watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:32:3218/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 14 - Hết - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 23

Chương 20 (B)

Đến hôm thi, Từ Bằng Tử cũng không chờ đến tối mới ra khỏi trường thi. Anh bước vào nhà với nét mặt rạng rỡ vui mừng, anh thắp hương lễ bái gia tiên. Vương thị hỏi:
- Anh làm bài thế nào?
- Chẳng phải nói hay, bày bài văn anh đều làm được cả. Sợ rằng khi làm có chỗ còn sơ xuất anh đã viết rất cẩn thận, sạch sẽ ngay ngắn, đọc đi đọc lại, quả thật lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu. Trình lên ban giám khảo chắc chắn ai cũng khen ngợi, trừ phi quan giám khảo mù, hoặc bới lông tìm vết cũng phải cho đỗ.
Vương thị thấy thế mừng không sao xiết.

Mấy ngày sau, kết thúc kỳ thi, báo rằng sớm mai là ngày yết bảng. Vợ chồng Từ Bằng Tử làm sao mà ngủ cho được, nghe thấy tiếng trống báo canh năm, vẫn thấy bên ngoài yên tĩnh, dần dần thấy trời hừng sáng mới nghe thấy ngoài đường có tiếng cười nói ồn ào. Lúc ấy anh không kìm nổi được nữa, hai chân cứ muốn nhảy ra đường. Vừa ra khỏi cửa, thấy một người đi báo tin vui chạy như bay, qua cửa nha môn thấy người ấy chạy chậm lại, anh hỏi:
- Ai đậu giải nguyên đấy?

Anh chạy theo người ấy qua mấy nhà, người ấy mới chịu trả lời. Từ Bằng Tử nghĩ: "Có điều gì đáng nghi, trời đã sáng lắm rồi hãy đến chỗ yết bảng xem sao?". Tới nơi chỉ thấy hai chữ "Xuân Thu”, thấy người đỗ thứ ba là Xuân Thu, anh đọc tiếp thì đó là người Nhân Hòa, bên trên đó là Đinh Toàn. Anh nghĩ bụng, anh này mà cũng đỗ ư? Hằng ngày anh ta rất dốt, vì sao lại đỗ. Thôi mặc hắn. Tiếp đó anh xem từ đầu đến cuối bảng, rồi lại xem từ cuối bảng ngược lên, đọc kỷ từng dòng, hoàn toàn không có tên mình. Lúc ấy anh bủn rủn cả chân tay, nước mắt cứ chực trào ra, anh nuốt nước mắt, dựa vào cột bảng, đờ đẫn như người mất hồn. Đến khi người xem bảng thưa dần, anh cảm thấy chán chường, buồn bã quay về. Con đường về nhà sao mà dài dằng dặc, anh khó khăn lắm mới lên bước tới nhà.
Đúng là:
Tướng quân thua trận, vợ thất tiết,
Thích mặt cướp đường, phạm tội quan.
Gặp mặt người quen, ôi xấu hổ,
Hỏng thi cũng thế khác gì đâu

Đinh Toàn đỗ cao, nhân viên trường thi chạy như bay tới báo cho nhà họ Đinh. Đinh Hiệp Công thưởng tho người tới báo và lập tức diện quần áo chỉnh tề đi dự yến tiệc. Ngày hôm sau vội vàng đến bái lạy quan giám khảo Mạc Lão Tổ và tạ ơn quan chủ khảo. Rồi mở tiệc ăn mừng, khách khứa đông nghịt ồn ào náo nhiệt. Quả là giàu sang phú quý không ai bằng.
Quả là:
Nhà đông sầu thảm nhà tây hát,
Cùng một ông trời sao khác nhau.

Lại nói Từ Bằng Tử xem yết bảng trở về, vô cùng đau đớn, đôi chân anh bước đi tựa ngàn cân, bước không qua nổi bậc cửa. Vương thị chờ tới lúc mặt trời lên cao cũng chẳng thấy tin túc gì, biết chắc không ăn thua. Một mình buồn trong nhà buồn rười rượi. Vào nhà chồng không nhìn mình, biết anh chẳng còn vui thú gì nữa. Từ Bằng Tử ngồi cạnh vợ thở dài thườn thượt, oán trời giận đất, đập bàn đập ghế, chửi quan giám khảo là đồ mù, không biết thế nào là văn chương hay dở. Rồi cứ nói một mình như ma ám. Nhà anh có một đứa ở tên là Xuân Anh, tuổi chừng mười sáu mười bảy, người cũng trắng trẻo sạch sẽ. Từ Bằng Tử coi nó như một món nhắm ngon, đôi khi cũng nếm thử. Vương thị tuy không nghẹn lồng nghẹn lộn, song thấy việc ấy cũng chẳng ra thể thống gì cả, nên có khi cũng răng đe Xuân Anh một vài câu, đó cũng là lẽ thường tình. Vài hôm nay ông bà chủ lo lắng buồn rầu, Từ Bằng Tử thì hết ra lại vào, đang ngồi không yên, trách móc chửi mắng, xô bàn đập ghế, không khí gia đình hết sức nặng nề. Vương thị muốn an ủi chồng, song trong lúc gia đình đau buồn, không sao cất lời lên được. Dẫu có nói thì lời lẽ lại bộc trực, sợ rằng không những không khuyên giải được mà lại càng như lửa đổ thêm dầu. Nên Vương thị đành nín nhịn và thường bảo Xuân Anh hầu hạ chàng. Song ngờ đâu Từ Bằng Tử đùng đùng nổi giận, làm sao mà hiểu nổi? Ngay một người đẹp như hoa như ngọc mà Từ bằng Tử mê đắm, thì giờ đây chàng ghét bỏ. Không trông thấy thì thôi hễ trông thấy là hạch sách, rồi chửi toáng lên, tức khí còn đuổi theo đá cho mấy cái mới yên. Thấy chồng chửi bới gắt gỏng, Vương thị nghĩ rằng Vương Anh không ý tứ giữ gìn, mà xúc phạm đến anh, nên không thể không nói cho Xuân Anh một vài câu.

