Mấy ngày liền sau đó, Tiểu Song sáng đi tối mịt mới về. Chúng tôi ít khi gặp được Tiểu Song. Ngay cả tôi cũng vậy. Khi Tiểu Song ra cửa, tôi còn ngủ. Còn đến lúc Tiểu Song về thì tôi đã ngủ khò. Ðôi lần gặp nhau, khi nghe tôi hỏi "Sao bận rộn gì thế?" Thì Tiểu Song chỉ trả lời ngắn gọn: - Không có gì cả. Nghe vậy, là không có lý do nào ta hỏi thêm. Tuy không hỏi nhưng tôi cũng biết rằng dù cho bầu trời đã vào đông dù lò sưởi đã bắt đầu được khởi nóng đêm đêm và bên ngoài mưa lạnh lất phất, thì ở tận cùng của ngôi lầu bốn tần nọ, trong ngôi nhà gỗ lụp sụp, mùa xuân vẫn ngập đầy, vẫn ấm áp. Tiểu Song vắng nhà suốt ngày làm cho cha tôi không vui, người nói với mẹ, với Nội: - Có chuyện gì mà con bé vắng nhà suốt ngày thế? Quý vị làm bà, làm bác đừng bao giờ nghĩ là nó họ ỗ chớ không phải họ Chu mà hất hủi nó nghe. Nội tôi kêu lên. - Làm cái gì có chuyện đó, nó đáng tội đáng thương hơn lũ trẻ nhà này nhiều, ai lại không thương. Có điều con gái lớn rồi có bạn trai thì tính tình đương nhiên đổi khác. Nó cũng nào phải họ Chu đâu mà dám mang bạn trai về nhà như mấy đứa trong nhà này. ó còn chưa nói là tại vì... tại vì... Nội chỉ nói đến đó rồi thở dài. Tôi hiểu tiếng thở dài đó, nó phải là "Tại vì trong nhà này còn có một thằng đang thất tình" đó là ông anh tôi. âu phải Thi Binh, Thi Tinh đâu. Mang bạn trai về nhà làm nhà vui hơn. Còn Tiểu Song mang về chỉ tổ làm cho một người thêm đau khổ. ó là lý do Tiểu Song phải mang "người ta" đi nơi khác. Cha tôi nhìn mọi người hỏi: - Sao? Có bạn trai rồi ư? Tiểu Song đã yêu? Ai vậy? Lư Hữu Văn ư? Vũ Nông đáp. - Vâng, úng là Lư hữu Văn. Cha tôi gật gù, một chút nói tiếp. - Ai chứ thằng đó cũng được, tuy nghèo nhưng có ý chí, có tài, lại chịu khó. Với những đứa như vậy sẽ làm nên. Một đứa thì mồ côi cha mẹ không chịu tìm chỗ giàu sang nương tựa, mà lại yêu một thằng rớt mồng tơi như thế, cũng hiếm có. Tôi nghĩ: - Dĩ nhiên như vậy thôi. Không yêu một phó giám đốc đài truyền hình, trẻ tuổi tài cao, lại yêu một tay như vậy. Hạnh phúc ư? Phép lạ. Nhưng dù sao cũng mong là họ sẽ hạnh phúc. Mấy ngày đó, gia đình tôi đều bận rộn, tôi cũng lo thi học kỳ nên không còn thời gian đâu lưu ý chuyện Tiểu Song. Một buổi tối Tiểu Song nói. - Hôm nay, anh Hữu Văn dọn nhà. - Hử? Tôi ngạc nhiên. Tiểu Song nói tiếp: - Lúc này, trời lạnh quá, cái nhà nhỏ lại nằm tuốt trên sân thượng khiến cho mỗi lần gió thổi vào là giống như ngồi trong tủ đá, nếu cứ ở mãi trong tình trạng đó rất dễ sinh bệnh. Tiểu Song ngần ngừ một tí rồi lại tiếp: - Vì vậy, không thế không dọn đi chỗ khác được. Anh Văn sẽ dọn đến ở gần khu ại học sư phạm, nơi ấy có một ngôi nhà nhỏ, lúc đầu chủ nhà định phá vỡ để xây cất chung cư nhưng đất hẹp quá mà nhà kế bên lại không hợp tác nên đành bỏ trống, bỏ trống thì uổng nên họ lại cho thuê. Anh Văn mướn được nơi này tuy hẹp nhưng vẫn tốt hơn nơi ở cũ, bây giờ chỉ cần sắp xếp lại, trồng thêm một ít hoa là khung cảnh sẽ hết sức thích hợp cho việc viết lách. Tôi hỏi: - Tiền nhà mỗi tháng là bao nhiêu? - Tám trăm đồng, thế chân thêm năm ngàn đồng nữa. Tám trăm đồng! ối với nhiều người đó là một con số nhỏ. Nhưng đối với Lư hữu Văn là một con số rất to, đó là chưa kể năm ngàn tiền thế chân. — đâu Lư hữu Văn có. Nhưng rồi tôi nhớ đến Tiểu Song. Số tiền mười ngàn đồng tác quyền của bản nhạc. Vậy là Tiểu Song có cách sử dụng. Của anh hoặc của em cũng thế. Có điều tôi chợt thấy buồn. Cái ông anh khờ khạo của tôi khéo lo, anh đã nghĩ sai khi tưởng rằng với số tiền đó Tiểu Song sẽ được ăn ngon hơn, lên xe xuống ngựa đỡ phải vất vã. Nhưng số tiền đó đã được sử dụng bằng phương thức khác. Những ngày kế tiếp, Tiểu Song tỏ ra bận rộn hơn. Một bữa tối dưới ánh đèn, tôi thấy Tiểu Song đang may màn cửa bằng kim tay, màn cửa màu đỏ bằng một loại vải dày. Tôi nói: - Sao không đem cho mẹ may bằng máy? Tiểu Song đỏ mặt: - Cũng không cần, em may xong rồi. Thì ra cô nàng vẫn ngại. Ngôi nhà mới của Lư hữu Văn với toàn bộ thiết kế đều là do Tiểu Song đích thân bày trí. Nhìn cô bé tôi thấy tội nghiệp quá! Tôi mong