Từ đó, Ngân Sương đã trở thành người làm trong phủ. Nói đúng hơn là người sai vặt trong phòng của Phước Tấn phu nhân. Công việc của Ngân Sương mỗi ngày là lau chùi bàn ghế, khung cửa sổ, thêu thùa, may vá, là quần áo, rồi bưng nước, tưới hoa ... Nghĩa là tất cả công việc mà một A Đầu phải làm.
Nhưng Ngân Sương không phải làm hết. Chuyện trong phòng đã có Hương Kỳ lo. Bà Phước Tấn thấy thái độ an phận của hai người rất yên tâm, dù gì thì .... Cái con bé nầy tuy xuất thân ở chốn giang hồ nhưng không hề có ý lẳng lơ, kiểu cách, trái lại rất siêng năng. Phong cách nhiều lúc lại tỏ ra quý phái, ngăn nắp, không những thế .... Càng ngày bà Phước Tấn càng thấy ưa thích Ngân Sương . Sự có mặt của Ngân Sương đôi khi lại là một sự an ủi, khỏa lấp được những khoảng trống trong lòng bà. Sự ưa thích Ngân Sương gần như một thứ trực tính, không có lý dọ Không phải chỉ có Phước Tấn phu nhân mà cả Tần Má Má cũng vậy. Và nhà phật gọi đó là "Cơ duyên".
Nhưng sự thật cái "Cơ Duyên" kia đước khám phá ra đầu tiên lại là nhờ Vương Gia. Hôm ấy, Vương Gia đến phòng Phước Tấn, mới đầu trông thấy Ngân Sương. Vương Gia cũng không chú ý lắm. Nhưng bà Tuyết Như thì có tật nên hay giật mình. Bà sợ Vương Gia hỏi, nên tranh thủ nói ngay. Đây là hai con A Đầu mới được đưa vào phủ, chúng là hai chị em, con chị tên là Ngân Sương, còn con em tên là Hương Kỳ. Ngân Sương và Hương Kỳ phủ phục dưới chân Vương Gia đọc lời thiệu mà Tần Má Má đã dạy. - Nô tài xin khấu kiến Vương Gia! Vương Gia khoát tay. - Thôi được rồi, đi xuống dưới nhà đi! - Vâng! Ngân Sương và Hương Kỳ dập đầu lạy tạ ơn, rồi vội vả rút lui ra ngoài, nhưng vừa đến cửa. Thì chợt nghe Vương Gia gọi giật lại. Đứng lại! Ngân Sương giật mình, cùng Hương Kỳ đứng lại. Vương gia lại tiếp. - Nào quay mặt lại xem! Ngân Sương và Hương Kỳ quay lại sợ hãi. Vương Gia ngắm Ngân Sương một lúc, rồi gật gù nói. - Thôi đủ rồi, đi xuống nhà đi! - Vâng, vâng, bọn con đi ngay! Và cả hai đứa như vừa nhận được lệnh đại xá, vội vã rút lui. Hình như Vương Gia có điều gì suy nghĩ, người quay lại nhìn bà Tuyết Như cười, nói. - Cái con a đầu đó, sao mà nó giống em y hệt! - Thật ử Vậy à? Bà Tuyết Như nghe nói giật mình. Vương Gia cười. - Ồ! Nhưng bận tâm chuyện đó làm gì? Người giống người mà, vã lại đem một con a đầu ra mà so sánh với em là không phải, nhưng tại nó giống em từ cái phong cách, dáng dấp nó như cái lúc em mới nhập phủ không khác tí nào ... Ông trời nhiều lúc cũng ngô .... Tạc người như đúc khuôn. Nhưng chuyện giống nhau cũng chỉ là chuyện thường tình. Bà Tuyết Như lúc đó như mới ngộ ra: - À! Thiếp cũng thấy nó có vẻ quen thuộc với mình thế nào đó. Thì ra là như vậy. Có lẽ vì vậy mà thiếp cũng ưa thích nó! Và chuyện rồi cũng chỉ dừng lại ở đấy. Bởi vì lúc bấy giờ, bà Tuyết Như có quá nhiều chuyện để quan tâm hơn. Vương phủ rộng lớn, kẻ hầu người hạ nhiềụ Rồi thêm cái chuyện công chúa mới vào dinh. Phải duy trì phép tắc. Luật lệ cho phải với phép vua ... còn chuyện của Hạo Trinh và Ngân Sương nữa, nó như cái ngòi nổ, phải cẩn thận, không khéo lại nổ bất cứ lúc nào.
***
Thời gian nhanh chóng trôi qua. Những đóa mẫu đơn vừa tàn trong vườn nhà, thì tiếng ve sầu đã vang lên trên cành cổ thụ Tháng sáu ở Bắc Kinh. Cái nóng như đổ lửa. Và cái nóng kia như cũng làm ảnh hưởng phần nào đến tính tình của Lan công chúa. Hạo Trinh sau ngày cưới, được vua ban cho chức "ngự tiền hành tẩu", nên mỗi ngày đều phải theo Vương Gia lên triều hầu vua, cuộc sống bận rộn hơn trước, Hạo Trinh cứ vắng mặt ở nhà.