Đúng là trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết. Tuy thế Xuân Anh vẫn không oán hận, chỉ có điều không chịu nổi sự giằn hắt của hai người, cô khóc đỏ mắt, suốt ngày chẳng khác nào nữ tú tài thi trượt. Một hôm Từ Bằng Tử đang buồn rầu ủ rũ, thì bạn bè trong trường đưa đến tập bài làm của năm thí sinh đỗ đầu Bằng Tử vội mở ra xem, nghĩ: "Bài của giải nguyên cũng không hay bằng bài của mình”. Sau đó xem đến bài người đỗ thứ ba là Đinh Toàn. Anh đọc thuộc làu làu từ mở đề, kinh ngạc nói:
- Bài văn này là của tôi.

Tiếp đó anh đọc bài thứ hai, thứ ba cho đến thứ bảy, giống bài của mình không sai một chữ. Anh nghĩ "Bài làm của mình hôm ấy lẽ nào do ma quỷ làm cho mình ư? Sao mà giống nhau đến thế, hay là mình ngồi gần anh ta, nên anh ta nhìn trộm bài của mình rồi chép vào. Ngay dù có chép trộm đi chăng nữa thì cũng khó tránh khỏi sai một chữ nào". Anh kinh ngạc và ngờ vực: "Đúng rồi, đúng rồi, ta phải đi tìm lại bài của ta, đối chiếu xem giám khảo phê thế nào". Anh tới ngay nơi lưu giữ những bài thi trượt, tìm số báo danh, tìm đi tìm lại, song chẳng thấy đâu. Sợ rằng bài thi của anh lẫn vào trường khác, anh lại tới Hàng Châu tìm, song vẫn không thấy bài của mình. Anh trở về với tâm trạng hết sức ngờ vục. Vừa về tới cửa thì thấy một người say rượu đi tới, đứng lại nhìn thì thấy:
Hai mắt lờ đờ,
Mồ hôi nhuễ nhại,
Chân đi bước thấp bước cao,
Chẳng khác nào con rối.
Quần áo xộc xà xộc xệch
Như người giấy đèn cù.


Tới gần thì đó là Bạch Nhật Quỷ. Từ Bằng Tử nói:
- Mấy hôm nay không thấy anh, mời anh vào uống nước.
- Đã gặp nhau, lẽ nào đi qua cửa mà không vào.
Từ Bằng Tử đón anh vào nhà, nói:
- Uống rượu ở đâu về mà say như thế?
- Tôi đánh chén ở nhà quý nhân mới.
- Nhà ai thế?
- Nhà ông Đinh Hiệp Công.
- Không nhắc tới Đinh Toàn thì thôi, mà nhắc tới Đinh Toàn thì thấy một chuyện rất kỳ lạ.
- Chuyện gì mà kỳ lạ thế?
- Bài của Đinh Toàn giống bài của tôi không sai một chữ, không biết hắn có thủ đoạn thần thánh gì mà ghê đến thế.
- Lẽ nào lại có chuyện ấy?
- Nếu anh không tin tôi lấy cho anh xem.
Từ Bằng Tử đứng dậy đi vào trong, rồi gọi Xuân Anh rót nước mời ông Chu. Mấy hôm bị đánh chửi, Xuân Anh vội vã rót nước mang ra. Từ Bằng Tử đi tìm bài thi, tìm mãi mà không thấy anh lục lọi hết mọi nơi, mới tìm thấy dưới gối của mình, lật đật mang ra. Bạch Nhật Quỷ đang ngồi trên ghế ngáy khò khò. Từ Bằng Tử lay dậy, nói:
- Anh Chu xem này.
Bạch Nhật Quỷ cầm lấy, nói:
- Đây là năm bài thi đỗ đầu bảng, tôi xem lâu rồi. Vậy xin hỏi bài của anh hiện ở đâu?
- Chính vì thế mới lạ chứ. - Từ Bằng Tử nói. - Tôi tìm tất cả những bài đánh trượt nhưng không thấy bài của tôi, đây là một việc tệ hại đáng ngờ. Tôi định đến ban giám khảo tố cáo, để một là làm rõ sự tệ hại này, hai là để hả nỗi uất hận của tôi.
- Nếu bài của anh còn thì mới có thể đối chứng. - Bạch Nhật Quỷ nói. - Nếu không tìm ra là do ghen ghét mà gây sự. Theo tôi khó mà xoay chuyển được.
Hắn chào một tiếng rồi đi thẳng.
Vốn là bài Từ Bằng Tử, Trần Hựu Tân cắt phách đưa cho
Đinh Hiệp Công chép rồi giấu đi rồi. Bạch Nhật Quỷ thừa biết việc này nên nói thế dọa Từ Bằng Tử. Lúc ấy vì Từ Bằng Tử chợt tức giận mà nói thế thôi, chứ đi kiện chưa chắc đã thắng. Nào ngờ Bạch Nhật Quỷ coi đó là một chuyện cơ mật vội vàng về báo cáo ngay với Đinh Hiệp Công.
Đúng là:
Gặp người thì nói cho hả giận,
Biết gian cũng chẳng trị được đâu.