rằng Lư hữu Văn sẽ không để cho Tiểu Song dọn dẹp cả đống cỏ ngoài sân. Nhưng rồi hai hôm sau khi Tiểu Song trở về tôi thấy trên ngón tay nàng được băng kín bằng vải. Tôi hỏi: - Sao thế? Tiểu Song cười nói: - Cũng không có gì, em không ngờ cái liềm nó lại bén như vậy. Hôm ấy cũng thật tình cờ anh Thi Nghiêu tan sở sớm. Anh với Tiểu Song chạy đụng nhau tại phòng khách, đây là lần đầu tiên hai người gặp nhau, kể từ khi có chuyện xảy ra trong phòng ngủ. Họ muốn tránh né nhau, nhưng bất ngờ lại đụng vào nhau và thật tình cờ anh Nghiêu lại đụng trúng ngóng tay bị thương của Tiểu Song, cô nàng đau quá hét lên "Ui da" một tiếng. Anh Thi Nghiêu hết hồn nắm lấy ngón tay bị thương của Tiểu Song : - Làm sao thế? Em bị thương à? Tiểu Song đỏ mặt rút tay lại: - Cũng không có chi. Rồi nhanh chóng Tiểu Song bỏ về phòng ngủ, anh Thi Nghiêu đứng ngần ngừ một chút mới lê gót về phòng riêng. Tôi nghe có tiếng thở dài của mẹ và tiếng ho của Nội trong phòng khách. Tối hôm ấy tôi kiếm cớ vào phòng của anh Thi Nghiêu thấy anh nằm trên giường mắt dán lên trần nhà. Tôi thở dài nói: - Anh Nghiêu này đừng ngớ ngẩn nữa, cô ấy vì người khác mà bị thương mắc mớ gì anh phải đau lòng cho cô ta. Anh Thi Nghiêu cắn nhẹ môi nói: - Cái thằng Lư hữu Văn chết bầm kia, không biết sao lại để cho Tiểu Song bị thương như vậy? Tôi thấy tội nghiệp cho ông anh của tôi. - Kỳ cục không? Chuyện đó không lẽ Lư hữu Văn cố tình muốn, đó chăng qua chỉ là một sự xui xẻo, có ai thích vậy đâu Anh Thi Nghiêu vẫn có vẻ buồn buồn: - Không cần biết, tôi không muốn thấy Tiểu Song bị thương. Nếu Tiểu Song là người yêu của anh, thì anh sẽ không bao giờ để cô ấy bị đau đến một cọng tóc. Tôi nhìn anh Nghiêu rồi đột nhiên nhớ đến chuyện không thế cứu chữa nữa rồi. Mấy hôm sau rồi tôi khám phá ra là trên mái tóc dài của Tiểu Song không còn kẹp đóa hoa trắng. Tôi tròn mắt: - œa bộ mãn tang rồi à? Tiểu Song nói khẽ - ủ một năm rồi. Em đã đến chùa lạy ba lạy coi như xong lễ. Em không biết là người chết rồi sẽ đi dâu, chỉ mong rằng dưới suối vàng cha sẽ hiểu cho và ở cạnh em để giúp đỡ chỉ bảo, để đời em không còn khiến ai buồn nữa. Nghe Tiểu Song nói. Rồi nhìn vào mắt nàng, tôi cảm thấy như Tiểu Song có rất nhiều tâm sự, nhưng chờ mãi vẫn không thấy nàng nói gì nữa. Và rồi những ngày thi cuối năm cũng trôi qua và một buổi tối chủ nhật Tiểu Song đột ngột cùng Lư hữu Văn đến nhà. ó là một chuyện la, cũng tình cờ hôm ấy cả nhà đều đông đủ. Anh Thi Nghiêu thì vừa nhìn thấy Lư hữu Văn là miễn cưỡng gật đầu rồi dự tính rút lui. Không ngờ Tiểu Song đưa tay ngăn lại với nụ cười: - Anh ở lại Anh Nghiêu, được chứ? Nụ cười của Tiểu Song rất dịu dàng khiến anh Thi Nghiêu không thể không ngồi xuống ghế trở lại và đốt một điếu thuốc. Tiểu Song hôm nay mặc rất đẹp chiếc robe màu phấn hồng, mặt trang điểm khéo, còn Lư hữu Văn trong bộ âu phục màu đen, áo chemise trắng trông rất lịch sự, hai người như đi dự dạ hội và tôi liếc khéo về phía anh Thi Nghiêu, hình như anh có vẻ bối rối, Tiểu Song đứng giữa phòng khách trịnh trọng nói: - Thưa Nội, thưa hai bác cùng các anh chị, trước hết con xin rất cám ơn tất cả đã giúp đỡ và nuôi nấng con trong một năm qua. Ơn đó con không bao giờ quên... Nội có vẻ không hiểu được: - Tiểu Song , làm gì con trịnh trọng thế. Con định đóng phim ư? Tất cả chúng tôi đều kinh ngạc. Tôi không hiểu Tiểu Song định làm gì, chỉ có mẹ là có vẻ hiểu tâm lý đàn bà. Người nói: - Tiểu Song có chuyện gì con cứ nói. Gia đình này rất thoải mái con đừng ngại gì cả. Tiểu Song đỏ mặt - Con biết hai bác đều rộng rãi. Vì vậy có gì không phải xin hai bác tha thứ cho. Cha tôi khuyến khích. - Thì con cứ nói đi. Tiểu Song nhìn hết mọi người trong phòng rồi nói: - Thưa bác, con và Hữu Văn mới ký giấy hết hôn chiều nay. Cả phòng khách chợt nhiên chùng hẳn xuống, mọi người nhìn nhau, chẳng ai tin đó là sự thật nhất là anh Thi Nghiêu. Tôi ở chung một phòng với Tiểu Song lại thân nhau thế mà tôi chẳng hay biết gì cả. Tôi thấy tức giận bước tới nắm tay Tiểu Song, nói: - Sao làm chuyện kỳ cục vậy? Song