Cuộc hôn nhân còn mới giữa công chúa và Hạo Trinh đúng ra phải có một sự gắn bó, vì hương lửa mới bắt phải mặn nồng. Nhưng không biết Hạo Trinh vì tự ái. Thấy cái hào quang "con gái của vua" sáng chói quá, làm Hạo Trinh ngộp. Hạo Trinh mặc cảm. Nên ít khi Hạo Trinh ghé qua dinh công chúa. Giữa hai người cứ mãi tương kính như tân "một cách kỳ cục", chẳng có vẻ gì là vợ chồng son.
Nguyên do chính có lẽ là tại Hạo Trinh, vì có lần công chúa nói với Hạo Trinh. - Bất kể thân phận của thiếp là gì, thì khi lấy chồng, thiếp là người của chồng. Hạnh phúc của chồng là hạnh phúc của vợ Vì vậy xin chàng hãy quên chuyện thiếp là công chúa đi. Thiếp chỉ muốn làm một cô gái bình thường như bao nhiêu cô gái khác để được chồng yêu.
Công chúa mà nói được những điều đó là một điều khó. Vì Lan công chúa ở trong cung từ nhỏ. Được giáo dục nuông chìu, muốn gì có nấy. Đến khi lấy chồng mới gặp cảnh vỡ mộng thế này. Phò mã mà trước đây Lan công chúa được nghe kể lại với bao huyền thoại về chuyện "bắt chồn trắng rồi thả chồn ra" Một phò mã đa cảm, ý nhị, giày tình người thế tạo sao trong chuyện vợ chồng lại có vẻ máy móc, khô khan thế? Hạo Trinh cũng có "nhiệt tình" nhưng lại như "người mộng du". Hay là vì cái chức danh "công chúa" của tạ Vì gần như bao giờ Thôi má má chuyển lời "triệu kiến", Hạo Trinh mới chịu ghé qua như một bổn phận. Chớ ít khi chàng chủ động đến. Như vậy ... Làm công chúa kém hạnh phúc hơn một đôi vợ chồng bình thường ư? Nhiều lúc công chúa còn thấy bực mình hơn với những lời từ chối khéo. - Phò mã đã say túy lúy không qua được! - Phò mã đã đến Đô Thống phủ dự tiệc. - Phò mã bảo sáng mai phải vào triều sớm không qua được. - Phò mã đi luyện võ rồi! Vân vân ...và vân vân. Hàng trăm lý do kỳ quái! Ba tháng như vậy trôi qua, Lan Công Chúa chẳng có chút tin mừng, sống đời vợ chồng son mà như kẻ góa bụa, có lẽ vì vậy, mà dù có hiền lành cũng dễ thành nóng nảy, dễ gây sự Một ngày của tháng sáụ Lan công chúa tình cờ phát hiện sự có mặt của Ngân Sương trong Vương phủ. Chuyện bắt đầu từ Thôi má má mà ra.
Một bửa Thôi má má nói với Lan công chúa, là ở những gia đình dân giả. Để thắt chặt tình cảm giữa bà mẹ chồng và nàng dâu. Thường nàng dâu hay làm một số thức ăn mà mẹ chồng thích, mang đến tận phòng mẹ chồng. Rồi hai mẹ con cùng ăn, cùng hủ hỉ, nói chuyện về người đàn ông mà họ yêu quý. Một cách giao lưu tình cảm. Và cách giao lưu này rất có lợi, nó giúp cho ta hiểu rõ sở thích của chồng mình, mặc khác nàng dâu cũng được mẹ chồng yêu quí hơn.
Thế là công chúa chợt nảy ý làm theo. Công chúa hối Thôi má má mang mấy đĩa bánh trái trong dinh theo mình sang phòng của bà Tuyết Như bái kiến. Công chúa đến đấy một cách bất chợt, nên chẳng ai hay biết trước tiếp đón. Chính vì vậy mới có chuyện lôi thôi.
Công chúa băng qua hành lang, vòng qua nhà Thủy tạ Đến cửa Nguyệt Đồng ... Bọn a đầu trên đường gặp công chúa đều gập đầu chàọ Nhưng công chúa khoát tay ra lệnh không cho phép họ báo trước, làm kinh động Phước Tấn Phu Nhân.
Mãi cho đến khi công chúa đến trước hành lang phòng bà Phước Tấn cũng chẳng ai trong đấy hay chỉ có một tên tiểu thái giám tâm phúc của Hạo Trinh thì lại đang chấp tay sau đít, đi qua lại kiểu tuần tra ngoài cửa. Lúc đó hắn lại đang đâu lưng về phía nàng, nên cũng chẳng biết. Lúc công chúa đã đến cửa, thì hắn mới vừa quay đầu lại. Vừa phát hiện công chúa. Không hiểu sao mặt hắn tái mét. Hắn đã vội vã quỳ xuống chận ngay lối vào phòng. Một mặt nói thật to, như để bên trong nghẹ - Công chúa mới đến! Công chúa nào phải là người khờ khạo, lòng nghi hoặc ngay. Và Thôi má má cũng không vừa đẩy nhanh cánh cửa nhìn vào trong. Mọi chuyện hiện rõ trước mắt mọi người.
