watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:42:2218/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 14 - Hết - Trang 17
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 3 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Tất cả các trang
Trang 17 trong tổng số 23

Chương 22

Cứu Người Nghèo Làm Quan Hiển Đạt
Rửa Án Oan Hưởng Phúc Đời Đời

"Họa đường xuân"
Xưa nay việc thiện trời đều biết,
Huống hồ việc gỡ oán phù nguy.
Việc ấy người trời đều tôn trọng,
An nhàn hưởng lộc sẽ dài lâu.
Tích góp sách vở chưa chắc đọc,
Tích góp bạc vàng chưa chắc giàu.
Chẳng bằng tích đức cho con cháu,
Phú quý giàu sang sẽ bền lâu.

Dịch truyện viết: "Người tích thiện tất có nhiều phúc, người tích ác tất sẽ gặp tai ương". Chứng tỏ họa phúc là do người tạo nên chứ không phải trời đối xử xấu tốt đối với riêng ai. Song tích thiện không gì lớn bằng âm. Cho nên cái phúc do âm sắp đặt là lâu dài nhất, sử quả báo cho âm làm hại là tàn khốc nhất. Còn như việc hình ngục thì lại có quan hệ rất lớn: nếu hết lòng tha thứ thì người chết sẽ được sống lại, nếu rắp tâm độc ác thì người sống có thể chết ngay tức khắc. Huống hồ là kẻ nhận hối lộ uốn cong pháp luật, cố ý hãm hại người, mạng người rất quan trọng, sao có thể lợi dụng nó để hưởng lạc hay trả thù, để mặc sức hành hạ. Người xưa thường nói: "Người đương quyền, nếu không ra tay cứu vớt người, thì cũng chẳng khác nào vào núi vàng mà về tay không. Sĩ đại phu nắm quyền hành trong tay, mà không làm rõ các vụ án oan, không thương xót người vô tội, không mang tấm lòng yêu người của trời sao?".

Thời Hán có Vu Công, làm quan coi ngục, biết minh oan cho người đàn bà hiếu đễ. Ông thường tự hào nói rằng: "Con cháu ta sau này nhất định sẽ hiển đạt". Về sau con ông dẹp yên bờ cõi, quả nhiên làm đình úy, đúng như lời ông nói. Thời Đường có Hà Tỷ Can, cùng với Từ Hữu Công, Lai Tuấn Thần, Hầu Tư Chỉ là hình quan. Tỷ Can là người khoan dung, đã tha tội cho nhiều người. Người thời ấy thường nói rằng: "Nếu ai gặp Lai Tuấn Thần, Hầu Tư Chỉ sẽ chết, mà ai gặp Từ Hữu Công, Hà Tỷ Can sẽ sống". Một hôm có một bà lão cầm hơn chín mươi thẻ tre, nói với Hà Tỷ Can. "Ông là người có âm đức, con cháu sẽ làm tới công khanh, quận thú. Được phong ấn tín, bằng số thẻ này". Về sau quả nhiên đời đời hiển đạt. Thời Tống có Trương Khánh làm quan coi ngục, ông luôn luôn quét tước nhà tù sạch sẽ, cho tù nhân ăn uống, không đến nỗi để cho họ đói rét. Người đau ốm thì chạy chữa thuốc thang. Tuy ông không thể minh oan cho họ được, nhưng sau này con cháu ông cũng được đỗ đạt. Còn như bọn Chu Hưng, Cát Tu tra tấn người tàn ác, hãm hại bình dân, sát hại quan lại, cuối cùng khi chết thì đầu một nơi, người một nẻo, vợ con họ tộc đều bị giết. Tại sao lại khác hẳn với việc đền ơn người làm điều thiện như thế?

Như trên đã nói, quyền hành trong tay mình hay không là do tấm lòng của mình, bởi thế gỡ oan cho họ không phải là việc khó. Nay tôi xin kể về một người, quan thì thấp, chức thì nhỏ chẳng có quyền hành gì, ông cũng không tham tiền mà cũng chẳng muốn ai khen, vậy mà lại minh oan cho tù nhân và thả họ ra khỏi nhà tù, đó chẳng phải là việc vô cùng khó khăn sao?

Thời Gia Tĩnh có một người tên là Diêu Nhất tường, người huyện Thượng Hải, Tùng Giang. Diêu mất cha từ thời tấm bé, nhà khá giả sống phóng khoáng, khinh tài trọng nghĩa. Từng theo dõi đèn sách, giỏi thơ văn, mấy lần thì không gặp vận nên không được nhập học. Những người trong làng thường chê cười anh, song anh vẫn thản nhiên chẳng để bụng làm gì. Mẹ anh ở vậy nuôi con, luôn luôn mong con công thành danh toại. Bà tích góp được bốn năm trăm lạng bạc, rồi bảo con tới Nam Kinh nhập học.