muốn lấy chồng có ai cấm đâu nhưng Tiểu Song phải biết là Song đã vào đây ở với chúng tôi, đã là một thành viên trong gia đình chúng tôi vậy mà cái chuyện kết hôn Tiểu Song lại lén lút không cho chúng tôi biết. Chúng tôi không đáng được uống một ly rượu mừng ư? Thật là kỳ! Nội cũng có vẻ không vui: - Tiểu Song, chuyện hôn nhân là chuyện hệ trọng chứ không phải là một trò đùa. Sao con lại làm như thế? Lư hữu Văn buớc tới, cúi đầu chào cha mẹ rồi nói: - Xin hai bác hãy bớt giận, tất cả là đều do tôi xướng cả, hai bác có trách, trách tôi chứ không phải Tiểu Song. Nội nói: - Có nghĩa thật sự hai người đã lấy nhau. Lư hữu Văn nói: - Vâng. Tụi con đã đăng ký kết hôn tại Toà án địa phương. Nếu quí vị không tin, chứng thư đây nè. Chúng tôi nhìn thấy chứng thư kết hôn mới tinh, là sự thật. Lập tức cả phòng vang lên tiếng xì xào bình luận. Tôi quay sang nhìn anh Thi Nghiêu hình như anh đang bối rối và tôi quay sang Vũ Nông. - Hay thật! Anh Nông làm việc ở toà án địa phương vậy mà họ đến đấy đăng ký kết hôn anh lại không biết hay là anh muốn giấu? Vũ Nông kêu oan: - Em lầm rồi, toà án nó rộng như vậy. Anh lại bận ghi ở phiên toà xử, trong khi họ đăng ký kết hôn ở phòng khách, thì làm sao anh biết được. Tiểu Song bước tới bên tôi: - Chị Thi Binh chị đừng giận anh ấy. Nghe em nói này, ngày em mất cha, bác Chu đã đem em về đây nuôi, một năm qua về phương diện ăn mặc em đều được sung sướng với chị và chị Thi Tinh. ó là một năm mà mãi mãi không bao giờ quên, em thật có lỗi, em là đứa vô tình vô nghĩa được cư xử đầy như thế mà chuyện lớn như lấy chồng em lại không hỏi ý kiến hai bác, lại tự ý đi làm, xin hai bác và tất cả anh chi thứ lỗi. Có điều em thấy sau khi quen với Lư hữu Văn định mệnh đã an bày. Anh ấy cũng là một đứa con mồ côi không cha, không em. Con may tốt phước hơn anh ấy nhưng dù sao cũng chỉ là một đứa con côi, lúc nào cũng mặc cảm với thân ăn nhờ ở đậu, giữa hai đứa trẻ mồ coi chúng con đã cảm thông và đến hôn nhân. Con biết bác rất thương anh Hữu Văn và con nghĩ chắc bác cũng không phản đối chuyện con lấy anh Văn chứ? Cha tôi nhìn Tiểu Song gật đầu và Tiểu Song lại tiếp: - Bác thử nghĩ xem, hai bác đã coi con như con ruột thì con đưa ý kiến lập gia đình bác sẽ không bao giờ để con kiếm hai người chứng đến toà án làm hôn thú một cách đơn giản như vầy chắc chắn là bác sẽ làm linh đình hơn bác mới yên tâm. Nhưng nếu làm như thế con sẽ bứt rứt. Hơn một năm qua tình cảm bác dành cho con từ tinh thần đến vật chất, nghĩa nặng ân dày, bây giờ để bác phải nặng lo chuyện hôn nhân nữa làm sao con yên tâm. Anh Văn cũng nghĩ như con. Hôn nhân là chuyện riêng của hai người yêu nhau lấy nhau, niềm tin với lời thề cộng thêm thủ tục pháp lý cho hợp lệ là đủ. Chúng con không cần hình thức. Tình yêu trên hết mới là tình yêu vinh cữu. Xin hai bác hãy tha thứ cho chúng con về tội qua mặt. Nếu bác và anh chị đây hãy còn thương con thì đừng trách mắng gì con, mà hãy chúc mừng hai con. Tiểu Song nói một hơi, chúng tôi cứ ngẩn ra nhìn mà không biết xử trí ra sao. Cuối cùng cha là người phá vỡ cái không khí ngỡ ngàng đó: - Thôi được rồi, ta xin chúc mừng các con, ta cũng mong hai đứa nên phấn dấu để vươn lên và yêu nhau đến lúc bạc đầu. Tiếp theo lời cha tôi là những tiếng vỗ tay. Tôi kéo Tiểu Song về phía mình nói: - Mi hư thật, chuyện quan trọng vậy mà dám giấu diếm cả nhà. Trong khi Vũ Nông kéo Hữu Văn qua một bên nói: - Ê, Hữu Văn, mày chưa trả lễ cái công làm mai của tao nhe. Chị Thi Tinh thì hỏi: - Nhà mới ở đâu vậy? Tại sao không đưa tụi này đến xem. Anh Lý Khiêm cũng nói vào: - Chúng ta không được uống rượu, không được tham gia nghi thức hôn lễ. Vậy thì kéo nhau đến phá nhà mới đi! Giữa tiếng cười nói ồn ào thì Nội chen vào nắm tay Tiểu Song nói: - Tụi bây bậy quá. Nội chẳng hài lòng tí nào trước một lễ cưới đơn giản như vậy nhưng lỡ rồi, Nội cũng không thể trách các con. Nội chỉ biết mừng cho các con, con có nhớ ngày đầu tiên con đến đây, lúc đó Nội đã nói con là đứa cháu gái thứ ba của Nội. Khi Nội còn trẻ gia đình rất dư