watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:11:5318/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 26 - Hết - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 26 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 7


hồi thứ ba mươi ba
Lạc mạo phong vô can bị bắt.
Chơn Quốc mẫu có cớ kêu nài.

Trương Long, Triệu Hổ bắt người bán rau dẫn đi thì dân buôn bán trong chợ ai nấy đều than rằng:
- Tội nghiệp cho chàng Quách Hải Thọ nhà thì nghèo, mẹ thì già nua lại bị tật nguyền, mỗi ngày phải đi bán rau để
nuôi mẹ. Dù nghèo nàn nhưng ăn ở với mẹ rất có hiếu, nên bà con gọi anh ta là Quách hiếu tử. Con người lương thiện như vậy không biết vì lẽ gì mà Bao lão gia lại bắt nó. Điều này làm cho chúng ta rất thương tâm.
Nhiều người rủ nhau đến Nhạc miễu để xin cho Quách
Hải Thọ khỏi tội.
Lúc Trương Long, Triệu Hổ bắt Quách Hải Thọ dẫn đến Nhạc miếu thì thưa với Bao Công rằng:
- Chúng tôi đã bắt được Lạc mạo phong dẫn về đây.
Bao Công khiến dẫn vào. Quách Hải Thọ nói:
- Tôi là người dân lương thiện, sao lại bắt tôi?
Bao Công xem tướng mạo Quách Hải Thọ thấy có vẻ đoan trang anh dũng thì thầm nghĩ:
- Việc này ta làm không phải, vì chỉ rớt mão mà làm cho người ta khổ sở như vầy thật không nên. Tuy vậy cũng nên hỏi thử người này là ai.
Nghĩ như vậy nên làm bộ nổi giận nạt lớn nói:
- Gã kia! Ngươi có phải là Lạc mạo phong không? Sao đến trước mặt ta mà không chịu quỳ.
Gã bán rau thưa:
- Tôi không phải là Lạc mạo phong. Tôi tên Quách Hải Thọ, từ nhỏ đến lớn ở tại xứ này. Gia đình chỉ có một mẹ không có nhà ở, phải ở trong một lò gạch. Khi tôi còn nhỏ mẹ tôi đi xin ăn mà nuôi tôi, đến chừng tôi mười lăm tuổi thì tôi bị mù mắt, không đi được. Từ ấy đến nay tôi chuyên nghề trồng rau đem ra chợ mà bán đặng nuôi mẹ tôi. Đến nay tôi mười chín tuổi, vẫn với nghề bán rau nuôi mẹ, chớ không có tội lỗi chi, chẳng biết vì ý gì mà lão gia lại sai người bắt tôi dẫn về đây.


Quách Hải Thọ nói vừa dứt lời thì thấy dân chúng trong vùng kéo đến tỏ ý là Quách Hải Thọ đã bị bắt oan.
Bao Công thấy vậy nói với dân chúng trong vùng:
- Các ngươi cứ về đi, ta chỉ hỏi qua người này thôi, không có làm tội ai hết.
Dân chúng nghe nói mới chịu kéo nhau ra về.
Bao Công nói với Quách Hải Thọ:
- Ta ra lệnh tìm bắt Lạc mạo phong song chúng nó bắt lầm ngươi dẫn về đây. Nay ta biết mi là người có hiếu với mẹ nên ta cho ngươi năm lượng bạc đặng đem về nuôi mẹ.
Quách Hải Thọ mừng rỡ lạy tạ lui ra, quảy gánh rau trở về lò gạch.
Vừa bước vào chàng đã gọi lớn.
- Mẹ ơi! Con đã về đây.
Mẹ Quách Hải Thọ nghe tiếng kêu lật đật hỏi:
- Sao hôm nay con về sớm như vậy?
Quách Hải Thọ liền thuật đầu đuôi câu chuyện cho mẹ chàng nghe.
Mẹ chàng hỏi:
- Ông ấy làm quan chi mà thương dân quá vậy?
Quách Hải Thọ thưa:
- Con nghe người ta nói ông ta là Bao Thị Chế, có người lại nói là Bao Chuẩn, có người lại nói là Bao Công.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Té ra ông quan ấy là Bao Công sao? Vậy con hãy đến mời ông ta đến đây đặng mẹ cáo tố một việc rất lớn.
Quách Hải Thọ nói:
- Nếu mẹ muốn cáo tố việc chi thì nói lại với con để con đến đó làm thay cho mẹ.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Con ơi! Thân mẹ chịu oan khúc như vầy cả trào đình không nên nói với ai cả, chỉ riêng có Bao Công là người thiết diện vô tư mới có thể nói mà thôi. Nếu con đến đó mà cáo thế cho mẹ thì cũng không ích gì, vậy con hãy mời ông ta đến đây đặng mẹ gặp mặt thì mới xong việc.
Quách Hải Thọ nói:
- Mẹ con ta ở trong lò gạch này tuy nghèo nàn nhưng con thấy có ai uy hiếp gì đâu mà mẹ gọi là oan.


Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Con ơi! Nỗi oan ức của mẹ đã mười tám năm về trước, con làm sao biết được. Vậy con hãy mời ông ta đến đây để mẹ tố cáo rồi con sẽ rõ.
Quách Hải Thọ nói:
- Việc đã mười tám năm nay thì con không biết được, song con sợ mời ông ta không đến thì biết tính làm sao?
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Con hãy đến thưa với ông ta rằng mẹ có việc oan ức đã mười tám năm nay, nên mẹ muốn minh oan cùng lão gia, song mẹ đi không đặng. Xin ngài lấy lòng rộng rãi đến cho mẹ được phân trần. Con nói như vậy thì ông ta sẽ đến đây.  Quách Hải Thọ vâng rồi ra đi.
Lúc này Bao Công đang ngồi một mình suy nghĩ thì thấy Quách Hải Thọ bước vào, quỳ thưa:
- Mẹ tôi khiến tôi mời lão gia đến để tố cáo một việc oan ức.
Bao Công nghĩ thầm:
- Việc này cũng lạ. Thuở nay kẻ có việc tố cáo thì tìm đến người có trách nhiệm minh oan, sao lại gọi ta đến gặp mặt?
Quách Hải Thọ thấy Bao Công còn chần chờ thì thưa:
- Mẹ tôi có việc hàm oan rất lớn nên mới sai tôi đến mời lão gia, vì mẹ tôi bị mù lòa không đi được.
Bao Công hỏi:
- Vậy chớ mẹ ngươi ở đâu?
Quách Hải Thọ thưa:
- Mẹ tôi ở trong lò gạch, đang chờ lão gia.
Bao Công liền khiến quân dọn kiệu ra đi với Quách Hải Thọ, làm cho ai nấy ngạc nhiên.
Khi Quách Hải Thọ về đến nơi thì đứng lại thưa với Bao Công:
- Xin lão gia dừng lại chỗ này, vì đây là chỗ mẹ tôi trú ngụ.
Nói rồi liền chui vào lò gạch mà thưa với mẹ:
- Bao lão gia đã đến đây.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Vậy thì con nhắc ghế cho mẹ ngồi rồi sẽ mời ông ta vào.
Quách Hải Thọ nhắc ghế cho mẹ mình ngồi giữa nhà rồi bước ra mời Bao Công vào.
Bao Công từ trên kiệu bước xuống bảo Trương Long và Triệu Hổ:
- Hai ngươi hãy vào xem người đàn bà nào có việc chi oan ức rồi ra báo cho ta biết.
Trương Long và Triệu Hổ vừa vào thì mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Hai ngươi hãy ra đòi Bao Chuẩn vào đây mà ra mắt ta.
Trương Long,Triệu Hổ ra thưa lại với Bao Công và tả lại hình dáng bà lão mù lòa ấy.
Bao Công nói:
- Tuy vậy ta cũng vào đó xem thử sự việc ra sao cho biết.