Phía trong, Hạo Trinh và Ngân Sương vừa vội vã buông nhau ra. Nhưng đã quá muộn. Công chúa đã trông thấy, một bàn tay của Hạo Trinh vừa rời khỏi má của Ngân Sương. Công chúa chưa kịp phản ứng, thì Ngân Sương vì quá sợ hải lui nhanh ra ngoài. Không ngờ va vào mâm thức ăn trên tay Thôi má má, làm tất cả đổ hết xuống đất. - Ối! Ngân Sương kinh hoảng, vội vã cúi xuống thu dọn ngay các mảnh vụn. - To gan thật! Công chúa nói. Vừa giận dữ, vừa ghen tức, tất cả những tình cảm nhạy bén đó như một ngọn lửa cháy bùng. Và công chúa hét. - Mi là ai? Nói mau! Ngân Sương nghe hét càng sợ điếng người hơn, bàn tay quơ nhanh trên đống miểng vụn và thể là đứt tay, máu chảy. Hạo Trinh trông thấy, phản xạ tức thời là can thiệp nhưng vừa bước tới, đã bị Tiểu Khấu Tử ngăn lại kịp. Tiểu Khấu Tử vội vã quỳ xuống chận trước mặt Hạo Trinh, nhưng lại quay qua công chúa nói. - Bẩm công chúa! Đây là một a đầu mới vào Vương phủ làm mấy ngày nay. Vì còn mới nên chưa biết phép tắc gì. Xin công chúa bỏ qua chọ Nhưng điều đó đâu dễ qua mặt Thôi má má. Bà lớn tiếng gạt ngang. - Mi đừng có già mồm! Công chúa chưa hỏi đến ngươi, tại sao mi lại thưa với bẩm gì chứ? Tự vả vào mặt xem nào? - Dạ!
Tiểu Khấu Tử vội vả đứng dậy và đưa hai tay tự tát vào mặt. Khấu Tử tự đánh như vậy mười mấy cái đến sưng cả mặt. Ngân Sương quỳ dưới đất thấy vậy phát run. Còn Hạo Trinh? Chàng cảm thấy bất nhẫn nên lên tiếng. - Tiểu Khấu Tử, ngừng tay! Hạo Trinh ra lệnh và quay sang Thôi má má quắc mắt. - Muốn đánh Tiểu Khấu Tử ử Phải hỏi chủ nhân nó một tiếng mới phải lễ chứ? Tiểu Khấu Tử là người của tôi, muốn đánh nó thì phải hỏi tôi, nghe chưa? Lời của Hạo Trinh làm Thôi má má tái mặt. Công chúa thấy thái độ bênh vực của Hạo Trinh như vậy, cơn giận càng bùng to lên. Nàng xông tới trước mặt Ngân Sương lớn tiếng. - Mi là ai? Khai báo rõ ràng tên họ cho ta rõ? Đa ... Da ... Da ... tôi. Ngân Sương run rẩy không phát thành lời. Công chúa cắt ngang. - Cả gan thật! Cái gì mà là tôi chứ? Đa ... Da ... Da ... - Còn da ... dạ nữa? Mi có biết thân phận của ngươi là gì không?
Ngân Sương chưa biết phản ứng thế nào. Ngay lúc đó bà Tuyết Như, Tần má má và Hương Kỳ đã nghe động cùng chạy đến. Nhìn thấy cảnh trước mặt. Bà Tuyết Như đã đoán được điều gì đã xảy ra. Lập tức lên tiếng trấn áp Ngân Sương. - Con a đầu ngu đần này, đã bảo mi mấy lướt là bao giờ gặp công chúa. Vương Gia, ta hoặc là Bối Lạc Gia, mi chỉ được xưng là "nô tài". Chứ không đươc xưng tôi nghe không? Cái gì cũng phải có khuôn phép, luật lệ Mi đã hổn láo với công chúa, quỳ xuống xin lỗi ngay. Ngân Sương run rẩy, dập đầu: - Nô tài ... Tội của nô tài đáng chết, xin công chúa tha tội. Hạo Trinh giận tái cả mặt, định can thiệp. Tiểu Khấu Tử phải nắm áo Hạo Trinh giựt mấy lượt mới ngăn lại được. Bà Tuyết Như chậm rãi. - Xin công chúa hãy tha cho nó. Cái con a đầu Ngân Sương này, nó mới vào phủ làm không bao lâu, nó còn chưa biết luật lệ ở Vương phủ. Công chúa đừng chấp nhất, để ta dạy lại. - Hừ!
