watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
01:26:3005/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 14 - Hết
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 23


Chương 14

Đánh Bọn Ngông Cuồng Báo Ơn Thầy
Anh Nguyện Vào Tù Để Cứu Em


Bốn biển đều là anh em, đó là những điều làm cho lòng ta khuây khỏa. Những đứa trẻ trong cùng một nhà quấn quít bên nhau, chúng là anh em ruột thịt. Song có khi hiềm khích nhau, phần lớn là do cha mẹ yêu đứa này ghét đứa khác rồi dần dần chúng xa nhau. Cũng có khi do chị em dâu va chạm nhau, hàng ngày tỉ tê xúc xiểm chồng, rốt cục những người cùng máu mủ sinh ra chia lìa nhau. Cũng có khi bạn bè li gián, kẻ hầu người hạ xúi bẩy. Thường thì lúc đầu anh em hiềm khích nhau, tiếp đó là tranh giành nhau rồi dần dần kiện nhau, thậm chí thù ghét đâm chém nhau chẳng khác người dưng nước lã. Điều ấy thật là quái lạ. Vốn cùng một cha mẹ sinh ra, song lại như nước với lửa. Lẽ nào anh em không phải là đồng bào, không phải là máu thịt do cha mẹ sinh ra? Cho nên ta thường nói, trong lúc bình thường anh em phải như Tư Mã Ôn Công, đến mãi khi đã già vẫn quan tâm tới cái đói cái rét của anh, thương yêu nhau như thời còn bé. Khi lâm sự phải như anh em Triệu Lễ. Thời kỳ nhà Hán thay thế nhà Tần, mất mùa, đói kém khắp nơi trộm cướp nổi lên như ong, anh Triệu Lễ bị bọn cướp bắt ăn thịt, Triệu Lễ biết được đã tự mình đến chỗ bọn cướp nói: "Anh tôi gầy, tôi thì béo, xin các ông đừng giết anh tôi, tôi xin tình nguyện chết thay". Thấy ông là người nghĩa khí, bọn cướp bèn tha chết cho cả hai anh em. Còn như việc anh em họ Điền chia lìa nhau khiến cây tử kinh cũng buồn thương mà khô héo, thấy ba anh em họ Điền đoàn tụ, cây tử kinh lại tốt tươi trở lại. Ta cho rằng họ chưa phải là đấng mày râu, vì họ không làm chủ được mình mà lại nhờ đến sự cảm động của cây cỏ. Hoặc do thời gian tính tình thay đổi có kẻ trí người ngu, thì người anh phải như Ngưu Hoàng, mặc dù em bắn chết mất con trâu kéo xe, song anh không vì thế mà quở trách, chửi bới em. Nếu là em thì phải như Tôn Trùng Nhi, nghi anh là kẻ không đứng đắn đã lăng nhục anh, song anh không vì thế mà oán hận em. Vương tường với Vương Lãm là anh em cùng cha khác mẹ, Vương Tường là người rất có hiếu và đương nhiên rất thương em. Khi mẹ đầu độc Vương Tường thì Vương Lãm giằng lấy chén thuốc độc định uống, vì thế mẹ đành phải đổ thuốc đi. Khi mẹ sai Vương tường làm những việc khó khăn, Vương Lãm đều nhận làm thay anh. Anh em khác mẹ còn thế, huống hồ là anh em cùng cha mẹ sinh ra. Vương triều chúng ta rất coi trọng hiếu đễ, vào đầu thời Hồng Đức ở Phố Giang có Trịnh Nghĩa Môn là người được triều đình nêu gương về sự hiếu đễ, về sau do lỗi lầm bị giải tới kinh và được tha thứ, sau đó triều đình còn cất nhắc tộc trưởng là Trịnh Liên làm tham chính Phúc Kiến. Tất cả các đời sau, mấy đời đều chung sống với nhau, và đều có những cống hiến xuất sắc. Nay tôi xin nêu ra đây một việc cũng như thế, tuy chưa được triều đình biểu dương, song tình yêu thương của họ đối với nhau cũng thật là nổi bật.
Thời Tuyên Đức, ở huyện Thái Bình, phủ Đài Châu, Triết Giang, có anh em nhà họ Diêu, anh cả là Cư Nhân, em là Lợi Nhân, dáng người xinh đẹp, tính tình hòa nhã, ý chí mạnh mẽ dám làm việc nghĩa. Không những tính cách của họ giống nhau, mà khuôn mặt họ cũng giống nhau như đúc. Khi còn dưới hai mươi tuổi theo học thầy Phương Phương Thành. Gia cảnh thầy nghèo túng, Mã thị vợ thầy chỉ sinh được một người con gái tên là Mã Tuệ Lương. Trong lớp học của thầy có Hồ Hành Cổ là người thông minh, lanh lợi, luôn chăm chỉ học hành; một người là Phú Nhĩ Cốc, tuy lớn tuổi nhưng ỷ thế nhà giàu, học hành lười nhác lại mới cưới vợ, lúc nào cũng quấn lấy nhau, không chịu đến trường; một người nữa là Hạ Học, học hành dốt nát, tính tình lại gian xảo, rất hợp với Phú Nhĩ Cốc. Nhiều lần thầy khuyên nhủ, song chúng chẳng lọt tai. Năm người cùng học một trường nhưng tính khí thì như nước với lửa. Về sau cha mẹ anh em họ Diêu đều qua đời, gia cảnh nghèo túng phải bỏ học, chỉ có Hồ Hành Cổ tới trường. Hạ Học thường bợ đỡ Phú Nhĩ Cốc.
Khi thầy Phương Thành qua đời, học trò rủ nhau đến đưa ma thầy. Hai anh em họ Diêu và Hồ Hành Cổ tới trước, Phú Nhĩ Cốc và Hạ Học tới sau. Thấy con gái thầy đẹp, lại đến tuổi trưởng thành, Phú Nhĩ Cốc lúc nào cũng dán mắt nhìn cô trong nhà tang lễ. Vì nhà đơn người nên cô phải chạy đi chạy lại, khi thì Phú Nhĩ Cốc nhìn thấy đầu, khi thì nhìn thấy đôi chân. Đến khi cô khóc thì tiếng cô như tiếng oanh vàng, khiến cho tai mắt Phú Nhĩ Cốc lúc nào cũng để ý đến cô, lòng hắn cứ rạo rực, hai mắt cứ nhìn vào cô như hai mắt cua. Còn ba người kia không hợp với hắn nên cũng chẳng thèm để ý tới. Chỉ có Hạ Học là nói chuyện với hắn, song hắn cũng chẳng mặn mà.

