sanh thì mới không còn người chống đối. Huỳnh Tôn Hy nói: -Phải rồi! Vì thế mà bọn ta cần lưu lại tấm thân hữu dụng để xoay nhau tới cùng với bọn Thát Ðát. Nếu chúng ta trong lúc nhất thời mà nổi huyết khí, sinh cường, tức là mắc mưu bọn Thát Ðát đó. Lã Lưu Lương nghe nói tỉnh ngộ tự nhủ: -Hai vị huynh đệ Huỳnh, Cố chịu khó rét mướt đến vùng này một là để kiểm tra Y hoàng, hai là để khuyên ta đi ẩn lánh, Họ sợ mình trong lúc lúc nóng nảy không nín nhịn được, tự rướt lấy cái chết vô ích. Nổi khổ tâm của bạn hiền thật đáng cảm kích! Y nghĩ vậy liền hỏi: -Những lời vàng đá của hai vị nhân huynh, khi nào tiểu đệ chẳng tuân theo? Sáng sớm mai cả nhà tiểu đệ sẽ đi lánh nạn. Hai vị Huỳnh, Cố cả mừng đồng thanh nói: -Phải vậy mới được. Lã Lưu Lương trầm ngâm một lúc rồi hỏi: -Có điều tiểu đệ chưa biết phải nên đến xứ nào ẩn lánh cho phải? Ý nghĩ đến bên trời mờ mịt khắp thiên hạ chổ nào cũng có bọn Thát Ðát khó lòng tìm được nơi yên ổn, bất giác lẩm bẩm: Ðào nguyên nào biết nơi đâu để ẩn lánh bọn cuồng Tần đạo được. Cố Viêm Võ nói: -Giả tỷ mà trên đời này mà có chốn đào nguyên an lạc thì chúng ta cũng chẳng thể tự do lấy thân mình mà tới đó ẩn lánh được.... Lã Lưu Lương không chờ Cố Viêm Võ nói hết lời đã vổ bàn lớn tiếng: -Ðình Lâm huynh nói vậy khiến tiểu đệ nhớ tới câu "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Nếu chúng ta tìm đến đào nguyên để hưỡng thú tiêu dao tự tại mà bỏ mặc hàng triệu bách tính cho gót sắt của bọn Thát Ðát dày xéo thì yên tâm thế nào được? Tiểu đệ lở lời xin nhân huynh lượng thứ. Cố Viêm Võ mĩm cười nói: -Mấy năm nay tiểu đệ bôn tẩu giang hồ, kết giao bằng hữu rất nhiều. Hai miền Nam Bắc sông Ðạt Giang, chẳng những văn nhân sĩ tử mới phản đối bọn Thát Ðát mà đến bọn lao động ở chốn thôn quê nơi nào cũng đằy những người lòng hào kiệt. Nếu Vãn Thôn huynh đồng ý thì ba người chúng ta kết bạn cùng đi Dương Châu. Tiểu đệ sẽ dẫn nhân huynh tới gặp mấy người đồng đạo được chăng? Lã Lưu Lương cả mừng đáp: -Thế thì tuyệt diệu! Sáng mai chúng ta cùng đi Dương Châu, Hai vị hãy ngồi chơi một chút, tiểu đệ vào nói cho nội nhân hay, để y thu xếp hành trang. Chẳng bao lâu, Lã Lưu Lương trở ra thư phòng nói: -Mời hai vị vào sãnh đường dùng cơm. Ðây là bửa cơm thường, không hết tình địa chủ tiểu đệ rất áy náy! Cố Viêm Võ cười nói: -Tiểu đệ biết diệu thuật nấu nướng của tẩu tẩu chẳng thua gì văn học của Vãn Thôn huynh. Hai năm trước tiểu đệ đã được nếm qua những món thịnh soạn của tẩu tẩu, mỗi khi nhớ lại thèm đến nhỏ nước miếng. Bửa nay bọn tiểu đệ đến đây một cách đột ngột chỉ mong được ăn một bửa cơm thường của Lã gia là đũ rồi. Huỳnh, Cố hai người vừa khen không ngớt miệng. Ba người cơm nước xong trở ra thư phòng, Lã Lưu Lương hỏi: -Về vụ án Minh Sử, bên ngoài đồn đại xôn xao nhưng một là lời đồn chưa chắc đã đúng sự thực, hai là người thuật chuyện vẫn đầy lòng úy kỵ không dám nói hết. Tiểu đệ ở đây khác nào ếch nằm đáy giếng nên không biết tường tận, xin hai vị nhân huynh cho biết đầu đuôi được chăng? Cố Viêm Võ thở dài đáp: -Pho Minh Sử này bọn tiểu đệ đã được đọc rồi. Trong sách có nhiều đoạn tỏ ra thất kính với bọn Thát Ðát là chuyện có thực. Y ngừng lại một chút rồi tiếp: -Pho sách này do tay quan tướng quốc nhà Ðại Minh chúng ta là