Nhất Tường vâng lời mẹ, từ biệt vợ, mang theo hai người hầu lên đường. Nam Kinh xưa kia gọi là Kim Lăng, lại còn gọi là Mạt Lang. Đây là nơi rồng cuộn hổ ngồi, là nơi đô hội bậc nhất của đế vương. Từ khi Đông Tấn vượt sông tới nay, Tống, Tề, Lương, Trần đều xây dựng kinh đô ở đấy. Sau đó Lý Dực, Lý Cảnh, Nam Đường cũng đóng đô ở đây, cho nên đây là nơi phồn hoa tráng lệ vào bậc nhất vùng Đông Nam. Vương Giới Phủ từng sáng tác một bài thơ nhan đề là Kim Lãng hoài cổ theo điệu Quế chi hương như sau:

Lên cao đưa tầm mắt.
Nhìn cố quốc buổi cuối thu,
Khi trời chớm lạnh,
Dòng nước trong xanh như dải lụa,
Núi biếc chọc trời tựa tên bay.
Dong buồm đưa mái chèo dưới bóng chiều tà.
Trên đỉnh tửu lâu dải biển hiệu phấp phới bay theo gió.
Bóng thuyền ngũ sắc mờ dần,
Sao sáng lung linh hiện trên dòng nước,
Đẹp như bức họa.
Xưa kia nơi đây một thời hào hoa.
Hận rằng trên lầu ngoài thành
Niềm vui nỗi buồn cứ theo nhau đắp đổi.
Việc cũ của sáu triều đại cứ trôi theo dòng nước
Nay chỉ thấy làn khói lạnh và nhũng vạt cỏ mềm xanh ngắt,
Đến nay những kỹ nữ vẫn còn hát khúc Hậu Đình.

Đến hoàng đế Minh Thái Tổ khôi phục đất nước, xây dựng cung điện, hàng trăm hàng ngàn phủ điện nha môn, đường phố chi chít như bàn cờ. Những sản vật kỳ lạ tinh xảo, nhũng con người áo mũ lịch thiệp, những trai thanh gái lịch, những người thuộc đủ mọi nghề, ùn ùn tụ tập về đây. Quả là không sao nói hết được sự phồn hoa, và cũng không sao hưởng hết được sự khoái lạc. Tuy thủ đô đã dời về Bắc Kinh, nơi đây không sao tránh khỏi hoang phế, song sông núi vẫn như xưa, cảnh vật vẫn y nguyên, nơi đây khác hẳn với tỉnh thành nơi khác.

Nhất Tường tới đây vô cùng thích thú. Anh nghĩ: "Gửi đơn nhập trường thì phải học hành, không được thỏa thích du ngoạn, thôi thì ta tìm một nơi trọ tạm du ngoạn mấy ngày rồi hãy tính sau”. Thế là anh cùng với hai người đầy tớ đến bến đò Đào Diệp trên sông Tần Hoài tìm một phòng trọ trên sông.

Nơi nghỉ trọ ở Nam Kinh thì phòng nghỉ trên sông là đắt nhất và cũng tuyệt vời nhất. Phía tây là trường thi, bên kia sông là nhà chứa. Bởi thế những kẻ sĩ phong lưu hào phóng rất muốn dốc tiền ra thuê. Nhất Tường cũng nghỉ ở đây một ngày, hôm sau đi du ngoạn. Thế rồi anh chơi tới hai ba ngày liền, chợt anh qua phường Võ Công, vượt qua cầu, tới một nhà chứa. Chỉ thấy:
Lầu hồng như hang núi, quán biếc chạm tầng mây. Lan can chạm trổ, ngoáy ngoéo quanh co, trồng rất nhiều hoa thơm cỏ lạ, phòng ốc sâu hun hút, ánh sáng lờ mờ, đàn ngọc sáo ngà, tiếng nhạc du dương, hương thơm sực nức. Những cô gái mặt hoa da phấn, dáng vẻ yểu điệu thướt tha chẳng khác nào tiên nữ trong động phủ. Những chàng trai bầu rượu túi thơ, ai ai cũng dáng vẻ văn nhân học sĩ. Ơ đây đêm đêm sáng rực, chẳng lo gì không trăng Theo mùi hương tới nơi mà xưa nay người ta gọi là mê hồn trận. Nơi rất mực phong lan này đã cuốn hút biết bao anh tài niên thiếu.