Cỗ bàn xong mọi người ra về, Hạ Học sánh vai đi cùng hắn, nói:
- Anh Phú! Sao hôm nay anh như người mất hồn thế!
- Tôi có một chuyện riêng cần nói với anh. Tôi đã thích con gái thầy khi còn chưa nuôi tóc, có điều cô còn bé quá, nay xem ra cô cũng tới mười sáu tuổi rồi. Hôm nay trong nhà tang lễ tôi thấy đôi chân cô đi giày trắng, chà chà, trông chẳng khác nào búp măng. Rất may vừa đúng lúc gió thổi tung rèm, quả thực cô như một nàng tiên hút hết cả hồn vía của tôi? Hạ Học, nếu có cách gì khiến cô ấy thuộc về tay tôi thì anh quả là một Cổ áp Nha(1) sống.
(1) Cổ áp Nha: một nhân vật hiệp khách thời Đường (ND).
- Việc ấy có khó gì? Hằng ngày anh cứ đến đó hộ tang mà thưởng thức là được rồi. - Hạ Học nói.
- Hôm nay đã chết mê chết mệt rồi, nếu đi nữa thì e rằng sẽ không về được. Sao anh không nghĩ cách giúp tôi lấy cô làm thiếp?
- Được thôi, - Hạ Học nói, - ta còn đi lại nhà anh luôn, nếu giúp mà không được thì tìm người khác cũng chẳng sao!
- Anh giỏi lắm. - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Ngày nào tôi cũng ở nhà anh. Tôi nói câu này anh dừng giận nhé! - Hạ Học nói. - Đêm qua nóng bức như thế sao không lột trần?
Phú Nhĩ Cốc thụi cho Hạ Học một quả nói:
- Đồ chó! Tính khí đàn bà không làm tới là họ không chịu đâu. Chúng ta bức bối, ra ngoài giải, khuây một chút. Chúng ta không tháo ra, cứ tích mãi trong bụng sẽ thành bệnh, rồi lại phải mua thuốc, anh bảo có đúng không?
- Đúng, đúng đấy, chỉ có điều giá lại thêm một cô vợ nữa thì ông anh sẽ dẫn tới tận biên giới phía bắc, suốt ngày đeo kính để che cái mặt mình.
Hai người cứ ngặt nghẽo cười, Hạ Học nói:
- Việc này phải để cho đàn em này nghĩ kế.
Ngày hôm sau Hạ Học đến nhà họ Phương, mượn cớ giúp đỡ việc ma chay. Vợ thầy ra cảm ơn, Hạ Học nói:
- Tiên sinh suốt đời làm một ông đồ gàn, nghèo rớt mồng tơi, khiến cô phải đứng dựng lo ma chay cho tiên sinh, quả là một bậc trượng phu trong nữ giới.
- Đúng thế, - vợ thầy nói, - trước mắt chi dùng còn tạm đủ sau đây còn phải lo việc chôn cất, song trong nhà không còn một đồng một chữ nào.
- Điều ấy có gì khó đâu? - Hạ Học nói. - Trong đám học trò, ngoài Hồ Hành Cổ nghèo kiết xác ra, còn hai anh em nhà . họ Diêu cũng đủ ăn đủ tiêu, nhưng họ rất keo kiệt, chỉ có Phú Nhĩ Cốc là sống rộng rãi. Nếu cô nói với anh ấy một tiếng chắc rằng anh ấy sẽ giúp.
- Anh ta và thầy vốn không ưa nhau, sợ anh ta không chịu cho vay?
- Chỉ vì tiên sinh thủ cựu, không phóng khoáng như anh ấy. Phú Nhĩ Cốc rất hay giúp đỡ người, mượn độ mươi lạng anh ấy cũng chỉ coi như cái móng tay thôi. Hiện nay vợ anh ấy đang ốm liệt giường, không ai cai quản gia đình, đang muốn bỏ ra mấy trăm lạng để tìm một người vợ lẽ, anh ấy có phải là người tiếc tiền đâu. Chỉ có điều là cô không chịu nói, chứ nếu cô chịu nhún mình thì con sẽ hết lòng vì cô.
- Nếu có mượn thì cũng chỉ bốn năm lạng cũng tùng tiệm rồi. - Vợ thầy nói.
Hạ Học cáo từ ra về, đến gặp Phú Nhĩ Cốc nói:
- Anh Phú, hôm nay tôi tâng bốc anh, từ một gã keo kiệt trở thành một người đại hào hiệp! Tôi nghĩ là họ mẹ góa con côi có thể ép họ được. Thôi thì chọn một ngày nào đó, đưa tới năm mươi lạng bạc, mấy tấm lụa, chỉ nói là cho vay. Nếu bà ấy cảm ơn thì nói vào một câu là xong. Nếu như bà ấy không nghe thì nói đó là lễ vật, rồi ta sẽ nói vun vào. Như thế có được không?
- Hai mươi lạng thôi! - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Không được nói là lễ vật, - Hạ Học nói, - theo ta thì cứ phải đưa năm mươi lạng.
Phú Nhĩ Cốc đành nghe theo, lấy năm mươi lạng bạc, hai tấm lụa, hai tấm the đưa cho Hạ Học. Hạ Học để lại mười lạng, rồi gọi đứa ở mang chiếc quả khem bỏ bạc vào đó đến gặp vợ thầy nói:
- Thưa cô con đã bảo anh ta là một người rất hào hiệp, khi tới đây rất may có một người đem trả bốn mươi lạng bạc. Khi con nhắc tới chuyện này anh ấy bèn đưa luôn, con bảo anh ấy để số tiền lãi lại, anh ấy bảo: "Cứ mang cả đi tôi sợ rằng bằng ấy vẫn chưa đủ”. Con mang ngay tới đây cho cô.
- Tôi chỉ cần bốn năm lạng thôi, số còn lại xin phiền anh hoàn lại cho anh ấy.
- Tiên sinh sống một đời gàn dở, tất cả đều nhờ cô, nay của tự nhiên đến thì cứ lấy mà chi dùng, cô đừng ngại.

