watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
00:30:3205/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Lưu Công Kỳ Án 101 - 125
Chỉ mục bài viết
Lưu Công Kỳ Án 101 - 125
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 13


Hồi 101

Gặp Hảo Hán Tạm Lánh Họa Trong Rừng Liễu


Từ Khắc Triển, Đoạn Văn Kinh, Trương Quân Đức, Lưu Phụng bốn người đánh tan đám quan binh phủ Đại Danh, nhân lúc nửa đêm tối trời đã chạy lọt lưới, nhằm hướng Tây Nam đào tẩu. Chạy cách thành Đại Danh chừng chín mươi dặm, thấy lúc này trời đã hừng sáng. Bốn người đang lo chưa có chỗ náu thân, chợt thấy phía trước có một khu rừng liễu, trong lòng vô cùng mừng rỡ. Đoạn Văn Kinh thấy vậy, bèn quay sang phía ba tên Từ, Lưu, trương nói:
- Ba vị lão đệ, nay chúng ta mình bê bết máu, trời cũng sắp sáng, khó lòng đi được nữa. Chúng ta hãy tạm lánh vào khu rừng phía trước náu thân, đợi đêm xuống, chúng ta tiếp tục lên đường.
Ba tên Từ, Lưu, Trương nghe nha dịch Đoạn Văn Kinh nói vậy đồng thanh trả lời:
- Đại ca nói phải lắm!
Bốn người nói xong, nhằm hướng khu rừng liễu kéo tới. Vừa vào trong, thấy rừng cây rất rậm rạp. Nhìn sang phía Tây Nam thấy thấp thoáng có bóng một ngôi chùa. Nhìn kỹ lại, thấy ngôi chùa khá lớn, nhưng mục nát vô cùng. Bọn họ hèn nhằm hướng ngôi chùa đổ chạy tới. Không lâu sau đã tới trước chùa, dừng chân lại. Thì ra đó là ngôi miếu Ngọc Hoàng, chắc hẳn lâu lắm rồi không có ai hương khói, tu sửa. Tượng thần hai bên đổ lỏng chỏng, gãy chân, gãy tay mất hẳn vẻ trang nghiêm. Xem ra, trong đó chắc không có sư sãi tu hành. Lũ cướp thấy vậy, vô cùng vui vẻ. Bọn chúng cùng tiến lên thềm, vượt qua đại điện, tiến thẳng vào trong. Thì ra gian miếu này chia làm hai lớp, hai bên Đông, Tây đều đã mục nát cả. Gian chính giữa thờ Ngọc Hoàng đại đế, mưa gió đã làm hỏng hết dung nhan tượng thánh. Khắp nơi bụi bặm không người quét, đúng là thần tiên cũng có lúc gặp vận chẳng ra gì, huống hồ phận thảo dã của Văn Kinh. Thấy vậy, Văn Kinh thầm khấn rằng:
- Đệ tử họ Đoạn, tên gọi Văn Kinh, có nhà cửa, vợ con tại phủ Đại Danh, vào nha môn làm công sai hai mươi năm, nay chẳng may gặp họa tham quan. Cẩu quan tên gọi Hùng Ân Hoãn, dung túng cho con làm điều trái lương tâm. Ỷ thế nhà quan cưỡng đoạt gái đã có chồng, mua chuộc giặc cướp hãm hại đệ tử. Chẳng cho thanh minh, thưởng ngay cho ba trận hiệp côn rồi tống xuống nhà lao. Cũng may có ba vị huynh đệ Lưu Phụng, Quân Đức, Từ Khắc Triển đây có lòng bất bình, giết chết cẩu quan, sau đó cướp ngục cứu đệ tử ra, sau đó bỏ chạy theo lối cửa Nam thành Đại Danh, nhân lúc đêm tối chạy tới nơi này. Đệ tử thấy thánh tượng mà lòng chua xót. Đệ tử thực sự không muốn làm như vậy, tất cả chỉ vì cẩu quan ép buộc chẳng thể dừng. Cầu xin thánh thần phù hộ cho đệ tử thoát khỏi nạn này, đệ tử xin được làm lại tượng, trùng tu lại miếu.
Đoạn Văn Kinh chưa dứt lời khấn, chợt thấy từ phía sau tượng thần có bảy đại hán lực lưỡng bước ra, nói:
- Đoạn Văn Kinh! Các ngươi giết quan, cướp ngục tại Đại Danh rồi chạy tới đây khấn khứa. Bọn ta phải bắt các ngươi mang báo quan để xin công!
Đoạn Văn Kinh thấy vậy, giật mình luống cuống, vội vàng đứng lên, đưa tay rút soạt thanh đao đeo bên hông ra, chăm chú nhìn lại. Thấy mấy người ấy trong tay không có binh khí gì Từ Khắc Triển, Lưu Phụng, Trương Quân Bảo nghe họ nói vậy cũng định ra tay. Đoạn Văn Kinh vội ngăn họ lại, nói:
- Ba vị lão đệ mau dừng tay, ngu huynh có lời muốn nói với họ. Sau đó ra tay cũng chưa muộn.
Ba người nghe Đoạn Văn Kinh nói vậy mới dừng lại, cầm đao thủ thế, đề phòng bất trắc. Đoạn Văn Kinh đưa mắt nhìn bảy người kia, nói:
- Các vị xin hãy nghe tôi nói: Theo tôi thấy, cách ăn vận của các vị không giống với người trong chốn công môn, cũng không phải là quân sĩ hay quan tướng, tại sao lại muốn bắt Đoạn Văn Kinh ta? Ngày thường, Đoạn mỗ luôn giữ lễ nghĩa, không có việc gì để cảm thấy ô danh.

