watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:57:0218/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 26 - Hết - Trang 2
Chỉ mục bài viết
Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 26 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tất cả các trang
Trang 2 trong tổng số 7

hồi thứ hai mươi chín
Dương Nguyên soái dâng biểu hạch gian.
Bàng Quốc trượng dối vua toan kế.

Trầm Đạt vâng lệnh ra đi thì Dương Nguyên soái vào nội phủ nghĩ thầm:
- Kế sách vừa rồi mà không dùng được là do Tiêu Đình Quý làm đổ vỡ mà thôi. Còn bọn gian nịnh toan kế hãm hại ta chẳng lẽ triều đình không nghĩ đến công trạng của những kẻ khai quốc công thần. Trong triều mà rối loạn như vậy thì ngoài ải khó lòng yên ổn được. Từ nay về sau việc đại sự không nên dùng những quân mãng phu như vậy nữa.
Bấy giờ Trầm Đạt về đến kinh đô thì không vào hoàng thành vì nghĩ rằng nếu mình chưa đến thông tin cho Dư Thái quân hay mà vào hoàng cung trước e bọn gian thần lập quỉ kế gì chăng?
Nghĩ như vậy, Trầm Đạt vào chùa Tướng Quốc gởi tù xa, khiến quân canh giữ rồi đến Thiên Ba Phủ mà dâng thơ của Dương Tôn Bảo cho Dư Thái quân xem.
Dư Thái quân xem thơ cười nói:
- Bàng Hồng thật là tên gian xảo, bày đủ cơ mưu hãm hại trung thần. Tuy vậy mà hại con ta sao nổi.
Nói rồi liền khiến quân dọn tiệc mà thết đãi Trầm Đạt, rồi sai người đi dò la tin tức.
Còn Tiêu Đình Quý ở trong chùa Tướng Quốc thì cứ chửi mắng gian tặc om sòm. Tôn Võ ý muốn thông tin cho Bàng Hồng hay, ngặt vì kẻ tùy tùng mình đều bị Dương Tôn Bảo cầm giữ tại Tam Quan, cho nên không còn ai sai khiến.
Ngày hôm sau, Thiên tử lâm triều thì có Huỳnh quan vào tâu:
- Nay có Dương Nguyên soái nơi Tam Quan sai phó tướng là Trầm Đạt về trào dâng biểu, bây giờ còn đứng ngoài môn đợi lệnh.
Vua nghe tâu nghĩ thầm:
- Trẫm sai Tôn Võ ra Tam Quan tra xét công khố, Tôn Võ còn chưa về sao Dương Tôn Bảo lại dâng biểu về là ý gì.


Nghĩ như vậy liền khiến Huỳnh môn quan lấy biểu dâng để xem cho rõ sự tình.
Huỳnh môn quan vâng lệnh tiếp lấy bổn chương vào dâng Thiên tử xem thấy bổn chương mới rõ sự tình. Bàng Hồng ham của hối lộ, bảo Tôn Võ làm tiền.
Vua đưa tờ biểu cho Bàng Hồng xem. Bàng Hồng xem xong thất kinh, nghĩ thầm:
- Ngỡ là Tôn Võ có tài cán té ra nó là một thằng vô dụng. Nay sự việc đã ra đến trước triều, ta biết liệu sao đây?
Nghĩ như vậy, Bàng Hồng quỳ tâu:
- Xin Bệ hạ xét lại cho tôi nhờ, vả tôi ra làm tôi triều đình cũng đã lâu năm, chưa có điều chi sai trái, lẽ nào lại dám đòi ăn hối lộ của Dương Nguyên soái. Nay có Tôn Võ đó xin Bệ hạ tra hỏi cho minh bạch kẻo Dương Nguyên
soái kết oan cho tôi.
Vua nghe tâu liền truyền chỉ đòi Tiêu Đình Quý kiến giá.
Sai quan tuân lệnh dẫn Tiêu Đình Quý vào chầu. Tiêu Đình Quý xốc vào ngân loan điện không chút e dè, cũng không triều bái tung hô, nói lớn:
- Nay tôi vào ra mắt Hoàng đế.
Nói rồi chỉ xá một cái mà thôi.
Vua trông thấy bộ tịch tức cười và nghĩ thầm:
- Có lẽ thằng này bị điên dại chi đây.
Quan Trị điện thấy vậy nói với Tiêu Đình Quý:
- Sao ngươi đến trước mặt Vua lại không quỳ?
Tiêu Đình Quý nói:
- Muốn tôi quỳ sao? Vậy thì tôi quỳ.
Nói rồi liền quỳ xuống tâu:
- Tôi là Tiêu Đình Quý xin quỳ xuống đây.
Vua trông thấy nghĩ thầm:
- Tên này khờ khạo như vậy ắt có tính ngay thẳng, thôi quả nhân hỏi thử vài lời xem sao?
Nghĩ như vậy, Vua hỏi:
- Vậy chớ Địch Thanh giải chinh y đến Tam Quan có bị mất hay không?
Tiêu Đình Quý tâu:
- Giải chinh y thì cũng có giải đến thiệt, song vì Địch Thanh không cẩn thận nên bị cường đạo lấy mất hết rồi.
Bàng Hồng thấy Tiêu Đình Quý nói như vậy thì mừng thầm:
- May dữ a! Thằng mãng phu này khai đúng ý muốn của ta thật không gì may hơn.
Vua lại hỏi Tiêu Đình Quý:
- Chinh y mất hết hay chỉ mất chút ít mà thôi?
Tiêu Đình Quý tâu:
- Ôi thôi! Cường đạo nó giật ráo không chừa lại cái nào.
Bàng Hồng nghe Tiêu Đình Quý tâu như vậy thì sợ Vua hỏi dần dần đến việc mạo công của ký Thành nên quỳ tâu:
- Vả Tiêu Đình Quý là bộ hạ của Dương Tôn Bảo, nay đã khai ngay việc mất chinh y, mà việc ấy đã có thì mọi việc khác đều có. Chắc là Địch Thanh cũng có mạo công mà trừ tội Còn Dương Tôn Bảo cũng giết oan kẻ có công, đến như việc Tôn Võ đòi tiền hối lộ cũng chỉ là chuyện bịa đặt. Sự việc đã rõ ràng xin Bệ hạ chớ hỏi làm chi nữa cho nhọc sức.
Vua nói: .
- Việc này còn nhiều tình tiết, vậy Trẫm giao cho một vị công thần để tra xét cho rõ ràng rồi trình lại.