Nhất Tường không có ý định ngủ đêm chơi gái, nhưng đã đến đây thấy cảnh tượng như thế cũng thấy ngã lòng. Hơn nữa trong đám gái làng chơi thường nói: "Chỉ sợ anh không đến thì thôi chứ đã đến đây khó lòng mà bỏ đi được". Bởi thế, ngay cả những anh cực kì keo kiệt, chỉ chuyên sà đến với đàn bà góa chồng cũng phải nghỉ lại mấy đêm liền, hoang phí hàng chục lạng bạc mới ra khỏi cửa. Hơn nữa, ở đây có một bọn cò mồi, luôn luôn dỗ ngon dỗ ngọt, xu nịnh tâng bốc, thì dù có học vấn đến mấy cũng khó mà thoát được. Nhất Tường là người phóng khoáng, thoải mái, không tiếc tiền tài bỗng chốc mê hai cô gái làng chơi, rồi cùng họ hoan lạc. Người nào cũng tâng bốc nịnh nọt anh. Được mấy hôm Nhất Tường lại bảo mấy đứa theo hầu mang hành lý đến đó ở. Mụ chủ nhà chứa lại sai bọn đầy tớ gái tiếp họ. Cho nên hai đứa ở cũng khoái chí, không nhắc nhở Nhất Tường nữa.

Ý muốn chiếm danh đoạt lợi của Diêu Nhất Tường nay đã biến thành khao tiếc ngọc thưởng hoa. Số tiền mang đi để tiến thân bằng con đường học tập thì nay dùng để tiêu xài. Chẳng mấy chốc mất quá nửa, Tính ra thì không thể nhập học được nữa, thôi thì cứ thả sức vui chơi. Hơn nữa bọn cò mồi đêm ngày lôi kéo, khi thì hát xướng, khi thì cờ bạc, cứ mê đắm trong cảnh ăn chơi, tiêu tiền thoải mái. Sờ đến túi thì tiền gần hết.

Một hôm bọn cò mồi mời Nhất Tường tới du ngoạn ở Vũ Hoa Đài. Bọn kỹ nữ xinh đẹp đàn sáo réo rắt tỏ vẻ đắm say chàng, nhưng thật ra muốn rút hết hầu bao của anh, rồi tống khứ anh đi.

Các bạn thân mến, có phải anh dễ dàng mà đến đây được đâu và có phải anh sống bừa với họ được đâu. Diêu Nhất Tường không hiểu được điều đó, say sưa ăn uống thả sức hát ca, lại còn lấy bút đề thơ để ghi lại sự khoái lạc của mình.

Xưa kia mơ gái trinh
Nay chơi cùng kỹ nữ.
Linh Vận cũng dừng xe,
Ta chẳng ngại buộc thuyền.
Dòng sông như dải lụa,
Mái hiên vút mây xanh.
Rong chơi miền lạc thú.
Vui chẳng nói nên lời.

Đề thơ xong bọn chúng đua nhau tán tụng:
- Tài cao như thế sợ gì cửa rồng cao vạn trượng.
Ai ai cũng rót rượu chúc mừng. Mọi người đang ăn uống vui vẻ thì có một người quần áo rách rưới, thân hình tiều tụy, sắc mặt tái nhợt xăm xăm bước tới nhìn Diêu Nhất Tường vái chào xin tiền. Diêu Nhất Tường cho rằng đây là người ăn mày, cũng chẳng thèm để ý tới, bảo đứa hầu mang rượu và thức ăn cho ông ta. Người ấy không uống rượu mà cũng chẳng ăn, nói với Diêu Nhất Tường.
- Tôi là tú tài Hà Nam, giữa đường gặp cướp, tiền của mất hết mà người thì chúng đánh bị thương không thể về quê được, vậy xin ông cho ít tiền ăn đường, còn rượu và thức nhắm chỉ là chuyện vặt.
Hai tên cò mồi nói ngay:
- Diêu tướng công, mặc hắn. Ở nơi chúng tôi đây loại người như thế rất nhiều, chúng đều giả vờ là bị nạn rồi đánh lừa người. Ai hơi đâu mà đi điều tra xem hư hay thực, là tú tài hay không phải tú tài!

