watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:27:0826/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Khối Mây Hình Lưỡi Búa- Chương 11-40 - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Khối Mây Hình Lưỡi Búa- Chương 11-40
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 10

Chương  39

Long rụt rè, nêu rõ chính kiến của mình:
- Thưa, tất nhiên, về yếu tố tinh thần, chúng ta không có gì phải bàn, phi công ta hừng hực khí thế lập công. Nhưng, đánh nhau với bọn Mỹ, chúng ta phải tính đến yếu tố kỹ thuật, trong đó kỹ thuật về điều khiển máy bay, kỹ thuật không chiến. Hiện nay, theo tôi, trình độ khoa học kỹ thuật chúng ta kém xa bọn Mỹ. Thưa Tư lệnh, tôi xin phép nói thật lòng … Chúng ta chấp nhận chiến đấu thì chúng ta cũng phải chấp nhận đối thủ. Bây giờ đã không thể có chuyện đổi đối thủ, mà là phải chấp nhận đối mặt với đối thủ, dù là một đối thủ khó chịu đến cỡ nào…
Long dừng lại đột ngột, anh cảm thấy tư lệnh khó chịu về cách nói như thuyết giảng của anh, điều mà anh biết không phù hợp trong lúc này. Tư lệnh cúi gầm mặt, hai hàm răng nghiến chặt, ánh sáng đèn rọi xuống mặt bàn, hất ánh sáng phản chiếu lên khuôn mặt khá lớn, da ngăm, đôi lông mày rậm, mắt to, cằm vuông, môi mím của ông. Ông nhận ra viên sĩ quan thấp hơn ông đến bảy cấp bậc nói những điều dễ gây nên khó chịu cho cấp trên. Ông biết rõ anh ta một người vốn bộc trực và thẳng thắn. Anh ta suy nghĩ và quan sát thế nào sẽ nói ra những điều mạnh mẽ, tự chủ, không dựa vào ý kiến của bất kỳ ai, nói cho cùng dù điều đó chỉ thiệt cho anh ta. Đối với ông, dù rất khó nghe, nhưng ông vẫn muốn biết anh ta có suy nghĩ gì mới.
Tư lệnh nhìn thẳng vào Long hỏi:
- Vậy, ý kiến của cậu về trận đánh ngày mai sẽ như thế nào, ta và địch?
Long thẳng thắn:
- Thưa Tư lệnh, anh Ngọc đã nói rất rõ về địch. Tôi nghĩ ngày mai người Mỹ sẽ đánh khác hơn hôm nay. Về ta, hai phương án của Tư lệnh đã đủ.
Tư lệnh nhìn rất lâu vào ánh mắt của Long. Ông đọc được trong đó sự e ngại thường tình của một sĩ quan trẻ. Ông biết rất rõ, xu thế tư tưởng buộc chàng sĩ quan này, dù cho có trực tính, có dũng cảm đến đâu, cũng phải dè chừng. Ông ôn tồn nói với Long:
- Tôi biết cậu định nói khác với điều cậu nói vừa rồi. Nhưng, thôi, để ngày mai.
Long hiểu, trong câu nói lấp lửng của Tư lệnh, có một điều ông  không muốn tranh luận bởi vì chúng ta chưa có thực tiễn. Ông băn khoăn có thể ý kiến của số đông sẽ đúng. Nhưng, cũng có thể mọi việc sẽ khác xa với những điều mà cả ông và Long cùng nghĩ. Việc bây giờ là phải làm tất cả những gì có thể để giảm đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra trong cuộc chiến đấu ngày mai. Ông ngồi xuống bên Đào Ngọc:
- Trận chiến đấu ngày mai sẽ rất khó khăn, công tác chuẩn bị cần phải làm thật tốt. Việc gì có thể làm được hôm nay không nên để ngày mai.
- Rõ, thưa Tư lệnh. Mọi công tác chuẩn bị cho trận đánh tại sở chỉ huy đã làm xong.
Tư lệnh Nguyễn Văn Tiên gật đầu. Ông bước ra khỏi sở chỉ huy không quân với những bước dài, cả người ông như dồn về phía trước với bao suy tư về những vấn đề ông chưa từng gặp phải. Trong khi đó, Đào Ngọc và Long trải tờ giấy bóng mờ cỡ lớn, trên đó có vòng phương vị nơi đặt trạm radar bên trong sân bay Bạch Mai. Chiếc bút chì đen mềm loại HB được vót nhọn, cây thước tam giác có nửa vòng tròn với những khắc độ và cự ly được đặt sẵn trên bàn, chiếc đồng hồ giờ có kim giây màu đỏ ở góc bàn. Phía trong nơi đặt máy liên lạc với trên không, bộ máy ghi âm với những cuộn băng có đường kính gần ba tấc gắn liền với chiếc máy đối không, ghi lại tất cả những cuộc đối thoại ở trên không và ở trên không với mặt đất. Tất cả đã sẵn sàng cho cuộc chiến đấu ngày 4 tháng 4 năm 1965.