giả nhưng sau cuộc chiến chạy đến ài Loan này Nội hoàn toàn tay trắng. Tài sản của Nội chỉ vỏn vẹn có một đôi xuyến và một chiếc mặt ngọc. ôi xuyến thì Nội đã định cho Thi Tinh và Thi Binh mỗi đứa một chiếc còn mặt ngọc này Nội dành cho con. Nói xong Nội tôi tháo sợi dây chuyền trên cổ và mở ra lấy chiếc mặt ngọc gói vào miếng bông đưa cho Tiểu Song. ó là chiếc mặt ngọc cẩm thạch khắc hình hai chú cá. - ây là món nữ trang rất cổ. Nội tôi mang trong người đã mười mấy năm, Nội không biết với trào lưu hiện đại nó có còn đúng giá không, nhưng Nội có cái tin tưởng là nó có thể trừ được tà ma, vì vậy Tiểu Song hãy mang nó trong người Nội mong rằng nó sẽ vĩnh viễn trên người con, đừng làm mất, coi như là một vật kỷ niệm. Tiểu Song cầm chiếc mặt ngọc có vẻ bối rối: - Nội ơi không được đâu Nội hãy giữ lấy nó mà mang. Nội tôi nghiêm giọng: - Con không muốn coi Nội là Nội của con ư? Tiểu Song xúc động, nàng chỉ kêu lên một tiếng: - Nội! Rôì không nói được nên lời và sà vào lòng người. Nội tôi vuốt lấy tóc Tiểu Song nói: - Tội nghiệp cháu tôi vô phước, không mẹ không cha, bây giờ lại lấy chồng, một cuộc đời mới đang bắt đầu, mong rằng từ đâ về sau con sẽ không còn khổ nữa. Và hai người cứ thế ôm nhau với nước mắt, mẹ tôi bước tới gỡ tay Nội ra nói: - Thôi hôm nay là ngày vui không được phép khóc, dù gì cũng là ngày lấy chồng của Tiểu Song, chúng ta không có chuẩn bị gì hết nhưng cơm tối qua cũng lâu rồi. Tôi đề nghị cả nhà đến nhà hàng Cành Mai kêu một chai rượu và vài món ăn gọi là để mừng cho Tiểu Song, mọi người thấy thế nào? ề nghị của mẹ lập tức được mọi người hoan hô, tôi nhìn sang anh Thi Nghiêu người từ đầu đến cuối chỉ yên lặng hút thuốc, bây giờ đã đứng dậy. Anh Nghiêu nói: - Mẹ nói đúng, chúng ta phải ăn mừng. Phải ăn mừng cái vui từ trên trời rớt xuống. Tôi cảm thấy lời nói của anh Thi Nghiêu không được tự nhiên, chưa biết làm gì, thì mẹ đã lên tiếng: - Này, Thi Nghiêu, hình như sáng mai con bận việc, vậy con ở nhà trông cửa nhé Thi Nghiêu ngạc nhiên nhìn mẹ. rồi bước đến trước mặt Tiểu Song: - Có phải là tôi không có quyền uống rượu mừng của cô phải không? Tiểu Song bối rối: - Sao lại có chuyện đó. Anh Thi Nghiêu đưa mắt nhìn mọi người hỏi - Vậy thì còn ai phản đối chuyện tôi đi uống rượu nữa không? Không khí có căng thẳng, Nội đã gỡ rối bằng cách vỗ tay nói: - Thôi chúng ta đi nào. Hôm nay là ngày mà không cho phép bất cứ một ai vắng mặt. Thế là chúng tôi ùa nhau về phòng riêng sửa soạn, và kéo rốc đến nhà hàng, tổng số cũng vừa ngồi đủ chật một bàn. Vừa an vị thì anh Nghiêu gọi cô hầu bàn lại: - Cho tôi năm chai rượu Chiêu Hưng. Tối nay ai không say không cho phép về. Tôi nhìn mẹ không biết tình hình rồi sẽ diễn biến ra sao, cô hầu bàn đã mang rưọu ra, anh Nghiêu lập tức rót cho mỗi người một ly, nâng lên anh nhìn về phía Lư hữu Văn nói: - Cuộc đời giống như một bãi chiến trường phải không cậu Văn? Lu hữu Văn đáp lại bằng nụ cười rất lịch sự, nụ cười kẻ chiến thắng. Không khí trên bàn tiệc rất căng, chúng tôi chưa biết làm gì thì cha lên tiếng: - Làm gì kỳ cục thế, chưa gọi thức ăn mà đã chuốc rượu. Anh Thi Nghiêu tảng lờ như chẳng nghe thấy, nói với Hữu Văn. - Chúng ta thi nhau uống nào. Xem thử tửu lượng của cậu có mạnh như những thứ khác không? Lư hữu Văn vẫn cười một cách rất quân tử: - Có cần thiết phải như vậy không? Tôi không chuyên nghiệp về rượu lắm. Và nhìn về phía Tiểu Song, Văn lại tiếp: - Hôm nay không cần rượu, tôi cũng đã say rồi. Câu nói của Hữu Văn khiến lòng Thi Nghiêu bốc lửa. Tôi đã nhìn thấy phản ứng trên tròng mắt anh Nghiêu. Anh đứng dậy, đang định nói gì đó, thì Tiểu Song cũng đã dứng lên. Trong tay Tiểu Song một ly rượu lớn. Tiểu Song nhìn anh Nghiêu bằng ánh mắt van lơn nhịn nhục: - Anh Nghiêu này, xưa đến nay em không biết uống rượu, nhưng hôm nay xin phép anh cho em kính anh một ly gọi là để đa tạ sự giúp đỡ và chăm sóc lâu nay của anh. Nếu thời gian qua em có làm gì không phải, cũng xin anh tha thứ. Nói xong, Tiểu Song nâng ly lên uống ngay. Nhưng chỉ mới hai ngụm, Tiểu Song đã bị