Bàng Hồng tâu:
- Vậy thì Bệ hạ giao việc này cho quan Đại Ngự  Trầm Quốc Thanh tra hỏi.
Vua nhậm lời. Trầm Quốc Thanh liền lãnh chỉ, khiến quân dẫn Tiêu Đình Quý về định mình đặng mà tra xét.
Tiêu Đình Quý liền chỉ mặt Bàng Hồng mắng nhiếc làm cho quân hầu sợ hãi lôi Tiêu Đình Quý ra ngoài ngọ môn, rồi bỏ vào tù xa mà dẫn đến dinh Trầm Quốc Thanh.
Bàng Hồng lại tâu rằng:
- Xin Bệ hạ bắt giam Trầm Đạt lại để tra xét việc xong sẽ cho về.
Vua hỏi:
- Ấy là ý gì vậy?
Bàng Hồng tâu:
- Nếu để cho Trầm Đạt về Tam Quan thông tin cho Dương Tôn Bảo hay, tôi e sanh lòng biến loạn đi chăng. Bệ hạ giam lại chờ ngày xét xử sẽ cho về.
Vua nghe theo ra lệnh giam Trầm Đạt nơi Thiên lao.
Lúc này các trung thần thấy Bàng Hồng tâu gì vua cũng nghe nên đem dạ bất bình, song liệu bề can gián không được nên phải nín thinh ôm hận.


Còn Bàng Hồng và Tôn Tú sau khi bãi chầu thì khiến người mở tù xa thả Tôn Võ ra, rồi dắt đến dinh Bàng Hồng cùng nhau đàm đạo.
Trong lúc đang nói chuyện thì có Trầm ngự sử đến ra mắt và Bàng Hồng và hỏi:
- Nay tôi đến đây hỏi ý kiến Thái sư về việc tra xét Đình Quý cách nào?
Bàng Hồng nói:
- Việc ấy có khó gì đâu, ngài cứ mang Tiêu Đình Quý ra tra khảo, ép nó phải cung khai rằng công lao của Lý Thành bị Địch Thanh mạo, còn việc mất chinh y thì không còn lo gì nữa vì Tiêu Đình Quý đã khai trước mặt Thiên tử
rồi. Còn việc Tiêu Đình Quý đánh Khâm sai thỉ phải xét cho minh bạch mà phục chỉ.
Trầm Quốc Thanh vâng lời. Bàng Hồng khiến dọn tiệc mà thết đãi mọi người. Mãn tiệc ai nấy từ giã ra về.
Lúc Trầm Quốc Thanh về đến hậu đường thì Y thị phu nhân hỏi:
Hôm nay sao tướng công đi chầu về trễ vậy?
Trầm Quốc Thanh nói:
- Vì có việc quan trọng, lẽ phải giữ kín, song tình vợ chồng không thể không nói.
Nói xong liền thuật hết các việc cho phu nhân nghe.
Phu nhân nghe xong tỏ vẻ buồn bực, nói:
- Tướng công ơi! Việc này là việc của người khác không liên can gì đến mình. Còn em của Tướng công đã gả cho người ta rồi thì cũng thuộc về ngoại thích. Như việc Hồ Khôn thì Hồ Luân làm nhiều điều ngang trái, vả lại cũng không bà con cật ruột gì với mình, tướng công phải lấy lẽ công bình mà xử sự để lo việc gìn giữ quốc gia sao lại theo đảng nịnh mà mong  hại tôi trung, như vậy hưởng tộc triều đình thật xấu hổ.
Trầm Quốc Thanh cười nói:
- Phu nhân nói sai rồi. Bổn phận ta nếu không có Bàng Thái sư giúp đỡ thì không được làm đến chức Ngự sử như vầy, mà phu nhân cũng không được cao mạng phụ nữa.
Phu nhân nói:
- Nay Bàng Thái sư tuy quyền cao thế mạnh, song lại làm nhiều điều gian ác thì không thể tồn tại mãi đâu. Đến lúc nào đó thì gian thần cũng ra gian thần mà để tiếng xấu muôn thuở.
Trầm Quốc Thanh nghe nói đến hai tiếng gian thần thì nổi giận, mắng:
- Đừng có hỗn ẩu, ăn nói không kiêng dè, chuyện không can gì đến mình lại tại sao xen vào như vậy.
Phu nhân nói:
- Chẳng phải là thiếp muốn sinh sự mà chọc giận tướng công, ấy là lời thật lẽ ngay thiếp muốn tỏ cùng tướng công để suy xét, tránh tai họa về sau.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Đồ hỗn ẩu! Sao ngươi dám gọi Bàng Thái sư là gian thần, ngươi là đàn bà biết gì mà xen vào việc nước.
Phu nhân nói:
- Tướng công ơi? Nay thiếp lấy lời hơn lẽ thiệt mà can gián chỉ vì tình vợ chồng mà thôi, sao tướng công lại giận dữ như vậy. Vả Bàng thái sư làm nhiều điều gian ác, cứ tìm kế hại kẻ trung lương, hay tham của mà làm cho rối việc nước như thế thiếp gọi là gian thần không đáng hay sao?
Trầm Quốc Thanh nói:
- Vậy ngươi biết Bàng Thái sư làm tai hại trung thần chỗ nào đâu hãy nói cho ta nghe thử?
Phu nhân nói:
- Công việc sờ sờ trước mắt mà phu quân không thấy sao, như Dương Tôn Bảo là dòng dõi công hầu, gìn giữ giang sơn nhà Tống, trấn thủ Tam Quan, ngăn binh ngoại quốc, thật đáng là trụ cột quốc gia, còn Địch Thanh là cháu của Địch Thái Hậu mà cũng là dòng dõi trung lương, lại từ khi ra Tam Quan lập được nhiều công lớn. Tướng võ như hai ông ấy thật là bậc tôi trung, nếu hại hai ông ấy thì lấy ai chống đỡ giang sơn. Tướng công là người hưởng lộc triều đình, đáng lẽ phải vun quén cho sức mạnh của non sông, lại xu quyền phụ thế, làm cho nước yếu dân nghèo, có phải là Bàng tặc xúi giục tướng công làm bậy hay không?
Trầm Quốc Thanh nổi giận mắng:
- Ngươi là đàn bà, không biết gì hết sao dám buông lời hỗn ẩu không biết phận mình.
Nói rồi xốc tới đánh Y thị phu nhân.