Nha dịch còn chưa nói hết câu, đã thấy một kẻ trong đám bảy người kia mỉm cười, nói:
- Đoạn gia ngài giỏi thật, không nhận ra Liễu Long ta sao?
Nhà ta cũng ở phủ Đại Danh, tại hạ cũng lấy nghề trộm cắp để kiếm sống. Cũng bởi tôi, ăn trộm ngân lượng của một hiệu cầm đồ, lấy đi mười nén bạc cùng một nén vàng. Bảo anh em của tôi mang đi đổi, gặp ngay nha dịch chốn công môn, bắt về nha môn đạo đài tra xét. Liễu mỗ hay tin vội tới nha môn đạo đài nhận tội, nói Liễu Long tôi chính là người đi lấy. Khi ấy, đạo đài không phải là Hùng Ân Hoãn, mà là Triệu Tông người Hà Nam. May nhờ có Đoạn gia, ngài lo lót trong ngoài nên được giảm nhẹ tội. Từ sau năm ấy chia tay nhau, tôi tiến tới miếu vàng náu thân, lại có cả mấy anh em đây, cũng là người cùng cảnh cả. Không ngờ ân công cũng tới chốn này, ta mới được gặp nhau, thực là vui vẻ quá.
Đoạn Văn Kinh nghe Liễu Long nói xong, lập tức nhớ lại chuyện năm xưa, nói:
- Người chính là Liễu hiền đệ, ngươi năm xưa bị phạm tội quan thời Triệu đạo đài đó ư?
Liễu Long nói:
- Chẳng phải tôi thì là ai?
Đoạn Văn Kinh nói:
- Nếu đã là vậy, đây là ba người anh em sinh tử, hoạn nạn của tôi. Nào, lại cả đây chúng ta cùng làm quen.
Liễu Long nói:
- Đây không phải là nơi chúng ta ngồi nói chuyện. Nếu có người nhìn thấy, vậy thực không hay. Tạm mời các vị vào trong ngồi, tới lúc ấy chúng ta nói chuyện cũng không muộn.
Nói xong, Liễu Long đi trước dẫn đường. Cả bọn cùng vòng qua phía sau tượng Phật. Tại đó có một cái hang, miệng hang có một chiếc thang gỗ. Liễu Long nói:
- Lối này để tôi đi trước
Nói xong, đi xuống phía dưới, chân lần theo từng bậc thang gỗ tùng bước, từng bước chui xuống dưới. Những người khác cũng theo cách ấy mà xuống. Bốn người này cũng xuống theo cả, chân dẫm bậc thang gỗ, từ từ chui xuống. Bên dưới là một vạt đất bằng phẳng, rộng chừng hơn ba gian. Bốn phía đều có lỗ thông khí, tuy có ánh sáng lọt vào nhưng vẫn phải thắp đèn. Bốn người bọn Đoạn Văn Kinh đưa mắt nhìn quanh, thì ra dưới đó có tới mười mấy người, không hề có giường, bàn, họ đều ngồi cả trên nền đất.
Liễu Long cao giọng nói:
- Các vị huynh đệ, mau lại đây, gặp mặt huynh trưởng Đoạn Văn Kinh. Thực đúng là hạn gặp mưa rào. Vị này chính là Đoạn Văn Kinh, ngươi Liễu mổ thường nhắc tới đó.