Nói rồi xuống kiệu lách mình bước vào lò gạch.
Quách Hải Thọ thấy Bao Công bước vào liền thưa với mẹ:
- Bao lão gia đã đến đó.
Mẹ Quách Hải Thọ hỏi:
- Té ra Bao chuẩn đã đến đó sao.
Bao Công nửa giận, nửa tức cười nói:
- Tôi đã đến đây rồi, bà có việc chi oan ức thì cáo đi.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Ngươi hãy đến gần đây để ta xem thử có thật Bao Chuẩn hay không?
Bao Công cũng chìu lòng bước đến gần. Mẹ Quách Hải Thọ quờ tay nhằm lưng Bao Công, rồi nói:
- Bao Chuẩn! Ngươi thấy ta mà không chịu quỳ sao?
Bao Công nghĩ thầm:
- Cứ như lời nói của người đàn bà này thì không phải là vẻ tầm thường, nên quỳ xuống.
Lúc ấy mẹ Quách Hải Thọ đưa tay sờ sau ót, chỗ xương yến nguyệt tam sao của Bao Công rồi nói:
- Bây giờ ta đã chắc là gặp Bao Công rồi, không còn sợ lầm lẫn nữa.
Bao Công nghe nói đem lòng nghi ngại, lật đật hỏi:
- Đã biết ta là Bao Công sao chưa đem việc hàm oan mà kể lại cho ta nghe?
Mẹ Quách Hải Thọ nghẹn ngào nói:
- Bao Thị Chế ơi! Ta có một việc oan ức rất nặng. Đã mười tám năm nay ấp ủ trong lòng mà chịu. Nay gặp được Bao Thị Chế thì nên vì ta gắng sức làm cho ra lẽ ngay gian.
Bao Công hỏi:
- Xin bà có việc gì cứ nói. Tôi đang có việc gấp phải trở về triều.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Vậy Bao Thị chế đứng dậy rồi ta sẽ nói hết mọi việc cho Bao Thị chế nghe.
Bao Công liền đứng dậy, lắng tai nghe việc oan ức ra sao.


Lời bàn.
Kẻ có lòng công minh, chính trực thì không vì địa vị cá nhân mình mà bỏ qua những việc trong đen tối.
Đã vì việc công mà dấn thân vào trách nhiệm, nếu vì tự ái mà bỏ qua những trường hợp phức tạp thì không sao tìm ra những bí ẩn trong cuộc sống.
Bao Công điển hình cho một kẻ vì công bình, chính trực nên không câu nệ danh dự, mà đến tận lò gạch để tìm hiểu  những oan tình trong quá khứ thì đó là một người đặc biệt mang tính chất của một kẻ biết nhẫn nại, gác danh dự cá nhân sang một bên. để phục vụ cho lẽ phải, mà muốn tìm lẽ phải cũng là chuyện không dễ, nếu không có đủ kiên nhẫn.
Một người tầm thường không thể làm được những việc như Bao Công.

hồi thứ ba mươi bốn
Lương tâm tra xét không ngại khó.
Kêu oan đau khổ chẳng sờn lòng.

Lúc ấy Quách Hải Thọ nói với Bao Công :
- Bao thị chế là người thiết diện vô tư, hay tra xét những việc lớn trong thiên hạ, vậy nay đứng trước sự hàm oan lớn lao của mẹ tội, Bao thị chế có làm nổi không?
Bao Công nói:
- Đã có việc oan ức tôi không khi nào bỏ qua.
Mẹ Quách Hải Thọ nói:
- Tôi là vợ của Chơn Tôn hoàng đế tên là Lý Thần phi đây.
Cách đây mưởi tám năm tôi cũng có thai một lần với Lưu Hoàng hậu, đến chừng vua Chơn Tôn ngự giá thân chinh nới Đằng Châu thì tôi sanh được hoàng nam; tất cả cung nga nội giám đều biết. Kế đó hoàng hậu báo dối rằng: sanh được hoàng nam. Vì sự dối trá ấy mà thân tôi mang họa đến thế này.
Bao Công nghe nói ngồi sửng sốt một hồi rồi nghĩ thầm:
- Khi tiên đế ngự giá thân chinh thì ta đã thăng lên Tri Giám viện mà dự việc quốc chánh rồi. Nếu vậy lúc đó ta cũng biết chớ chẳng phải không.
Nghĩ như vậy bèn hỏi:
- Bà nói lúc  ấy bà ở trong cung vi, mà vì cớ gì lại mang họa?
Lý Thần phi nói:
- Ấy là vì Lưu Hoàng Hậu đem lòng ghen ghét mà mưu toan với Thái giám Quách Hòe, bồng công chúa đến Bích Vân cung nói là thiếu sữa, cậy tôi cho bú. Rồi đó Lưu Hoàng mời tôi đến Chiêu Dương cung mà yến ẩm. Khi ấy tôi cũng tình thiệt để cho Quách Hòe bồng Thái tử theo, không dè toan mưu độc. Khi ăn uống rồi tôi muốn đem Thái tử về thì nói Quách Hòe đã bồng Thái tử về Bích Vân cung rồi. Khi tôi cũng tình thiệt không đem dạ nghi nan. Đến chừng tôi  đến Bích Vân cung hỏi lại cung nga thì chúng nó nói Quách Hòe bồng Thái tử đến nhưng đang ngủ, tôi nghe vậy tưởng thiệt. Đến tối, tôi giở ra xem thì thấy một con mèo chết nằm đó mà thôi. Lúc ấy tôi mới biết Lưu Hoàng Hậu và Quách Hòe mưu hại con tôi. Khi tôi đang khóc lóc rầu rĩ, không biết mưu kế chi làm cho ra lẽ, vì Thiên tử đang ngự giá thân chinh rồi. Đêm ấy Hoàng hậu lại sai người đến đốt Bích Vân cung, đặng hại tánh mạng tôi luôn, song nhờ có Khấu cung nữ đến thông tin cho tôi hay, và cho tôi một cái kim bài khiến tôi giả làm Thái giám đặng trốn ra cửa thành mà tị nạn. Khi tôi đi  tôi muốn qua Nam Thanh cung mà nương nhờ để chờ Thánh thượng về rồi sẽ tâu rõ việc ấy.