Đinh Hiệp Công lúc ấy cũng hoang mang, hỏi Bạch Nhật Quỷ:
- Việc này làm thế nào cho ổn thỏa, tôi phải đến ngay ban giám khảo Mạc Công Tố để cầu cứu, còn lão Từ thì mong anh chú ý theo dõi hành động của hắn. Tôi sẽ hậu tạ chứ không dám quên ơn.
Bạch Nhật Quỷ gật đầu nhận lời.
Lại nói Từ Bằng Tử, vì thi cử không toại nguyện nên hôm ấy dậy muộn. Mặt trời lên cao mà không thấy Xuân Anh mang trà tới. Anh gọi không thấy thưa, bèn vào phòng Vương thị hỏi:
- Xuân Anh đi đâu rồi?
- Từ sáng đến giờ tôi cũng không thấy nó, anh gọi lại xem sao.
Hai người đi tìm khắp lượt, mà vẫn không thấy bóng dáng Xuân Anh đâu cả. Vương thị nói:
- Mấy hôm nay anh đánh chửi nó ghê quá, có thể nó theo người khác rồi.
- Nó ở với ta từ khi còn bé, nó biết đi đâu, hay nó về nhà mẹ. Tôi phải tới đó tìm xem sao.
Thế rồi Từ Bằng Tử thu xếp đến nhà mẹ đẻ Xuân Anh. Mẹ Xuân Anh nói:
- Không thấy nó về nhà, xưa nay nó có về một mình bao giờ đâu, nó không biết đường, lẽ nào hôm nay nó lại về một mình.
- Nếu nó không về, - Từ Bằng Tử nói, - thì tôi nhờ bà đi tìm giúp.
Mẹ nó nhận lời. Thế là Từ Bằng Tử về nhà nói với vợ:
- Xuân Anh không về nhà với mẹ đẻ.
- Lạ nhỉ, thế thì nó đi đâu?
Nói chưa dứt lời thì thấy bên ngoài có tiếng chửi rủa ầm ĩ:
- Đang lúc thanh bình thì có kẻ giết người giấu xác đi, hãy mau mau đem trả con cho ta. Nếu không ta bắt hai đứa chúng mày phải đền mạng.
Từ Bằng Tử đứng cửa nhìn ra, thấy bố mẹ Xuân Anh dẫn đến rất nhiều người, chửi bới đập phá lung tung. Từ Bằng Tử tức lộn ruột, bước ra chửi:
- Sao các người trắng trợn, ngang ngược như thế, con gái người ở cho ta đã nhiều năm, ta giết nó để làm gì? Tại sao các người ăn nói càn rỡ đến thế.
Cha Xuân Anh sấn tới tống Từ Bằng Tử, chửi:
- Mày là thằng càn rỡ, sống phải trả người, chết phải trả xác. Dù cho mày là ông gì chăng nữa mày cũng phải đền mạng.
Thấy tình thế gay go Từ Bằng Tử bèn lui vào , chỉ bọn người này nói:
- Không cần phải vội, ngày mai ta phải kiện bọn vô lại các người lên huyện cho các người biết tay.
Bọn người này thấy Từ Bằng Tử đi vào, họ đứng ngoài chửi bới, đập cửa thình thình một lúc lâu rồi về.
Phiền não sao bỗng dưng ập đến,
Khiến người ta phút chốc bạc đầu.
Dù anh có ngồi nhà, đóng cửa,
Tránh sao kẻ ném đất giấu tay.

Từ Bằng Tử phẫn uất nói với vợ:
- Bọn đáng ghét này, hãy chờ ta làm đơn đưa lên huyện, trị cho chúng một trận.
- Anh đang bực bội cũng không nên làm điều ác với họ làm gì, hãy dần dà tìm ra manh mối, lúc ấy sẽ bịt mồm họ lại.
Từ Bằng Tử chỉ nói thế thôi chứ hơi sức đâu mà làm chuyện ấy. Sáng hôm sau nghe thấy người trên huyện về gọi. Từ Bằng Tử ra thì thấy hai người mặc áo xanh hỏi:
- Các anh ở đâu tới?
- Chúng tôi là người do quan hình sảnh họ Mạc sai tới.
- Có việc gì thế, Từ Bằng Tử hỏi.
- Đây là việc có liên quan đến nhân mạng nên chúng tôi tới mời ông.
Nói xong họ đưa trát cho Từ Bằng Tử. Trên tờ trác ghi rõ bố mẹ Xuân Anh tố cáo Từ Bằng Tử giết người. Chưa xem hết anh tức đến run lên, miệng không nói nên lời. Một lát sau mới nói:
- Thưa các vị xin hỏi, sáng sớm mai tôi đến gặp quan lớn có được không?
Hai người ấy sấn đến túm áo nói:
- Làm gì mà được tự do như thế. Đây là việc liên quan đến nhân mạng, lại còn ra vẻ ông tướng. Ông lớn đang chờ tại sảnh đường, phải đi ngay.
Thế rồi họ lôi Từ Bằng Tử đi. Thấy mất thể diện, không còn cách nào Từ Bằng Tử đành phải đi theo. Về tới cửa dinh họ lập tức thưa:
- Bẩm ngài, đã bắt hung thủ tới.
Quan phủ họ Mạc lập tức lên công đường, nói:
- Phạm nhân quỳ xuống.
Từ Bằng Tử sao chịu được sự nhục nhã như thế. Anh cứ đứng sừng sững, mắt trừng trùng nhìn lên, giận sôi máu như muốn cãi nhau với quan phủ, quan phủ họ Mạc nói:
- Ngươi bảo ngươi là thư sinh trúng tuyển ư? Trước mắt ta ngươi có quỳ không? Ngươi phải biết rằng tính mạng có quan hệ đến trời không?
- Căn cứ vào đâu mà ngài bảo con giết người? Ngài là quan lớn sao ngài lại đổ riệt cho con?
Câu nói ấy đã động chạm tới lòng dạ thầm kín của quan phủ họ Mạc, quan phủ đùng đùng nổi giận, quát:
- Ngươi là tú tài ta không xử được ngươi ư?
Thế rồi ông gọi tay chân giam Từ Bằng Tử vào ngục ngày mai thẩm vấn. Lập tức bảo thư lại lập văn bản trình lên học đạo. Đúng lúc ấy học đạo tại đó xem cử nhân mới trực tiếp lễ tạ. Quan phủ họ Mạc lập tức cho lệnh vào gặp rồi nói thẳng với học đạo, quan học đạo phê ngay vào văn bản: " Cẩn xóa tên Từ Tất Ngộ ngay". Hôm sau quan phủ họ Mạc đưa Từ Bằng Tử ra thẩm vấn:
- Văn thư của học đài đang ở đây, quyền thi cử của ngươi đã bị tước đoạt, ngươi còn cứng đầu cứng cổ ư? - Rồi ông quát. - Đánh
Bọn nha lệ chẳng nói chẳng rằng, lôi Từ Bằng Tử đánh ba mươi gậy. Quan phủ họ Mạc nói:
- Nhân mạng chưa tìm ra, ta hạn cho ngươi trong ba tháng phải tìm ra Xuân Anh, nếu không thì ngươi phải đền mạng, ngươi đừng trách ta.
Thế rồi ông ta tống Từ Bằng Tử vào nhà giam, chẳng cho nói lấy nửa lời. Sai nha lôi Từ Bằng Tử vào nhà giam.
Đúng là:
Trời quang mây tạnh nghe sét đánh,
Trong chén tìm đâu thấy rắn bò.