sặc. Anh Nghiêu tái mặt. ua tay chận lại: - Thôi đủ rồi, Tiểu Song ạ. Giọng anh run run. Và tôi nhìn thấy nét giận lúc đầu của anh Nghiêu đã biến mất, thay vào đó là một thoáng buồn. Anh cũng nâng ly lên nói với Hữu Văn. - Xin chúc mừng cậu, cậu Văn mong là cậu sẽ thay gia đình tôi chăm sóc, yêu thương và lo lắng cho Tiểu Song. Nội vỗ tay nói: - Hoan hô, nào gọi thức ăn đi. Nội đói rồi đây này. Ai muốn uống rượu thì một tí nữa hãy uống. Còn bây giờ xem nào, nhà hàng này có món cá hương ngon lắm, ngoài cá hương ra không biết có món tôm hùm không? Hôm nay ngày vui phải dùng món đặc biệt. Không khí bàn tiệc cởi mở hơn, vui hơn. Và bữa cơm hôm ấy cũng đánh dấu được một cuộc tình trong giai đoạn mới. Tiểu Song đã lấy chồng như vậy đó. Nàng rời gia đình tôi về với tổ ấm. ến cũng đột ngột rồi đi cũng đột ngột. êm ấy cũng là đêm đầu tiên, sau một năm dài, bây giờ ngủ một mình tôi không làm sao ngủ được. ồ đạc của Tiểu Song vẫn còn để trong phòng. Cuộc hôn nhân quá bí mật, nên chưa kịp mang đi. Nhìn quần áo đồ đạc của nàng để lại, rồi nghĩ đến những vui buồn một năm sống chung, lòng tôi bồi hồi trăn trỡ. Tôi ngồi dậy, khoác áo và đi về phía phòng của anh Thi Nghiêu. èn phòng của anh Nghiêu vẫn sáng, chứng tỏ anh cũng không ngủ. Tôi đẩy cửa bước vào. Anh đang ngồi bên bàn, với giấy và bút. Thấy tôi, anh vẫn yên lặng. Tôi bước tới: - Anh Nghiêu này. Anh quay lại nhìn tôi: - Anh đã nghĩ kỹ rồi, anh đã sai ngay từ đầu. Tôi kêu lên: - Anh Nghiêu. Sao anh cứ tự trách mình thế? ó chẳng qua là định mệnh. Cuộc hôn nhân này trời đã định từ lâu rồi anh. Anh Thi Nghiêu vẫn tiếp tục nguệch ngoạc trên giấy, giọng buồn: - Anh sai nhiều thứ. Chính anh kêu cô ấy lấy chồng, anh bức cô ta lấy chồng. Vì Tiểu Song cảm thấy không còn chỗ đứng trong gia đình này nữa. Tại anh, anh không hề tỏ rõ mình yêu Tiểu Song, mà anh chỉ bức bách Tiểu Song. Tôi xúc động bước tới nắm tay anh Nghiêu, bàn tay thật lạnh. - Anh Nghiêu, anh nghe em này, đừng nghĩ ngợi gì nữa, nếu hôm dó không có chuyện cãi nhau giữa anh với Tiểu Song thì em nghĩ la Tiểu Song rồi cũng lấy Hữu Văn. ó là một sự thật. Anh Thi Nghiêu nhìn lên với đôi mắt đó. Anh không trả lời tôi, anh lại cúi xuống vớ cây viết và tờ giấy. Những con số nằm theo đủ mọi hướng...Con số 378. Tôi ngạc nhiên hỏi - Con số gì thế anh? Số nhà của họ ư? Anh Nghiêu lắc đầu: - 378! Tất cả là 378 ngày! Từ ngày đầu tiên đặt chân vào nhà ta cho đến lúc bay mất. Anh đã làm sổng mất 378 cơ hội. Tôi thở dài nhìn anh Nghiêu. Trời ơi! Một người tình si. Từ đây về sau sẽ chẳng bao giờ tôi dám nghĩ thơ Xuân Diệu là một câu sáo rỗng không thực rồi! Người si muôn kiếp là hoa núi, Uống nhụy lòng tươi tặng khách thơ. Chương 12
Tiểu Song lấy chồng được ba hôm. Tôi đang thu dọn toàn bộ đồ đạc của cô ấy lại chuẩn bị gởi về nhà mới thì chị Thi Tinh tới nói: - Thi Binh này. Chị đã tính với anh Lý Khiêm rồi, chuyện Tiểu Song lấy chồng, bất cứ lý do gì, ta cũng không có quyền làm ngơ, ta nên có một cái gì gọi là kỷ niệm. Tôi tán đồng ngay: - Vâng. Hoan hô. Nhưng... nhưng mà đám cưới đã xong rồi, làm sao giờ? Anh Vũ Nông nói: - Theo tôi thì bây giờ không phải là phút bày tỏ lòng yêu quý của mình. Hoàn cảnh của Hữu Văn thế nào tôi hiểu rõ. Cậu ấy nghèo đến độ khố rách áo ôm. Còn Tiểu Song , mọi người đã thấy. Họ yêu nhau bằng tình uống nước lã nói chuyện tình yêu. Vì vậy tôi đề nghị chúng ta ở đây mỗi người bỏ ra một ít, hùn lại cho Thi Binh mang đi. Thi Binh hẳn khéo nói, để cô ấy nhận tiền mà không tự ái. Anh Lý Khiêm nói. - Hay lắm. Vậy tiến hành ngay đi. Thế là chúng tôi bắt đầu đóng góp. Tiếc một điều ai cũng đều nghèo nên tổng số không được bao nhiêu. Giữa lúc chúng tôi đang bàn tán, thì mẹ gọi tôi vào phòng người. - Nghe nói tụi con đang góp tiền cho Tiểu Song ư? Tôi nói. - Vâng. Gom hết mà chỉ mới có hai ngàn đồng, sớm biết vậy, tháng trước con không may áo. Mẹ yên lặng một chút nói. - Thi Binh, mẹ với cha con cũng đã bàn tính. Nhà ta mấy năm nay cũng đủ ăn đủ mặc, tuy không có dư giả gì, lại lo đám cưới cho Thi Tinh nên không