Bọn kia thấy vậy, nhất tề đúng dậy, lần lượt báo danh tính, thi lễ. Sau lại bắt tay làm quen với bọn Quân Đức, Lưu Phụng, Từ Khắc Triển. Thi lễ xong xuôi, ngồi cả xuống. Liễu Long vội bày rượu, thịt lên, mọi người cùng ngồi cả dưới hang ăn uống. Bọn này cả thảy có mười chín tên, giờ lại có thêm bốn đứa Đoạn, Từ, Trương, Lưu cùng nhau làm cướp, trở thành họa tinh cùng ở cả miếu này. Số trời là vậy nên mới có chuyện vẽ hình truy nã sau này.
Kính thưa quý vị độc giả. Đúng là số trời khó tránh. Bọn Đoạn Văn Kinh giết quan, cướp ngục, đánh tan quan binh phủ Đại Danh, nửa đêm đội mưa chạy tới chốn này, gặp ngay lũ cướp dẫn chúng xuống hang sâu lẩn trốn. Nếu không được vậy, hẳn chúng đã bị bắt từ lâu. Hơn nữa, tòa miếu Ngọc Hoàng này đã bị bỏ hoang từ lâu. Mưa gió nhiều năm nên đã hư hại cả. Trong đó lại không có ai tu hành, cách xa thôn làng ở mãi trong rừng. Cho dù người trong công môn tài giỏi tới đâu cũng không thể ngờ được nơi đây lại là hang ổ của lũ cướp.
Tạm gác vụ này qua một bên. Lại nói chuyện năm Càn Long thứ ba mươi tư, tại Tùy Châu thuộc quyền quản lý của phủ Đức An tỉnh Hồ Bắc - Châu này cách phủ Đức An một trăm tám mươi dặm. Chu vi rất lớn, thành trì nằm dưới sườn núi. Trên núi hùng điệp, trập trùng, đường xá quanh co, hiếm trở. Núi ấy có hình thế như một con rồng, sau núi có thể ở được, tiếp giáp với địa phận người Miêu ở Tứ Xuyên. Vùng này rừng núi hiểm trở, cây cỏ rậm rạp, dân cư hung dữ, chuyên đánh lại quan quân không chịu sống an phận. Bởi hai năm liền bị nạn hạn hán, không có lương ăn, lấy gì ra thóc gạo nộp thuế. Châu quan sai nha dịch đi đốc thúc, nhưng thúc thế nào chúng cũng không nộp. Quan châu chẳng còn cách nào khác, mới hạ lệnh bắt những người dân không chịu nộp thuế lên công đường đánh đập. Cách Tùy Châu hai mươi lăm dặm có một thôn tên gọi Diêm gia bảo. Thôn ấy có một võ tú tài họ Diêm tên gọi Kim Long. Bởi khi mẹ hắn mang thai, đêm sinh ra hắn nằm mộng thấy một con rồng vàng nên mới đặt tên cho hắn là Kim Long. Diêm Kim Long gia cảnh phú giả, có tới hơn hai mươi mẫu đất ruộng, lại có cả bốn miếng đất sườn núi. Nha dịch của Tùy Châu tới nhà hắn thúc nộp thuế, hắn cũng rầy rà không nộp như những người dân nghèo khác. Không những thế, hắn còn vểnh râu, trợn mắt, mang danh võ tú tài ra dọa lại công sai. Diêm Kim Long không thèm chửi mắng - lập tức ra tay đánh công sai, đám công sai cũng ra tay đánh trả, sau được người chung quanh can ra. Sai nha trở về bẩm lại với tri châu, thêm mắm thêm muối, nói:
- Diêm Kim Long cậy là võ tú tài, không chịu tuân theo phép nước, coi thường quan châu, không chịu nộp thuế còn hành hung công sai.
Tri châu nghe vậy, nổi giận đùng đùng, lập tức phát trát truyền gọi võ tú tài Diêm Kim Long, truyền tới công đường, trách mắng:
- Cuồng sinh quốc pháp bất tuân, thuế đất không nộp, lại đánh cả công sai, thực là lớn mật.
Lập tức sai thư lại viết công văn gửi tới châu học, cách tuột tước hiệu cử nhân của anh ta. Diêm Kim Long thấy vậy, vội quỳ xuống dưới công đường, khẩn cầu, nói:
- Lão gia xin chớ viết công văn, học sinh biết tội, sau này không dám tái phạm nữa.
Tri châu thấy vậy, lập tức quát lên:
- Đẩy hắn xuống! Chớ để hắn lên đây quấy nhiễu. Thư lại, mau viết công văn!
Võ tú tài cuống lên, dập đầu không ngớt, tay nắm chân công án, không ngừ đã kéo xô công án. Tri châu nổi cơn lôi đình, nói:
- Cuồng sinh, người làm náo loạn chốn công đường, tội thực đáng chết!
Rồi dặn dò thuộc hạ một mặt viết công văn, một mặt lột bỏ áo mũ trên mình võ tú tài, đánh cho một trận vì tội làm náo loạn chốn công đường rồi tống giam. Tin này truyền về nhà họ Diễm, người trong nhà không ai không kinh hãi. Còn đang không biết phải làm sao, chợt thấy một nhà sư tiến thẳng vào nhà, nói với họ:
- Diễm tướng công nhà các vị phải chịu tội trong bảy ngày, sau đó sẽ tai qua nạn khỏi.