Lời bàn.
Theo thời xưa, người đàn bà là kẻ chỉ lo việc gia đình, không xen vào việc thiên hạ. Nhưng xét về quan niệm đạo đức thì đàn bà cũng là con người có đủ lương tâm đạo nghĩa.
Trầm Quốc Thanh vì chạy theo danh lợi, theo đảng dua nịnh để củng cố bản thân mình, trong lúc Y thị phu nhân thì lại không có tham vọng như vậy, nghĩ đến quyền lợi quốc gia hơn là quyền lợi của bản thân. Do đó mà hai quan niệm đối nghịch nhau.
Dù là đàn ông hay đàn bà lẽ phải là điều cao quý hơn hết, kẻ nào trọng lẽ phải thì kẻ. ấy có đủ phẩm chất làm người, còn kẻ nào vì quyền lợi bản thân mà quên mất đạo nghĩa thì kẻ ấy thiếu phẩm chất.
Trong cuộc sống không thiếu gì người khi chạy theo danh lợi bỏ mất đạo nghĩa, nhưng điều tốt nhất là khi được người khác thấy được chỗ sai lầm của mình thì mình phải kiểm để sửa chữa.

Muốn tự kiểm để sửa chữa thì tự mình phải đứng ra ngoài tham vọng cá nhân thì mới nhận ra được lẽ phải trái.

hồi thứ ba mươi
Vì nghĩa khuyên chồng đành tử tiết.
Ham danh để vợ lánh trần gian
.

Trầm Quốc Thanh thấy vợ cứ khuyên can mãi, không cho cấu kết với Bàng Hồng thì nổi giận la mắng om sòm.
Y thị phu nhân cũng không nhịn, phải lớn tiếng nói:
- Thiếp lấy lời phải trái mà can gián tướng công, mục đích là tránh những hậu họa sau này, nếu tướng công không nghe thì sau này có hối hận thì cũng đã muộn.
Trầm Quốc Thanh không nhịn, cứ xốc tới đánh vào mặt phu nhân. Bọn a hoàn trông thấy vội chạy đến kéo Trầm
Quốc Thanh ra mà khuyên giải:
- Xin lão gia bớt giận. Lão gia đã mắng nhiếc phu nhân như vậy cũng đã đủ rồi, sao còn đánh đập nữa.
Bọn a hoàn túng thế phải lôi phu nhân vào phòng rồi đóng cửa lại.
Y thị phu nhân sai con a hoàn là Tố Lan ra nhà ngoài lén nghe thử Trầm Quốc Thanh tra tấn Tiêu Đình Quý như thế nào đặng trở vào báo cho phu nhân hay.
Lúc này Trầm Quốc Thanh ra đến công đường vẫn còn sắc giận, liền khiến quân bắt Tiêu Đình Quý mà tra khảo.


Tiêu Đình Quý lớn tiếng mắng Trầm Quốc Thanh không tiếc lời.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Tiêu Đình Quý! Ngươi là một tội phạm đến trước pháp đường mà còn dám hỗn láo như vậy sao? Ngươi muốn gì?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ta chỉ muốn trở về Tam Quan mà thôi.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Ta vâng chỉ đem ngươi về đây tra xét việc Dương Bảo loạn phép nước, Địch Thanh làm mất chinh y sang đoạt công lao của Lý Thành, còn ngươi thì ăn hối lộ của Địch Thanh bao nhiêu mà đánh khâm sai, bao nhiêu việc đó ngươi phải khai cho rõ.
Tiêu Đình Quý nghe nói càng giận dữ thêm, trợn mắt nạt Trầm Quốc Thanh nói:
- Trầm Quốc Thanh! Ngươi làm Ngự sứ mà nói nhiều điều bất thông lắm. Ta đố ngươi làm sao ép ta khai bậy được.
Trầm Quốc Thanh khiến quân dùng đủ cực hình tra tấn nhưng Tiêu Đình Quý vẫn một mực chửi mắng mà thôi.
Trầm Quốc Thanh thấy Tiêu Đình Quý gan dạ như vậy nên nghĩ thầm:
"Nó đã không chịu khai thì ta đành phải làm tờ cung tiêu giả để vào triều phục chỉ cho xong".
Nghĩ rồi sai quân dẫn Tiêu Đình Quý đem vào giam nơi Thiên lao để chờ ngày tìm cách hãm hại.
Còn con a hoàn Tố Lan đứng rình bên ngoài nghe rõ đầu đuôi liền vào phòng báo lại cho Y thị phu nhân biết.
Y thị phu nhân lập tức đóng cửa phòng, lấy viết đề một bài thơ tuyệt mạng như sau:
Thân này dẫu chết dạ không phiền.
Ba chục xuân xanh vậy cũng yên.
Miễn đặng phu quân chừa lánh cũ.
Thiếp về chín suối cõi thiêng liêng.

Đề thơ xong, Y thị phu nhân tự vận mà chết.
Bọn a hoàn thấy phu nhân không có động tĩnh gì đến xô vào phòng thấy phu nhân đã tự vận nên thất kinh la lớn:
- Ôi chao! Phu nhân dã tự vận rồi, vây phải mau phi báo cho lão gia hay.
Khi a hoàn vào đến thơ phòng thì Trầm Quốc Thanh đang ngồi làm bản cung tiêu giả để vào triều phục chỉ, nên không để ý gì đến việc phu nhân tự vận cả. Khi làm xong, Trầm Quốc Thanh cười lớn nói:
- Như lời biểu này thì dẫu Thiên ba phủ cũng không cứu nổi tính mạng của Dương Tôn Bảo, còn Địch Thanh tuy là cháu của Địch Thái Hậu, nhưng không lẽ Địch Thái Hậu không rõ phép nước.