Công chúa nhìn bà Phước Tấn, rồi quay qua nhìn Hạo Trinh. Nàng thấy nghi ngờ những gì bà mẹ chồng vừa nói. Mới vào phủ làm à? Rồi công chúa quay qua ngắm Ngân Sương. Khuôn mặt đẹp. Đẹp một cách hấp dẫn đấy chứ? Công chúa gật đầu, nói. - Nó mới vào phủ làm, nên còn chưa hiểu biết phép tắc? Hèn gì? Thế nó tên là gì vậy? Lần này chính Ngân Sương lên tiếng. Đa ... Da ... Nô tài tên là Bạch Ngân Sương. - Bạch Ngân Sương à? Công chúa lẩm bẩm, nhìn Ngân Sương một lần nữa rồi quay qua nhìn bà Tuyết Như: - Thưa mẹ, mẹ hãy giao cái con a đầu nầy cho con. Con thấy cái vóc dáng của nó được, người cũng có vẻ thông minh. Hãy để con dạy bảo nó. Ở bên con, tuy là đã khá nhiều A đầu, nhưng con chưa ưng ý đứa nào cả. - À! Nhưng mà ... Bà Tuyết Như còn chưa biết tính sao, thì Hạo Trinh chợt vọt miệng. - Em muốn cô ta về làm gì? Ngân Sương sợ Hạo Trinh lại gây chuyện không hay, vội dập đầu nói. - Nô tài xin cảm tạ ơn ý của công nương, nô tài xin được phục vụ Công chúa đưa tay đỡ Ngân Sương dậy. - Hãy đứng lên ta xem nào!
Ngân Sương chưa dám đứng lên. Bà Tuyết Như thấy chuyện đã đến nước này, không còn cách nào để can thiệp nên liếc nhanh về phía Hạo Trinh ra dấu, rồi quay qua Ngân Sương nói. - Bắt đầu từ hôm nay, mỗi buổi sáng, mi phải sang phòng công chúa phục dịch. Mi mà được công chúa để ý là mi đã có phúc mấy đời. Gắng mà làm việc, gắng mà phục vụ, đừng để công chúa buồn. Công chúa có vui, lộc ngươi hưởng cũng không hết. Mi có hiểu điều ta nói không? Ngân Sương nghe Phước Tấn phu nhân nói, gật đầu. - Nô tài biết! Hạo Trinh bây giờ có muốn lên tiếng cản ngăn cũng không được. Ngân Sương đã bị điệu sang phòng công chúa ngay lúc đó.
Tối hôm ấy, không cần được triệu. Hạo Trinh cũng tự thân đến dinh công chúa. Mặc dù nghi ngờ ý tốt của Hạo Trinh nhưng công chúa cũng hài lòng, nàng đón tiếp chồng một cách niềm nở. Hạo Trinh vừa bước vào phòng là nhìn quanh tìm kiếm. Nhưng Ngân Sương còn liếc nhanh về phía Hạo Trinh như muốn nói: - Xin chàng đừng vì quá yêu thiếp mà đắc tội với công chúa nhé! Công chúa nói với Hạo Trinh. - Chàng nầy. Chuyện ban chiều có lẽ làm chàng không vui, nhưng biết làm sao? Thiếp vừa bước vào đã trông thấy chàng động tay động chân với cái con A Đầu Ngân Sương là máu ghen của thiếp đã nổi lên. Thiếp quên bẳng chuyện chàng là Bối Lạc Gia ở Vương phủ. Thật đáng tiếc, chứ thiếp biết cái bọn a đầu nào nghĩa lý gì. Nó chỉ là thú tiêu khiển của chàng thôi. Bây giờ nghĩ lại thiếp thấy mình nóng vội quá ... cho thiếp xin lỗi, sau này nếu chàng mà ưa thích đứa nào thì cũng chẳng sao. Thiếp sẽ huấn luyến nó trước khi dâng cho chàng. Chàng thấy thế nào?
Hạo Trinh đứng yên, không biết phải nói năng thế nào. Công chúa tiếp. - Chuyện quá bình thường phải không? Ngay cả vua còn có tam cung lục viện mà? Thà là đích thân thiếp chọn người trong Vương phủ cho chàng, hợp ý thiếp hơn là để chàng ra ngoài lăng nhăng ... Thiếp mong chàng vừa ý và đừng có quên thiếp là được. Hạo Trinh nói với một thoáng nghi ngờ: - Làm sao ta có thể quên nàng được? Nàng là công chúa, bao giờ chẳng đúng? Chúng ta sống trong cung đình, tiếp xúc và nghe biết nhiềụ Chuyện ân oán cay nghiệt ở hậu cung dù có xảy ra thường xuyên. Nhưng ta nghĩ là với chúng ta chuyện đó sẽ không có. Nếu vì có thành kiến, thì ta cũng xin nàng. Hãy nghĩ đến ta một chút, đừng làm khó dễ Ngân Sương. Nếu được vậy, ta cảm khích vô cùng.