Bao Công nghe nói đến đó liền quỳ xuống thưa:
- Khi bà đến Nam Thanh cung thì Địch Thái Hậu chịu chứa bà hay không?
Lý Thần Phi than:
-Vì phần tôi là đàn bà cứ ở trong cung hoài nên không biết đường sá chi hết, nên muốn đến Nam Thanh cung cũng không biết lối đi, phần vì trời tối, lại có tiếng người rượt theo nên tôi chạy ra cửa thành, vào nhà dân giã mà ký ngụ. Té ra nhà ấy là nhà một bà góa, chồng là họ Quách mới qua đời, mà người đàn bà ấy lại đang mang thai. Khi tôi vào nhà người đàn bà ấy thì tôi nói dối là chồng tôi chết, mẹ chồng ép gả cho người khác nên tôi không bằng lòng, bỏ trốn. Người đàn bà ấy cũng có lòng trung hậu, cầm tôi ở lại cho có bạn. Đến sau, người đàn bà ấy sanh được một đứa con trai, nhưng mới vừa nửa năm thì tạ thế. Vì vậy cho nên tôi ở đó mà bảo dưỡng thằng con của người đàn bà ấy. Cách một năm, trong xóm ấy bị hỏa hoạn thì nhà tôi cũng bị cháy rụi, không còn một vật chi, may mà tôi bồng được đứa nhỏ chạy ra ngoài. Từ đó tôi không có nhà để ở, lưu lạc càng ngày càng xa kinh thành. Sau nay tôi nghe Thánh thượng về triều, mà Bát Vương thì đã từ trần rồi, chẳng bao lâu lại nghe Thánh thượng băng hà thì tôi hết trông cậy trở về cung được nữa, chịu khổ mà ở trong lò gạch này tính ra đã được mười tám năm rồi.
Bao Công thưa:
- Vậy chớ từ ấy đến nay lệnh bà lấy gì nuôi sống?
Lý Thần Phi nói:
- Nói ra thì thảm thiết biết chừng nào. Tôi ở trong lò gạch này thì tứ cố vô thân, túng phải đi xin mà độ nhật, và nuôi thằng nhỏ cho đến lớn, đặt tên nó là Quách Hải Thọ. Đến lúc nó 12 tuổi thì nó cũng có lòng hiếu kính. Từ ấy mẹ con nương náu cùng nhau. Tôi nhờ nó siêng năng lo việc buôn bán rau cải mà độ nhật. Nếu không có Quách Hải Thọ thì mạng tôi cũng không còn.
Quách Hải Thọ đứng gần nghe rõ sự việc thì sửng sốt, mới hay mẹ mình đã qua đời, còn mẹ này không phải là mẹ ruột.
Còn Bao Công nghe hết nguồn cơn thì cả kinh nói:
- Vậy chớ khi nương nương sanh Thái tử ra có thấy vết tích gì khác lạ không?
Lý Thần Phi nói:
- Sao lại không có. Thái tử tay có chữ SƠN HÀ, chân có chữ XÃ TẮC, thì đó mới thiệt là con ta.
Bao Công liền quỳ mọp xuống mà tâu:
- Tội nghiệp cho nương nương chịu khổ hơn mười năm nay mà không ai biết được. áy cũng là tội của tôi đó.
Lý Thần Phi nói:
- Ấy cũng chỉ vì tai họa của ta đó thôi, nếu nay Bao Thị Chế tra xét rõ việc này mà làm tội Quách Hòe thì dầu ta thác cũng an lòng nơi chín suối.
Bao Công thưa:
- Xin nương nương cứ an lòng, hễ tôi về trào thì hết lòng tra xét việc oan này cho nương nương.
Lý Thần Phi nói:
- Nếu Bao Thị Chế đã có lòng xem xét thì việc này ắt ra lẽ.
Bao Công thưa:
- Xin nương nương ở nán lại đây ít ngày, để tôi về triều tâu với Thánh thượng đem xa giá đến rước.
Nói rồi sai Trương Long, Triệu Hổ đòi các quan đến khiến lập một cái cung viên tạm đặng cho Lý nương nương và tìm ít con a hoàn đặng hầu hạ.


Lý Thần Phi nói:
- Thị Chế chớ nên làm như vậy, vả tôi khổ cực đã hơn mười tám năm nay, cung nhờ có Quách Hải Thọ nuôi dưỡng việc ấy đã an rồi, chớ nên làm phiền quan quyền và lê thứ.
Bao Công lúc ấy ngoài miệng tuy vâng lời, nhưng trong lòng đã có ý định sẵn.
Lý Thần Phi gọi Quách Hải Thọ đến khiến lạy tạ ơn Bao Công. Bao Công thấy Quách Hải Thọ nặng lòng hiếu thảo thì cảm phục vô cùng, nghĩ thầm:
- Người này tuy bây giờ là bần dân, nhưng đã nuôi
dưỡng Lý Thái hậu là mẹ thì Quách Hải Thọ cũng là anh em với Hoàng Thượng.
Nghĩ như vậy liền đỡ Quách Hải Thọ dậy, rồi bước ra ngoài kêu quan địa phương vào triều bái Lý Thần Phi.
Các quan vâng lời đứng ngoài cửa lạy vào.
Lý Thần Phi gọi Quách Hải Thọ nói:
- Con hãy ra thưa với các quan rằng mẹ xin các quan trở về dinh mà an nghỉ, đừng có chầu chực làm chi. Quách Hải Thọ vâng lời ra trước cửa lò gạch thưa lại với các quan. Các quan nghe nói không dám trái mệnh liền trở về hết. Bao Công liền vào thưa với Lý Thần Phi:
- Vì có quốc gia đại sự nên tôi phải trở về trào. Nay gặp việc này thì tôi lại càng không dám chậm trễ. Vậy tôi đã  khiến các quan địa phương lo việc săn sóc, xin nương nương cứ an tâm.
Lý Thần Phi nói:
- Bấy lâu nay tôi ở nơi lò gạch cũng đã quen rồi, không nên làm phiền dân chúng làm chi.
Bao Công lạy tạ Lý Thần Phi rồi lên đường, Các quan theo đưa đón năm bảy dặm mới trở lại.
Sau đó các quan địa phương lập cung thất tạm cho Lý Thần Phi nhưng lý Thần Phi không chịu ở.
Còn Bao Công về trào nhằm ngày mồng năm tháng ba, bà phu nhân thấy vậy hỏi:
- Tướng công vâng chỉ đi chẩn bần, nay đã xong việc chưa mà về sớm vậy?
Bao Công nói:
- Việc chẩn bần thì chưa xong, song có chuyện quan trọng nên ta phải về sớm.
Phu nhân hỏi:
- Vậy chớ việc gì mà tướng công lo lắng như vậy?
Bao Công nói:
. - Đây là việc quốc gia đại sự, phu nhân đừng hỏi đến làm chi.