Nói rồi sắm sửa thay áo, cầm tờ biểu và lời cung tiêu giả của Tiêu Đình Quý đem cho Bàng Hồng xem.
Vừa bước ra cửa, Trầm Quốc Thanh nghe bọn a hoàn khóc rống lên, nói:
- Lão gia ơi! Phu nhân đã chết rồi sao lão gia không ngó ngàng như vậy?
Trầm Quốc Thanh nạt lớn:
- Loài súc sanh, thứ đàn bà mà hỗn ẩu như vậy có chết đi cũng đáng lắm. Thây kệ nó, cứ để đấy.
A hoàn Tố Lan nghe nói khóc sướt mướt, nói:
- Sao lão gia tệ bạc quá vậy? Lẽ ra phải tìm thuốc gì cho phu nhân uống may ra có sống lại chăng?
Trầm Quốc Thanh nạt:
- Vậy chớ chúng bay không biết kiếm thuốc men cho nó hay sao? Ta không muốn cho nó sống lại để nó mắng ta là gian thần, phản quốc.
Bỗng có hai con a hoàn khác chạy đến nói:
- Phu nhân chết một cách rất thảm thiết, thân xác hãy còn nguyên vẹn, sao lão gia không cứu chữa mà bỏ đi như vậy?
Trầm Quốc Thanh nghe báo bước đến cửa phòng, thấy phu nhân nằm ngay đơ thì cười gằn nói:
- Ấy là tại cái miệng của ngươi mà mang họa, hãy xuống âm phủ mà cáo với Diêm vương.
Nói rồi truyền bọn a hoàn đào một cái hầm sau vườn mà chôn xác. Bọn a hoàn không đám nói, nhưng rất thương tâm không nỡ lấp đất, cứ bỏ xác phu nhân trên vũng bùn rồi đắp cỏ lên, nhờ đó mà xác phu nhân không bị hủy hoại.
Bấy giờ Trầm Quốc Thanh hối gia nhân đốt đuốc sang dinh Bàng Hồng ra mắt trình bổn chương cùng tờ cung tiêu giả cho Bàng Hồng xem.
Bàng Hồng xem xong mừng rỡ nói:
- Lời bổn chương rành lắm, sáng mai đem đến dâng lên Thiên tử ắt xong việc.
Trầm Quốc Thanh nghe Bàng Hồng khen thì lòng dạ phơi phới trở về đinh thì đêm đã khuya, vào phòng thấy quạnh quẽ nên cũng có ý buồn, than thầm:
- Nay phu nhân đã thác rồi thì nệm nghiêng gối chếch, đêm nay còn đâu mà trò chuyện cho vui. Thôi thì ta gọi một con a hoàn vào phòng mà chung gối cho có bạn. Vả chăng trong số a hoàn chỉ có con Tố Lan tuy tuổi đã lớn mà nhan sắc còn rất mặn mà, vậy ta bắt nó vầy cuộc mây mưa chắc thú vị lắm.


Nghĩ như vậy bèn kêu Tố Lan vào phòng.
Tố Lan vừa bước vào thì Trầm Quốc Thanh đã ôm chầm vào lòng nói:
- Đêm nay nàng giúp cho ta một cuộc giao hoan cho thật đẹp, ngày mai ta vào triều thế nào cũng được Hoàng thượng ban khen, chừng ấy ta sẽ cùng nàng tận hưởng.
Tố Lan thất kinh nói:
- Tôi là phận tôi tớ, bấy lâu nay phu nhân coi như con trong nhà, nay phu nhân đã tạ thế, tôi đâu dám bậy bạ, xin gia nghĩ lại.
Trầm Quốc Thanh nói:
- Ta có lòng đoái tưởng như vậy, chỉ cần nàng chung chạ với ta một đêm cho thỏa mãn, sao nàng lại từ chối.
Nói rồi đóng cửa phòng lại, kéo Tố Lan lên giường vầy cuộc gió trăng. Tố Lan năn nỉ thế nào cũng không được.
Tố Lan thấy Trầm Quốc Thanh ham mê như điên dại, cực chẳng đã phải nằm yên để cho Trầm Quốc Thanh thỏa mãn cuộc mây mưa cho qua cơn bão tố.
Rạng ngày, Trầm Quốc Thanh dậy sớm vào chầu Thiên tử và tâu:
- Tôi vâng lệnh tra xét Tiêu Đình Quý ban đầu nó không chịu khai, cho nên phải dùng hình phạt tra khảo, sau thì nó chịu khai rằng:
- Địch Thanh làm mất chinh y nên mạo công mà đền tội, còn Tiêu Đình Quý cũng có ăn hối lộ của Địch Thanh, chịu làm chứng mạo chớ thiệt là cha con Lý Thành có công trừ giặc mà Dương Tôn Bảo lại không chịu xét cứ nghe theo lời khai mà giết cha con Lý Thành. Lại khi Tôn Võ đến tra xét kho tàng thì Dương Tôn Bảo lại không chịu để tra xét, lại niêm phong, rồi khiến Tiêu Đình Quý đánh Tôn Võ vu cho tội đòi hối lộ.
Tâu xong, Trầm Quốc Thanh lại dâng tờ bổn chương và tờ cung tiêu cho Thiên tử xem.
Thiên tử nổi giận mắng:
- Dương Tôn Bảo thật cả gan. Bấy lâu nay trẫm tưởng nó là người trung nghĩa đại thần, té ra nó cũng là một loại gian tà không kể đến nợ nước ơn vua. Thôi để trẫm sai ngươi ra Tam Quan mà bắt nó về đây.
Bàng Hồng nghe vua phán như vậy thì nghĩ thầm:
- Nếu bắt Dương Tôn Bảo về trào thì Dư Thái quân và Địch Thái Hậu thế nào cũng binh vực chúng nó, ta làm thế nào mà giết được.
Nghĩ như vậy liền tâu: .
- Dương Tôn Bảo là người trấn giữ biên cương đã hai mươi năm binh quyền rất mạnh, nếu bắt về trào ắt tìm cách quấy phá triều đình.
Thiên tử hỏi:
- Vậy khanh tính thế nào?
Bàng Hồng tâu:
- Tôi tưởng Tiêu Đình Quý đã cung khai hết sự thật rồi, không còn tra xét gì nữa, xin Bệ hạ cho một đạo thánh chỉ buộc Dương Tôn Bảo và Địch Thanh phải tự sát nơi biên quan, còn Tiêu Đình Quý thì dẫn ra pháp trường mà xử trảm.
Thiên tử nghe theo khiến Tôn Võ đem một đạo thánh chỉ và ba môn triều điển ra Tam Quan cho Dương Tôn Bảo và Địch Thanh mà khiến hai người phải tự xử lấy mình. Còn Tôn Tú thì làm giám thị mà chém Tiêu Đình Quý.