còn tiền mặt, con đem sợi dây chuyền này cho Tiểu Song. - Vâng, quý lắm rồi, nãy giờ con chỉ sợ ít quá coi không được. Mẹ nói và lấy trong tủ ra một túi vải. - Còn nữa. ây là số tiền mà hàng tháng Tiểu Song đưa cho mẹ, mẹ không xài tích lũy lại, con đưa cho Tiểu Song luôn nhe. Tôi cảm động. - Vâng. Mẹ con thật tuyệt vời, con yêu mẹ. Mẹ cười: - Xem kìa. Con lớn rồi. Nhưng thấy mẹ lo cho Tiểu Song thế này, con không ganh ư? Tôi cười nói: - Không đâu mẹ. Không bao giờ, vì con khác Tiểu Song. Con có mẹ yêu, có cha lo lắng và Nội nuông chìu còn Tiểu Song mồ côi không có gì cả. Mẹ gật gù: - Con gái mẹ biết nói như vậy là tốt. Con có phúc vì có cha có mẹ thôi được rồi, con đi đi. Thế là tôi mang hơn mười lăm ngàn bạc, nữ trang và cả đồ đạc, cho Tiểu Song ra cửa, vừa định đi thì anh Thi Nghiêu đuổi theo nói. - Thi Binh, bộ cô tưởng tôi nhỏ nhoi đến độ không có quà cưới được ư? Tôi bối rối. - âu phải, tại em nghĩ là bao nhiêu đây cũng đủ rồi em đưa cho Tiểu Song và nói với cô ấy là đóng góp của cả nhà ta chứ không là riêng của ai hết. Anh Thi Nghiêu đưa một phong thư dày cộm cho tôi: - ua thêm cái này cho cô ấy. Tôi lùi lại khoát tay. - ừng anh Nghiêu, người ta dù sao cũng đã có chồng, không dám đưa thư đâu. Anh Nghiêu lắc đầu. - Anh thề đây không phải là thư tình đâu. - Vậy cái này, có thế đưa truớc mặt Hữu Văn không? - Không nên. - Vậy thì em không đưa. Anh Nghiêu suy nghĩ một chút rồi nói. - Thôi được, em cứ đưa truớc mặt Hữu Văn, nói là của anh, nếu Tiểu Song không nhận cứ mang về. Tôi nghi ngờ: - Anh cứ cho biết cái gì trong ấy. Nếu làm trò cười em sẽ không nhận đâu. Anh Nghiêu thất vọng. - Không lẽ anh làm trò cười cho họ à? - Làm sao em biết? Anh Nghiêu có vẻ giận. - Thôi được rồi, không cần, mai đích thân anh mang đi. Tôi nghĩ chắc không có gì đâu, nên nói. - Vậy đưa đây em mang cho. Và tôi mang tất cả ra đường, đón xe Taxi đem dến cho Tiểu Song. Xe ngừng trước một con hẻm ở đuờng Phổ Thành và nhanh chóng tìm ra địa chỉ nhà Tiểu Song. Chung quanh hầu như đều là nhà bốn tầng, chỉ có một vài căn nhà gỗ lạc lõng. Tôi bấm chuông và Tiểu Song ra cổng với ánh mắt ngạc nhiên: - Ồ! Chị Thi Binh, không ngờ chị đến, em đang tính mai rủ chị và Thi Tinh đến chơi, không ngờ chị đến trước. - Thôi mau mang đồ đạc cô vào đi, chờ cô đến rước chắc mỏi cổ. Tiểu Song mang đồ đạc, chăn mền vào, cô ta có vẻ ngạc nhiên. - œa, sao có cả những thứ này nữa - Thì cái nào của cô đã xài tôi đêù mang đến hết, vì bỏ ở nhà cũng đâu có ai xài đâu, để đó cuối năm sẽ có xài. - Tại sao cuối năm có xài? - Thì có thêm một tí nhau. Tiểu Song nói một cách ngượng ngùng: - Ồ! Chị này. Tôi đưa mắt nhìn quanh ngắm nghía. Căn nhà lá hẹp. Nhưng được cái có khoảng sân ngoài sân, trồng chuối, và cây hoa hồng và cỏ dại. Vào phòng khách, là thấy ngay Hữu Văn ngồi bên bàn giấy bút, bản thảo, tách trà. Chiếm hết mặt bàn. Hữu Văn quay lại nhìn tôi nói: - ang viết đến đoạn gay cấn nhất, để khỏi bị ngắt đoạn cảm hứng, chị ngồi chơi với Tiểu Song, đừng buồn nhe. - Không, không sao đâu. Tôi nói và được Tiểu Song kéo vào nhà trong.Căn nhà vách gỗ này lâu nay chưa được tu sửa nên rất ọp ẹp, mỗi bước đều gây thành tiếng động. Trong phòng chỉ có một chiếc giường mới sắm. Ngoài giường ra, còn một tủ áo, hai chiếc ghế, một chiếc bàn. Trên bàn đặt một lọ hoa và một tấm kính có lẽ dùng để trang điểm. Mùi mốc và mùi gỗ mục đâu đấy. Tiểu Song nói như phân bua: - Nhà vừa nhỏ lại vừa cũ, nhưng được cái chúng em cũng không đòi hỏi, miễn qua ngày là được. Tôi hỏi: - Anh Hữu Văn lúc gần đây viết lách có thu nhập được gì không? Tiểu Song với tay ở đâu giuờng lấy một quyển tạp chị Quyển này có lẽ đã được lật xem nhiều lần nên vừa cũ vừa rách. Tiểu Song lật đưa tôi xem một trang, đó là một truyện ngắn có tựa đề là Dưới Ngưỡng Cửa ời và ký tên Lư Hữu Văn. Tôi nói: - Cái tựa nghe cũng được quá hở? Tiểu Song vừa gật đầu vừa có vẻ hãnh diện. Tôi định hỏi viết một truyện ngắn như vậy được bao nhiêu tiền nhưng rồi lại thôi vì với những người yêu văn nghệ mà đụng tí đem tiền ra nói có vẻ trần