Rồi lại quay sang nói với mẹ Diễm Kim Long rằng:
- Bà còn nhớ khi sinh ra cậu ấy đã nằm mộng thấy rồng vàng không. Đó chính là điềm báo trước. Nay bần tăng ngang qua chốn này. Sau mười hôm nữa sẽ lại đến giúp cậu ta. Nay các vị phải mau chóng sai người, lén tới Tùy Châu, đợi đêm xuống, vào nhà lao cứu Diễm tướng công ra khỏi nghe. Như vậy mới được bình an, vô sự. Nếu không, sau này có biến, hối cũng không kịp.
Nói xong, để lại một tấm danh thiếp bảo đưa cho Diễm Kim Long xem rồi bỏ đi. Sau vụ ấy, tại Tùy Châu mới xảy ra vụ giết quan cướp ngục, Diêm Kim Long trở thành nghịch tặc, kéo dài tới hơn hai năm mới được dẹp yên. Vụ này chẳng khác gì nay Đoạn Văn Kinh gặp Liễu Long vậy. Nếu không, đâu cần bỏ ra bao công sức? Xem ra, đó cũng là số trời sắp đặt.
Lại nói chuyện Đoạn Văn Kinh cùng đám kia ngồi uống rượu dưới hầm miếu Ngọc Hoàng. Hắn liền đưa mắt nhìn bọn cướp nói:
- Các vị hảo hán, xin hãy nghe tôi nói: Tuy các vị ẩn thân tại chốn này, chẳng qua chỉ là đợi đêm xuống mới kéo nhau ra làm ăn, muốn nên nghiệp lớn, thực không thể. Các vị thử nghĩ xem, vậy chẳng phải đã mai một kiếp anh hùng hay sao? Các vị còn nhớ chuyện của Vương Luân không? Ông ta nhà ở Thọ Trương tỉnh sơn Đông, vốn chỉ là một chân mã khoái trong nha môn. Chỉ vì đưa văn thư muộn mà phải chịu tội, bị đánh một trận rồi tống vào trong ngục. Thực chẳng khác gì Đoạn mỗ ngày nay. Được người khác bất bình cứu ra, giết chết tri huyện Thọ đường rồi trốn khỏi thành. Sau được hòa thượng cho phép ở lại cho cạo đầu làm sư. Sau này Vương Luân xưng đế, dẫn quân đánh tới tận Thanh Châu, cách kinh thành chỉ còn vài dặm. Cũng bởi Vương Luân ham tửu sắc, hạ lệnh cắm trại, bày tiệc rượu ăn uống, hát ca, lỡ mất cơ hội đánh vào Lâm Thanh. Thư đại nhân nhận mật chỉ dẫn quân kinh thành tới sát thành Lâm Thanh. Quân bát kỳ vốn có tiếng dũng mãnh, hơn hẳn quân lục kỳ. Còn chưa ra trận, Thư đại nhân đã hạ lệnh cho đám pháo thủ, không nhồi đạn vào súng mà chỉ nạp thuốc súng với dây mồi, gọi đó là Không Thương Kế. Vương Luân không hề hay biết, chỉ thấy súng phía đối phương không nổ nên vô cùng vui mừng, nói: “Ý trời muốn ta làm nên nghiệp lớn!" Rồi mới bạo gan quyết ra tranh trận hơn thua với quân triều đình. Tới lúc ấy quân triều đình mới nhồi đạn vào súng, chỉ đánh một trận đã dẹp yên Vương Luân. Ta nay sao không học theo cách ấy, cướp lấy tòa thành Đại Danh trước!
Lũ giặc cướp nghe xong đều nói:
- Có lý!
Rồi đứng cả dậy, nói:
- Chúng tôi cũng muốn vậy từ lâu rồi.
Chỉ vì câu nói này của Văn Kinh mà chỉ trong chớp mắt, dân chúng phủ Đại Danh đã phải đổ máu đào!
 

Hồi 102

Không Thương Kế Làm Kinh Động Thành Đại Danh

Bọn Liễu Long nghe Đoạn Văn Kinh nói xong, nhất tề đứng dậy, nói:
- Từ lâu rồi bọn tôi đã có ý ấy, chỉ e một nỗi thế mỏng lực cô, e không làm nên chuyện. Ngày thường vốn nghe tiếng Đoạn gia trưởng nghĩa khinh tài, kết giao rộng rãi, lại am hiểu kỳ thuật phủ Đại Danh xa gần nức tiếng, âu cũng là vận may của chúng tôi. Nếu Đoạn gia không chê, chúng tôi nguyện cùng ngài kết làm anh em, hoạn nạn tương trợ lẫn nhau, cùng mưu đồ nghiệp lớn.
Đoạn Văn Kinh nghe bọn Liễu Long nói vậy, liền nói:
- Các vị đã nể mặt, Đoạn mỗ sao dám chối từ?
Liễu Long nghe xong, nói:
- Đoạn ca, xin hãy nghe tôi nói. Nếu thấy hợp lý, ta nên làm ngay thôi.
Liễu Long nói:
- Xin Đoạn ca hãy nghe tôi nói: việc không nên trì hoãn, chúng ta hãy mau chóng kết giao. Mọi người cùng tỏ rõ lòng mình. Chỉ có điều, ở đây thiếu vàng mã, hoa quả, hương đèn. Thôi thì ta hãy đắp đất thay hương, bày tỏ tấm lòng mình là xong.
Mọi người đều khen:
- Nói phải lắm!
Rồi đứng cả dậy. Đoạn Văn Kinh lại thêm mã khoái Từ Khắc Triển và hai tên Trương, Lưu lần lượt khai rõ ngày, tháng, năm sinh. Văn Kinh lớn tuổi nhất, Liễu Long đứng thứ hai. Thứ ba là Từ Khắc Triển. Bọn còn lại quỳ cả xuống theo thứ tự lớn nhỏ. Hành lễ xong xuôi, đứng cả dậy. Cả bọn lại quỳ lạy Đoạn Văn Kinh, sau đó mới chia ngôi thứ mà ngồi xuống, tiếp tục bàn việc đánh cướp phủ Đại Danh. Đoạn Văn Kinh đưa mắt nhìn những kẻ kia, nói:
- Các vị huynh đệ, ngu huynh có kế này. Nay chúng ta hãy viết bố cáo, dán khắp nơi nhưng không đề rõ tên. Trên bố cáo viết: “Ngày mươi ba tháng tám dấy binh, muốn đánh phá tòa thành Đại Danh?”. Sau đó đem dán khắp nơi, nhất định từ quân tới dân trong thành sẽ sợ hãi, chắc chắn sẽ điều quan binh canh phòng Đại Danh. Mặc cho chúng phòng bị, ta sẽ không làm gì hết. Tung tin đồn trước, động binh sau. Bọn chúng thấy ta không có hành động gì sẽ giải tán quân sĩ cho về. Nhân cơ hội ấy, ngày mười sáu tháng tám ta sẽ vào phủ, mang theo vũ khí vào thành. Ta hãy ngầm hẹn nhau tại miếu Thành Hoàng, tới canh ba nhất tề ra tay, bảo đảm thành công.
Đoạn Văn Kinh nói:
- Tới ngày mười sáu tháng tám chúng ta hãy trà trộn vào thành hẹn nhau canh hai sẽ tụ hội tại miếu Thành Hoàng, canh ba ra tay, đại sự tất thành.
Liễu Long nói:
- Đại ca nói có lý lắm. Anh hãy viết ngay mấy trang bố cáo "ngày mười ba đánh phá Đại Danh" để đệ sai người vào phủ Đại Danh đem dán, cho bọn chúng kinh sợ một mẻ.