Khi Tôn Tú và Tôn Võ lãnh được chỉ thị rồi thì có lòng mừng. Còn các trung thần đều quỳ một lượt mà xin vua xét
lại, song vua không nghe, mà cũng không ai dám đến Nam Thanh cung và Vô nịnh phủ để báo tin cho Địch Thái Hậu và Dư Thái quân hay.
Còn Tôn Tú khi lãnh được thánh chỉ liền gấp rút đến thiên lao bắt Tiêu Đình Quý mà dẫn ra pháp trường.
Tiêu Đình Quý ra đi thì chửi mắng vang trời, làm cho ai nấy đều kinh ngạc.
Lúc ấy có gia đinh nơi Thiên Ba phủ hay tin trên chạy về báo với Dư Thái hậu. Dư Thái hậu nổi giận lật đật lên kiệu thẳng đến giữa triều đình, song e cứu Tiêu Đình Quý không kịp nên khiến Đỗ phu nhân, Mộc Quế Anh ra giữa pháp trường mà ngăn trở không cho quân giám sát xuống đao.
Hai vị phu nhân ấy vừa đến pháp trường thì gọi lớn:
- Dư Thái quân khiến khoan chém Tiêu Đình Quý đã, để người vào chầu mà tâu cùng Thiên tử.
Tiêu Dính Quý nghe nói lật đật kêu lớn:
- Xin hai vị phu nhân mau mau lại đây mà cứu tôi kẻo nó làm ngang mà chém tôi thì oan ức lắm.
Hai vị phu nhân nói:
- Không hề chi đâu. Dã có ta đây nếu Tôn binh bộ làm ngang thì lánh mạng nó cũng không còn.
Tiêu Đình Quý cả mừng. Còn Tôn Tú thì giận căm gan, song không dám kình chống với hai vị phu nhân.

Lời bàn.
Ở hồi này chúng ta thấy hoạt động của nữ giới rất đắc lực Trước hết phải kể đến lòng trung của Y thị phu nhân, vợ của Trầm Quốc Thanh, dám liều mình tử tiết để khuyên chồng, không để chồng mình gia nhập vào bọn gian ác. Tấm lòng trung nghĩa của bậc phu nhân ấy thật khó ai bì kịp.
Còn đến lúc này thì Dư Thái quân đem thân xông vào cộng việc để can vua và giải cứu cho Tiêu Đình Quý trong gian nguy.
Trung thần trong triều đình không ai còn đủ sức để cứu vãn nguy biến, nên phải nhờ vào sức của nữ nhi. Thật là một điều hi hữu.
Gian thần sàm tấu khiến cho nhà vua mê muội không còn phân biệt được lẽ phải trái. Cho nên nhở vua đã mất hết sáng suốt, không còn bản lãnh để trị dân.
Lời nói của kẻ nịnh và lời nói của người trung nếu không sáng suốt phân biệt thì dễ làm cho người nghe hôn ám

hồi thứ ba mươi mốt
Dư Thái quân vào tâu kim điện.
Bao Thị chế khiến lập Ô đài.

Bấy giờ Dư Thái quân thẳng dấn kim loan điện, triều bái xong liền tâu:
- Không biết cớ chi mà Bệ hạ ra lệnh chém Tiêu Đình Quý. Vả Tiêu Đình Quý là một trang dũng tướng, có công nơi biên ải lại là con cháu trung thần, dẫu có tội chi cũng nghĩ đến công lao của Tiêu Táng thuở xưa mà dung tha cho nó.
Thiên tử nghe tâu thì nghĩ thầm:
- Việc này Trẫm cũng chưa rõ. Cứ theo lời tâu của Bàng
Quốc trượng mà xử trảm nên thiệt khó biện minh.
Nghĩ như vậy nên vua vẫn ngồi yên không có lời phán.
Dư Thái quân lại tâu:
- Xin Bệ hạ xét lại. Vả chăng con thiếp và chồng thiếp đều vì nước liều mình, duy còn một chút cháu trấn nơi Tam Quan đã hơn hai mươi năm, nó vẫn luôn luôn tận trung báo quốc không làm điều chi sai trái. Còn Tiêu Đình Quý thì lâu nay theo cháu tôi lập được công lao lớn lắm. Nay không biết nó phạm tội chi mà Thiên tử lại xử trảm nó như vậy.
Thiên tử thấy Dư Thái quân hỏi nhiều lần thì mới trả lời:
- Nguyên hôm trước Trẫm có sai Tôn Võ ra Tam Quan mà tra xét tiền lương thì Tiêu Đình Quý đánh Tôn Võ mà Tôn Võ là Khâm sai của triều đình, như vậy quả là khinh thường pháp luật. Ngang tàng như vậy thì đáng xử tử lắm.
Dư Thái quân tâu:
- Tôn Võ là người vâng chỉ sai đi tra xét tiền lương, mà không tra xét chi hết cứ đòi ăn hối lộ mà thôi. Khâm sai của Bệ hạ mà hành động như vậy thì cũng như Bệ hạ hành động có khác gì, vậy thì Tôn Võ có đáng chém không?