Chu Quốc Trinh soạn ra. Pho sách này còn nói cả đến Kiếm Châu Vệ ngoài quan ải đối xử với bọn Thát Ðát như thế nào. Lã Lưu Lương gật đầu đáp: -Tiểu đệ cũng nghe nói nhà họ Trang ở Hồ Châu đã tốn mấy ngàn lượng bạc mới mua được bản thảo pho Minh Sử ở trong tay người thừa kế của Châu tướng quốc đem về san khắc. Không ngờ vì thế mà gây nên đại họa. Tỉnh Triết Giang chia làm hai miền là Triết Tây và Triết Ðông. Triết Tây có ba phủ Hàng, Gia, Hồ, kêu bằng Hạ tam phủ. Triết Ðông gồm tám phủ: Ninh, Triệu, Thái, Kim, Cù, Nghiêm, Ôn, Sử, gọi là thượng bát phủ. Ba phủ Hàng Châu, Gia Hưng và Hồ Châu ở vào khu vực bến Thái Hồ, địa thế bằng phẳng, đất đai phì nhiêu nên sản xuất được nhiều lúa gạo, tơ tầm. Chổ phủ Hồ Châu ngày trước nay là huyện lỵ huyện Ngô Hưng. Nhà Thanh lại chia huyện Ô Hưng thành hai huyện Ô Trinh và Quí An. Cả mấy triều đại qua, Hồ Châu đã sản xuất ra nhiều danh sĩ. Ðời nhà Lương cũng rất nhiều tay thư họa nổi tiếng. Triệu Mạnh Phủ cũng là người Hồ Châu. Triệu dùng hai chữ Hồ Châu làm bút hiệu là mượn tên đất này. Người ta thường nói: -Bút Hồ Châu, mực Huy Châu, giây Tuyên Thành, nghiên Triệu Khánh là văn phòng tứ bảo nổi tiếng nhất. Trong phủ Hồ Châu có trấn Nam Tâm. Tuy nó chỉ là một trấn nhưng còn lớn hơn những châu huyện nhỏ. Trong trấn này có rất nhiều nhà giàu. Trang gia cũng là một đại phú nổi danh ở trấn Nam Tâm. Nhà đại phú Trang Doãn Thành sinh hạ mấy người con. Người con trưởng của Doãn Thành là Trang Kiến Long ham mê thơ, họa từ thuở nhỏ. Chàng kết giao với rất nhiều danh sĩ ở Giang Nam. Ðến đời Thuận Trị, Trang Kiến Long vì ham mê đọc sách mà thành hư mắt. Từ đó chàng đâm ra buồn bã, chán nãn sự đời. Một hôm có chàng thiếu niên họ Chu ở gần nhà đem bộ thủ Cảo đến cầm để mượn mấy trăm lạng bạc. Theo lời gã đó thì đó là một bản di Cảo của tổ phụ để lại. Tổ phụ gã chính là Chu Quốc Trinh, tướng quốc đời nhà Minh. Trang gia vốn sẳn lòng hào hiệp nên thấy chàng thanh niên là dòng dỏi Châu tướng quốc liền chiếu cố ngay. Trang Kiến Long vui lòng cho mượn tiền mà không cần giử di Cảo để làm tin. Nhưng gã họ Chu nói là mượn tiền để đi chơi xa. Nếu đem di Cảo của tổ tiên đi theo thì e rằng dễ bị thất lạc. Còn để di Cảo ở nhà cũng không yên dạ. Gã năn nỉ được gởi lại thảo Cảo của tổ tiên tại Trang gia cho chắc chắn. Cha con Trang Doãn Thành thấy gã thực tình gửi sách nên mới nhận giử cho. Gã thiếu niên họ Chu đi rồi, Trang Doãn Thành muốn giải lòng phiền muộn cho Kiến Long liền nuôi khách trong nhà để đọc sách cho con nghe. Khách đem di cảo nhà họ Chu ra đọc thì ra đó là bản thảo Minh Sử của Chu Quốc Trinh. Phần lớn trong pho thảo cảo này đã in thành sách và lưu truyền khắp nơi. Cuốn di cảo mà thiếu niên họ Chu cầm cho Trang gia có rất nhiều liệt truyện. Trang Kiến Long nghe khách đọc mấy ngày rất lấy làm hứng thú, chàng tự nhủ: -Ngày trước Tả Khâu Minh cũng bị đui mắt, sau lượm được pho Tả truyện mà để tiếng ngàn thu. Âu là ta biên soạn pho sử này để lưu truyền cho hậu thế. Nhà đại phú làm gì cũng dễ. Trang kiến Long đã nẩy ra ý nghĩ làm sách liền sai người đem sính lễ đi mời những tay danh sĩ về đọc từng thiên hết bộ Minh sữ cho chàng nghe. Chàng nhận thấy có nhiều chỗ nên thêm vào hay bớt đi liền đọc cho những tân khách ghi chép. Tuy nhiên