Lời bàn .
Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, và nguyên như đều đem đến hậu quả.
Lý Thần Phi bị gian thẩn hãm hại, làm cho mẹ con phải chia cách hơn mười tám năm. Công việc bị ém nhẹn tưởng như không còn đưa đến hậu quả, thế mà chỉ trong chốc lát, sự việc lại vỡ lở đưa đến một hậu quả không lường trượt được Người xưa nói: Thiện cá đáo đầu chung hữu báo, chỉ tranh lai tảo dữ lai trì. Việc lành dữ trong xã hội cuối cùng đều có trả, chỉ đến sớm hay đến muộn mà thôi.
Đây là một bài học của những kẻ có ác tâm. Đừng bao giờ tưởng việc mình làm không có báo ứng. Kẻ làm việc tốt thì có báo ứng tốt, kẻ làm việc xấu thì báo ứng xấu, chỉ sớm muộn mà thôi.
Việc báo ứng là quy luật tự nhiên, không phải cầu khẩn miễn mình cứ giữ đạo làm người thì sớm muộn cũng gặp đều báo ứng.

hồi thứ ba mươi lăm
Bao Thị chế minh oan trước Kim điện.
Trầm Ngự sử bị án giữa triều đình.

Hôm sau, Bao Công vào chầu trong lúc Thiên tử chưa lâm trào, các quan thấy Bao Công trở về thì mừng rỡ hỏi:
- Bao đại nhân đã lo xong việc chẩn bần rồi hay sao mà trở về sớm như vậy?
Bao Công nói:
- Chưa xong, nhưng vì có việc cần gấp nên phải tức tốc về đây
Bọn nịnh thần nghe Bao Công nói như vậy thì nghĩ thầm:
- Lão già này có tánh quỷ quyệt, nay đặt chuyện nọ, mai đặt chuyện kia, không biết đâu mà lường. Nay lão về đây e có việc không yên.
Còn Bàng Hồng thì lòng lo sợ, cũng nghĩ thầm:
- Bao Hắc tử về trào hối hả như vậy chẳng biết có việc chi khiến lòng ta không an. Ta cầu cho Thánh thượng sai nó đi năm kia tháng nọ, đừng trở về trào thì ta mới ngồi yên được
Vừa lúc đó Thiên tử lâm trào, bá quan vào triều bái tung hô. Huỳnh môn quan tâu rằng:
- Nay có Bao Thị chế hồi trào, còn đứng ngoài ngọ môn đợi lệnh.
Thiên tử nghe tâu liền đòi Bao Công vào, hỏi:
- Vậy việc chẩn bần đã xong chưa mà Bao khanh về đây?
Bao Công tâu:
- Vì có việc cần kíp nên tôi mới về đây mà ra mắt Bệ hạ.
Thiên từ hỏi:
- Việc gì mà Bao khanh gọi là cần kíp?
Bao Công tâu:
- Vả phép nước là điều rất trọng, nay gian thần kết đảng với nhau mà khi quân ngộ quốc, chẳng kiêng pháp luật. Nay Bệ hạ ở trào mà không hay được, còn tôi thì đi chẩn nơi Trần Châu mà việc khi mạng của chúng nó tôi đều thấu, cho nên tôi phải hỏa tốc về trào, đặng mà tâu lại cho bệ hạ nghe để mà trừ đảng gian thần thì mới bình an xã tắc được.
Thiên tử hỏi:
- Bao Công nói gian thần nào, ở đâu mà khi quân ngộ quốc không kiêng phép nước.
Bao Công tâu:
- Trầm Quốc Thanh đây thật là gian thần, không kiêng phép nước.
Trầm Quốc Thanh nghe Bao Công tâu như vậy thì kinh hãi nghĩ thầm:
- Không biết lão này gọi mình là gian thần là ý gì? Vẫn biết mình cũng có hành động sai quấy nhưng lão làm sao biết được?