Công chúa chăm chú nhìn Hạo Trinh. Nàng đâu ngờ Hạo Trinh lại có tình cảm "sâu đậm" với Ngân Sương như vậy? Sự "thú nhận" của Hạo Trinh làm công chúa như bị kích thích, căm tức hơn, nhưng với cái phương thức biểu lộ chốn cung đình. Công chúa vẫn duy trì được cái bình thản, tự nhiên. Một công chúa đâu thể ghen tương với một đứa a đầủ Thoáng buồn chỉ hiện qua mắt rồi biến mất, công chúa cười giã lã. - Chàng nói gì lạ vậy? Cái gì là cảm khích và không cảm thích. Thiếp lúc nào cũng tôn trọng chàng. Không phải chỉ là một đứa a đầu mà nếu chàng ưng ý một công chúa khác, Thiếp cũng sẵn sàng đứng ra cưới cho chàng ngay mà? Có điều là dù gì thì chúng ta cũng mới lấy nhau, chàng cũng nên giữ thể diện cho Thiếp một chút. Đợi khoảng một năm, hai năm sau đó, rồi muốn nạp thêm thê thiếp gì thì nạp, được chứ? Hạo Trinh còn biết nói sao? Hạo Trinh trẻ tuổi, tính khí đơn thuần, nên cũng chưa lảnh hội được cái toan tính của người đàn bà. Nhất là người đàn bà đang ghen? Thành thử ra, Hạo Trinh gần như hoàn toàn không cảnh giác. Nếu chỉ có một mình công chúa thì cũng không đến đổi nào. Đàng này bên cạnh công chúa còn một người giàu kinh nghiệm lợi hại khác. Đó là Thôi má má ... Sự thật thà của Hạo Trinh, vô tình đã đưa Ngân Sương vào định mệnh khốc
o O o
Ngân Sương từ trước đến giờ nào có biết là làm một A Đầu đâu phải dễ? Ngay từ đầu ngày, phải dậy sớm, pha nước cho công chúa rửa mặt. Chỉ một việc này không cũng kéo dài hơn tiếng đồng hồ. Thật ra thì đây chỉ là một cách thức hành hạ chứ không phải phục vụ bình thường. Bởi vì công chúa không chịu dùng "cái giá đỡ thau" mà bắt Ngân Sương phải đứng với thau nước "chầu". Chuyện đó do Thôi má má bày vẻ, Thôi má má chỉ cách cho Ngân Sương phải bưng thau nước như thế nầy nầy. Không được để thấp quá, cũng không được để cao quá. Ngân Sương cầm thau nước trên tay mà nào phải được đứng, phải quỳ. Bưng mỏi cả tay, công chúa lại không đến rửa ngay. Người uể oải bước tới ngắm nghía, rồi lại để một ngón tay vào thau nước nói. - Ồ nóng quá! Rồi công chúa rút ngón tay, giủ giủ lên mặt, lên tóc Ngân Sương, Thôi má má đứng bên cạnh có cơ mắng. Đồ ngu xuẩn! Để thay nước xuống, lau nhà, rồi ra ngoài mang thau nước khác vào! Ngân Sương không dám hé môi, cúi đầu xuống làm việc, rồi đi pha thau nước khác. - Ồ sau lạnh tanh thế nầy! Thau nước thứ hai lại được rưới lên đầu Ngân Sương.
Đến lúc đó thì Ngân Sương mới biết, bi kịch mới bắt đầu. Nhưng Ngân Sương vẫn còn ngây thơ nghĩ. Chẳng qua vì công chúa giận còn ghen. Và con người ở trạng thái tâm lý như vậy thì chuyện báo thù là chuyện bình thường. Thôi thì gắng chịụ Dù gì tương lai của ta nằm trong tay công chúa cơ mà? Đến lúc nào đó rôi công chúa sẽ hồi tâm. Nếu ta muốn được dài lâu bên Hạo Trinh, thì phải cố gắng chịu đựng! Đấy là cái giá của hạnh phúc!
Chính vì nghĩ thế mà Ngân Sương cắn răng chịu đựng mọi sự hành hạ khổ ải không một tiếng than. Từ chuyện thau nước nóng quá, lạnh quá, nhiều quá ... cho đến chuyệ bưng mâm hầu ăn. Ngân Sương phải đội trên đầu, hai tay đã mỏi nhừ mà bữa cơm chưa xong. Có lần vì mỏi quá, hai tay Ngân Sương run rẩy làm chén dĩa trên mâm lay động. Thôi má má trợn mắt. - Quỳ yên nào? Không được run! Làm sao không run cho được. Tiếng hét làm Ngân Sương sợ hãi hơn. Thế là mâm cơm bị đổ xuống đất. Chẳng phải chỉ có bao nhiêu, còn chuyện uống trà. Trà ngon nước phải thật sôi. Công chúa thích uống loại trà Long tỉnh Tây Hồ. Những chiếc lá trà thật xanh đó Ngân Sương vừa pha xong đưa lên ngay. Công chúa hớp một hớp, lại ném tách trà trở lại mâm. Nước trà nóng văng ra làm bỏng tay, Ngân Sương buông tay thế là tách bể.
Đồ ngu! Sao lại pha trà đậm thế này. Đạ, tại nô tài không biết pha!
Ngân Sương vội vã thu nhặt mãnh vở, quên cả chuyện tay bị bỏng. Và dĩ nhiên lần pha trà thứ hai sẽ bị chê là quá nhạt. Nước trà lại được tạt vào người. Rồi Ngân Sương còn được "dạy" cho cách đốt lò hương. Lò hương này là lò đốt trầm, nên được thiết kế rất tinh vị Nó bằng đồng đúc chạm có kỳ lân, khi đốt hương thơm sẽ theo ống dẫn và khói sẽ nhả ra ở miệng lân trông rất đẹp mắt, rất thi vị Nhưng Ngân Sương khi làm việc này, hoàn toàn chẳng thấy gì là thi vị cả vì mỗi lần đốt là mỗi lần muốn đứng tim.