chàng lại tự nghĩ: -Mình bị đui mắt không đọc được nhiều sách vở để khảo cứu mà đã đem bộ Minh sử này biên soạn và san khắc thì nội dung chẳng khỏi có chổ sai lầm, soạn sử mà sai trật tất bị người chê cười, chứ đừng nói đến chuyện thành danh. Trang Kiến long nghĩ vậy lại phí rất nhiều tiền mời những bậc danh nho soạn thảo lại để thành một pho sử hoàn toàn. Ðối với những nhà bác học dĩ nhiên phải tiền nhiều lễ hậu mới mời được. Trang Kiến Long đã tâm thành soạn sách, nên chàng rất kiên nhẫn không ngại tốn kém. Bến Thái Hồ vốn là một đất văn vật cực thịnh, chẳng thiếu gì túc nho bác học. Họ nhận lời mời của Trang gia liền tới coi. Một là họ thương tình Trang Kiến Long đui mắt mà tâm thành, hai là soạn sử sách là việc tốt đẹp nên họ đều ở lại Trang gia làm tân khách. Trong vòng nửa tháng người soạn cứ soạn, người nhuận chính cứ nhuận chính. Lại một số người phụ trách việc viết ra từng thiên. Vì thế mà pho Minh sử này là một bộ sách tập hợp rất nhiều tay đại thủ bút. Pho sử soạn chưa xong được bao lâu thì Trang Kiến Long từ trần. Trang Doãn Thành vì lòng thương con liền đem pho sách mà Trang Kiến Long đã hao tốn rất nhiều tâm huyết ra sao khắc và in thành sách. Muốn in một pho Minh sử thật không phải chuyện dễ dàng chóng vánh. Trước hết phải tìm thợ khắc chữ vào bản gỗ rồi sau mới mướn thợ in đem ra ấn loát. Trang Doãn Thành in pho Minh sử này rất công phu. Thợ khắc thợ in phải dùng đến rất nhiều. May Trang gia đã có nhiều tiền, nhà cửa laị rộng rãi đủ làm một công trường in sách. Tuy hằng ngày rất nhiều thợ làm mà cũng phải mất mấy năm trời mới in xong pho sách. Pho sách này lấy nhan đề là Minh Thư Tập Lược. Trang Kiến Long được nêu tên là soạn giả. Danh sĩ Lý Kim Tích đề tựa. Ngoài ra mười tám người góp công góp sức vào việc soạn sách cũng được đề tên: Mao Nguyên Minh. Ngô Chí Minh Ngô Chí Dũng Mao Thứ Lai Ngô Sở Ðường Nguyên Lâu Nghiêm Văn Khởi. Tường Văn Vi. Vi Kim Hựu. Vi Nhất Viên. Trương Huề. Huỳnh Nhị Dậu. Ngô Viêm. Phan Thánh Chương. Lục Kỳ. Tra Kế Tá. Phạm Tương. Lý Như Ðào. Trong sách nhắc cả đến nguyên cảo của pho sử này của họ Chu rồi đem thêm bớt mà soạn ra, Vì Chu quốc Trinh, tướng quốc trìều nhà Minh là nhân vật quan cao chức cả nên không tiện viết thẳng tên ông vào mà chỉ đề một cách hàm hồ là Chu Thị Nguyên Cảo. Hiện nay nhà Minh mới mất, nhiều người luyến tiếc rất ham đọc pho Minh sử này. Ai cũng lấy làm khoan khoái. Minh Thư Tập Lược đã được nhiều nhà bác học lấy bản thảo của Chu Quốc Trinh soạn thảo, chọn lọc thêm bớt thành một pho sách thể lệ đầy đủ mà cách trình bày lại rất rõ ràng. Nhà họ Trang còn kén người chữ tốt viết ra nên nó thành pho sách tận thiên tận mỹ. Minh Thư Tập lược sau khi xuất bản được rất nhiều người ưa chuộng, tin đồn lan ra khắp nơi. Nhà họ Trang đã sẳn tiền tài chỉ muốn dương danh nên sách bán giá rất hạ, số đông dân chúng đều mua được. Thanh danh Trang Kiến Long nổi lên như sóng cồn. Trang Doãn Thành thấy tiếng tăm của Trang Kiến Long lừng lẩy còn để lại khiến bao nổi thương đau vì mất con, nên lão được an ủi rất nhiều. Khi bản nguyên cảo về pho Minh sử ngày trước đưa tới Văn Châu có nhiều đoản văn chỉ trích, bới móc, đều bị ban soạn sách cắt bỏ, mà việc tán dương Minh triều dĩ nhiên là không bao giờ tránh được.