Mã thị còn do dự thì Hạ Học đã chào rồi đi một mạch ra cửa. Tuệ Nương nói:
- Mẹ ạ! Anh họ Phú là một người rất keo kiệt, sao lại giúp nhiều như vậy? Dù nhà mình nghèo mẹ cũng nên trả lại anh ta đi.
Đến ngày đưa linh cữu ra đồng, mọi người chung nhau phúng viếng, chỉ có Phú Nhĩ Cốc không chung với ai, tự làm một bài văn tế tới tế, bài văn tế như sau:
Ô hô! Tiên sinh bố vợ của ta,
Nghèo khổ một đời, theo nghề dạy học.
Thức khuya dậy sớm, đọc sách giảng bài. ăn mặc xuềnh xoàng, áo vải khăn thâm.
Đầu bù râu rậm, cần kiệm thật thà.
Không được đỗ cao, bảng vàng mả đá.
Bỗng nhiên lâm bệnh, vội vã ra đi.
Thầy nghĩ đến con, theo học lâu ngày.
Cho tới hôm nay, coi con là rể.
Thương tình cốt nhục, lệ nhỏ đầm dìa.
Tỏ rõ lòng thành, xin dâng lễ bạc,
Lợn đen dê trắng, thay thế bạc tiền, ô hô! Thương thay, thượng hương.

Hạ Học nghe xong nói:
- Hay, hay tuyệt.
- Mình viết không cần phải suy nghĩ gì mà cũng gieo vần đấy chứ. - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Chẳng biết thế nào mà lại làm con rể tiên sinh. - Diêu Cư Nhân nói.
- Anh Phú, anh đã có vợ rồi, sao còn lấy con gái thầy làm thiếp? Diêu Lợi Nhân nói.
- Nghiêu gả hai con gái cho Thuấn, một người là vợ cả, một người là vợ lẽ, điều ấy có ngại gì đâu? - Hạ Học nói.
- Nói càn! - Diêu Cư Nhân nói. - Việc ấy lọt tai làm sao được!
Mã thị bên trong nghe thấy, bước ra nói:
- Phú Nhĩ Cốc, tiên sinh vừa mất, anh đừng coi thường con gái tôi như thế! Khi lâm chung tiên sinh đã nhận Hồ Hành Cổ làm con rể, vì đang lúc tang gia bối rối nên tôi chưa nhắc tới, sao anh đến nỗi khinh bạc như thế?
- Không những làm nhục con gái tiên sinh, lại còn cướp vợ của bạn, chẳng lọt tai chút nào. - Diêu Cư Nhân nói.
- Diêu Cư Nhân? Việc gì đến anh. - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Anh làm một việc bất nhân, - Diêu Lợi Nhân nói, - thì sao cấm được miệng người ta.
- Tôi đã đưa lễ vật rồi, - Phú Nhĩ Cốc nói, - cớ sao anh bảo tôi cướp vợ.
- Anh nói càn, - Mã thị nói, - Ai nhìn thấy anh đưa lễ vật?
- Điều này có nguyên do của nó, - Hạ Học nói, - hôm trước tôi mang tới bốn mươi lạng bạc, cô nói là mượn anh ấy, song anh ấy bảo đây là sính lễ.
- Các ngươi là đồ súc sinh! - Mã thị nói. - Các ngươi đã bày đặt ra để đánh lừa ta.
Thế rồi bà vào nhà trong lấy bạc và vải đoạn ra vất bừa xuống sân. Phú Nhĩ Cốc nói:
- Bây giờ thì đã muộn rồi, muộn lắm rồi.
Rồi kéo Hạ Học định bỏ đi, song bị Diêu Lợi Nhân lôi lại. Hạ Học gầy yếu, bị Lợi Nhân lôi mạnh, ngã bổ chổng, nói:
- Ở nhà này mà các ngươi còn dám dở cái thói ấy ra ư? Hãy mang ngay cả, anh Hồ sẽ là người làm lễ. Bạc của học trò chúng tao cũng đủ cho cô chi dùng. Mấy hôm nữa chúng tao sẽ công khai hoàn lại.