Trước hết phải cho bột trầm vào lò, rồi đốt bằng nhang. Khi Trầm đã cháy, Ngân Sương mới mang lại trước công chúa. Nhưng vừa đến nơi, công chúa đã sa sầm nét mặt. - Ai bảo ngươi đốt trầm hương? Ta chúa ghét mùi vị này. Ta chỉ thích xạ hương thôi. Thế là lò trầm lại bị hất thẳng vào người. Vụn than và tro cháy đỏ văng cả vào da thịt đến chiếc áo trắng của Ngân Sương mặc. Bây giờ không còn trắng nữa, hết cái vàng ố của trà đến những tàn lửa làm cháy ố lấm lem. Tối đến công chúa còn bắt Ngân Sương cầm đèn. Thôi má má đưa cho hai cây nến cháy, Ngân Sương phải cần mỗi bên tay một cây và đứng yên. Trong lúc công chúa thì nằm trên giường, chậm rãi đọc sách. Từng giọt nến nóng bỏng, chảy xuống tay, nhưng Ngân Sương đâu dám lay động hay rên rỉ. Cả tiếng đồng thở mạnh còn không dám.
Không phải chỉ tay bỏng, trái tim Ngân Sương cũng bỏng. Hương Kỳ nhìn cảnh đó còn chịu không được. Nên đã đến sụp lay trước mặt công chúa. - Xin công chúa hãy để cho nô tỳ đứng hầu thay cho Ngân Sương đi! - To gan thật! Ai cho phép me vào đây chứ! Công chúa trừng mắt, nhưng rồi quay sang Ngân Sương. - À vậy cũng được, hai cây đèn cầy người cầm không sáng lắm, vậy thì mi hãy lấy thêm hai câu đèn khác ra đây. Thế là Hương Kỳ cũng bị biến thành cái giá đèn sống cho công chúa luôn. Như vậy là từ sáng cho đến tốị Ngân Sương phải đầu bù tóc rối với công việc. Công chúa thì lúc nào cũng có sáng kiến mới nảy sinh. Ngân Sương bị "đày" đến không kịp thở. Thỉnh thoảng còn được công chúa hỏi. - Có phải mi đang có ý tìm cáchd dể đi kể tội ta cho phò mã nghe không? Ngân Sương sợ hãi lắc đầu. Đa ... Da ... Nô tài đâu dám. Thôi má má đứng gần đó chen vào: - Hừ! Mi chống tai mà nghe cho rõ nghe! Trong vương phủ nầy, Vương Gia và Phước Tấn phu nhân tuy là chủ, nhưng mà quy luật của nhà Đại Thanh ta, thì khi vua đã chỉ định hôn nhân, tất cả phải dựa trên đẳng cắp lớn nhỏ trong vương thất rồi sau đó mới được luận cái tương quan lớn nhỏ trong gia đình. Vì vậy trong vương phủ nầy, bây giờ người to nhất là công chúa tạ Đừng nói chi mi chỉ là một con A Đầu ngay cả phò mã, Vương Gia Phước Tấn ... Đều phải dưới cấp công chúa. Nếu để cho công chúa ta mà nổi giận thì khó có ai thở được trong cái nhà nầy. Đa ... Dạ nô tài biết! Nô tài biết!
Ngân Sương biết Thôi má má không phải nói phô trương, mà đó là sự thật. Nếu công chúa mà vào triều tấu lại với đức vua thì không phải chỉ có nàng mà cả Vương phủ cũng bị vạ lây. Công chúa nói một cách không khoan nhươ.ng. - Vậy mi biết thì hãy suy nghĩ cho kỹ. Chỉ cần phò mã lộ một điều gì không vui là mi sẽ biết tay ta! Chuyện ta giữ mi lại trong phủ, đã là phước phần lớn của mi, nếu mi mà còn không biết thì coi chừng ta đấy. Ngân Sương run rẩy: - Vâng, vâng ... Nô tài không dám làm gì không phải nữa đâu, tuyệt đối không dám! Nô tài chỉ một tâm một ý phục vụ cho công chúa. Nếu có điều gì sơ sót, công chúa cứ tùy nghi m` xử phạt ... Nô tài chẳng dám kêu ca gì cả! Công chúa nói: - Vậy thì được! Bây giờ thì mi phải đi tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo cho tươm tất, chứ để thế nầy, phò mã mà trông thấy lại nghĩ là ta bức hiếp ngươi, ta không muốn! - Vâng!
Ngân Sương dập đầu lạy tạ, rồi nhanh chóng rút lui khỏi phòng. Sau đó Hạo Trinh xuất hiện. Chỉ thấy Ngân Sương vui vẻ, tươi cười. Nhưng từ đó Ngân Sương từ chối không dám tiếp Hạo Trinh với nhiều lý do vững chắc.