Người ấy rất tức giận nghĩ. Ta bị cướp đánh gần chết, sợ rằng phải lưu lạc nơi đất khách, bất đắc dĩ phải đi ăn xin, nay bị người đời nghi ngờ làm sao còn có thể ở đây mà ăn xin được. Song ta không phải là bọn người lừa dối, đã không cho ta thì thôi sao lại bị mang tiếng xấu, ta phải làm cho họ hiểu rằng ta không phải là kẻ lừa dối. Thế rồi người ấy cởi phăng áo ra, quả nhiên thấy vết thương chưa lành, máu còn đang rỉ ra thấm ướt áo. Nhất Tường bèn đứng dậy, cúi đầu xin lỗi, anh bảo đứa hầu mang hòm hành lý tới, xem qua thấy trong túi chỉ còn mười lạng bạc, một chiếc áo vải và một chiếc áo rộng tay. Nhất Tường cho hết, rồi rót rượu mời người ấy. Vị tú tài rưng rưng nước mắt, chắp tay cảm ơn, hỏi họ tên Diêu Nhất tường rồi từ biệt. Diêu Nhất Tường không hỏi gì thêm. Người ngày nay có giúp người nào đó chút ít đã huênh hoang khoe ta là người nhân đức, song Diêu Nhất Tường gặp người giữa đường giúp đỡ như thế mà cũng chẳng hỏi họ tên người ấy, hẳn là Nhất Tường giúp người mà không cần đền ơn, nên anh cũng quên ngay chẳng hỏi lại làm gì. Ngay như về chuyện này, người đời cũng không sao sánh kịp, huống hồ là những việc còn to lớn hơn thế thì sao mà sánh nổi.

Lúc ấy Diêu Nhất Tường nghĩ rằng: "Tiền trong túi đã hết nhẵn, chắc rằng chẳng có ai giúp mình, nếu ta cứ sống một cách nhàm chán ở đây, bị mụ chủ nhà chứa đuổi đi thì chẳng còn mặt mũi nào nữa. Thôi thì bỏ về sẽ không lộ chân tướng. Thế rồi Nhất Tường rượu cũng không thèm uống, trở về nhà chứa thu xếp quần áo chăn màn đi ngay. Hai kỹ nữ cứ nài nỉ Nhất Tường ở lại ngủ thêm một đêm nữa. Sáng hôm sau bảo đứa ở gọi thuyền rồi vội vã lên đường. Hai ả làng chơi tuy khóc lóc thề bồi đều là vì tiền cả thôi. Thấy anh hết tiền, đành phải mượn tay người khác tống khứ Nhất Tường ra khỏi cửa.

Diêu Nhất Tường là một người phóng khoáng, không vì hai cô gái kia mà quyến luyến, dứt khoát xuống thuyền ngay. Mấy ngày sau Nhất Tường về tới nhà. Thấy con trở về, mẹ hết sức vui mừng, hỏi tới chuyện học hành, Nhất Tường mãi mãi không sao cất lời lên được. Cuối cùng chẳng còn cách nào khác anh đành nói thế. Mẹ anh nổi giận. Thường ngày Nhất Tường là một người rất có hiếu, luôn luôn vâng theo lời mẹ, nhưng nay vì bỗng chốc cao hứng, hoang phí năm trăm lạng bạc mà cũng chẳng lo lắng gì. Chỉ có điều không nghe theo lời dạy bảo của mẹ, say mê gái làng chơi mà làm hỏng cả công danh sự nghiệp, anh rất buồn rầu, song hối không kịp nữa. Từ đó về sau có cát vàng cũng không dám đi xa.

Chương 22 (B)

Hai năm sau anh nghĩ rằng không thể cứ thế này mãi được bèn xin vào làm một chức dịch nhỏ trong huyện. Các bạn thân mến, một người phóng khoáng như thế, Nhất Tường có quan tâm đến những đồng tiền bẩn thỉu không? Anh lúc nào cũng nghĩ tới cứu giúp người hoạn nạn, đối đãi với mọi người bằng tấm lòng nhân hậu. Trong nha môn cũng có người khen anh, cũng có người cho anh là một thằng ngốc, song anh chẳng để bụng, mặc cho mọi người chê cười.
Thời gian cứ vùn vụt qua đi, mới thoáng cái mà đã sáu bảy năm, xem ra hai lần khảo hạch cũng sắp đến rồi, anh phải vào kinh phấn đấu. Vâng theo lời mẹ, anh vào kinh đô sống ba năm không dám hoang phí một xu nào, rồi được tuyển làm tri sự phủ Cửu Giang, Giang Tây. Tới nhiệm sở chưa được bao lâu thì ngục tì của bản phủ thiếu quan, cấp trên giao cho anh cai quản nhà tù. Anh dốc lòng vào công việc, quan tâm chăm sóc tù nhân, ngay cả những thường phạm tạm giam cũng không hề ngược đãi. Thậm chí những tù nhân phạm trọng tội, giam trong ngục anh cũng thường trực tiếp tới thăm hỏi. Người bẩn thỉu thì anh tắm rửa, người đau ốm thì anh thuốc thang chạy chữa, rét thì cho áo, đói thì cho cơm. Ai ai cũng mang ơn anh, nên hết sức cảm động. Còn đối với những người bị vu hàm oan khuất gặp cấp trên không công bằng sáng suốt đánh đập ép cung. Biết mười mươi là oan uổng nhưng không có thể trực tiếp minh oan cho họ được, anh luôn luôn cảm thấy hổ thẹn. Bởi thế phòng anh, rỗng tuếch. Anh ăn mặc hết sức giản dị. Anh tùng đề một bài thơ ngắn trên tường như sau:
Đạo lý nay chẳng còn.
Người không vẽ được gió.
Bao giờ hết hình phạt,
Thì thành sẽ bỏ không.