Hạ Học thấy khó xuôi, nói:
- Anh Phú vốn không phải rồi, song vì sợ rằng ở đây anh không lấy được thiếp nên mới làm như thế!
Thế rồi họ thu nhặt lấy số bạc và vải đoạn của họ lại, kiểm kỹ thấy thiếu mất năm lạng. Hạ Học nói:
- Cô đã dứt khoát gả cho anh Hồ thì anh Hồ phải trả năm lạng này, chứ đời nào anh Phú chịu mất không.
Hồ Hành Cổ trong người không có một xu dính túi nên không dám lên tiếng. Thế là Diễu Cư Nhân nói:
- Ta sẽ trả cho anh ấy.
- Thế thì, - Hạ Học nói, - anh hãy trả ngay đi, khỏi phải chịu.
- Chẳng việc gì phải lo, - Diêu Cư Nhân nói, - trong năm ngày ta sẽ trả bằng xong.
- Xin anh nhớ cho nhé. - Hạ Học nói.
- Đã nói là trả đúng hạn. - Diêu Cư Nhân nói.
- Lấy gì để làm tin? - Hạ Học nói.
- Thì viết cho anh tờ cam đoan, - Diêu Lợi Nhân nói, - anh còn ngại gì nữa!
Hạ Học bèn làm người trung gian, viết xong tờ khế ước và cũng không quên ký tên vào đó. Phú Nhĩ cốc nhận tờ giấy ấy, thế rồi mọi người ra về.
Trên đường về Hạ Học trách Phú Nhĩ Cốc:
- Việc này giá cứ tà tà để tôi nói cho, anh cứ khoe tài nữa đi làm hỏng cả việc.
- Tôi nói là được tiên sinh yêu, để người ta biết mình là có tài, hai là cũng phải nói ra sự thực chứ.
- Bây giờ thì hỏng rồi! Hồ Hành Cổ thì không ngại, chỉ có điều anh em họ Diêu thọc gậy bánh xe thôi, nhất định phải cho chúng một trận mới hả giận, phải bẫy chúng vào tròng cho chúng biết tay, lúc ấy tự nhiên Hồ Hành Cổ phải chắp tay lạy mà nhường Tuệ Nương cho anh.
- Có khó gì đâu ngày mai tôi sẽ sai thằng ở tới đòi bạc và bảo nó chửi cho nó mấy câu, tất nhiên nó không chịu được sẽ đuổi tới nhà chửi mắng, lúc ấy ta đóng chặt cửa đánh nó một trận cho bỏ tức.
Quả nhiên ngày hôm sau Phú Nhĩ Cốc sai thằng nhỏ đi đòi bạc, đúng lúc ấy gặp Diêu Cư Nhân. Cư Nhân nói:
- Đã hẹn năm ngày thì đúng năm ngày ngươi tới đây mà lấy.
- Người ta bảo, có tiền thì lấy ngay không để cách đêm. - Thằng nhỏ nói. - Ai bảo anh làm hảo hán.
- Mày là đứa đầy tớ, đừng có nói láo. - Cư Nhân nói.
- Anh bảo ai là đầy tớ, - thằng nhỏ nói, - đồ vô liêm sỉ. Đã nợ người ta còn chửi quàng.

Thấy thế Cư Nhân đùng đùng nổi giận, tát nó một cái nói:
- Đồ tôi tớ cái tát ấy ta gửi cho Phú Nhĩ Cốc đấy. Bảo hắn trong năm ngày đến đây mà lấy.
Thằng nhỏ hậm hực bỏ đi.
Thời ấy anh em Cư Nhân đã xong tang, Cư Nhân lấy Lưu thị được hơn một tháng, còn Lợi Nhân cũng đính hôn với con gái Nhự Hoàn người cùng huyện, vẫn chưa cưới. Lưu thị nghe thấy Cư Nhân cãi nhau với thằng ở nhà Phú Nhĩ Cốc, nói:
- Anh cố gắng lo thu xếp số bạc ấy cho xong đi, em có một ít đồ trang sức, anh cầm lấy đưa trả cho người ta.
- Đúng năm ngày mới trả. Anh sẽ đến tận nhà chửi cho hắn một trận.
Đến tối Lợi Nhân về tới nhà, thấy nói thế cũng khuyên:
- Chị cả muốn trả cho xong việc thì anh trả cho hắn đi, chẳng cần phải gặp cái thằng ngu xuẩn ấy làm gì.

Chương 14 (B)

Sáng sớm hôm sau chị dâu đưa đồ trang sức cho Lợi Nhân đi đổi bạc. Hôm ấy đứa ở nhà Phú Nhĩ Cốc lại tới chửi, khích cho Cư Nhân nổi khùng rồi đuổi đánh nó. Thằng ở ấy vừa chạy vừa chửi, Cư Nhân dừng lại thì nó cũng đứng lại chửi, khích cho Cư Nhân nổi giận rồi cứ đuổi theo nó. Lợi Nhân đi đổi bạc về, nghe thấy anh đã đuổi theo thằng ở đến nhà họ Phú, bèn chạy theo, không ngờ Phú Nhĩ Cốc đã định kế sẵn.
Tối hôm trước thằng nhỏ trở về, nó nói Cư Nhân đã chửi Phú Nhĩ Cốc, rồi tát nó và bảo tao gửi mày cái tát ấy cho Phú Nhĩ Cốc. Nhĩ Cốc bèn bàn với Hạ Học, rồi đi tìm một gã thầy kiện tên là Trương La tới bàn bạc. Phú Nhĩ Cốc nói:
- Ta là vua ở cái thôn này thế mà hai lần bị nó làm nhục, không còn mặt mũi nào cả, nhất định phải cho nó một trận mới được.
- Việc đã đến nước này, - Trương La nói, - phải nghĩ kế chơi cho nó một vố.