Hạo Trinh dù có nghi ngờ nhưng chẳng có chứng cớ nào cũng đành chịụ Thực tế, từ lúc Ngân Sương vào hầu Công chúa. Chỉ nội cái chuyện Hạo Trinh muốn gập Ngân Sương khó như bắt thang lên trời. Cộng thêm lúc gần đây, nhà vua cứ có lệnh triệu mãi. Làm cái chức "Ngự tiền hành tẩu" phức tạp và nặng nề chứ chẳng phải nhẹ nhàng gì. Mỗi ngày từ triều lui về thì đã tốị Đến phòng Công chúa chưa hẳn là gặp Ngân Sương mà đã đến thì phải nghĩ lại. Đó lại là cả một nỗi khổ tâm. Khổ tâm hơn nữa là Hạo Trinh không biết Ngân Sương bây giờ sống thế nào?
Thời gian trôi qua chỉ có Hương Kỳ là biết Ngân Sương sống khổ. Chịu đựng không được, nhiều lúc đã đứng ra gánh bớt cho Ngân Sương càng khổ hơn. Còn Công chúa thì với bản chất thù hằn. Cứ tưởng Ngân Sương và Hương Kỳ là hai chị em ruột. Nên có dịp hành hạ cả hai càng thích chí, vì vậy nhiều lúc Hương Kỳ cũng bị vạ lây.
Một buổi chiều, Hạo Trinh lên triều hầu vua với Vương Gia, đã có thị vệ tháp tùng. Nên A Khắc đan và Tiểu Khấu Tử được ở lại vương phủ. Hai người đang ngồi ở Võ quán uống trà. Võ quán là nơi luyện võ của người Mãn. Nơi cấm kỵ không cho A Đầu lẻo hánh đến. Hai người đang chuyện vãn về Ngân Sương với một chút thương cảm. Thì chợt thấy một A Đầu hới hãi chạy đến, lắp bắp nói. - A Khắc Đan! A Khắc Đan! Hãy làm ơn cứu giúp nguy đến nơi rồi! A Khắc Đan và Tiểu Khấu Tử không hẹn nhìn lại thì ra là Hương Kỳ. Hương Kỳ với khuôn mặt tái mét làm A Khắc Đan giật mình. - Hương Kỳ! Mi làm sao thế? Hương Kỳ, vừa nói vừa khóc: - Ông hãy đi cứu Ngân Sương, Công chúa đang dùng cực hình xử chị ấy! A Khắc Đan trừng mắt không tin: - Cực hình à? Cực hình gì chứ? Sao mi biết? Đạ tôi thấy. Lúc đầu công chúa bắt chị Ngân Sương quỳ trên sắt nung đỏ chị ấy chịu không nổi, bây giờ lại ... Bây giờ lại còn dùng kẹp sắt, kẹp lấy mười đầu ngón tay ... Tiểu Khấu Tử không tin: - Kẹp sắt à? Công chúa mà dùng hình phạt đó với Ngân Sương ử A Khắc Đan tính tình nóng nảy, đứng bật dậy nói. - Ác độc thật! A Khắc Đan định nhón chân chạy về phía dinh công chúa nhưng Tiểu Khấu Tử đã nhanh tay giữ lại. - Hãy bình tĩnh một chút nào! Dinh công chúa đâu phải ai muốn vào thì vàỏ Chúng ta phải bẩm cáo với Phước Tấn phu nhân trước, rồi mới sang đấy được! Đừng có hồ đo6` mà hỏng chuyện!
Nhưng A Khắc Đan bản chất lổ mãng. Đợi mi bẩm tới bẩm lui thì Bạch Cô Nương đã không toàn thây. Bối Lạc Gia không có ở nhà, chẳng ai dám can thiệp. Hãy buông ta ra, để ta đến đó. A Khắc ĐAn vùng tay khỏi Tiểu Khấu Tử, chạy bay về phía dinh công chúa. Còn Tiểu Khấu Tử và Hương Kỳ không còn cách nào hơn là chạy sang cầu cứu với Phước Tấn phu nhân. Cùng lúc đó, ở giửa sân dinh công chúa. Mười đầu ngón tay của Ngân Sương đang bị kẹp cứng trong kẹp sắt. Cơn đau thấu trời xanh. Vậy mà Ngân Sương chỉ dám rên rỉ. Trong khi mồ hôi lại vã ra như tắm. - Xin tha cho nô tài, van bà, con không còn chịu nổi nữa rồi ... Con xin hứa ... Con sẽ cố gắng làm cho tốt hơn. Công chúa trợn trừng mắt nói: - Mãi đến bây giờ nầy mà mi còn chưa biết tại sao? Thế nào là làm tốt hơn? Cái lỗi thật sự của mi là gì? Biết không? Đó là sự có mặt của mi trên đời nàỷ Sự hiê,n diện của me ở vương phủ nầy! Hiểu chưa! Vì vậy mi phải gánh tội! Phải chịu hình phạt xứng đáng! Rồi công chúa ra lệnh cho bọn thái giám. - Tiếp tục kẹp mạnh hơn nữa! Chiếc kẹp sắt được xiết chặt hơn. Mười đầu ngón tay của Ngân Sương dủi ra. Cái đau lan truyền khắp thân thể. Ngân Sương không chịu nổi, hét lớn: - Ối trời ơi!