Thơ là nói cái chí của con người, cũng giống như Thiệu Nghiêu Phu mong rằng trời luôn sinh ra người tốt, người luôn làm việc tốt. Như thế mới biết được nỗi quan tâm hằng ngày của anh.
Được nửa năm thì có một vị án đài mới, được bổ nhiệm tới đây. Các quan lớn nhỏ đều đến yết kiến, dù không muốn nhưng anh cũng đôi ba lần theo họ tới bái kiến. Các bạn thân mến, dinh quan sát viện oai nghiêm biết là phương nào, những quan nhỏ ấy làm sao mà có thể nói năng với ngài được. Song sự thể đã như thế, không đi không được. Đi liền trong ba ngày, bái kiến xong mọi người ra về. Nhất Tường cũng phải cáo lui, bỗng nhiên thấy bên trong có lệnh gọi Diêu tri sự. Nhất Tường không hiểu vì sao, giật thót mình, anh nghĩ: "Ta làm quan ở đây chưa từng làm điều gì phi pháp, không lấy một xu nào phi pháp, chắc rằng chẳng có can hệ gì, ta ngại gì mà không vào". Thế rồi anh vội vã bước vào.
Sát viện hỏi:
- Anh có phải là Diêu Nhất Tường không?
- Thưa ngài, con chính là Diêu Nhất Tường.
- Anh đến đây đã lâu chưa?
- Thưa ngài con đến đây được mười tháng.
- Anh cai quản nhà giam bao lâu rồi?
- Thưa ngài con đã làm được năm tháng.
- Anh là người phong lưu khoáng đạt, sao lại làm một chức quan nhỏ như thế?
Thấy nói vậy Nhất Tường rất nghi hoặc, miễn cưỡng nói:
- Không dám.
- Năm ấy tháng ấy anh cặp kè uống rượu với gái điếm ở Vũ Hoa đài có phải không?
Nghe thấy nói thế Nhất Tường không biết vì sao, tự nhiên hốt hoảng tim đập rộn lên, chẳng khác nào dội một chậu nước lạnh từ đầu đến chân, toàn thân run lên cầm cập. Anh lập tức bỏ mũ ra, rập cúi đầu lạy như gà mổ thóc, nói:
- Con đáng tội chết, con đáng chết, cúi xin ngài tha tội.
- Đừng hốt hoảng. Ta hỏi ngươi, khi ở Vũ Hoa đài có một tú tài lâm nạn hồn xiêu phách lạc, xin ngươi cứu giúp, ngươi cho người ấy bạc và quần áo có đúng không?
Đến lúc ấy Nhất Tường mới bình tâm lại, vội đáp:
- Thưa ngài có ạ.
- Vậy ngươi có nhận ra người ấy không?
- Con bất chợt giúp đỡ người ấy con cũng không hỏi họ tên ạ.
- Người ấy chính là ta đó. - Rồi ông nói tiếp. - Hãy đứng dậy vái chào ta đi.
Sau đó ngài sát viện gọi người đóng cửa lại.
Lúc ấy Nhất Tường mới yên tâm đứng dậy vái chào, rồi đứng tránh sang một bên. Phép tắc của sát viện là, khi gặp các quan lại trong phủ không có lệ mời trà, hoặc có lưu lại mời trà thì cũng chỉ được đứng uống chứ không được mời ngồi. Bởi thế Diêu Nhất Tường tuy có ơn cũ với ngài sát viện nên cũng chỉ đứng uống trà mà thôi. Uống xong, sát viện nói:
- Từ ngày ta được ngươi chu cấp trở về quê, cũng may được đỗ đạt, lúc nào cũng nghĩ đến việc đền ơn, nhưng chưa gặp được. Nay gặp anh ở đây cũng là do trời dun rủi, song chỉ có điều tôn ti cách nhau quá xa, thể lệ nghiêm ngặt không thể năng đi lại để báo đáp được. Anh đã có tấm lòng thương người, hiểu được tường tận những phạm nhân. Trong đó nếu có những người oan uổng mà quả thực thương họ thì anh có thể khai ra mấy người, mỗi người kiếm được một ngàn lạng bạc, thì ta cũng sẽ tha cho họ để báo ơn anh.
Nhất Tường được phép, cảm ơn quan đã mời trà rồi ra về. Anh thấy những người trong nha môn cứ thấp thà thập thò để nghe ngóng, xem vì sao mà quan lớn lại mời trà. Những người viết báo ở phủ huyện viết việc này thông báo đến các nha môn trong phủ huyện. Thế là các quan trong phủ huyện gửi thiếp đến chúc mừng Nhất Tường, thậm chí có người còn mang cả lễ vật đến. Các bạn cho rằng những người này nịnh bợ viên quan coi ngục tép riu này ư. Đó chẳng qua là họ nịnh bợ người quen biết ngài sát viện mà thôi.
Về tới nha môn Diêu Nhất Tường vô cùng vui sướng, anh gọi ngay người thư lại tới rồi nói hết chuyện đã xảy ra. Thư lại đều chúc mừng:
- Xin mừng ông lớn, được một món tiền kếch xù.
Diêu Nhất Tường cười nói:
- Các anh là đồ ngu. Nếu ta là loại người cần tiền thì tại sao hằng ngày ta không hạch sách họ để kiếm tiền? Chỉ vì ta là quan nhỏ, chức thấp không thể minh oan cho họ được, bởi thế lúc nào ta cũng ân hận. Nay may mà ông lớn có lòng tốt ta cũng muốn dựa vào đó té nước theo mưa để thực hiện ý nguyện của ta bấy lâu nay. Há có phải vì được tiền mà vui mừng đâu? Nếu như đòi tiền, những người oan uổng không có tiền thì rốt cục sẽ không tha họ sao?