Từ khi đỗ cử nhân, Đinh Hiệp Công ngày nào cũng tiệc tùng ăn uống. Lại được quan phủ họ Mạc ra sức giúp đỡ, hắn càng ngày càng lên mặt. Hắn tạ ơn Bạch Nhật Quỷ rất hậu, từ đó hắn chuẩn bị lên kinh thi Hội. Nghĩ rằng trên đường từ Nam Kinh tới Hoài Dương có mấy người quen biết làm quan, nhân thể hắn tạt vào bâu víu. Hắn nghĩ, bây giờ ta là cử nhân mới, tiếng tăm lừng lẫy, khác hẳn với tú tài trước đây, chắc chắn rằng họ phải cung phụng mình thoải mái. Lộ phí trên đường tới kinh đô không cần phải bỏ tiền túi nhà mình. Chuẩn bị xong xuôi, hắn chọn ngày tốt lên đường. Trên tấm biển hắn cho khắc hai chữ "thi hội", trên đèn lồng hắn cũng đề quan hàm mà khảo thí ban cho hắn. Hắn mang theo hơn mười người phục dịch, đều quần áo mới, cưỡi ngựa tốt. Trên đường dáng vẻ rất oai hùng. Đúng là:
Chưa thấy sắc xuân vườn Thượng Uyển,
Ngắm nhìn khách điếm mấy nhành hoa.

Họ tới Nam Kinh thì trú tại chùa Thừa ân. Đầu tiên hắn tới bái kiến Thị lang bộ Lại là người đồng khoa với cha hắn. Thị lang mừng rỡ, mời rượu rồi gởi mấy phong thư nói với các nha môn giúp đỡ hắn. Hắn càng trở nên ngạo mạn nói:
- Ngài Thị lang bộ Lại rất chiều chuộng nịnh nọt ta, chẳng qua ta là cử nhân nổi tiếng mà thôi.

Bởi thế hắn càng nghênh ngang ngạo nghễ đi lại trên đường phố Nam Kinh. Nay dạo chơi vườn hoa, mai yến ẩm, hết cô này đến cô khác. Người lớn trẻ con thành Nam Kinh ai mà chẳng biết cử nhân Đinh công tử là người thân quen của ngài Thị lang bộ Lại. Không ngờ con của quan chủ khảo đạo Giang Tây họ Kim, người Chiết Giang cũng đỗ cử nhân. Người cử nhân này cũng đi thi hội qua đây, cũng đến nhờ vả quan ngự sử, trước sau hắn đã mượn quan tới hơn một ngàn lạng mà vẫn chưa đi. Đang lúc quan ngự sử chưa biết làm thế nào để thoát khỏi sự phiền toái này thì bỗng nhiên nhận được một phong thư của ngài Kim ở Chiết Giang. Ngài ngự sử thành Nam Kinh bóc thư ra xem thì quả nhiên đúng là chữ của thầy mình. Cuối thư có viết thêm một dòng: "Thằng nhỏ nhà tôi cũng may mắn được đi thi hội, nó vội vàng đi thuyền tới Bắc Kinh rồi, không tới chào và đưa lá thư này cho ông được. Ra giêng cháu về sẽ đến thăm ông".

Chương 20 (C)

Ngự sử ngớ người ra nghĩ: “Xem ra công tử Kim đến nhờ vả mình là công tử giả". Ông lập tức ra lệnh sai nha bắt ngay cử nhân giả ấy. Sai nha cầm lệnh tức tốc đi ngay. Tới nơi thì quả nhiên cử nhân Kim cũng ở chùa Thừa Ân, sai nha vào chùa hỏi:
- Cử nhân họ Kim người Chiết Giang trú ở phòng nào?
Người ấy nghe nhầm, nói:
- Cử nhân Đinh ở phòng thứ mười.
Sai nha như hùm sói xông vào. Đúng lúc Đinh Hiệp Công ăn mặc chỉnh tề đi dự tiệc. Sai nha quát:
- Thằng này giả cử nhân để lừa người.
Đinh Hiệp Công ngẩng đầu lên nhìn, thì thấy năm bảy sai nha. Nghe họ nói là cử nhân giả, có tật giật mình, như sét đánh ngang tai, bụng định nói nhưng miệng cứng lại, tim đập thình thình. Mặt tái xanh tái nhợt, hai hàm răng run lập cập. Thấy thế sai nha càng hung hăng, lấy ngay một chiếc thừng . tròng ngay vào cổ. Nhũng người nhà đi theo cho rằng nhà họ Từ ở Nam Kinh kiện nên quan sai người tới bắt. Họ trốn chạy tán loạn. Nhũng sai nha này ghi lại những hành lý mang theo, giao cho hòa thượng, chờ quan phân giải, khóa tay Đinh Hiệp Công giải về nha môn. Đúng là:
Xưa nay giả dối đều tủi nhục,
Ngông cuồng vẫn là họa phong lưu.
Vàng ròng ngọc quý là vô giá,
Cú vọ làm sao sánh phượng hoàng.