Giữa lúc đó cửa dinh công chúa bị đạp tung. Và A Khắc Đan như một trận cuồng phong cuốn vào, đạp ngã bọn thị vệ, A Đầu, thái giám cản đường, để đi đến cạnh Ngân Sương, và với hai cánh tay lực lưỡng, ông ta nắm lấy tay hai thái giám đang thi hành cực hình, ném tung qua hai bên. Khiến hai tay nầy ngã nhào xuống đất. Khung cảnh hoàn toàn hổn loạn. Công chúa sợ tái cả mặt. Thôi má má như một người tớ trung thành đứng chận phía trước mặt công chúa bảo vệ, một mặt hét đám thị vệ - Có thích khách! Có thích khách! Hãy bắt lấy nó! A Khắc Đan chẳng đếm xỉa gì một đến lời đe dọa đó, nhanh chóng tháo mở những chiếc kẹp trên tay Ngân Sương. Kẹp vừa được tháo ra. Ngân Sương đã ngã quy. trên nền nhà gạch, người co dúm lại.
A Khắc Đan nhìn Ngân Sương rồi chầm chầm nhìn lên công chúa, bình thản nói. - Nô tài không phải là thích khách, nô tài tên là A Khắc Đan là võ sĩ trong võ trường Vương phủ nầy. Và rồi đưa ra mười ngón tay ra, dỏng dạc nói: - Nô tài sẵn sàng chịu cực hình thay cho Bạch cô nương đây công chúa hãy ra lệnh đi! Công chúa tròn mắt, không tin những điều vừa nghe thấy. Ngay lúc đó Phước Tấn phu nhân, được Hương Kỳ và Tiểu Khấu Tử hộ tống bước vào, phía sau còn có Tần má má ... Đám A Đầu, thái giám và thị vệ trông thấy, vội vã quỳ xuống lạy. - Phước Tấn vạn phước! Công chúa còn chưa hoàn hồn thì đã nghe Phước Tấn phu nhân nói. - Công chúa hãy ngưng giận! Và nghe nầy. Phước Tấn điềm tĩnh, bình thản nói. - Tay A Khắc Đan nầy đã có ba đời làm võ sư nơi Vương phủ nầy, là một thân tín của Vương giạ Năm Hạo Trinh vừa lên sáu đã được giao cho ông ta giảng dạy võ nghệ Vì vậy với Hạo Trinh ông ấy là một người bạn mà cũng là một người thầy. Ông ta cương trực và là người chánh khí. Nghĩ gì là làm ngay chứ không hề mưu tính thiệt hơn, chỉ có cái nóng nảy. Hôm nay đã hành động hồ đồ đó, đắc tội với công chúa. Nhưng xin công chúa nghĩ tình Vương gia và Hạo Trinh, mà tha cho hắn. Còn nếu công chúa vẫn có ý xử phạt thì hãy giao cho tôi xử phạt. Công chúa thấy thế nào? Công chúa lúng túng. Vì đứng trước mặt mình là mẹ ruột của Hạo Trinh chứ không phải là ai khác, nên miễn cưỡng nói. - Dạ, mẹ dạy con xin nghe! Bà Tuyết Như không chần chờ nói thêm: - Còn nữa! Với con A Đầu Ngân Sương, ta cũng cho gọi nó về. - Cái nầy thì ... Công chúa lên tiếng định chận lại, nhưng bà Tuyết Như đã cương quyết. - Ta thật không ngờ cái con A Đầu Ngân Sương nầy lại ngu đần như vậy, dám làm công chúa giận đến độ phải xử dụng cực hình kềm kẹp. Cũng tại ta, nó nguyên là a đầu trong cung ta, vậy thì hảy để ta đem về dạy dỗ lại. Ta không thể để nó tiếp tục ở lại đây gây phiền thêm cho công chúa, như vậy thật là xấu hổ ... Và quay qua Tần má má, bà nghiêm giọng nói. - Tần má má đâu? Còn chờ gì mà không giải con Ngân Sương đỉ A Khắc Đan mi cũng không về để ta hỏi tội, còn đứng đó làm gì?
Tần má má vội "Dạ!" một tiếng, rồi bước tới dìu Ngân Sương đi. A Khắc Đan thì dập đầu trước mặt bà Tuyết Như mấy cái. Bà Tuyết Như nói. - Thôi đủ rồi, quấy rầy công chúa thế nầy là quá lắm chúng ta rút lui thôi! Nói xong bà nghiêng mình chào công chúa. Rồi dẫn đầu Ngân Sương, Tần má má, A Khắc Dan, Tiểu Khấu Tử, Hương Kỳ ... đi sau.
Công chúa chỉ biết trừng mắt nhìn theo. Ngân Sương đã được cứu thoát. Điều này khiến nàng căm tức nhưng chẳng làm được gì. Có điều công chúa thắc mắc tại sao một con A Đầu mới vào Vương phủ lại được mọi người, từ trên xuống dưới, yêu quý như thế. Tại sao? Hẳn là không đơn giản, phải có một nguyên do gì đó. Cô ta là ai? Công chúa thấy cần phải tìm hiểu rõ chuyện khi có dịp.