Đoạn Văn Kinh không chút chậm trễ, bảo bọn chúng đi kiếm bút với nghiên, lập tức viết mười mấy tờ bố cáo, sau đó sai bốn người lén vào phủ Đại Danh dán. Còn bọn Đoạn Văn Kinh từ đó náu thân trong miếu.
Lại nói chuyện tri phủ Đại Danh là Tân Vinh Phiên, từ phủ Đại Danh đi suất ngày đêm lên phủ Bảo Định, xin được vào gặp Lưu đại nhân. Chế đái đại nhân nghe báo đạo đài phủ Đại Danh là Hùng Ân Hoãn bị nha dịch giết hại, giật mình kinh hãi, lập tức hỏi rõ ngọn ngành, một mặt viết công văn gửi về kinh, một mặt sai vẽ hình truy nã. Tri phủ Tân Vinh Phiên vội vàng về phủ.
Lại nói chuyện hiệp đài phủ Đại Danh là Phú đại lão gia cũng phải viết công văn gửi lên đề đốc Diêm đại nhân tại Cổ Bắc Khẩu. Nhận được tin báo, cả đề đốc, tổng đốc đều vội tới Đại Danh. Giờ ta lại nói tới chuyện của bọn Đoạn Văn Kinh trong hầm miếu Ngọc Hoàng cùng nhau bàn tính chuyện đánh phá phủ Đại Danh.
Đoạn Văn Kinh náu thân trong địa đạo miếu Ngọc Hoàng bàn việc muốn đánh phá thành Đại Danh, lén sai bốn tên đồng đảng vào phủ, dán bố cáo "ngày mười ba tháng tám cướp thành". Lũ cướp bàn bạc suốt đêm. Tới sáng rõ ngày hôm sau, chợt thấy bốn tên kia trở về, cùng nhau chui xuống hầm. Văn Kinh và những kẻ khác đúng cả dậy, nói:
- Các vị vất vả quá! Đã về rồi hả?
Bốn tên kia nghe vậy, nói:
- Đâu dám. Việc đã được giao, chúng tôi sao dám chối từ.
Lại đồng thanh nói:
- Trong phủ Đại Danh náo loạn cả lên, binh sĩ được phái đi trấn giữ khắp trong, ngoài thành.
Bốn tên nói xong, nhất tề ngồi xuống. Cả bọn lại vui vẻ uống rượu. Chỉ còn đợi tới ngày mười sáu tháng tám là ra tay xông vào đánh phá phủ thành. Tạm gác chuyện bọn Văn Kinh trong miếu lại. Giờ ta lại nói tới chuyện của đề đốc, tổng đốc. Họ đi suốt đêm tới phủ Đại Danh, ở lại cả trong dịch quán. Ngày hôm sau, tổng đốc họ Lưu còn chưa dậy, đã có đường quan vào báo cáo tình hình, nói:
- Bên ngoài cửa công quán có dán một tờ cáo thị, nội dung thực khiến người ta phải lạnh mình. Bên dưới không ghi tên của ai. Chỉ thấy trên đó viết: "Ngày mười ba tháng tám cướp thành Đại Danh"
Tổng đốc họ Lưu nghe vậy cũng giật mình, vội mặc quần áo đích thân ra xem, thấy trên tường quả có dán một tờ thông cáo. Vội trở vào báo lại với Kích Bắc đề đài Diêm đại nhân.
Tổng đốc phủ Bảo Định Lưu đại nhân còn đang trầm ngâm chưa biết phải quyết ra sao, chợt thấy quan nội đường vào bẩm báo, nói:
- Cổ Bắc Khẩu đề đài Diêm đại nhân tới!
Tổng đốc họ Lưu nghe vậy, vội dặn:
- Mời vào.
- Dạ!