Thiên tử nghe Bao Công tâu như vậy thì hỏi:
- Vì  cớ gì mà Bao khanh lại biết Trầm Quốc Thanh là gian thần?
Bao Công tâu:
- Trầm Quốc Thanh thật là đứa đại gian, đại ác, chẳng kể pháp luật triều đình.
Bao Công mới tâu bấy nhiêu điều thì Bàng Hồng xen vào tâu:
- Vả Bao Chuẩn đi chẩn bần nơi Trần Châu công việc còn chưa xong, Bệ hạ lại chưa từng tuyên triệu mà dám bỏ việc trở về, ấy thật là kẻ không tuân phép nước, rồi lại khua lưỡi đánh lưỡi kiếm điều mà dọa dẫm triều thần. Xin Bệ hạ đừng nghe những lời vu vơ ấy, và khiến trở lại Trần Châu tiếp tục làm cho xong việc.
Bao Công nói:
- Việc này tôi không nói đến Quốc trượng, sao Quốc  trượng là người vô can lại gánh vác làm chi?
Thiên từ nói:
- Khanh là người vô can, chớ nói nhiều lời như vậy.
Bàng Hồng nghe Thiên tử quở thì không dám nói nữa, sắc mặt có vẻ thẹn thùng.
Thiên tử nghĩ thầm:
- Bao Công thuở nay là người chánh trực công bằng, nay
không triệu mà trở về đây chắc là có việc gì quan trọng chớ chẳng không?
Nghĩ như vậy liền phán:
- Có việc chi thì Bao khanh hãy tâu cho Trẫm biết.
Bao Công tâu:
- Vả Dương Tôn Bảo là người trấn giữ biên cương, chốt  ngăn kẻ địch từ 30 năm nay, công lao rất lớn. Công ấy, tội ấy dù Bệ hạ có chiếu theo luật nước thì cũng tương công chiết tội được, vậy mà Bệ hạ lại xử tam ban triều điển. Còn Lý Thành ám hại Tiêu Đình Quý mà mạo nhận công lao. Dương Tôn Bảo chiếu theo quân pháp mà trị tội thì cũng đáng lắm. Nay vợ Lý Thành là Trầm thị, không giữ bổn phận đàn bà, dám cả gan đến tâu giữa triều như vậy thì cũng có người chủ sự cho nên Trầm thị mới dám làm. Còn Tôn Võ ra đến Tam Quan không tra xét công khố mà lại trả giá đòi ăn hối lộ, ấy là bọn nịnh thần khi quân ngộ quốc đó. Vì vậy cho nên Tiêu Đình Quý kẻ lỗ mãng giận đánh Tôn Võ như thế, thì cũng không lấy chi làm trọng tội.
Bao Công mới tâu đến đó thì Bàng Hồng đã kinh hãi lật đật quỳ tâu:
- Mấy lời Bao Chuẩn tâu đó đều là vô bằng, xin Bệ Hạ xét lại
Thiên tử nói:
- Bao khanh đang ở Trần Châu làm sao biết rõ việc Tam Quan được?
Bao Công tâu:
- Chẳng những tôi biết các việc ở Tam Quan mà cả công việc của lũ gian thần ở triều đình khi quân miệt pháp nữa. Để tôi tâu rõ việc gian thần trong trào cho Bệ hạ nghe. Bệ hạ không rõ lại giao Tiêu Đình Quý cho Trầm Quốc Thanh tra xét, té ra bọn chúng che lấp việc Tôn Võ đòi hối lộ cứ tra xét việc mất chinh y hoài, mà Tiêu Đình Quý cũng không chịu cung chiêu. Trầm Quốc Thanh lập một tờ cung chiêu giả mà mạo tấu cùng Bệ hạ. Nếu khi ấy không có Dư Thái hậu đến giữa trào mà phân biện thì Tiêu Đình Quý đã làm quỷ không đầu rồi và Dương Tôn Bảo cũng phải thác oan về việc ấy nữa. Có phải lũ gian nịnh toa rập nhau mà khi quân vọng thượng chăng? Vì vậy tôi phải vội vã về triều đặng xin Bệ hạ cho tôi tra xét việc ấy mà làm cho ra lẽ công bình.
Khi Bao Công tâu mấy lời ấy thì Trầm Quốc Thanh và Tôn Võ đều lo sợ lắm.
Thiên tử phán:
- Bao khanh nói rằng rõ biết việc gian ấy thì tâu hết đầu đuôi cho Trẫm nghe.
Bao Công liền thuật hết các lời cáo thị của Y thị tại Trần châu cho Vua nghe.
Thiên tử nghe rồi đến hỏi Trầm Quốc Thanh:
- Người ấy có phải là vợ của khanh chăng?
Trầm Quốc Thanh chưa kịp tâu thì Văn Ngạn Bác đã xen vào:
- Nàng Y thị là bà con cô cậu với tôi, đúng là vợ của Trầm Ngự sử đó. Trầm Quốc Thanh nghe Bao Công kể hết sự tích của vợ mình thì đã hoảng hồn mất vía, không dám nói tiếng nào. Thiên từ thấy vậy trong lòng càng thêm nghi. Còn Bàng Hồng thì lo sợ nghĩ thầm:
- Nếu vậy thì âm mưu trước đây đã bại lộ cả rồi.
Thiên tử hỏi Bao Công:
- Khi Y thị tố cáo thì có nói điều gì nữa không?
Bao Công tâu:
- Y thị có nói Trầm Quốc Thanh ăn lộc nước mà không lo việc nước. Nàng có nói vợ của Lý Thành là em ruột Trầm Quốc Thanh, nên Trầm Quốc Thanh mới oán Dương Tôn Bảo và Địch Thanh nên mạo tấu như vậy. Khi ấy nàng thấy chồng mình đem dạ gian tà nên can gián mà Trầm Quốc Thanh không chịu nghe, nên giết nàng như vậy.


Thiên tử nghe xong liền phán:
- Hôm nay khanh nói, Trẫm mới biết ngày trước Trẫm lầm.
Lúc ấy bọn gian thần nghe Bao Công tâu mấy lời thì lo sợ lắm, song không dám nói chi hết.
Thiên tử tại phán:
- Lời Bao khanh tâu đó cũng không lấy chi làm chắc, vì chỉ là lời quỷ mị thì cũng không biết đâu mà tin. Vả ngày trước Trẫm có sai người ra Tam Quan triệu Dương Tôn Bảo Địch Thanh về, thôi hãy chờ hai người ấy về đây rồi sẽ tra xét Còn Bao khanh thì nên trở lại Trần Châu mà lo việc chẩn bần cho xong.
Bao Công tâu:
- Dương Tôn Bảo trấn thủ Tam Quan là chỗ hiểm địa trong lúc bình yên vô sự còn không dám bỏ đi một ngày huống chi lúc này giặc giã nổi lên không ngớt, nếu triệu Tôn Bảo về kinh e Tam Quan phải mất, mà hễ Tam Quan mất thì xã tắc nhà Tống cũng không còn. Nay việc Trầm Quốc Thanh giết vợ thì hàm chứa oan tình. Bấy lâu tôi đã điều tra những việc như vậy, xin Bệ hạ chớ cho là chuyện quỷ mị. Cứ giao cho tôi tra xét.
Thiên tử chưa kịp phán thì Trầm Quốc Thanh lật đật tâu:
- Vợ tôi là Y thị không phải giận hờn tôi mà tự vận, đâu có chuyện ấy? Tôi chắc Bao Chuẩn ghét tôi nên đạt điều nói như vậy. Xin Bệ hạ chớ nên tin lời ấy.
Bao Công tâu:
- Xin Bệ hạ cho tôi mượn ba món bửu bối đặng tôi cứu Y thị sống lại mà tra hỏi cho minh bạch rồi sẽ biết ai ngay, ai gian.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Vợ tôi chết đã lâu, nay xương thịt cũng đã rã rồi, làm sao có thể cứu sống lại.
Bao Công nói:
- Trầm Quốc Thanh! Đừng có nhiều lời. Vả vợ ngươi cũng thuộc hàng Cao mạng phu nhân, sao ngươi không tẩm liệm quan quách mà đem vất thây dưới vũng bùn. Ngươi thật là bất nhân không kể đến tình vợ chồng. Nay ngươi còn dám đến giữa triều mà tâu gian như vậy?
Trầm Quốc Thanh thấy Bao Công nói đúng sự thật nên kinh hãi không dám cãi nữa.
Lúc ấy thiên tử y theo lời của Bao Công, truyền chỉ cho nội giám lấy ba món bửu bối của Tiên đế để lại giao cho Bao Công để tìm cách cứu vợ Trầm Quốc Thanh.
Bao Công lãnh chỉ xong thì Tôn Tú quỳ xuống tâu:
- Cứ theo lời Bao Công nói thì hài cốt Y thị bị vùi xuống bùn. Xin bệ hạ thử hỏi Bao Công có biết nơi ấy hay không?
Thiên tử phán:
- Lời khanh nói cũng có lý. Liền hỏi Bao Công:
Bao Công tâu:
- Y thị đã tố cáo rất rõ, nên tôi mới dám tâu.
Thiên tử hỏi Trầm Quốc Thanh như sự thật không?
Trầm Quốc Thanh trong lòng rất lo sợ, nên nghe hỏi liền tâu:
- Việc ấy quả có y như vậy
Thiên tử nghe tâu thì nổi giận nạt lớn:
- Nếu vậy nhà ngươi thật không kiêng phép nước, chẳng kể luật vua. Vợ ngươi vào hàng Cao mạng phu nhân, sao ngươi lại vùi thân trong vũng bùn như vậy. Thật là vô tình bạc nghĩa.
-  Nói rồi truyền bắt Trầm Quốc Thanh trói lại, lột hết áo mão. Bàng Hồng thấy Trầm Quốc Thanh làm việc mờ ám như vậy cũng không dám tâu vào.
Thiên tử phán:
- Nay trẫm giao Trầm Quốc Thanh cho khanh tra xét cho minh bạch, rồi sẽ phục chỉ.
Nói rồi truyền bãi trào. Các quan ai về dinh nấy.