Đinh Hiệp Công bị nhục, vì hắn sống ngông cuồng. Cho nên, những người quân tử có học vấn chân chính hoàn toàn không sống như thế. Những sai nha này định giải Đinh Hiệp Công qua đường, có ai đó hỏi, họ đều bảo đây là cử nhân giả, chứ họ cũng chẳng nói là họ Kim hay họ Đinh. Đinh Hiệp Công cứ đinh ninh đổ cho Từ Bằng Tử và cũng chẳng còn lòng dạ nào nghĩ tới giả hay thật. Giải tới nha môn, thì đúng vào lúc ngự sử đi dự tiệc, đành phải tống vào nhà tạm giam, ở đó chỉ có một manh chiếu cói, cũng chẳng có người nhà nào đi theo, chẳng ai đưa cơm cho nước, hắn đói hoa cả mắt, đành cởi chiếc áo ngoài đưa cho người đấu bếp cầm lấy mấy đồng mua cơm lót lòng. Cả đời hắn vênh vang ra vẻ ta đây, đã bao giờ chịu khổ thế này đâu. Rất may là hắn mang theo một người quản gia già tên là Lai Đắc, là người hầu hạ cha Đinh Hiệp Công. Người này thường đi theo ông tới nhiệm sở nên cũng có hiểu biết đôi chút. Lai Đắc nghĩ: "Việc này nếu do Từ Bằng Tử gây ra thì vị ngự sử họ Mạc làm quan giám trường của bản tỉnh không thể giữ được. Nếu Từ Bằng Tử tới tận Nam Kinh kiện thì vụ kiện này sẽ liên lụy tới nhiều người, ngài hình sảnh họ Mạc cũng không thể gỡ được. Nhưng tại sao ta đi lại đây nhiều mà không gặp một người quen nào? Việc này thật đáng ngờ, nhà không có ai vi phạm thì sợ gì. Hơn nữa gia chủ đã bắt đi rồi mình là kẻ hầu ngươi hạ thì trốn không nên. Thế rồi Lai Đắc đánh liều đi nghe ngóng xem sao. Ông ta đến cửa nha môn hỏi:
- Hôm kia ngài bắt Đinh cử nhân về việc gì thế?
Người ấy đáp:
- Người bị bắt là cử nhân giả, họ Kim chứ không phải họ Đinh. Hắn giả làm công tử của ngài chủ khảo họ Kim, tới đây vay mượn. Ông là ai hỏi làm gì?
- Tôi cũng là người ở địa phương này. - Lai Đắc nói. - Nghe thấy ông lớn bắt hắn, hắn cũng đã lừa tôi, tôi đến hỏi cho rõ, ngày mai đến ông lớn cáo giác để đòi lại.
- Té ra là như thế. - Người ấy nói. - Cử nhân giả này vẫn chưa xử, trong nội ngày nay phải gặp, nếu ông muốn tố cáo thì ngày mai đến hầu là được. Đúng là:
Người ta chẳng biết ai khôn dại,
Chỉ cần nghe ngóng, nắm thời cơ.
Lai Đắc biết rõ sự thực, quay về, nghĩ: "Ta đoán không sai, may mà chưa gặp quan, nếu không thì bị nhục. Bây giờ ta chưa cần gặp ông ấy vội, mà phải tới ngay ngài Thị lang hộ Lại để bẩm với ngài việc này. Xin ngài lá thư đưa ông chủ ra khỏi nhà tạm giam, thì càng có thể diện". Thế là Lai Đắc tới. gặp quan Thị lang. Ông kinh ngạc, lập tức viết thư sai người đưa cho quan ngự sử. Nhận được thư, quan ngự sử thấy khó nghĩ, gọi ngay những sai nha đi bắt tới, đánh cho mỗi người bốn mươi gậy, quát:
- Đồ cơm toi, cử nhân không bắt đi bắt cử nhân thật. Không sao thì thôi, nếu xảy ra rắc rối, thì tội sẽ đổ lên đầu chúng bay. Hãy mau mau thả ông ấy ra.
Ngự sử nghĩ: "Vị cử nhân mới này là con nhà gia thế, lại có chỗ dựa vững chắc là ngài Thị lang bộ Lại, nếu được thả ra, ông ta quyết chẳng chịu đâu. Việc không những sẽ làm cho ta mất thể diện, mà có khi lại làm trở ngại đến việc thăng quan tiến chức của ta chứ chẳng chơi. Ta phải nghĩ cách, trước hết hãy chặng đứng chuyện này". Một lát sau, ông "à" lên một tiếng phải rồi". Lập tức ông sai thư phòng viết mấy tờ cáo thị, nhanh chóng đưa tới các chùa, nói rằng, nếu như cho khách ở kiếm lời thì cả tăng ni đều phải cùm ba trăm cân trong ba tháng. Sau đó lại viết một bức thư gửi cho Thị lang bộ Lại biết việc này. Thị lang bộ lại thấy ông đã làm đến mức ấy, lại giữ thái độ kính trọng ông. Biết rằng việc đó là do ông ta, song nếu xảy ra rắc rối giữa hai nha môn thì thật là đáng sợ. Sau đó ông cho viết một tờ thông cáo cấm chỉ du khách, dán ngay trước cổng. Đúng là:
Không muốn mở cửa,
Mong thoát búa rìu.
Tuần hoàn báo ứng,
Nhân quả, không sai.