Thiên tử nói:
- Tôn Võ không có đòi của hối lộ chi hết, mà chém nó chẳng là oan lắm.
Dư Thái quân tâu:
- Còn Tiêu Đình Quý cũng không đánh chửi Khâm sai nếu Bệ hạ giết nó thì cũng oan nó lắm.
Thiên tử nghe tâu thì mỉm cười nói:
- Tiêu Đình Quý đã làm tờ cung tiêu mà chịu rằng có đánh khâm sai thì còn oan gì nữa.
Dư Thái quân tâu:
- Đã làm tội Tiêu Đình Quý sao không tra xét đến Tôn Võ? Còn nói đến Tiêu Đình Quý mà không nói đến DươngTôn Bảo thì e rằng luật pháp bất minh chăng?
Thiên tử nghe mấy lời của Thái Quân thì gật đầu nói:
- Phải! Dương Tôn Bảo cũng có tội nữa, song trẫm cũng nghĩ nó là dòng dõi công thần, mà lại có công trấn thủ Tam Quan đã hai mươi mấy năm nay, nên trẫm không nỡ chém mà làm tội bằng tam bang triều điển mà thôi.
Dư Thái quân nghe nói thì nổi giận tâu lớn tiếng:
- Chồng con tôi vì nước bỏ mình đã hết mấy mạng mà Bệ hạ không đem lòng thương tưởng thì thôi. Nay cháu tôi Dương Tôn Bảo công lao như vậy, Bệ hạ lại nghe lời quân nịnh mà xử tội tam bang triều điển. Nỡ nào đành làm như vậy? Sao Bệ hạ không suy đi xét lại cứ nghe quân nịnh làm, chẳng hề nghĩ đến kẻ hiền lương. Vả một cái án trong dân giã kia còn phải tra đi xét lại, cho biết ai phải ai quấy rồi mới luận tội, thế mà còn lầm thay, huống chi việc lớn bằng trời như vậy mà Bệ hạ không tra đi gạn lại, chỉ nghe lời tâu trình muốn giết ai thì giết, muốn chém ai thì chém. Làm như vậy thì kẻ trung lương bị thác oan, mang tiếng xấu lưu truyền muôn thuở, mất hết danh giá trung thần đi, chẳng là oan ức cho họ Dương lắm sao? Vả lại Trầm Quốc Thanh cũng là phe đảng của Bàng Quốc trượng, Tôn Võ cũng là em của Tôn Tú tôi e bên trong có điều gì gian trá đây. Nếu Bệ hạ không xét cho kỹ ắt là lầm mưu lũ nịnh chớ chẳng không. Xin Bệ hạ lưu Tiêu Đình Quý lại, rồi đòi Dương Tôn Bảo và Địch Thanh về triều mà hỏi cho rõ ràng. Nếu quả có tội thì Dương Tôn Bảo có chết cũng cam lòng, còn Vô Nịnh phủ bị danh nhơ cũng đáng. Nếu Bệ hạ không xét cho kỹ mà chém trước Tiêu Đình Quý thì bất minh lắm.