Nghe thấy thế, tuy ngoài miệng thư lại khen ngợi nhưng trong lòng cứ cười thầm: "Làm gì có người không cần tiền? Trước mặt mọi người tỏ vẻ thanh liêm đó thôi, chờ xem ông ta làm sẽ biết". Thế rồi thư lại nói:
- Nếu ngài không cần tiền thì ngài xem trong ngục có mấy người mắc oan?
- Ta tới đây làm việc, - Diêu Nhất Tường nói, luôn nghĩ tới điều này, cho nên ta thường thăm dò, thấy trong nhà tù có bảy người oan thực sự.
Thế rồi anh kể rõ họ tên và nổi oan khuất của họ, rồi nói:
- Các anh hãy trình bày thật tỉ mỉ nguyên nhân và sự việc dẫn đến oan khuất rồi trình bày lên ngài sát viện thả họ ra, ta không đòi họ một xu nào. Trong số đó có ba bốn phú gia, nếu thả họ ra thì các anh có thể đòi họ một vài chục lạng cũng không phải là quá đáng.
Ngục lại lập tức nói với bảy người ấy. Họ vô cùng cảm tạ, sai ngay người tới nhà báo tin là sẽ gom bạc mang tới cho thư lại. Bọn thư lại tính rằng: "Ông nói là không đòi bạc, chưa chắc là thật lòng? Ông ấy đã biết được ba bốn phú gia, ngài sát viện lại nói mỗi người lấy một ngàn lạng, thôi thì ta đòi mấy người gom lại hai ba ngàn lạng tới đây rồi đưa văn bản cho ông ấy. Nếu quả ông ấy không cần tiền thì lập tức sẽ mang văn bản đi ngay. Nếu giả vờ thì thế nào cũng trùng trình trì hoãn lại vài ba ngày, lúc ấy ta sẽ mang bạc tới cho ông ta. Mọi người bàn bạc xong, và số bạc cũng đã gom đầy đủ.
Mấy hôm sau làm xong văn bản, thư lại mang cho Diêu Nhất Tường xem, nhận được văn bản Nhất Tường vội vã lên gặp ngay ngài sát viện. Lúc ấy thư lại mới biết ông không cần tiền thật, thế là ai ai cũng tấm tắc khen ngợi. Đến sát viện, anh chờ mở cửa truyền lệnh cho vào. Lần này khác hẳn với lần trước, Nhất Tường vừa bước vào ngài sát viện lệnh đóng cửa. Nhất Tường trình văn bản lên, bẩm:
- Thưa ngài, hằng ngày tri sự tìm hiểu thực tình. Trong số trọng phạm, có bảy người quả thực oan uổng, được ngài cho phép con dám mạnh dạn tâu trình, mong ngài gia ân trời biển.
Ngài sát viện xem tờ trình, nói:
- Anh đã được gì chưa?
- Thưa ngài họ đã hẹn rằng đến ngày được thả ra sẽ tạ ơn tất cả là bảy ngàn lạng bạc.
- Nếu được như thế, - ngài sát viện nói, - cũng đủ đền ơn anh rồi. Anh hãy mang số bạc ấy về nhà sống thoải mái đến lúc già, rong chơi ở chốn suối rừng, hà tất cứ phải uốn gói khom lưng vì năm đấu gạo.
Nhất Tường nhận lệnh rồi đi ra.
Ngài sát viện phê chuẩn tha ngay bảy người ra khỏi nhà tù. Gia quyến của bảy nhà ấy dắt díu, thắp hương đội lễ, nước mắt tuôn rơi lã chã quỳ xuống đi bằng đầu gối tới nha môn lạy tạ. Tuy Diêu Nhất Tường nói là mình được bảy ngàn lạng bạc, nhưng thực ra không được xu nào. Nếu như vào tay người khác vì minh oan mà được bằng ấy tiền cũng không phải là quá đáng. Có nghĩ là người giàu thì lấy tiền còn người nghèo thì nói dùm, như thế cũng là bậc thánh nhân quân tử rồi. Người cao thượng nhất, nếu không được tiền thì cũng nói rõ với cấp trên, để cấp trên thấy được nguyện vọng minh oan chân thực của mình. Như thế thì cũng chẳng ai có thể đạt được. Song đằng này Diêu Nhất Tường không được một xu nào mà nói là được bảy ngàn lạng bạc. Ai có thể rửa oan cho người lại chịu mang tiếng mà không có quyền lợi thực, không lợi dụng để lấy tiền của của người khác. Không cần người khác khen mình để mưu cầu cấp trên khen thưởng. Há chẳng phải đó là tấm lòng của bậc đại thánh nhân đại Bồ Tát sao? E rằng những người như thế xưa nay quả là hiếm có.
Hôm sau Nhất Tường lập tức đệ đơn xin nghỉ. Ngài sát viện tưởng rằng Nhất Tường đã được bảy ngàn lạng bạc thật, phê chuẩn ngay, thế là ông treo mũ trở về. Bởi thế đã làm chấn động cả thành phố. Phủ, huyện, đạo không ai không khâm phục, nói:
- Một chức quan nhỏ bé không nhận hối lộ mà lại rửa oan được cho người thì quả là đến quan ngự sử cũng không sánh kịp.