Lời bàn.
Cuộc sống con người là tranh đoạt hưởng thụ, bởi lúc nào cũng sanh ra chiến tranh.
Nếu cuộc tranh đoạt ngoài chiến trận thì đó là chiến tranh bằng gươm đao, võ nghệ, còn ở trong trào thì là chiến tranh bằng lý chí.
Đã là chiến tranh thì ai cũng cần đồng minh để giúp sức vì vậy mà chia ra lắm phe phái, cấu xé lẫn nhau.
Lời xưa có nói: "Hễ trâu thì tìm trâu; ngựa thì tìm ngựa".
Vì  vậy kẻ trung thần không thể liên minh với kẻ gì nịnh.
Trong một triều chính mà gian nịnh cấu kết với nhau tạo nên thế lực thì việc triều chính sẽ rối ren, đất nước  yếu Vậy bổn phận của kẻ cai trị quốc gia có bổn phận phân định đâu là chính nghĩa, đâu là gian tà thì mới khác phục được tình trạng rối ren ấy.

hồi thứ ba mươi sáu
Hiền phụ nhờ ơn đặng sống.
Trung thần tra xét gian ngay.

Khi Bao Công về đến dinh thì nghĩ thầm:
- Việc này nếu chậm trễ e bọn Tôn Võ sanh gian kế thì khó lòng tra xét.
Nghĩ rồi liền đến dinh Trầm Quốc Thanh, rồi đi thẳng ra sau vườn, quả thấy có một cây quế mới trồng. Bao Công khiến quân đào chỗ ấy lên thì thấy thây Y thị chưa rã.
Bao Công than cho một vị phu nhân hiền đức như vậy mà bị chết một cách thảm thiết như vầy.
Than rồi liền hỏi Trầm Quốc Thanh:
- Vậy người đàn bà này có phải vợ nhà ngươi chăng?
Trầm Quốc Thanh gật đầu:
Bao Công khiến khiêng thây Y thị đem vào một chỗ thanh vắng, rồi khiến tỷ tấc đem nước ấm tắm rửa sạch sẽ, kế đó mới đem ba món bửu bối là: Ôn lương mạo cho đội lên đầu lấy hoàn hồn chẩm cho gối; rồi lấy phấn hồn hương mà xông
Trong lúc còn chờ đợi Y thị sống lại thì Bao Công lại truyền bắt Tôn Võ trói lại.
Tôn Tú thấy vậy nổi giận nói:
- Bao Chuẩn! Ngươi chưa có phụng chỉ sao dám bắt Tôn Thị lang như vậy? Ngươi phải thả em ta ra.
Bao Công nói:
- Khi nãy tôi phụng chỉ tra xét vụ này mà Tôn Võ cũng liên can trong đám ấy. Hễ người phạm tội thì tôi được phép bắt hết. Để Y thị sống lại, nếu khai có Bàng Hồng, Tôn Tú thì tôi cũng bắt nốt. Vậy chớ thuở nay ngươi chưa nghe Bao Công là người thiết diện vô tư hay sao?