tục quá. Tôi cười và lấy từ trong ví ra gói quà của chúng tôi và sợi dây chuyền của mẹ. - Dây chuyền này của mẹ cho Tiểu Song, người nói tuy nói không đáng giá nhưng là một vật kỷ niệm, còn gói quà này là của cả nhà. Tôi biết Tiểu Song với Văn rất coi thường vật chất, nhưng cuộc sống bao giờ cũng là cuộc sống, ta không thế thiếu gạo mắm muối nước tương. Ta phải thực tế. Vì vậy xin gửi cho Tiểu Song... Tiểu Song nhìn tôi bối rối. Cô nàng có vẻ khó xử trí. Tôi phải nói thêm vào. - Thật ra chúng tôi cũng nghĩ là Tiểu Song đang cần tiền nên thay vì mua quà đành mang tiền mặt đến cho Tiểu Song, đừng có tự ái. Tiểu Song nắm lấy tay tôi nước mắt rưng rưng. - Sao các anh chị lại tốt với chúng em như thế? Tôi an ủi: - Chỉ cần em hiểu và nhận là chúng tôi đã vui rồi. - Em không nhận cũng không được. Thú thật với chị con người sống không thế trốn tránh thực tế phải không? Hiện em rất khổ. Bỗng nhiên tôi thấy bối rối, làm sao tôi không biết là cuộc sống của Tiểu Song thiếu thốn, nhưng với đồng lương bốn ngàn ở trường dạy nhạc cộng thêm số tiền viết lách của Hữu Văn. ó là chưa kể đến số tiền mười ngàn của anh Thi Nghiêu đưa, thì cũng còn chút đỉnh dự trữ. Vậy tại sao khổ? Trong lúc tôi còn suy nghĩ thì chợt Tiểu Song cười nói: - Ồ! Quên, nãy giờ quên mời chị dùng nước để em đi lấy trà. Tôi ngăn lại: - Khoan hãy đi, còn một món này nữa nè. Tiểu Song quay lại - Gì nữa? Nhiều quá em không nhận đâu. Tôi kéo Song ngồi xuống mép giường nói: - Ngồi xuống đây. Cái món này là cái gì tôi cũng không biết, của anh Nghiêu bảo tôi đưa cho Tiểu Song. Tiểu Song nhìn phong thư mặt tái hẳn. - Chị Binh, hãy đem về đi. Không cần biết bên trong có chưa gì nhưng nó là của anh Nghiêu thì em không nhận. Em lấy anh Văn vì chúng em yêu nhau, có cực khổ thế nào em cũng chịu. Em quyết không bao giờ để chồng em hiểu lầm mình. Lời của Tiểu Song làm tôi thấy xấu hổ. Sớm biết thế này tôi sẽ không nhận lời làm hộ anh Nghiêu. Tôi đứng dậy nói: - Thôi được rồi để tôi về. - Khoan đã. Chị ở lại uống với em tách nước. Chị giận em đấy à? Thế là tôi không có lý do gì để bỏ đi, tôi ngồi lại để Tiểu Song ra ngoài rót nước mang vào. Tôi hỏi: - Chúng ta nói chuyện lớn tiếng thế này có ảnh hưởng gì đến việc viết lách của anh Văn không? Tiểu Song cười nói: - Không đâu. Anh ấy mới vừa cho biết là hôm nay viết rất hứng khởi, được hơn hai ngàn chữ. Anh bảo tôi giữ chị lại chơi. Tôi chẳng hiểu gì về văn chương nên hỏi - Thế nhưng anh Hữu Văn bình thường mỗi ngày viết được bao nhiêu chứ? - Cái đó không nhất định. Việc viết lách phải tùy cảm hứng, có ngày viết được vài ngàn chữ, nhưng đôi khi cả tháng lại không được chữ nào. Tôi khù khờ rồi hỏi: - Vậy thời gian của Hữu Văn, hứng hay không hứng nhiều hơn? - ương nhiên là thiếu cảm hứng nhiều hơn. Chị không thấy có nhiều nhà văn suốt cuộc đời viết có được một tác phẩm hay sao? Tôi tò mò lấy tập san có truyện ngắn Dưới Ngưỡng Cửa ời của Văn ra xem, Tiểu Song ngồi cạnh cười nói: - Có lẽ chị không thích tiểu thuyết loại này đâu - Tại sao vậy? - Chị đọc đi sẽ rõ. Và tôi đọc, chuyện chỉ dài khoảng tám ngàn chữ, không có tình tiết nào phức tạp. Chủ yếu tả chuyện một đứa con gái người thợ mỏ, yêu một anh sinh viên. Cô cứ nghĩ rằng anh sinh viên có trình độ đại học đương nhiên là phải cao thượng và cư xử lịch thiệp hơn các phu thợ mỏ. Thế rồi một buổi tối anh sinh viên hẹn cô ra một khu vườn bỏ hoang, anh chàng như con thú dữ vồ mồi thọc tay vào áo con gái người thợ mỏ, cô gái phải vùng vẫy mới thoát thân được và lúc bấy giờ cô mới giác ngộ ra rằng "Lũ đàn ông chúng đều giống nhau". ợi tôi đọc xong Tiểu Song hỏi: - Chị thấy thế nào? Tôi nhún vai. - Tạm được, nhưng chẳng có gì xuất sắc. Tôi nghĩ là tốt hơn Hữu Văn nên chọn đề tài khác. - Tại sao? - Vì tôi cũng đọc qua một số tạp chí văn học trong và ngoài nước. Tôi thấy Văn nên chọn một đề tài nào cụ thể. Ví dụ như hiện nay thì tốt nhất nên viết về tình yêu. Miêu tả được cái tình yêu say đắm thánh thiện mà Tiểu Song đã dành cho anh ấy nó sẽ tuyệt vời hơn, là mô tả "Cái thọc tay vào