Bàng Hồng thấy Dư Thái quân tâu như vậy thì nghĩ thầm:
- Mạng Tiêu Đình Quý đã muôn thác, không ai dám can ngăn không biết mụ già này hay tin ở đâu mà vào triều nói nhiều câu làm nhục Thiên tử, mà Thiên tử thì ngồi trơ trơ như hình nộm, không nói chi hết. Nếu giết không được Tiêu Đình Quý thì giết sao cho được Dương Tôn Bảo và Địch Thanh.
Bấy giờ mấy vị trung thần ngồi nghe ai nấy đều cho là lời của Dư thái quân đã rõ lại rất công minh. Chắc là vua phải nghe theo chẳng không.
Thật vậy, sau khi nghe mấy lời tâu của Dư Thái quân,vua liền truyền chỉ tha Tiêu Đình Quý, và khiến Tôn Võ trả  thánh chỉ lại, đợi Dương Tôn Bảo và Địch Thanh về trào rồi thiên tử có bổn phận tra xét việc ấy.
Dư Thái quân tâu:
- Xin Bệ hạ cho tôi lãnh Tiêu Đình Quý về Thiên Ba Phủ, nếu nó trốn đi tôi chịu tội.
Thiên tử nghe theo sai bốn tên Thái giám đưa Thái Quân về Thiên Ba phủ và giải Tiêu Đình Quý đến Thiên Ba phủ giao cho Dư Thái quân.
Dư Thái quân về đến Thiên Ba phủ thì Đỗ phu nhân và Mộc Quế Anh cũng về đến. Dư Thái quân nói với hai vị phu nhân ấy:
- Giận bầy gian tặc bày mưu này kế kia mà hại cháu ta hoài. Tuy vậy nó hại sao cho nổi. Thôi để ít ngày nữa cháu ta về đây ta sẽ hết sức mà đối nại với loài gian ấy.
Vừa nói dứt thì đã thấy Tiêu Đình Quý vào ra mắt. Dư Thái quân hỏi:
- Tiêu Đình Quý! Vậy chớ câu chuyện ngoài Tam Quan như thế nào hãy kể lại rõ ràng cho ta nghe.
Tiêu Đình Quý nói:
- Địch Thanh thực có làm mất chinh y, mà có lập nên công trận lớn, cha con Lý Thành thiệt có mạo công, còn Tôn Võ ra đến Tam Quan thì cứ đòi ăn của hối lộ năm bảy muôn lượng, nên tôi có nóng giận đánh nó hết ít thoi và ít đạp.
Dư Thái quân nói:
- Té ra ngươi đánh Tôn Võ là mắc kế của Bàng Hồng rồi.
Tiêu Đình Quý nói:
- Xin Thái Quân chớ lo, để tôi đến dinh Bàng Hồng lấy quách thủ cấp của nó thì mới đã giận.
Dư Thái quân nạt lớn:
- Đừng có sanh sự mà gây họa. Dù phải dù quấy phải chờ Nguyên soái ngươi về đây rồi sẽ hay.
Từ ấy, Dư Thái quân sợ Tiêu Đình Quý ra ngoài sanh sự nên không cho Tiêu Đình Quý ra khỏi cửa, rồi lại sai người đến thiên lao mà dặn dò ngục quan phải chăm sóc Trầm Đạt cho tử tế.
Nói về Y thị phu nhân, tuy giận chồng tự tử nhưng khí số chưa mãn, nên hồn sa xuống cáo Diêm vương mà tỏ bày nỗi oan ức
Diêm vương cho người duyệt sổ lại thì số Y thị sống lâu đến 88 tuổi. Bây giờ tuy chết oan nhưng ít ngày nào cũng được hoàn hồn.
Vì vậy Diêm vương sai quỷ tốt đưa hồn Y thị đến Trần châu kêu oan với Bao Công.
Lúc này Bao Công đang vâng lệnh triều đình đi phát chẩn tại Trần Châu, vì nơi đây dân chúng mất mùa đói kém.
Khi đến nơi thì Bao Công làm y theo thánh chỉ, cho nên nhân dân rất ngợi khen.
Đến ngày mồng ba tháng ba, công việc xong rồi, Bao Công trở về triều phục chỉ, nhưng trong lúc trên đường về xảy có một trận cuồng phong thổi đến làm cho Bao Công đôi mắt chóa lòa, không thấy gì hết. Quân sĩ đều kinh ngạc.
Bao Công nghĩ thầm:
- Đây là một cơn gió lạ, chắc là có oan hồn mách bảo gì đây chớ chẳng không.
Nghĩ như vậy bèn hỏi:
- Oan hồn nào đến đây, có chuyện gì oan ức chăng?
Nói vừa dứt lời thì trận cuồng phong lại thổi tiếp. Bao Công liền khiến quân đình lại, sai Trương Long, Triệu Hổ lập một cái đài tạm nơi đồng trống, rồi thắp hương van vái.
Qua đến canh ba, lại có một trận cuồng phong thổi đến, Bao Công lúc ấy đôi mắt đang lim dim thấy có một con quỷ đàn bà đến quỳ trước mặt mình mà thưa rằng:
- Thiếp là Y thị, tên Trịnh nương, vợ Trầm Quốc Thanh đang làm Ngự sử.
Bao Công hỏi:
- Nếu nàng là vợ Trầm Ngự sử thì cũng là một vị phu nhân, vậy xin phu nhân đứng dậy mà thuật hết các việc của Trầm Quốc Thanh cho Bao Công nghe.
Phu nhơn thưa:
- Vì chồng của thiếp trước đây không nghe lời can gián của thiếp, nên thiếp tức mình mà tự vận, thiếp đâu dám trách ai. Chỉ vì thân thiếp hiện đem lấp trong vũng bùn, mà phần thiếp chưa mãn, nên Diêm vương cho thiếp đến đây kêu oan.
Bao Công khen:
- Phu nhân là bổn phận đàn bà mà còn biết ngay vua thương tướng như vậy, thật là đáng bậc hiền triết phu nhân.
Nói rồi liền hỏi Y thị rằng:
- Vậy thi thể phu nhân hiện giờ còn ở nơi dinh Trần Ngự sử chăng?
Phu nhân nói:
- Thân thể hiện giờ còn ở tại sau vườn, bên trên có phủ lá cây và cỏ.
Bao Công nghe nói nổi giận mắng:
- Nói vậy Trầm Ngự sử thật là người tàn nhẫn, vợ mình làm đến bậc cao mạng phu nhân mà chết không có quan quách, lại hùa theo bọn nịnh thần làm cáo trạng giả mà hại kẻ tôi trung. Vậy thì phu nhân hãy trở về kinh sư đi, đặng ta về trào lập tức toan tính việc ấy cho.


Phu nhân nghe nói lạy tạ rồi riu ríu ra đi.
Còn Bao Công thì tỉnh dậy nghĩ thầm:
- Giống như chiêm bao mà không phải chiêm bao. Đây là việc hiển hiện của hồn oan tố cáo kẻ gây tội. Như vậy nàng chết đã hai ngày đêm rồi, nếu ta về kịp thì nàng có thể hoàn hồn được, vì thân thể chưa bị hủy hoại.

Lời bàn.
Theo quan niệm Đông phương, con người chết sống có định mệnh. Nếu chưa đến lúc chết mà phải lìa trần thì oan hồn không tiêu tan mà vất vưởng trong cõi tạm. Đó là trường hợp của Y thị
Tác giả đã dùng quan niệm ấy để nói lên một hành động báo oán của một người đàn bà chết oan uổng.
Tuy là việc cấu kết bằng ý tưởng song cũng là bài học dạy đời, sống phải giữ lẽ công bình, không làm cho kẻ khác ân hận để rồi sự oán hận ấy di lưu trong cuộc sống.

hồi thứ ba mươi hai
Tra án trong trào còn hữu cớ.
Bắt gió trên không thật vô bằng.