Tôn Tú thấy Bao Công nói như vậy, liệu bề cãi không lại liền quày quả trở về dinh.
Lúc này Bao Công đã khiến quân đem Tôn Võ và Trầm Quốc Thanh giam vào Thiên lao, còn Bao Công thì ở lại dinh Trầm Quốc Thanh mà chờ Y thị tỉnh lại, rồi mới trở về dinh mình.
Còn Tôn Tú thì đi thẳng đến dinh Bàng Hồng thuật 1ại việc tranh cãi với Bao Công cho Bàng Hồng nghe.
Bàng Hồng buồn bã nói:
- Không biết ý gì mà Bao Chuẩn hay gánh vác những việc vô can, bươi móc những điều tâm sự của ta ra như vậy Nếu nó làm rõ trắng đen thì ắt ta cũng không khỏi tội.
Tôn Tú nghe nói thì than:
- Nếu vậy thì em ta không tránh khỏi tay Bao Công.
Từ ấy Bàng Hồng và Tôn Tú suy nghĩ mãi mà không biết âm mưu gì để trừ Bao Công cho được.
Lúc này Bao Công khiến các tỳ nữ chăm sóc cho Y thị đến canh ba đêm ấy thì Y thị sống lại, mở mắt ra, rồi rơi lụy dầm dề. Bao Công khiến đỡ nàng vào phòng rồi trở về cung đem trả ba món báu vật ấy cho Thiên tử.
Hôm ấy Thiên tử lâm trào, bá quan vào chầu đủ mặt
Bao Công quỳ xuống tâu hết các việc Y thị sống lại cho Thiên tử nghe.
Thiên từ mừng rỡ nói:
- Khanh thiệt là công đức rất lớn. Thôi Trẫm cho khanh ba món bửu bối ấy để cứu những người thác oan.
Bao Công tạ ơn và tâu:
- Hôm trước Bệ hạ dạy tôi tra xét việc Trầm thị, nay tôi xin Bệ hạ giao tờ biểu chương ngoài Tam Quan và tờ Ngự trạng của Trầm thị, đặng tôi hạch hỏi cho minh bạch, và giao Tiêu Đình Quý cho tôi thì mới đối chứng rõ ràng được.
Thiên tử phán:
- Trẫm y theo lời tâu của khanh.
Bèn khiến nội thị lấy tờ biểu chương và tờ ngự trạng trao cho Bao Công, rồi lại hạ chỉ sai người đến Thiên Ba phủ dẫn Tiêu Đình Quý giao cho Bao Công tra xét.
Bàng Hồng thấy vậy thất kinh, nghĩ thầm:
- Hôn quân thật bất nhơn lắm. Giao tờ biểu chương của Dương Tôn Bảo thì chẳng nói làm chi, còn tờ ngự trạng của Trầm thị thì ắt Bao Hắc tử lâm hại ta chớ chẳng không. Bao Hắc tử là thằng mặt sắt, hễ gặp việc thì làm, không biết vị nể ai, còn Trầm thị là phận đàn bà, chắc là non gan lắm. Nếu nó biết tờ ngự trạng do ta làm thì ta bị tội rất nặng.
Nghĩ như vậy, lòng rối rắm không nói gì được.
Khi Bao Công lãnh tờ biểu chương và tờ ngự trạng xem xong liền quỳ tâu:
- Trong hai tờ biểu của Dương Tôn Bảo nói là Địch Thanh dẹp giặc lập công, và Tôn Võ đến Tam Quan không xét kho cứ đòi ăn hối lộ, không thấy có việc làm mất chinh y. Nếu so sánh với tờ ngự trạng của Trầm thị thì không hiệp nhau chút nào. Tôi chắc là tờ ngự trạng này có ai chủ mưu cho Trầm thị chớ chẳng không. Dương Tôn Bảo trấn thủ biên cương đã hai mươi năm, có lòng trung quân ái quốc, lẽ nào tư vị Địch Thanh sát hại cha con Lý Thành là người có công. Việc này tôi dám chắc Dương Tôn Bảo không có lòng ấy. Thuở nay hễ đàn bà mà đi kiện cáo thì thường khi phải có người chủ sử. Điều ấy tôi đã thấy nhiều lắm. Nay tôi xét lại Trầm thị là phận đàn bà, lẽ nào lại dám cả gan đến giữa Triều đình mà cáo trạng, cho nên tôi mới đoán chắc có người chủ sử cho nó, nếu khi ấy Bệ hạ tra xét cho ra người chủ sử thì đã rõ việc này có gian thần toan mưu hãm hại kẻ trung lương rồi.
Thiên tử nghe tâu thì nói:
- Khi ấy Trẫm cũng quên phứt điều ấy. Vậy chớ khanh biết người chủ sử cho Trầm thị là ai không?
Bao Công tâu:
- Tôi xem ý tứ đặt để trong ngự trạng thì biết người không phải là người tầm thường, chắc là một vị đại thần trong trào mới làm nổi tờ ấy. Để tôi tra xét cho ra người  xin Bệ hạ nhận lời tôi, cứ theo luật nước mà làm ngay, đừng có vị tình vị nghĩa gì hết.
Bàng Hồng nghe Bao Công nói như vậy thì mặt mày ngắt, không dám nói lời nào hết.
Thiên tử phán:
- Trẫm tưởng đại thần trong triều cũng có người ngay kẻ vạy, song nghĩ vì Trầm thị là vợ của một người võ chức rất nhỏ mà lại từ Tam Quan đến đây xa xôi lắm, lẽ nào lại làm quen với đại thần đặng để cậy làm tờ ngự trạng ấy, vì vậy Trẫm tưởng chắc là người chủ sử đó là người ở ngoài Tam Quan, nhưng chưa biết là ai. Thôi trẫm nói với Bao khanh như vầy, bây giờ chẳng nên tra xét người chủ sử làm chi cho dông dài, cứ việc tra xét việc ở đây mà thôi.
Bao Công tâu:
- Chẳng phải tôi muốn tra xét chủ sử làm chi, song giận người ấy là đại thần trong trào, hiểu thông pháp luật còn phạm pháp. Ấy thiệt là có dạ khi quân, có lòng hãm trung lương. Theo ý tôi chắc là loài gian tặc, ham của hối, mà không kể tiếng xấu lưu truyền. Tuy Trầm thị không quen biết chi với thằng nịnh thần ấy, song nếu nó vãi vàng bạc ra cho nhiều thì nó cũng hóa ra người quen biết.
Bàng Hồng nghe Bao Công tâu như vậy thì giận lắm, nghĩ thầm:
- Bao Hắc tử thiệt là không kể đến ai hết, dám tới giữa trào bươi móc công việc mà mắng nhiếc ta như vậy. Nếu ta có quyền phép thì chém quách cho đỡ giận...
Bao Công lại tâu tiếp:
- Xin Bệ hạ xét lại mà phán đoán cho minh bạch, đặng trừ bọn nịnh thần trong trào. Nay tôi dám chắc rằng người làm bản ngự trạng này là người Bệ hạ tin cậy và thương yêu.
Bàng Hồng nghe tâu như vậy thì nghĩ thầm:
- Bây giờ lão định quyết cho ta rồi còn gì đâu.