Đang bàn soạn thì thằng ở mang trà tới, nó ốm đã lâu ngày, rất yếu ớt, làm rơi chén trà. Hạ Học cầm chiếc thước cốc vào đầu chẳng may nó ngất xỉu. Phú Nhĩ Cốc hốt hoảng nói:
- Nó ốm sắp chết rồi, tại sao anh đánh nó?
- Thằng ở này sắp chết đến nơi rồi, thôi thì nó đã chết thì ngày mai cứ đổ vấy cho nhà họ Diêu. Anh có nhiều tiền thì hai thằng ấy không thoát chết được đâu.
- Có lý, có lý đấy! - Trương La luôn mồm nói.
Thấy thế Phú Nhĩ Cốc bèn đấm đá thêm mấy cái, đứa ở tắt thở. Đứa ở này là con một người trong họ, cha là Phú Tài biết được bèn tới khóc toáng lên. Hạ Học nói:
- Con anh đã ốm đến mức như thế, nay cũng đến cái số nó chết. Vừa lúc nó mang trà tới, đã đánh đổ vào người ông, tức lên ông đánh nó một cái, không ngờ nó chết. Chủ nhà đánh chết con ở là chuyện thường.
- Dù có đánh đổ trà cũng không được đánh chết người. - Phú Tài nói.
- Dứt khoát phải tìm một người đền mạng, việc xong ta sẽ viết đơn cho. - Trương La nói.
- Ta nuôi nó lớn, - Phú Nhĩ Cốc nói, - thì ta đánh chết nó cũng chẳng ngại gì. Nếu ngươi nói bừa thì ngay cả ngươi ta cũng đánh chết.
Phú Tài im bặt không dám hé môi. Hai vợ chồng đành nuốt nước mắt khóc thầm.
Ba đứa bàn bạc xong, chỉ chờ ngày hôm sau lừa anh em họ Diêu tới, nhất định sẽ mắc tròng. Không ngờ Cư Nhân tới trước, quát ầm lên:
- Phú Nhĩ Cốc! Tại sao ngươi sai người đến chửi ta?
- Tại sao ngươi đánh đứa ở của ta? - Phú Nhĩ Cốc nói.
Đang cãi nhau thì Lợi Nhân chạy tới, nói:
- Thôi đừng cãi nhau nữa, bạc đây.
Phú Nhĩ Cốc đã tính toán trước liền vơ ngay lấy Cư Nhân đánh. Cư Nhân cũng chẳng chịu lép. Lợi Nhân vội vàng khuyên can, song làm sao mà can ngăn họ được. Trương La cũng vờ chạy ra can, bọn chúng vào hùa đánh lừa anh em họ Diêu.
Thằng ở nấp đâu đó mang xác chết ra, đẩy vào người Diêu Cư Nhân, nói:
- Nguy rồi, nó đánh chết cháu ông chủ rồi.
Mọi người kinh ngạc, thấy một xác chết đầu vỡ toác, nằm sóng soài dưới đất. Phú Nhĩ Cốc nói:
- Được, mày sẽ biết tay! Anh em mày đánh chết người nhà tao.
- Tôi không hề chạm tay vào nó, sao anh lại đổ vấy cho tôi - Cư Nhân nói.
- Không phải tự nhiên nó chết được. - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Có trời chứng giám. - Lợi Nhân nói.
- Trời với đất quái gì, - Trương La nói, - phải kiện lên quan.
Thấy thế bất lợi, anh em họ Diêu bỏ chạy. Phú Nhĩ Cốc bắt trói lại, gọi hàng xóm tới giải lên huyện. Thật là:
Đường bằng bỗng gập ghềnh,
Nước nông dâng sóng cả.
Mưu mẹo ngàn trượng sâu,
Hai rồng phải sa lưới.