Những sai nha này cùng đến mở cửa nhà tạm giam, làm ra vẻ khó dễ, cố ý trêu chọc, rồi thả Đinh Hiệp Công ra. Tuy được thả ra, song Đinh Hiệp Công cũng không biết nổi oan ức này do đâu, hắn cúi đầu buồn bã lủi thủi đi về chỗ ở. Trên đường đi gặp ngay Lai Đắc. Lai Đắc hỏi:
- Tướng công, ông được ra rồi à?
- Ông đi đâu về? - Đinh Hiệp Công hỏi.
Lai Đắc kể hết đầu đuôi việc bắt lầm người, mình dò la ra việc ấy rồi đến nói cho ngài Thị lang bộ Lại biết, được ngài viết thư cho quan Ngự sử mới xong việc. Đinh Hiệp Công nói:
- Việc này làm ta rất tức giận, về tới chỗ ở thu xếp xong xuôi sẽ bàn bạc tìm cách, tới ngài Thị lang bộ Lại lần nữa để ngài trị cho quan Ngự sử một trận.
Hai người về tới chùa Thừa Ân, hòa thượng đã khuân đồ đạc hành lý của họ ra ngoài rồi đóng cửa lại và cũng không biết họ đi đâu. Ngoài cửa chùa dán một tờ cáo thị đuổi khách. Biết không thể đừng lại đây được nữa, họ cho một người giữ hành lý rồi cùng Lai Đắc tới dinh quan Thị lang bộ Lại, tới nơi thì thấy trước cửa cũng dán một tờ thông cáo đuổi khách. Họ nói với người canh cửa, người canh cửa không dám vào bẩm. Lai Đắc bước tới gõ cửa, Đinh Hiệp Công nói:
- Làm thế thật là bất nhã, không nên làm ông giật mình. Một cử nhân mới tinh chịu nhục, thì nhất định là con đường thăng tiến sẽ có chút long đong. Thật là điềm thẳng lành, cũng chẳng còn mặt mũi nào nghênh ngang tại Nam kinh nữa, hãy mau mau trở về thu xếp hành lý lên đường, thi hội xong sẽ tính chuyện.
Lai Đắc nói:
- Ông nói thế là phải.
Đúng là:
Tự quét tuyết trước cửa
Đừng cố di dò dầy
Sau này chớ sai sót
Đã đi đừng vấn vương.

Ngay hôm ấy họ thu xếp hành lý, qua sông Dương Tử tới Phố Khẩu, đáp xe ngựa đi Bắc kinh. Chỉ có Đinh Hiệp Công là chẳng vui vẻ gì, hắn nghĩ: "Ta cho rằng Từ Bằng Tử trả thù, nếu quả đúng như vậy thì bị nhục như thế cũng không phải là quá đáng. Nhưng không biết vì sao lại bị vu cáo? Qua việc này xem ra thì nhất định ta không thể không đỗ tiến sĩ. Lần vào kinh này, dù có lên trời hay xuống biển ta cũng phải đỗ tiến sĩ để khỏi bị kẻ khác đè nén, rồi sau đó trả thù cũng không muộn". Từ đó, trên đường đi hắn chỉ nghĩ mưu kế để đỗ tiến sĩ chẳng mấy chốc đã tới Bắc Kinh. Tìm được chỗ ở, hắn đi suốt ngày, la cà hết nơi này tới nơi khác, gặp gỡ khách khứa, vui chơi yến ẩm, chẳng lúc nào nhòm ngó đến sách vở. Ngờ đâu hắn là người giảo hoạt khôn khéo, luồn lọt mọi ngóc ngách, hơn nữa về trường ốc hắn lại thông thuộc, không bị người ta lừa dối. Rồi tự nhiên hắn lọt qua tam trường, không ngờ đến ngày yết bảng hắn lại đỗ tiến sĩ vào loại cuối bảng. Tin đỗ báo về nơi hắn trọ, như thế là hắn đã toại nguyện lắm rồi. Hắn bèn viết thư về nhà báo tin. Nhà hắn ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Tới khi thi Đình hắn lại đỗ tam giáp, thuộc hàng tri huyện. Tại Bắc Kinh, ngày nào hắn cũng ngựa xe võng lọng, mặt mày hớn hở tới Quan chính nha môn(1) và ở ngay Bắc Kinh chờ tuyển dụng. Đúng là:
(1) Quan chính nha môn: cơ quan xem xét chính tích những người đỗ. (ND)
Một phút lên tận mây xanh,
Mấy ai vui tới bạc đầu.