Thiên tử nghe Bao Công tâu như vậy thì biết ý Bao
Công định quyết cho Bàng Hồng rồi, nên kêu Bao Công nói:
- Bao khanh ơi! Trẫm đã nói với Bao khanh cạn lời, sao Bao khanh cứ nài nỉ tra xét người chủ sử như vậy. Vả người chủ sử không phải là người chánh tội, dẫu có tra ra cũng không phải là nặng. Thôi Bao khanh đừng để ý đến làm chi.
Bao Công thấy Thiên tử nói như vậy thì biết ý Thiên tử muốn che chở cho Bàng Hồng, dù có tra xét cũng chẳng ích gì nên tâu:
- Bệ hạ đã dạy như vậy thì tôi phải vâng lời.
Thiên tử mừng rỡ liền dạy bãi chầu, các quan ai về dinh nấy.
Bao Công về đến dinh liền sai Trương Long đến Thiên Ba phủ đòi Tiêu Đình Quý, Triệu Hổ đến dinh Trầm Quốc Thanh đòi Y thị, còn Đồng Siêu thì đi bắt Trầm thị, Tiết Bá thì vào thiên lao mà dẫn Trầm Quốc Thanh và Tôn Võ ra đặng có tra xét việc ấy.
Giây lâu mọi người dẫn Tiêu Đình Quý, Y thị, Trầm Quốc Thanh và Tôn Võ đến mà không có Trầm thị. Bao Công hỏi:
- Sao lại thiếu Trầm thị như vậy?
Đồng Siêu thưa:
- Trầm thị trốn đi đâu mất, tôi tìm không ra.
Bao Công hỏi Trầm Quốc Thanh:
- Vậy Trầm thị ở đâu ngươi phải khai thiệt nếu không ta chẳng vị tình đâu.
Trầm Quốc Thanh nghe hỏi nghĩ thầm:
- Vả em mình là phận đàn bà, nếu bị Bao hắc tử tra thì chịu không nồi mà phải khai sự thật, chi bằng ta ráng chịu thế cho nàng thì Bàng Quốc trượng mới khỏi liên can.
Nghĩ như vậy nên trả lời:
- Trầm thị không phái là người Biện Kinh, khi tôi hỏi rồi thì tha nó đi, nên bây giờ tôi không biết nó ở đâu mà chỉ.
Bao Công nghe nói cười lớn:
- Té ra ngươi còn muốn gian dối mà không chịu khai.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Chẳng phải là gian dối, chỉ vì tôi không biết.
Bao Công nạt lớn:
- Trầm thị là em ruột của ngươi, sao ngươi lại không biết nó ở đâu? Vả lại án này chưa tra xét xong, sao ngươi thả nó về.
Nói rồi liền cho đòi Y thị vào hỏi:
- Ngươi có biết Trầm Quốc Thanh giấu Trầm thị nơi đâu chăng?
Y thị cứ sự thực khai ngay.
Bao Công lại đòi Tiêu Đình Quý đến hỏi:
- Vậy chớ sự việc ngoài Tam Quan ra thế nào, ngươi có hết thì hãy khai cho ta nghe.
Tiêu Đình Quý nói:
- Khi ban đầu tôi vâng lệnh Nguyên soái đi thôi thúc chinh y, té ra đến nơi thì chinh y đã bị cường đạo trên Ma Bàng sơn lấy hết.
Bao Công nghe Tiêu Đình Quý nói thì lắc đầu nghĩ thầm:
- Té ra quả có mất chinh y rồi, sao không thấy trong tờ biểu của Dương Tôn Bảo nói đến. Hay là cũng có việc mạo công chăng?
Nghĩ như vậy liền hỏi Tiêu Đình Quý:
- Ngươi nói có mất chinh y sao trong tờ biểu của Dương nguyên soái không nói đến chuyện ấy, nếu vậy là Dương nguyên soái có đồng lòng với Địch Khâm sai mà mạo công giết cha con Lý Thành chăng?
Tiêu Đình Quý nghe nói nổi giận, nạt lớn:
- Bấy lâu nghe đồn Bao Công là người thiết diện vô tư, xử đoán việc gì cũng minh bạch, thế mà nay ông hỏi như vậy thì tỏ ra không có chút gì công minh cả. Vả Nguyên soái tôi là người tận trung báo quốc, không một mảy riêng tư, lẽ nào lại đi bênh vực Địch Thanh mà giết kẻ có công lao? Còn Địch Thanh và Nguyên soái cũng chẳng có bà con chi cả, lẽ đâu vì Địch Thanh mà bỏ Lý Thành?
Bao Công nói:
- Cứ theo ngự trạng của Trầm thị thì nói Lý Thành bắn chết Táng Thiên vương, Lý Đại thì đâm chết Tử Nha Xai, thì cũng có cớ mà tin đặng. Còn ngươi nói Dương Tôn Bảo và Địch Thanh không có đồng lòng, hay là ngươi cũng có ăn hối lộ của Địch Thanh mà nói theo một phe chăng?
Tiêu Đình Quý nạt lớn:
- Khi Địch Thanh giết Táng Thiên vương và Tử Nha Xai tôi thấy rõ ràng.
Nói rồi liền thuật hết mọi việc từ khi thôi thúc chinh y đến lúc cha con Lý Thành mạo công, cho đến khi Tôn Võ tra xét lương tiền cho Bao Công nghe.
Bao Công nghe rồi thì khiến kêu Tôn Võ vào hỏi:
- Công việc ngươi tuân chỉ ra Tam Quan kiểm tra như thế nào hãy nói cho ta nghe.
Tôn Võ nói:
- Khi tôi tuân chỉ ra Tam Quan thì Dương Tôn Bảo niêm phong kho tàng lại hết, và nói với tôi rằng: Lương khố hơn hai mươi năm nay năm nào cũng có thiếu cho nên năn nỉ với tôi che chở giùm và lo hối lộ cho tôi khỏi kiểm tra. Tôi cũng có lòng tham nên không tra xét. Trong lúc đang ngồi nói chuyện thì Tiêu Đình Quý nhảy đến thộp ngực tôi mà đánh. Xin đại nhân xét cho.
Tiêu Đình Quý nghe nói mắng lớn:
- Loài súc sanh. Đừng có nói láo. Nguyên soái ta trấn nơi Tam Quan đã hơn hai mươi năm, công việc chi xuất đều rõ ràng, không hề sai một mảy, thế mà ngươi lại không nghĩ đến việc tra xét kho tàng, cứ việc kèo nài đòi của hối lộ cho nhiều, như vậy không đánh ngươi sao được.


Lời bàn.
Những kẻ có ý thức công bình bao giờ cũng sáng suốt trong việc xét đoán.
Bao  Công sở dĩ được tiếng vô tư là vì trong lúc lúc xét đoán không để lòng tự kỷ mình xen vào công việc.
Lòng tự kỷ khi xét đoán một việc gì, nếu để nó xen vào thì lẽ công bằng bị tổn thương. Mặc dù Bao Công đã thấy  đâu là gian thần, đâu là trung chánh, nhưng lúc xét việc vẫn hãy nghe rõ trà tôn trọng lời nói của hai bên. Có tôn trọng ý kiến của hai bên thì xét việc mới công bằng và chính đáng.
Tiêu Đình Quý mắng Bao Công chỉ vì lòng ngay thẳng của mình không chịu nổi những lời tà ngụy, còn Bao Công thì  đi tìm những lời tà ngụy đó để chứng minh cho sự thật để tìm ra lẽ phải. Trong mỗi công việc thì mỗi tính chất khác nhau, nên . không thể bắt Bao Công phải thiên vị, dù là thái độ đối xử.
Đây cũng là bài học cho những ai cầm trong tay quyền hành xét xử trước công lý.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 208
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com