Quan nội đường ứng tiếng, đi ra. Tới bên ngoài gặp Đề đài họ Diêm, vội quỳ một gối, nói:
- Đại nhân chúng tôi có lời mời!
Diêm đại nhân nghe vậy mới sải bước tiến vào công quán. Tới đại sảnh, tổng đốc đại nhân ra tận hiên nhà đón tiếp, thi lễ xong xuôi, phân ngôi ngồi xuống. Ngươi hầu dâng trà lên. Trà nước xong xuôi, đề đài Diêm đại nhân đưa mắt nhìn tổng đốc Lưu đại nhân, nói:
- Trên tường, trước cửa dịch quán của tôi có dán một tờ cáo thị, trên đó viết có kẻ muốn đánh cướp phủ Đại Danh vào ngày mười ba tháng tám nhưng không để lại tên tuổi, cũng chẳng biết ai đã dán lên. Bởi vậy tôi mới tới đây gặp đại nhân cùng thương lượng.
Tổng đốc Lưu đại nhân nghe vậy, cũng vội kể lại cho đề đốc nghe chuyện xảy ra khi nãy. Hai vị đại nhân còn chưa kịp kể hết với nhau, đã thấy toàn bộ quan viên văn võ của phủ Đại Danh kéo tới cũng chỉ vì chuyện này.
Lưu tổng đốc đưa mắt nhìn để đài, miệng gọi "lão đệ", nói:
- Chắc hẳn trong vụ này có uẩn khúc chi đây. Xem ra, tên giặc này hẳn phải là kẻ bất thiện. Cần phải bắt lấy hắn, trình lên thánh chúa phán xét rõ ràng. Chớ nên báo ngay lên kẻo Hoàng thượng buồn phiền, ta phải cân nhắc cho kỹ rồi mới được hành động. Nhất thiết phải sai quân phòng bị nghiêm ngặt, nếu không sẽ làm quân và dân kinh hãi.
Đề đốc nghe xong, nói:
- Chính phải. Đại nhân nói đúng lắm.
Tiếp đó, Diêm đề đốc quay sang căn dặn Hiệp đài:
- Mau chóng chia quân trấn giữ thành. Bốn cổng đều phải sai các thiên tổng, bả tổng tới đó canh giữ, tra xét cẩn thận những kẻ ra, vào. Cần khám xát, quan sát diện mạo họ. Tuyệt đối không được cho giặc vào ra. Hiệp đài ứng tiếng, nói:
- Tuân lệnh!

Rồi quay mình, lui bước, trở ra ngoài, chia quân giữ thành.
Diêm dại nhân cũng trở về dịch quán. Lại nói chuyện bọn Văn Kinh, Từ Khắc Triển cùng mười mấy tên cướp kia. Từ sau khi dán bố cáo nặc danh, chúng chỉ còn đợi tới ngày mười sáu là ra tay đánh phá phủ thành. Ngày tháng thoi đưa, hai vầng nhật, nguyệt thi nhau chạy từ Đông sang Tây. Tới ngày mười ba tháng tám, quân sĩ được chia ra canh phòng khắp trong, ngoài phủ Đại Danh. Phó tướng, tham quân, du kích, thủ bị, thiên tổng, bả tổng người nào cũng cung tên ngang vai, ngựa không đừng vó đi khắp nơi canh phòng, chỉ lo tặc nhân vào đánh phá phủ thành. Suốt một ngày một đêm ầm ĩ, tới sáng sớm ngày mười bốn vẫn không hể thấy tăm dạng của cướp đâu. Tới lúc này mới biết kẻ xấu đã tung tin láo trong thành, lập tức trở về bẩm lại với tổng đốc họ Lưu, lại báo cho đề đài Diêm đại nhân cùng biết. Hai người ấy lúc này mới yên tâm, mới biết tung tin sai thực là đáng sợ, truyền lệnh giải tán binh sĩ quay về phủ của mình, một lòng dò xét. Giờ lại kể tới chuyện của lũ ác đồ.
Lại nói chuyện bọn Đoạn Văn Kinh đang trong hầm sâu, chỉ đợi tới đêm mười sáu tháng tám là đánh phá phủ Đại Danh. Đêm ngày mười lăm tới sáng ngày mười sáu, cả bọn đã chuẩn bị, cải trang xong xuôi, rời khỏi hang, nhằm hướng phủ Đại Danh kéo tới. Ban ngày, chúng lẩn lút tại những nơi ít người để ý, tới đêm xuống, chúng trà trộn vào đoàn người lẻn vào thành Đại Danh, tới tề tựu tại miếu Thành Hoàng đợi thời cơ ra tay.

Lại nói chuyện quan binh canh giữ phủ thành Đại Danh, tới tối ngày mười lăm, người nào người nấy đều bận rộn chuẩn bị đón rằm, từ quan tới quân đều uống rượu, vui chơi.
Lại nói chuyện hai mươi ba tên bọn Đoạn Văn Kinh rạng sáng ngày mười sáu tháng tám đều cải trang, giấu binh khí vào mình, nhằm phủ Đại Danh thẳng tiến.
Bọn Đoạn Văn Kinh nhằm hướng miếu Thành Hoàng kéo tới. Đứa nào cũng giấu binh khí trong mình. Tới cách thành Đại Danh chừng hơn chục dặm, tìm nơi kín đáo ẩn mình. Đợi tới khi vầng hồng khuất núi chúng mới kéo nhau vào phủ thành Đại Danh. Lại nói chuyện Từ Khắc Triển và Đoạn Văn Kinh cải trang theo lối quân lục kỳ. Hai đứa bọn chúng đầu đội mũ lính cắm lông chim, chân đi giày xanh, mình mặc áo xanh viền đỏ lưng thắt đai vải màu lam, cài đao bên hông nhằm hướng cổng thành phía Nam tiến vào. Vừa tới cửa thành, chợt nghe tiếng quát vang:
- Mau đứng lại, không được vào thành.
 