Đêm ấy Bao Công không chờ trời sáng, truyền quân đuốc mà đi. Quân sĩ không biết cớ gì chỉ biết vâng lời, còn các quan phủ, huyện cũng không dám hỏi, chỉ làm tiệc tiễn đưa
Khi đưa Bao Công đi rồi, các quan bàn tán với nhau:
- Không biết có chuyện gì mà Bao Hắc Tử lại nôn nóng như vậy. Khi không bắt lập đài tạm giữa đồng rồi lại lật trở về triều không kịp đón đưa.
Còn Bao Công thì cứ hối quân đi riết suốt đêm, cho sáng mới tới Trần Kiều Trấn. Vì quá mệt mỏi, Bao Công muốn chọn chỗ nghỉ chân, nhưng chưa tìm được.
Tiết Bá thưa: .
- Phía trước đây có một tòa Nhạc miễu rộng rãi lắm, có thể cho quân sĩ đến đó nghỉ đỡ một đêm rồi mai sẽ đi.
Bao Công nói: .
- Vậy thì ta hãy đến đó mà nghỉ đỡ một đêm, nhưng không nên làm kinh động dân chúng.
Quân sĩ vâng mệnh đến miếu ấy thì thấy một vị đạo nhân quỳ thưa:
- Chúng tôi không hay lão gia đến nên không nghênh tiếp.
Bao Công nói:
- Ta đi đến đâu cũng không cho ai biết. Nay vì trời tối, ta xin nghỉ tạm đây một đêm, sáng sớm sẽ lên đường.
Các đạo nhơn nói:
- Vậy xin mời lão gia vào nhà khách an nghỉ.
Bao Công nói:
- Đừng lo gì cho ta hết. Ta chỉ nghỉ tạm một đêm để chờ sáng mà thôi.
Ngày hôm sau, Bao Công lên kiệu hối quân tiếp tục lên đường, nhưng lúc đến Trần Kiều thì bỗng có một trận gió thổi đến rất mạnh làm cho cái mão Ô sa của Bao Công phải rơi xuống đất.
Trương Long và Triệu Hổ vội chạy đến chụp lấy mão dâng lên cho Bao Công.
Bao Công nạt lớn, nói:
- Gió gì mà dám lung lạ như vậy?
Quân sĩ thưa:
- Ấy là Lạc Mạo Phong đó.
Bao Công nghe nói mỉm cười, nói tiếp:
- Lạc Mạo Phong vô lễ, không nên dung tha nó.
Liền sai Trương Long, Triệu Hổ đi tìm bắt Lạc mạo phong.
Trương Long và Triệu Hổ nói nhỏ với nhau:
- Không xong rồi! Lão gia sai đi bắt Lạc mạo phong thì biết nó ở đâu mà bắt.
Hai người liền quỳ xuống thưa:
- Lão gia muốn bắt Lạc mạo phong sao? Vả Lạc mạo Phong là gió đâu có hình tượng mà chúng tôi bắt nó được.
Bao Công nói:
- Đồ súc sanh! Ta sai các ngươi làm một việc nhỏ như vậy mà biếng nhác không chịu làm.
Hai người ấy thưa:
- Không phải chúng tôi biếng nhác, chính vì nó vô hình nên chúng tôi không thể bắt nó được.
Bao Công nạt lớn: .
- Ta hẹn cho hai ngươi trong một giờ phải bắt cho được Lạc mạo phong dẫn về đây cho ta, nếu bắt không được thì chém đầu.
Nói rồi khiến quân quay kiệu lại nơi Nhạc miếu mà chờ
Còn Trương Long, Triệu Hổ thấy Bao Công nói gắt như vậy thì than thở, vừa đi vừa lầm bẩm:
- Làm thế nào mà bắt cho được Lạc mạo phong đây?
Triệu Hổ nói:
- Trương huynh ơi. Hôm nay hai đứa ta khốn rồi, chắc là tánh mạng không giữ được.
Trương Long nói:
- Ấy là số mạng chúng ta chỉ đến ngày hôm nay thôi cho nên mới sanh ra chuyện lạ như vậy.
Triệu Hổ nói:
- Vậy thì chúng ta cứ đi lần đến Trần Kiều bắt đại một người gọi nó là Lạc mạo phong đem về nạp cho lão gia vì lão cũng chẳng biết Lạc mạo phong mặt mũi ra sao đâu.
Trương Long theo lời. Hai người dắt nhau đi thơ thẩn trên cầu một úc thì gặp một lão tiều gánh củi đi qua.
Triệu Hổ nói:
- Kìa! Gã đó là Lạc mạo phong, chúng ta bắt cho mau.
Hai người vừa áp lại thì gã tiều phu xô ra nói:
- Các ngươi làm gì vậy?
Trương Long nói:
- Chúng ta vâng lệnh Bao Công đi bắt Lạc mạo phong.
Tiều phu nói:
- Đừng có nói xàm. Dù có vâng lệnh ai thì cũng phải có giấy tờ mới có quyền bắt bớ người ta chớ.
Triệu Hổ nói với Trương Long:
- Gã này nói nghe có lý. Hay là chúng ta trở về xin lão gia cho chúng ta một tờ trát lệnh.
Bàn tán xong, hai người trở lại nói với Bao Công:
- Lão gia ơi! Chúng tôi đã tìm gặp được Lạc mạo phong nhưng không có trát lệnh nên không bắt được.
Bao Công mỉm cười nói:
- Thôi được! Để ta cho các ngươi một tờ trát lệnh.
Nói rồi trao cho hai người một tờ trát lệnh và hối phải ra đi cho gấp.
Trương Long và Triệu Hổ lãnh trát ra đến cầu thơ thẩn một lúc thì lại bị một trận cuồng phong thổi đến, làm cho tờ trát trên tay bay bổng lên trời.
Hai người thất kinh vội vã đuổi theo để chụp tờ trát lại, nhưng chạy được một lúc thì tờ trát rơi xuống tấp vào gánh hàng rau của một gã bán rau đang vội vã đem ra chợ bán.
Trương Long nói với Triệu Hổ:
- Lạc mạo phong đây rồi? Chúng ta mau bắt nó đem về nạp cho lão gia.
Nói rồi hai người áp lại, bắt gã bán rau lôi đi.
Gã bán rau kinh ngạc không biết chuyện gì, vội năn nỉ:
- Tôi là người thủ phận làm ăn, không từng phạm pháp, sao lại bắt tôi oan ức như vầy?
Trương Long, Triệu Hổ nói:
- Ngươi có phạm pháp hay không cũng mặc kệ, hãy đến trước mặt Bao lão gia mà đối nại.
Nhân dân trong chợ thấy vậy đem lòng bất bình, chạy theo hai người ấy, xem thử bắt người bán rau mà dẫn đi đâu.

Lời bàn.
Một hiện tượng lạ của trời đất đã làm cho Bao Công gây ra một sự việc nực cười.
Bao Công dựa trên sự tin tưởng có ân oán đọng trong cõi sống, và việc sai hai người tùy tùng làm công chuyện dò xét mà thôi. Nhưng hai tên tùy tùng thì nì hệt trong nó mà phải tìm cách thoát ra.
Đứng về quan niệm triết Đông thì cùng tắc biến, bị tắc thông. Đã có biến thì dĩ nhiên phải có thông. Ý nghĩa thông đây lại giải đáp bằng nhân quả, tức là cởi mở và bù những cái nhân đã gây ra từ thuở trước.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 187
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com