Lại nói Từ Bằng Tử bị quan tri phủ họ Mạc khống chế, không sao mở miệng, con đường công danh cũng bị chặn đứng nằm trong nhà lao chịu hình phạt buộc anh phải đền mạng Xuân Anh. Dưới trướng người khác buộc anh phải cúi đầu. Vương thị phải cầm áo, bán vòng, ngày ngày lo cơm nước cho chồng. Tri phủ họ Mạc tác oai tác quái, ai dám đến nơi khác kêu oan, anh đành chịu chờ chết. Bị giam trong ngục ròng rã ba năm trời, đến khi tri phủ họ Mạc được thăng quan, đi nhậm chức ở nơi khác, Từ Bằng Tử mới gửi thư cho vợ, bảo vợ bán nhà nhờ một người có danh vọng lớn cứu mình. Vương thị vội vàng viết tờ thông báo bán nhà, rồi dán ngay trước cửa. Rất may ở đó có một ông quan đã nghỉ hưu, vừa thôi giữ chức tuần phủ Bắc Trực. Người mới về nhậm chức tri phủ lại là học trò của ông. Vương thị nhờ người nói với ông. Ông bảo:
- Đã có nhà thì đừng bán cho người khác, hiện ta cũng muốn mua nhà để cho các công tử có nơi xem sách. Tôi sẽ bảo môi giới tính toán tiền, rồi chị đưa số tiền ấy cho tôi để tôi đi nói giúp, tôi đảm bảo chắc chắn anh ấy sẽ được tha.
Vương thị vô cùng mừng rỡ, dọn ra ở gian nhà còn để không phía sau. Rồi đưa tờ văn tự cho viên quan ấy. Thế rồi ông lập tức gửi thư cho quan tri phủ. Xem thư xong, quan tri phủ thấy vụ án này không có căn cứ, nghe theo lời thầy, tri phủ liền thả Từ Bằng Tử ra khỏi nhà giam. Đúng là:
Trong Ni làm lữ khách,
Văn Vương phải trốn đời.
Số phận đã qua rồi,
Uống thuốc bèn khỏi bệnh.

Từ Bằng Tử ra khỏi nhà giam, hai vợ chồng ôm nhau òa lên khóc. Từ Bằng Tử nói:
- Không biết đứa ở trốn đâu để ta phải khổ mất năm trời.
Kiếp trước mình với lão Mạc có thù oán gì không mà lão đã nói với cha mẹ Xuân Anh bắt ta phải đền mạng. Nếu lão không thăng quan, thì lão bắt ta chết rũ trong nhà tù.
- Đời bây giờ kể gì đến đạo lý. - Vương thị nói. - Thôi thì anh dẹp bỏ cái tính tự tôn của anh đi để mà sống thôi.
Từ Bằng Tử bị chặn đứng con đường tiến thân mà cũng chẳng muốn sinh sự, song anh không sao dứt bỏ được bản lĩnh của mình. Anh đành bàn với vợ mở một lớp dạy trẻ kiếm sống. Thế rồi ông nói với ông già hàng xóm, ông nói:
- Lệ mới ngày nay khác rồi, muốn tìm được học trò thì trước hết hãy chuẩn bị một ít giấy mời, đi mời nhũng ông bố đến bàn thì mới được. Tôi sẽ đi mời giúp, nhưng anh chị cũng chuẩn bị ít tiền để đãi khách.
- Ông nói phải đấy. - Từ Bằng Tử nói.
Thế rồi anh bàn với vợ bán chiếc áo khoác vợ đang mặc, được hai đồng mua một ít rượu và thức nhắm, rồi nhờ ông già hàng xóm đi mời giúp. Quả nhiên, vừa mời đã có mười bảy mười tám ông bố đến. Người thì bán rau, áo cũn cỡn, đòn gánh tre đè nát hai vai; người thì làm ruộng, chân dính đầy bùn, người làm nghề bói toán, ngồi vuốt râu mồm thở ra thối hoắc, người thì làm nghề thầy thuốc, chẳng biết phân biệt thương truật, sinh trần (hai vị thuốc bắc), người thì làm nghề mối lái thì nói chuyện dông dài nhà nọ nhà kia, người đốt than thì mặt mũi chân tay nhem nhuốc, người làm bếp khắp người sực nức mùi hành, người làm lính lệ thì ngồi tót lên ghế cao, người làm lý trưởng thì khăn áo chỉnh tề.
Mấy vị ấy uống rượu xong bằng lòng cho mở lớp, tất cả có mười bảy mười tám học trò, lương thầy chỉ được mười hai lạng, họ sẽ thay nhau nuôi cơm. Anh chọn ngày tốt mở lớp. Hôm khai trương, lớn bé có mười một mười hai đứa. Anh lại nhờ ông già hàng xóm đi mời những học sinh vắng mặt. Khi trở về ông nói, những nhà này cơm chẳng có mà ăn lấy đâu ra tiền trả thầy. Người thì bảo là con ốm, kẻ lại bảo là con còn nhỏ, đường xa không đến được. Tính ra lương chỉ độ bảy tám lạng. Không còn cách nào khác, Từ Bằng Tử đành phải dạy.
Trong lớp, chỗ này dạy "Thiên tha huyền hoàng", chỗ kia hỏi "Triệu Tiền Tôn Lý". Đứa lớn thì mang theo gói đất màu đỏ đứa bé tập viết thì khóc vì không có giấy mực. Thay nhau nuôi thầy thì cơm trên là của cải, dưới là tỏi hành, hễ nhấc roi lên là chúng kêu cha kêu mẹ. Suốt ngày anh rát cổ bỏng họng vì lũ học trò.
Từ Bằng Tử dạy được hai tháng, bảo họ chi tiền lương cho vợ thầy mua gạo, thì mọi người đều khất đến mùa. Khi họ gặt về lại cho người đi đòi, thì có người mang bột mì, có người mang dưa hoặc rau đến rồi trừ vào tiền lương của thầy, đi mòn cả ngõ mà cũng chỉ thu được ít tiền rách nát. Bước sang tháng sáu học sinh bỏ học quá nửa, họ nói là trời làm đại hạn, nhà không có ăn lấy tiền đâu mà thuê thầy. Từ Bằng Tử dạy bốn năm đứa trẻ lớn nhỏ, chân tay đầy bùn đất thì sao mà sống nổi, anh đành dứt khoát thôi không dạy nữa. Từ đó cuộc sống Từ Bằng Tử càng ngày càng khốn đốn.
Cơm lạnh canh suông bữa có bữa không.
Khăn rách giày thủng, nữa kín nữa hở
Mặt bủng da chì,
Chân tay ghét gúa.
Gặp người chẳng nói chẳng rằng.
Nhìn bóng, thở dài than ngắn.
Ai bảo là tú tài bụng chữ hàng bồ
Ai bảo đã từng phong lưu công tử