Thế là khi về những người đồng liêu tặng ông rất nhiều quà. Họ hàng bảy người được tha tập hợp bạn bè với Tam viện, thuật lại việc Nhất Tường minh oan cho người mà không lấy một xu hối lộ, quả là một người đức độ liêm khiết, xứng đáng là tấm gương cho đời, nên đưa tên ông vào đền thờ những vị quan nổi tiếng. Lúc đầu chuẩn y cho ông về nghỉ, ngài sát viện cứ ngỡ là ông có bảy ngàn lạng bạc, về nghỉ hưu cũng đủ lắm rồi. Đến khi thấy người ta trình lên như thế mới biết Nhất Tường không cần tiền bạc. Ông vô cùng kinh ngạc nghĩ: "Một người tốt như thế quả là độc nhất vô nhị! Song ta muốn báo đền ơn anh mà lại làm cho anh phải thôi việc, không ngờ mình làm lỡ dở con đường thăng tiến của anh". Thế là quan lập tức phê chuẩn đưa ông vào thờ tại miếu thờ các vị quan nổi tiếng.
Các bạn thân mến, các bạn bảo rằng tri sự được đưa vào miếu thờ xưa nay được mấy người? Đó chính là sự báo đức vậy. Về tới nhà, hai túi rỗng không. Cháu tuy đã đỗ tú tài nhưng gia đình nghèo túng. Mọi người trong nhà đều oán trách ông không biết tính toán đã không được tiền thì sao không xin ông đền cho một chức quan nho nhỏ. Há rằng đây chẳng phải là việc mất cả chì lẫn chài sao. Diêu Nhất Tường vẫn cứ vui vẻ bình thản như thường.
Đến năm hơn chín mươi tuổi, bỗng một hôm Diêu Nhất Tường nằm mơ thấy năm sáu người mặt áo xanh đội mũ quỳ trước mặt bẩm rằng:
- Chúng tôi đến nghênh đón ngài.
Trong giấc mơ ngài Diêu cũng vẫn nhận ra đây là những người mình cứu họ thoát chết. Nhân đó mới hỏi lại:
- Vì sao các người đến đây.
- Chúng con đội ơn ông lớn cứu mạng được trở về, - những người ấy nói, - tất cả tổ tông cha mẹ của bảy nhà chúng con đều tâu lên Thiên Đế, Thiên Đế lệnh cho Tư mệnh Chân quân tăng tuổi thọ cho ngài và phù hộ cho con cháu ngài đời đời vinh hiển. Tuổi trời cho của ngài sắp hết rồi, chúng con đến đây hầu hạ ngài. Bên ngoài có sẵn kiệu, xin mời ngài đi ngay.
Ông Diêu nghe xong bèn lên kiệu. Người ta khiêng tới nha môn rồi đặt kiệu xuống. Thấy người gác cửa vào báo, sau đó một vị quan từ bên trong bước ra nghênh tiếp. Nhìn kỹ thì vị ấy ăn mặc không giống quan phủ, mà đội mũ miện, mặc áo long cổn, lúc ấy ông Diêu mới hiểu rằng đó là Diêm La Vương. Diêm Vương vái chào ông Diêu, rồi cùng ông lên thiên đình. ông thấy có một vị ngồi sẵn tại đó. Diêm Vương vái chào mời ông Diêu ngồi trên vị Tướng này. Ông Diêu chối từ không dám ngồi. Diêm Vương nói:
- Ông có âm đức. Hôm qua sắc luật trời gửi xuống mời ông làm Hình tào Thái Sơn. Ông hãy về nhà lo liệu công việc, sắp tới có người tới đón.