Quan tri huyện họ Võ, là một người trong sạch liêm khiết: ông đang làm việc trong công đường thì mọi người vào quỳ trước cửa nói:
- Làng chúng con có vụ án mạng lên bẩm quan lớn.
Quan cho họ vào hỏi. Phú Nhĩ Cốc nói:
- Con là khổ chủ, tên Diêu Cư Nhân nợ con năm lạng bạc, con cho đứa ở đến đòi, hai anh em hắn đuổi tới tận nhà đánh nó chết, hàng xóm láng giềng đều biết.
- Tại sao ngươi lại đánh chết đứa ở nhà anh ta? - Quan huyện hỏi Diêu Cư Nhân.
- Thưa ngài, - Diêu Cư Nhân nói, - con và Phú Nhĩ Cốc cùng học thầy Phương Phương Thành. Khi thầy mất, vợ thầy mượn anh ấy năm lạng bạc, anh ấy đến thúc bách đòi nợ. Vợ thầy chưa trả được, con nhận trả giúp. Thế rồi hằng ngày Phú Nhĩ Cốc sai đứa ở đến chửi bới. Con mang bạc đến trả anh ta, con có cãi nhau với Phú Nhĩ Cốc, chứ quả thực con không đánh đứa ở.
- Bẩm ngài, - Phú Nhĩ Cốc nói, - chính mắt con trông thấy Cư Nhân đánh chết.
Tri huyện gọi người hàng xóm vào hỏi. Người hàng xóm là Trúc Anh đã được Phú Nhĩ Cốc cho tiền, quỳ xuống nói:
- Con xin cúi đầu lạy quan lớn.
- Ngươi khai đi?
- Con ở trước nhà Phú Nhĩ Cốc, - Trúc Anh nói, - con thấy thằng ở vừa khóc vừa chạy. Anh em Diêu Cư Nhân đuổi theo vào tận nhà, thấy họ cãi nhau một lúc lâu, rồi lại nghe thấy nói đánh chết đứa ở.
- Đứa bé bị đuổi là đứa bị đánh chết à? - Quan huyện hỏi.
- Thưa ngài đúng ạ. - Trúc Anh nói.
- Thế thì Diêu Cư Nhân đánh chết rồi. - Quan huyện nói.
Quan huyện lập tức giam hai anh em họ Diêu vào nhà giam, ngày hôm sau khám nghiệm tử thi.
Phú Nhĩ Cốc về nhà rất buồn. Trương La thấy vậy nói:
- Việc đã thành rồi phải can đảm lên một chút.
Nhĩ Cốc không biết rằng, tuy đã vu cho anh em họ Diêu, song Trương La đang muốn đưa Phú Nhĩ Cốc vào tròng. Ngay hôm trước hắn đã ngấm ngầm bảo Phú Tài giấu cái thước mà Hạ Học dùng để đánh chết con mình. Nay đường La lại xui Nhĩ Cốc mua chuộc kẻ khám nghiệm tử thi. Hắn nói:
- Phải can đảm lên. Việc này còn chỗ sơ hở, nếu ngày mai khám nghiệm thấy vết thương đã hai ba ngày, phát hiện ra họ báo cho quan huyện thì làm thế nào? Chả nhẽ anh lại tự nhận mình là đã đánh chết đứa ở, rồi đổ tội cho người khác ư? Việc này phải đút tiền cho người khám nghiệm mới được.
- Thế thì việc này ta phải đánh liều bỏ tiền ra. - Phú Nhĩ Cốc nói.
- Muốn thắng kiện, - Hạ Học nói, - phải không tiếc tiền.
Bị họ xúi bẩy, Phú Nhĩ Cốc đành phải nghe theo. Muốn người khám nghiệm tử thi báo thương tích lơ mơ thì cũng phải mất hơn trăm lạng. Nếu Phú tài xuất đầu lộ diện định đưa đơn kiện thì cũng phải cho nó mười lạng. Trương La bảo Nhĩ Cốc phải như thế. Đến nay Nhĩ Cốc nghĩ lại rất hối hận.
Hai anh em Diêu Cư Nhân bị giam vào nhà giam, bàn nhau, Cư Nhân nói:
- Xem ra tình thế khó xuôi, chúng có chứng cứ vu vạ cho mình. Thôi thì cũng là tại anh, nếu họ nhất định bức cung thì mình anh chịu. Còn em phải thoát ra, đừng rơi vào bẫy của nó.
- Anh ạ! - Lợi Nhân nói. - Anh mới cưới chị, chưa có con nối dõi, nếu anh bị tù thì chị sẽ bơ vơ. Thôi thì để em nhận cho, anh còn có thể ở ngoài xoay xở.
Cơm sáng xong, tri huyện ra lệnh đi khám nghiệm tử thi, bọn khám nghiệm đã nhận tiền hối lộ, khám nghiệm xong báo rằng: "Trên trán có vết thương do thước đập vào, trên người có vết thương do tay đấm và chân đá". Tri huyện không trực tiếp xem thi thể, rồi ghi ngay vào biên bản khám nghiệm đưa về huyện đường. Gọi đương sự ra thẩm vấn. Hai người giống nhau như đúc quan huyện không phân biệt được đâu là Cư Nhân, đâu là Lợi Nhân, bèn bắt kẹp cả hai người. Cư Nhân nói:
- Thưa ngài, quả thật con có đuổi và chửi đứa ở, song thực tình con không đánh, mà ngay đứa bị con đuổi cũng không phải là đứa này.
Tri huyện lại gọi Trúc Anh tới hỏi:
- Đứa chết có phải là con của Phú Nhĩ Cốc không?
- Thưa ngài đúng ạ. Đứa ở này chính là con Phú Tài.
Tri huyện nói:
- Như thế là đúng rồi.
Quan huyện khép luôn tội cho họ. Vì Phú Nhĩ Cốc đã đút lót nên anh em họ Diêu khó mà thoát tội, Cư Nhân bèn nhận là mình đánh chết. Lợi Nhân nói:
- Lúc ấy anh con đang giằng co với Phú Nhĩ Cốc thì đánh làm sao được? Chính con lỡ tay đánh chết.
- Chính con bảo em con đánh nó. - Cư Nhân nói.
- Quả thực con đánh chết, - Lợi Nhân nói, - thì sao lại hại anh con. Con xin chịu tội.
- Diêu Lợi Nhân nói đúng. - Quan huyện nói xong lại gọi Phú Nhĩ Cốc nói:
- Các ngươi là bạn học, cái chết này là do lỡ tay, không thể xử tội chết được.
- Thưa ngài, - Phú Nhĩ Cốc nói, - đánh chết là sự thực, xin ngài xét xử công minh.