Từ Bằng Tử như người mất hồn, chẳng ai thèm để ý tới. Một hôm anh lủi thủi đi trên đường, bỗng có một người hỏi:
- Từ tiên sinh đi đâu thế?
Từ Bằng Tử ngước nhìn thì đó là Thúc Tự, người Vệ Lý trước đây cũng có con đến học anh. Bằng nói:
- Chẳng có việc gì đi quanh quẩn cho đỡ buồn.
- Sau khi thôi không dạy học, anh đã tìm việc gì làm chưa?
- Chưa.
- Có một lớp học xa, không biết anh có chịu không?
- Thế thì tốt quá kể chi xa hay gần.
- Nếu chịu đi xa thì tôi sẽ nói giúp.
Chỉ huy Vệ Lý áp tải lương vào Kinh. Muốn tìm một người giúp việc. Song nha môn này không có việc gì ghê gớm lắm, cũng không cần người học vấn uyên thâm, chỉ cần người đọc thông viết thạo để ghi sổ sách. Mỗi năm trả lương ba mươi lạng, tạm ứng trước một nửa, số còn lại tới nơi sẽ trả nốt. Nếu anh chịu đi thì tôi đảm bảo với anh chắc chắn là được.
- Thế thì tốt quá. - Từ Bằng Tử nói. - Phiền anh giúp cho tôi xin hậu tạ.
- Tôi tới đó nói rồi sẽ báo lại cho anh. - Người ấy nói.
Vệ quan vốn đã biết tiếng Từ Bằng Tử, nay có người đến nói ông rất vui mừng, lập tức sai người đi mời Từ Bằng Tử để thương lượng. Ông đưa trước cho Từ Bằng Tử nửa số tiền lương mang về. Hôm sau lại mời anh tới uống rượu hẹn ngày lên thuyền. Từ Bằng Tử vui mừng khôn xiết, số bạc ấy anh đưa cho Thúc Tự ba lạng để tạ ơn, và mua hai bộ quần áo vải, còn bao nhiêu đưa hết cho vợ ở nhà chi dùng. Từ Bằng Tử lên thuyền cùng họ reo hò nhổ neo. Đúng là:
Nhà nghèo chưa sạch nợ,
Được nhà giàu đãi cơm.

Từ Bằng Tử lên thuyền lương, được ăn uống no đủ. Trên thuyền vô sự, anh thầm nghĩ: "Quan áp tải lương có việc thì đi hết việc thì về, ta cùng ông tới Bắc Kinh, khi trở về có thể ông không dùng mình nữa. Đến đấy nếu có cơ hội mình nhờ một người nào đó tiến cử làm người giúp việc cho một viên quan to nào đó thì tốt biết mấy. Chưa biết chừng người quen ở Chiết Giang nhiều, mình ra sức giúp việc cho họ, có thể sống được thế thì còn lo nghĩ gì nữa". Càng nghĩ anh càng thấy phấn chấn. Chưa đầy một tháng thì thuyền đến Lâm Thanh. Đây là một bến cảng lớn, không thể không thắp hương cúng phúc thần. Viên quan vận lương ấy thưởng một bữa rượu, mọi người vui vẻ ăn uống thỏa thích. Vì quá chén say mèm, quên không tắt đèn, lửa bén vào mui thuyền mà không ai hay hết, đến khi lửa bốc to nổ lốp đốp lan ra khắp thuyền, lúc ấy mọi người mới chợt tỉnh, kêu gào kinh thiên động địa. Từ Bằng Tử tỉnh dậy thì lửa cháy đến tận chỗ nằm, anh vùng dậy, quáng quàng vơ vội quần áo nhảy phốc lên bờ rồi mặc vào. Gió to lửa cháy càng dữ dội:
Không phải trận ác chiến Xích Bích,
Thì cũng là rồng lửa bao vây.
Dòng sông lửa bốc cao đỏ rực,
Chẳng khác nào ma quỷ tung hoành.

Trên bờ, Từ Bằng Tử chỉ biết đấm ngực dậm chân. Thuyền lương chở nặng, trong lúc khẩn cấp thẳng biết làm sao mà đẩy đi được chỉ cứu được người lên bờ là may, ai còn nghĩ tới vớt lương thực nữa. Hôm sau quan đảm trách vận chuyển lương thực làm một tờ trình, quan địa phương bắt giữ, chờ chiếu chỉ nhà vua. Lúc ấy ngay đến quan cũng chẳng lo nổi mình thì làm sao mà quan tâm đến Từ Bằng Tử được. Không có một xu dính túi Từ Bằng Tử sống sao đây. Lang thang khắp nơi, đến lúc tới miếu Đông Nhạc thì anh thấy người nhờ viết sớ rất đông, anh nghĩ: "Việc này ta cũng làm được". Bèn tới nói với đạo sĩ:
- Tôi là người nơi xa tới, chẳng may gặp nạn không chỗ nương thân, muốn nhờ thầy cho thuê một cái bàn viết sớ, kiếm ít tiền sống qua ngày, mong thầy rộng lòng thương!
- Sao không được. - Đạo sĩ nói. - Chỉ cần anh viết rõ ràng sạch sẽ, một ngày cũng kiếm được một trăm đồng.
Từ Bằng Tử bèn mượn một chiếc bàn, vừa đặt bút nghiên đã có người mang sớ đến nhờ viết. Hôm ấy anh kiếm được chín mươi đồng. Đúng là:
Chẳng như khất thực cam chui háng,
Lại giống thổi tiêu lẩn đám đông.

HOMECHAT
1 | 1 | 195
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com