Thế rồi tiễn ông Diêu trở ra. Mọi người lại mời ông lên kiệu rồi khiêng về. Ông Diêu ngáp một cái rồi tỉnh dậy, thì hóa ra đó là một giấc mơ.
Sáng hôm sau lúc ngủ dậy, ông nói với người nhà rằng:
- Hôm qua ta nằm mơ, có lẽ ta sắp chết rồi. Hằng ngày mọi người cứ trách ta là không nghĩ đến gia đình, đêm qua ta nằm mơ thấy những người mà ta cứu họ khỏi chết oan đã tới đón ta và nói rằng đã tâu lên Thiên đế xin cho con cháu ta phú quý vinh hiển. - Rồi ông chỉ vào đứa cháu, nói:
- Người làm rạng danh cho nhà ta có lẽ con của anh này ư, Mọi người không cần phải lo nghèo đói.
Sau đó ông thuật lại nhũng việc đã xảy ra trong giấc mộng, ông nói tiếp:
- Diêm Vương nói với ta rằng, chỉ trong mấy ngày nữa sẽ sai người về đón. Nhất định ngày chết đã đến nơi rồi. Các con hãy nấu một nồi nước thơm cho ta tắm rửa để chờ họ.
Theo lời ông, người nhà nấu nước thơm. Ông Diêu tắm xong lại nói:
- Người đến đón ta đã tới cửa rồi.
Cả nhà đều ngửi thấy mùi thơm sực nức khắp phòng, phút chốc ông tạ thế.
Cháu của ông là Vĩnh Tế đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất thời Vạn Lịch, về sau làm quan tới chức Tả bố chánh Chiết Giang, rồi xin cáo quan về nhà. Phúc Lộc đều do thịnh đức của ông, ông đã giỏi xây dụng gia thế cho nhà mình, bởi thế dòng dõi trâm anh không bao giờ dứt. Bảy người nói rằng đã tâu lên Thiên đế xin cho ông, quả thật chẳng sai chút nào. Thực hiện âm đức được đền đáp, việc ấy rất linh nghiệm. Những bậc quân tử đương quyền, sao không ra tay cứu vớt mọi người để mưu cầu phúc lộc cho con cháu? Thơ rằng:
Tích đức hơn tu hành.
Tu hành chẳng bằng học.
Số tận mình cũng hết,
Tích đức hưởng trăm đời
Lộc dành cho con cháu
Đâu cứ phải công huân.
Xin nhắc người dương chức,
Biến bút thành trâm anh.

HOMECHAT
1 | 1 | 200
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com