Hồi 103

Bắt Lưu Phụng Tổng Đốc Điều Đại Quân

Lại nói chuyện Đoạn Văn Kinh tới trước cửa Nam phủ Đại Danh, hai đứa vừa định tiến vào, chợt thấy bên cạnh vang lên tiếng quát:
- Này, chớ vào trong vội! Nói rõ xem người của lộ nào rồi bọn ta mới cho vào.
Hai người thấy vậy, Từ Khắc Triển liền tranh trả lời, nói:
- Bọn ta là tính truyền tin của tả doanh, phụng mệnh lão gia rời thành đi công tác, giờ mới trở về. Hay thực, Ngay cả bọn ta các vị cũng không nhận ra! Thôi thôi, các ngươi vừa được sai ra canh cổng thành, ngay cả bạn bè cũ cũng quên hết cả.
Tên lính vừa hỏi khi nãy tưởng thật. Với lại, hắn cũng tham uống vài chén rượu. Hơn nữa, số trời xếp đặt vậy. Nghe Từ Khắc Triển nói thế, cũng chẳng thèm kiểm tra nữa, nói:
- Thì ra các vị đã trở về đấy à? Mau mau vào đi! Chúng tôi đây sao nhớ ra nổi các vị. Thực khổ quá. Hơn nữa, tôi cũng đâu muốn kiểm tra các vị làm gì. Chúng ta đều làm việc nhà quan, không thể không cẩn thận. Đã vậy, mời hai ông mau đi vào cho!
Từ Khắc Triển nói:
- Chẳng phải sao? Thế, nếu bọn ta là gian tế?
Tên lính kia nghe vậy, nói:
- Mời vào cho mau, bố già! Càng nói càng chẳng ra gì cả. Tại sao lại nói vậy chứ?
Đoạn, Từ hai người nghe vậy, lúc này mới sải bước tiến vào trong.
Từ Khắc Triển đi trước tiến vào thành. Theo sau là nha dịch Đoạn Văn Kinh. Hai người lẩn vào phủ Đại Danh chuẩn bị gây rối. Lại nói chuyện đám kia cũng đã trà trộn vào được trong thành. Chúng kéo thẳng tới miếu Thành Hoàng, tụ tập nhau lại chuẩn bị giết quan, chiếm thành Đại Danh. Xem ra, thánh chúa lão phật gia hồng phúc thục lớn, khí số của đám nghịch đồ cũng đã đến lúc tận tuyệt. Tuy bọn chúng đã trà trộn được vào phủ Đại Danh nhưng chẳng khác nào một đàn chim đâm đầu vào lưới bẫy. Do không cẩn thận nên Lưu Phụng bị bắt vào nha môn, tri phủ Đại Danh Tân Vinh Phiên thẩm vấn, đánh cho một trận. Lưu Phụng cũng là kẻ non gan, chỉ sau một trận hiệp côn đã khai ra tất cả. Hắn nói:
- Đoạn Văn Kinh và Từ Khắc Triển, lại thêm gã Quân Đức, họ Trương đang tụ tập lũ giặc cướp tại miếu Thành Hoàng, chỉ đợi tới canh ba đêm nay là ra tay giết quan, chiếm thành Đại Danh.

Lưu Phụng còn chưa nói hết câu, Tân Vinh Phiên đã giật thót mình, nghĩ thầm: "May mà ta bắt được Lưu Phụng. Hắn khai ra đồng đảng đã vào cả trong thành. Nếu không mau sai quân đi dẹp loạn, chỉ e rằng đất thành Đại Danh sẽ biến cả thành màu hồng! Việc này cần mau chóng báo lên đại nhân biết, rồi mau chóng bắt lấy đám Đoạn Văn Kinh". Tri phủ nghĩ xong vội đứng dậy, đưa mắt nhìn xuống, nói.
Tri phủ phủ Đại Danh Tân Vinh Phiên đúng dậy, đưa mắt nhìn đám thủ hạ dặn dò, nói:
- Mau đóng gông vào tên nghịch tặc Lưu Phụng. Các người phải canh giữ cẩn thận. Ta phải tới dịch quán Kim Đình gặp tổng đốc đại nhân bẩm lại chuyện này, xin chỉ thị của ngài, rồi sẽ đi tróc nã bọn tặc đồ.
Nói xong, sải bước chạy ra ngoài, tới thẳng dịch quán. Một lúc sau từ trong dịch quán, có người chạy ra, nói:
- Đại nhân cho gọi Tân tri phủ vào hỏi chuyện.
Tân Vinh Phiên ứng tiếng.
Quan tuần bổ từ bên trong nói vọng ra, còn chưa dứt lời, tri phủ đã ứng tiếng, vội chạy lên, cùng viên tuần bổ hướng vào trong gặp Lưu đại nhân tại đại sảnh. Tri phủ hành lễ, tham kiến, khom lưng, cúi mình đứng sang bên đông. Lưu đại nhân ngồi trên án đường, miệng nói:
- Phủ đài, hãy mau kể lại cho ta nghe chuyện bắt giặc như thế nào? Bản bộ còn phải tấu lên thánh chúa. Chỉ vì chuyện này, thánh chúa lão phật gia đang nổi trận lôi đình kia kìa.
Tri phủ nghe đại nhân nói vậy vội chắp tay, khom mình thuật lại một lượt những lời Lưu Phụng vào khai, nói:
- Còn có Khắc Triển, Đoạn Văn Kinh, lại thêm một đám mấy chục tên cướp, tối nay đã vào cả trong thành Đại Danh. Bọn chúng một lòng muốn cướp phủ khố, ngu muội vọng tưởng muốn chiếm Đại Danh.
Tri phủ còn chưa dứt lời, tổng đốc Lưu đại nhân đã giật mình kinh .hãi, nói:
- Nghe báo lũ cướp đã vào cả trong phủ, dám đánh chiếm cướp thành Đại Danh. Nếu ta không nhanh chóng điều binh khiển tướng, chỉ e quân dân khó lòng được yên.
Rồi quay đầu xuống, đưa mắt nhìn mọi người, nói:
- Các ngươi mau chóng mời đề đài bàn chuyện phái quân đi bắt Đoạn Văn Kinh.
Đám thủ hạ nghe lệnh, nhất tề ứng tiếng, vội vã chạy cả ra ngoài. Lưu công lại truyền lệnh, nói:
- Lập tức đi đóng hết các cổng thành lại. Tại mỗi cổng thành sai thật nhiều binh sĩ canh gác. Cẩn thận đề phòng, không được để lũ giặc xông vào.