ngực của một người phụ nữ". Tiểu Song cười: - Em đã nghĩ là chị không thích, vì chị là người yêu cái đẹp, cái thánh thiện, nhưng cuộc đời đâu phải thế. Tôi nổi nóng. - Cuộc đời thì sao? Có phải lần đầu Lư hữu Văn gặp cô đã thọc tay vào ngực cô à. - Chị này, lúc nào chị cũng nghĩ xấu cho người khác, dù sao thì người ta cũng là nhà văn. Tôi nhún vai: - Thì nhà văn mới cần phải hiện thực, tôi còn nhớ lần Lư hữu Văn đến nhà nói chuyện văn chương anh ấy đề cập đến "Văn chương cần phải sinh động hoá" thì ra là như vậy. - Tôi không ngờ Thi Binh lại nghiên cứu về văn chương thế. Có tiếng của Lư hữu Văn. Anh ta đứng ngay cửa như vậy là nãy giờ đã theo dõi cuộc nói chuyện giữa tôi và Tiểu Song. Tôi nói: - Có nghiên cứu gì đâu? Biết lõm bõm cho vui với đời vậy mà. Tiểu Song trông thấy Hữu Văn, nét vui thoáng hiện, nàng như một cánh én lượn ngay đến bên Văn. - Anh viết xong rồi à? ể em rót ly trà nóng cho anh nhé! Và Song biến ra khỏi phòng. Hữu Văn nhìn theo lắc đầu. - Tiểu Song dại quá! Lấy chi một thằng điên như tôi để cho cuộc đời phải khổ. Tôi cười: - Anh là thằng điên à? - Vâng, có hàng trăm công việc hái ra tiền mà chẳng làm, để ôm bụng đói viết lách không phải điên thì là gì? Có tiếng Tiểu Song dịu dàng ở phía sau. - Anh không phải là điên, anh là một thiên tài. Hữu Văn nhún vai, với thái độ tự hào. - Giữa thiên tài với người điên khoảng cách không lớn lắm. Tôi nghĩ là chắc có lẽ mình nên viết một quyển sách có tựa đề là Thiên tài và điên loạn biết đâu chả đoạt được giải Nobel. Tiểu Song nhìn tôi với nụ cười kiêu hãnh. - Đó chị thấy không? ầu ông ấy lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc viết với viết. Chợt Lư hữu Văn nghiêm mặt. - Không phải vậy đâu Tiểu Song. Trong đầu anh còn có hình bóng của em. Ngày mai anh phải đi tìm việc làm, chuyện viết lách không đổi được gạo mà ta cần sống, phải ăn... Tiểu Song cắt ngang. - Anh Văn. Anh hãy lo việc viết lách của mình, đừng bân. tâm chuyện đó. Và để làm loãng cái không khí căng thẳng, Tiểu Song nói: - Anh Văn này, cả nhà của Thi Binh góp lại cho chúng ta một vạn đồng quà cưới và sợi dây chuyền này. Lư hữu Văn nhìn sợi dây chuyền ngớ ra, nụ cười biến mất, chàng lầu bầu cái gì trong miệng rồi bỏ đi về phòng viết. Tiểu Song cũng có vẻ bối rối. Tôi hỏi: - Tiền nhuận bút của anh ấy có khá không? Tiểu Song nhìn về phía tờ tạp chí ban nãy thở dài. - Loại tạp chí này không cho tiền nhuận bút. Tôi ngạc nhiên: - Thế các nhà văn tên tuổi lúc chưa nổi danh họ sống bằng cách nào? Tiểu Song nói. - Thì cũng giống như Văn thôi. Anh Văn lại kén viết lắm, nên tác phẩm cũng chẳng nhiều. Rồi quay sang tôi, đột nhiên Tiểu Song hỏi: - Chị biết ở đâu có bán đàn dương cầm cũ không? Em định dành dụm tiền mua một chiếc, để ở nhà thu dạy học trò. Tôi ngạc nhiên: - Thế còn trường dạy nhạc, cô nghỉ rồi à? Tiểu Song nói: - Trường dạy học cuối tháng này đóng cửa. Ông chủ bảo là lời ít quá nên dẹp tiệm và em coi như thất nghiệp. - Hèn gì! Họ có vẻ túng quẫn. Tiểu Song cười gượng với tôi: - úng ra em cũng không khổ thế này. Nhưng chị biết anh Hữu Văn, truớc kia sống độc thân không làm ra tiền, anh ấy lại nợ tùm lum. Gần ngày cưới em mới biết được chỗ này một trăm chỗ kia hai trăm, nhưng em đã trả được tất. Tôi gật gù, còn biết nói gì hơn, mỗi người có một định số, một sự lựa chọn. Tiểu Song đã chọn Văn nếu đạt được niềm vui thì đã là hạnh phúc. Tối hôm ấy trở về nhà, lòng tôi mênh mang bao thứ đi ngang qua phòng anh Thi Nghiêu tôi lẳng lặng đặt phong thư lên bàn, anh đưa mắt nhìn tôi thăm dò. - Họ cũng không buồn xé ra xem ư? - Vâng. Suýt chút họ đã giận cả tôi. Anh Nghiêu im lặng lấy phong thư xé ra, bên trong là một xấp giấy giống như giấy hoa đổ xuống sàn nhà, trong đó có một mảnh giấy lớn đẹp mắt, tôi tò mò cầm lên. Ðó là đơn đặt hàng của hãng dương cầm Yamaha bên trên có dòng chữ nhỏ của anh Nghiêu. Người xưa tặng kiếm báu cho hiệp sĩ, phấn hồng cho giai nhân. Còn tôi xin tặng chiếc đàn dương cầm này cho người tri âm. Anh Thi Nghiêu giật lấy đơn đặt hàng đó và xé nát ném tung qua cửa.