Quan huyện không nghe.
Khi ấy Hồ Hành Cổ đã đính hôn với con gái Phương Phương Thành thấy Diêu Cư Nhân như thế đã vận động bạn học kêu oan cho anh. Tri huyện cho rằng, vì anh đánh nhau với Phú Nhĩ Cốc, Lợi Nhân vào cứu, dẫn đến ngộ sát. Trương La và Hạ Học lại nói Nhĩ Cốc đang ở thế cưỡi hổ, xúi bẩy Phú Nhĩ Cốc dùng tiền giết chết anh em họ Diêu, làm đơn đệ lên đạo. Quan đạo bác lại rằng: "Theo lời khai là đuổi, vậy là do cố ý đánh, bởi thế trong giấy khám nghiệm ghi có nhiều vết thương, há rằng đây là do ngẫu nhiên sao? Không thể để cho đồng tiền có thế lực khiến cho dân chúng oán hận". Họ lại đệ đơn tới hình sảnh quan hình sảnh là một cử nhân không có bản lĩnh, thấy cấp trên bác bỏ, ông ta lại cho cùm kẹp đánh đập, cho rằng vì đánh nhau mà giết chết người, khép vào tội treo cổ, chờ đến mùa thu sẽ hành quyết, và lệnh bắt Diêu Cư Nhân. Diêu Cư Nhân thưa:
- Con mải đánh nhau với Phú Nhĩ Cốc, có gọi em giúp đỡ đâu? Con đáng đền mạng, việc này không liên quan gì đến em con.
Lần thẩm vấn nào Cư Nhân cũng khai như thế. Cấp trên thấy anh là người nghĩa khí nên chỉ bắt một người đền mạng mà không tìm hiểu kỹ.
Cư Nhân được ra khỏi nhà giam, đành bỏ học để cày cấy kiếm tiền cung cấp cho em. Lưu thị luôn luôn trách móc chồng:
- Cha mẹ giao em cho anh, không những anh không chăm sóc em mà trái lại anh còn gây chuyện, đến nỗi em phải đền mạng.
- Khi ở trong nhà giam, - Cư Nhân nói, - anh em đã bàn nhau, Lợi Nhân nói, anh mới cưới vợ, sợ rằng anh mất đi thì lỡ cả cuộc đời của chị ấy. Và còn nói anh ở ngoài đi làm còn có thể giúp đỡ gia đình, cho nên chú ấy đã nhận thay anh. Quả thực anh cũng không yên lòng. Nay thì quan trên đã xử rồi, dù có muốn thay đổi cũng không được nữa.
- Anh sợ làm lỡ cuộc đời em ư, - Lưu thị nói, - hiện chú cũng đã khuyên nhà họ Nhự gả thím ấy cho người khác, nhưng thím ấy không nghe. Vậy chẳng phải đã làm lỡ dở cuộc đời của thím ấy ư?
Cư Nhân ở ngoài chạy ngược chạy xuôi kiếm tiền cung cấp cho em, cuộc sống gia đình tạm ổn, Cư Nhân cũng yên tâm đôi chút. Song Phú Nhĩ Cốc, thì từ khi đi kiện tới nay luôn bị Trương La lừa gạt, gia cảnh ngày càng điêu đứng.
Ngày qua tháng lại, sự việc xảy ra đã được ba năm. Đúng vào dịp triều đình lệnh cho các quan xem xét lại hình phạt. Khi ấy Lưu thị đã sinh được đứa con trai vừa tròn một năm. Nhự thị không chịu đi lấy chồng, nhà lại nghèo, Lưu thị đón về chia nhà cửa và gia sản cho Nhự thị. Được tin triều đình sắp xem xét lại các hình phạt, Lưu thị nói:
- Việc này tuy là bị vu khống, khi xét lại hình phạt người ta có phát hiện ra không. Thôi anh hãy dùng ít tiền, mời người giải chú ấy về nhà. Hai anh em anh giống nhau, anh sẽ thay cho chú ấy, để cho chú thím ấy sống với nhau. Em và anh đã có con trai, không tuyệt tự rồi.
Cư Nhân cứ khen vợ nghĩ thế rất đúng. Quả nhiên mời được người áp giải tới nhà, mua chuộc họ, và nói là muốn hoãn lại hai ngày, chờ cho vợ chồng Lợi Nhân sống với nhau. Được tiền, người áp giải bằng lòng ngay. Song Lợi Nhân không muốn sống với vợ. Cư Nhân nói:
- Em ạ! Vợ em không chịu đi lấy người khác, em không sống với vợ chẳng hóa ra em phụ lòng tốt của thím ấy sao? Nếu được một đứa con trai hay một đứa con gái thì em cũng không đến nỗi tuyệt tự.
Khuyên giải mãi Lợi Nhân mới nghe theo.
Đến hôm giải đi Cư Nhân đeo gông, lên đường dặn em rằng:
- Anh thay em đi trước, em cứ tà tà rồi đi sau.
Thật là:
Sáng tiễn anh ra cửa,
Rừng thông rụng đầy hoa.
Anh em tình sâu nặng,
Nước mắt chảy chan hòa.