Tri phủ nghe vậy vội ứng tiếng, lập tức xoay mình chạy ra ngoài.
Lại nói chuyện tổng đốc Lưu đại nhân sau khi căn dặn Tân tri phủ xong tiếp tục hạ lệnh:
- Đóng gông lớn lên cổ Lưu Phụng, canh giữ cho cẩn thận?
Đám nha dịch nhất tề dạ ran. Chợt thấy từ bên ngoài, một viên quan tuần bổ chạy vào, tới trước bàn của Lưu đại nhân, quỳ một gối, nói:
- Bẩm đại nhân! Cổ Bắc Khẩu đề đốc Diêm đại nhân xin được vào gặp.
Tổng đốc Lưu đại nhân nói:
- Mời vào.
Quan tuần bổ ứng tiếng, chạy ra ngoài. Không lâu sau, đã cùng đề đốc Diêm đại nhân bước vào. Lưu đại nhân rời khỏi bàn, bước ra ngoài đón vào đại sảnh, phân ngôi chủ khách cùng ngồi xuống. Ngươi hầu dâng trà lên. Trà nước xong xuôi, Lưu đại nhân đưa mắt nhìn Diêm đại nhân, nói:
- Đại nhân! Khi nãy có tri phủ Tân Vinh Phiên tới báo tin, nói ông ta bắt được một người họ Lưu, tên Phụng. Người này trước kia vốn làm nha dịch trong nha môn của Hùng đạo đài. Do không chịu nổi đòn roi đã phải khai ra toàn bộ sự việc, nói bọn chúng có hơn hai mươi người, đêm nay trà trộn vào phủ Đại Danh, canh hai tụ tập, canh ba kéo vào giết quan, cướp kho.
Nghe Lưu lão gia nói vậy, đề đốc Diêm đại nhân cũng sợ hãi rụng rời, nói:
- Lũ tội đồ to gan thực đáng ghét, dám ráp tâm chiếm đoạt Đại Danh! Cũng là khí số của lũ chúng đã tận, tội ác quá nhiều, lần này khó thoát khỏi kiếp nạn.
Đề đốc nói xong, quay đầu, đưa mắt nhìn tên tùy tùng, nói:
- Truyền lệnh của ta: lệnh cho quan binh truy lùng khắp thành, tróc nã Đoạn Văn Kinh, thêm một kẻ nữa là Từ Khắc Triển. Bọn chúng đã vào cả trong thành. Nếu ai bắt được Đoạn Văn Kinh sẽ được thưởng ba ngàn lạng bạc, bắt được Từ Khắc Triển sẽ được thưởng một ngàn hai trăm lạng. Nếu thả cho chúng chạy thoát sẽ bị nghiêm trị , quyết không tha.

Lại nói chuyện tri phủ Tân Vinh Phiên vội vàng lệnh cho thư lại viết cáo thị dán khắp các đường ngang, ngõ tắt, hiểu dụ quân dân tróc nã tặc đồ.
Lại nói chuyện nghịch đồ Từ Khắc Triển, Đoạn Văn Kinh, Trương Quân Đức ba đứa cùng đám cướp bị đuổi đánh chạy táo tát. Giờ ta không nói tới hai tên Trương, Đoạn. Chỉ nói tới một mình Khắc Triển. Hắn dựa vào một thân võ nghệ, cùng tà thuật, chạy ra khỏi phủ Đại Danh, nhằm phía Đông bỏ trốn. Chạy tới thành Đức Châu, đói ăn, khát uống, ngày nghỉ đêm đi. Hôm ấy, hắn đã tới thành Đức Châu. Thực đúng là "lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt". Tên giặc này đã đâm đầu vào Uông Tử thành. Vào tới trong thành, đưa mắt nhìn lên, gặp ngay một quán trà, Khắc Triển tiến vào, chẳng ngờ gặp ngay oan gia tại đó. Người ấy ngồi trong xe, đưa mắt nhìn, nghĩ thầm: “Người này chẳng phải là nghịch tặc giết quan ở phủ Đại Danh đó sao?"

HOMECHAT
1 | 1 | 548
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com