Người giải quyết cũng không sao làm rõ ra được, tới xem xét lại hình phạt cũng chỉ dựa vào những thư lại, song cũng phải tra hỏi một chút. Pháp đường gọi đến tên mình, Cư Nhân ở dưới rất lo lắng, song quan cũng chỉ hỏi qua loa vài câu cho xong chuyện. Lúc ấy Lợi Nhân cũng tới nha môn, chỉ lo anh bị xử tội. Cư Nhân ra trông thấy em nói rằng:
- Em cứ về trước đi, anh và người áp giải sẽ về nhà ngay.
Không ngờ Cư Nhân và Lưu thị đã bàn soạn trước, Cư Nhân không trở về nữa mà bảo với người áp giải đưa mình vào nhà giam. sau đó người áp giải gửi thư tới nhà báo tin. Lợi Nhân khóc rống lên muốn tới bẩm việc này với quan để tù thay anh. Người áp giải nói:
- Nếu làm thế thì anh giết chúng tôi. Quan sẽ đánh chết chúng tôi ngay. Anh hãy chờ khoảng một tháng nữa, quan sát viện tới, nhất định sẽ thẩm vấn lại, lúc ấy anh tới, như thế tiện hơn.
Lợi Nhân đành phải ở ngoài, đối đãi với anh và chị dâu chẳng khác nào cha mẹ, song vẫn không sao tù thay cho anh được.
Rốt cục lẽ trời cũng sáng tỏ. Việc ấy xảy ra âu cũng chỉ là vận hạn của anh em nhà họ Diêu mà thôi. Một hôm Trương La đến nhà Phú Nhĩ Cốc mượn tiền. Phú Nhĩ Cốc nói:
- Mấy năm nay quả thực tôi rất khó khăn, không còn tiền nữa để cho anh vay.
- Thế anh bắt Lợi Nhân vào tù không phải mất tiền ư. - Trương La nói.
Thấy Trương La giở giọng, Phú Nhĩ Cốc nói:
- Ta uống rượu đã rồi hãy nói tới chuyện này.
Trong lúc hâm rượu không cẩn thận Phú Nhĩ Cốc để cho tàn than bay vào rượu, nhìn kỹ ra thì thấy trong rượu có những hạt nhỏ li ti màu đen. Trương La lấy móng tay khều ra. Phú Nhĩ Cốc thấy Trương La đến lừa, trong lòng buồn bã không . uống rượu. Trương La sinh nghi, không ngờ khi về tới nhà, vì ăn nhiều đã đi tả, bị một trận thập tử nhất sinh. Lúc ấy Trương La mới biết đích xác là Phú Nhĩ Cốc bỏ thuốc độc, muốn tố giác chuyện này, song đang định mượn tiền Nhĩ Cốc, bởi thế Trương La đành ngậm miệng. Tới hai tháng vẫn không mượn được tiền của Phú Nhĩ Cốc.
Rất may năm ấy nhà nước mở khoa thi, Hồ Hành Cổ thi đỗ. Hành Cổ nói với vợ:
- Anh với em lấy được nhau đó là nhờ anh em nhà họ Diêu, vì mình mà anh ấy bị hại.
Sau khi thi đỗ vợ chồng Hồ Hành Cổ đến cám ơn và hứa sẽ chu cấp cho anh em họ Diêu. Việc này không cần phải kể. Một hôm Hồ Hành Cổ tới nhà một người thân ăn cỗ, Trương La cũng có mặt trong bữa cổ ấy. Trong lúc chuyện trò, nói tới nỗi oan của Diêu Lợi Nhân, Trương La chắp tay nói:
- Việc này quả là oan uổng, nếu tiên sinh muốn cứu anh ấy chỉ cần hỏi Phú Tài là được ngay.
Hồ Hành Cổ im lặng không nói. Hôm sau đến nhờ Trương La mách nước. Trương La biết rằng khi mình say đã lỡ lời, song Hồ Hành Cổ đã đến tận nhà hỏi mình, hơn nữa đang căm Phú Nhĩ Cốc bỏ thuốc độc hại mình, bèn đem chuyện xảy ra trước đây nói với Hồ Hành Cổ. Hành Cổ nói:
- Thế thì tiên sinh có trông thấy không?
- Chính tôi tận mắt trông thấy mà. - Trương La nói.
- Vậy có gì làm chứng?
- Còn cái thước là tang vật hành hung và tiền bạc Phú Nhĩ Cốc đút lót hiện đang ở chỗ Phú Tài.
Nghe xong Hồ Hành Cổ chào từ biệt, đến ngay chỗ Diêu Lợi Nhân bàn bạc.
Vừa đúng lúc án sát viện tới, Hành Cổ bảo Lợi Nhân tới cáo giác Phú Nhĩ Cốc giết người rồi vu cáo hãm hại người khác. Hồ Hành Cổ là môn sính, cũng trực tiếp đến nói, án sát viện phê. "Nếu là bị vu oan, song e rằng khó mà lật lại án đã tuyên", rồi lệnh cho quan hai phủ Đài, Ninh thẩm vấn lại vụ án. Rất may quan phủ Ninh Ba là thầy học của Hồ Hành Cổ, lại trực tiếp giải quyết việc này. Hồ Hành Cổ gửi cho ông một bức thư kể rõ việc anh em họ Diêu vì làm việc nghĩa mà bị thù hằn. Phú Nhĩ Cốc kết bè kết đảng, vu cho họ giết người. Tri phủ Ninh Đài theo bản cáo trạng gọi tất cả những bị can tới. Tri phủ Ninh Đài hỏi Phú Tài:
- Ngươi là đứa ở tại sao lại thông đồng với Phú Nhĩ Cốc hãm hại người?
- Bẩm quan, - Phú Tài nói, - con không hề kiện Diêu Lợi Nhân.
- Quả thực Diêu Lợi Nhân đánh chết người phải không? - Tri phủ hỏi.
Đang lúc Phú Tài không dám nói, Tri phủ quát:
- Hãy kẹp nó cho ta!
Phú Tài sợ quá đành phải khai:
- Thưa ngài không phải ạ, Hạ Học đã lấy thước đánh con con ngất xỉu. Sau đó Phú Nhĩ Cốc đấm đá tiếp khiến nó chết, chính Trương La cũng trông thấy.
- Thế tại sao ngươi không cáo giác?
- Vì là chủ của con, nên con không dám cáo giác.
Sau đó quan gọi Trương La hỏi, Trương La đành phải khai thật. Tri phủ sai người đi truy tìm thước và bạc đút lót cho Phú Tài. Không cần phải khám nghiệm tử thi. Hạ Học và Phú Nhĩ Cốc định chối cãi, nhưng Trương La đã khai tất cả sự thật nên không dám nói quanh.
Tri phủ lệnh đánh mỗi đứa bốn mươi gậy, Phú Nhĩ Cốc vô cớ đánh chết đứa ở vu cáo tội giết chết người cho người khác nay bị ghép vào tội đày đi nơi xa. Hạ Học bàn kế giết người cùng với Trương La, cưỡng bức người khác làm chứng để hại người đều khép vào tội bị đi đày. Diêu Lợi Nhân vô tội được tha. Những người xử kiện sai trước đây đều bị phạt nặng.
Cư Nhân trở về, vợ chồng anh em đoàn tụ, cả nhà hết sức vui mừng. Mọi người lại biết Lợi Nhân nhận tội thay cho Cư Nhân, Cư Nhân vào tù thay tho Lợi Nhân, quả thật hiếm có anh em nào được như thế. Hạ Học, Phú Nhĩ Cốc âm mưu hãm hại người cuối cùng khó thoát được lưới trời. Trương La xảo quyệt cũng phải sa lưới pháp luật. Tuy có ba năm song Lợi Nhân đã chịu biết bao đau khổ nhưng cuối cùng lưu lại tiếng tốt cho đời, còn Hồ Hành Cổ đã làm đơn kêu oan cho bạn, tuy là lẽ trời sáng tỏ song cũng thấy Hồ Hành Cổ là người có nghĩa. Đúng là:
Gặp nạn nêu gương sáng.
Lâu ngày tỏ lẽ trời.
Gian manh thật đáng kiếp,
Đã phải sa lưới trời.

HOMECHAT
1 | 1 | 449
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com