Anderson cất cánh … đường băng phi trường Tákli rất dài và rộng đủ để có thể cất cánh từng hai chiếc song song và bốn chiếc nối đuôi. Toàn bộ đội hình 36 chiếc F-105D chỉ bằng động tác kéo dài hơn cất cánh bình thường thêm một phút, vòng lại 180 độ thông qua phi trường là đã tập hợp xong, đội hình 9 biên đội trải dài khá xa… Anderson chuyển hướng bay về hướng hồ Nonghan và lên cao 4.500 mét. Anderson quan sát đội hình bằng mắt thường, từng bốn chiếc nối đuôi, hùng dũng lướt qua những cánh đồng lúa và rừng Thái Lan, xanh thẫm, ngút ngàn. Ông ta gọi trung tá Bennett đang bay ở cuối đội hình:
- 484, biên đội tốt chứ?
Ben trả lời:
-Rất tốt, tôi vẫn nhìn thấy Đại tá.
- Tốt lắm.
Anderson đưa mắt quan sát bầu trời. Phía trước, bầu trời xanh, thi thoảng có những đụn mây như ngọn núi cao…. Theo quy định trong phương án tác chiến do viên sĩ quan hành quân phổ biến, toàn bộ đội hình mang bom của liên đoàn Anderson phải có mặt ở hồ Nonghan vào lúc 10 giờ. Bên trái theo hướng bay tới là sân bay dân dụng Chiang Khrua. Tại đó, biên đội của Anderson sẽ gặp 16 chiếc F-4H cất cánh từ sân bay Udon bay đến tập hợp vào đội hình của biên đội cường kích và nó sẽ yểm hộ trực tiếp trong đội hình cho đến mục tiêu. Anderson liếc nhìn chiếc đồng hồ giờ lấy theo giờ Hawaii gắn trên bảng đồng hồ, chiếc kim giây ở cuối đầu có đốm trắng để phi công có thể nhìn ban đêm. Nó đặt ở giữa. Phía trên, phía dưới, bên phải và bên trái nó hàng chục chiếc đồng hồ đảm nhiệm hàng trăm chức năng khác nhau, có chiếc chỉ độ cao, áp suất buồng đốt, nhiệt động cơ, chỉ vòng quay rồi chỉ tốc độ máy bay, chỉ độ nghiêng cánh, chỉ lượng bay lên, bay xuống, v.v… Đặc biệt nhất có lẽ là chiếc radar ngắm bắn là lớn hơn cả. Anderson còn được phổ biến, ngay trên buồng lái, phía bên trái có bốn máy gây nhiễu sóng điện từ, chỉ cần có lệnh mở máy, bốn công tắc được bật lên, tức khắc máy sẽ hoạt động và cả bốn máy sẽ là bức màn trắng hoàn toàn vô hiệu hóa radar đối phương, kể cả radar ở mặt đất và radar trên máy bay. Đồng hồ giờ đã nhích dần đến giờ quy định, đội hình hành quân của liên đoàn Anderson bay qua gần đến miền Đông nước Thái Lan, hồ Nonghan xuất hiện ở xa xa. Anderson liếc sang trái, ngay dòng sông đổ ra hồ, phi trường Chiangkhrua màu xám như một vệt bút chì đen giữa mảng màu xanh lá mạ. Anderson bấm micro:
- Gấu Mèo, Chim Ưng gọi. Tôi đã đến điểm “Zero”.
Tiếng Smith, trung tá chỉ huy phó liên đoàn 305, F-4D trả lời:
- Gấu Mèo nghe. Tôi đã nhìn thấy bạn. Tuyệt lắm. Chúng tôi đủ số lượng, bố trí như phương án “Báo Con”.
Anderson nhìn sang trái, 4 chiếc F-4 tập hợp vào đội hình, bên phải hai chiếc F-4 đi phía trước đội hình F-105. Ở phía sau Bennett báo cáo:
- Gấu Mèo, tôi thấy các anh ở phía sau và…

Chương 40

Magnusson chỉ huy 6 chiếc F-4 bảo vệ đuôi cho F-105, nói:
- Chim Ưng, các anh bay rất đẹp, như duyệt binh.
Anderson nói:
- Sắp qua đất đối phương, hãy nhớ tất cả những điều đã quy định. Yêu cầu Gấu Mèo chốt chặn những khu vực 1 và 3. Hôm nay chắc chắn sẽ có Mig, tôi vừa được thông báo từ ở nhà.
Bennett nhìn đội hình hành quân của F-105 và yểm hộ của liên đội F-4 bay qua đất Lào, thốt lên:
- Đẹp quá, chúng ta thật là vĩ đại.
Anderson nhắc nhở:
- Chỉ nói những điều cần thiết, không có gì đặc biệt, không được nói.
- Nghe rõ.
Anderson vô cùng sung sướng. Không ngờ người bạn Thomas đã tạo cho ông một cơ hội để được bay trên bầu trời đầy nắng, hồ, những con sông và mặt biển ở phía Đông như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Moorer quả đúng khi nói: “Những chiếc F-105 như những con thiên nga mang đến cho nước Việt Nam tự do và nhân đạo”. Anderson bỗng nhiên nhớ đến Maria và con gái. Chắc là giờ này mẹ con nàng đang quây quần chuẩn bị cho bữa ăn tối rồi đi ngủ. Bất giác, mặt trời phản chiếu từ dưới hồ hắt lên loang loáng, Anderson thấy rất rõ, bên dưới cánh của 36 chiếc F-105 là những quả bom MK-81 và MK-82 hết sức lợi hại, chỉ cần một quả trúng là chiếc cầu nối hai bờ trên mỏm núi Rồng sẽ vĩnh viễn gục nhào xuống sông … Những quả bom ấy mang đến tự do cho đồng minh và sự an toàn cho lính Mỹ ở Việt Nam.

Tại sở chỉ huy không quân, Ngọc và Long vừa thay tờ giấy bóng mờ khác. Tờ giấy bóng mờ dán tối qua, sau đợt đánh cầu lần thứ nhất sáng 4 tháng 4 đã chi chít đường bay Mỹ. Tờ mới trắng tinh dán lên phía trên tấm mica, bên dưới nó là bộ bản đồ 1/500.000 dùng để chỉ huy chiến đấu. Tư lệnh không quân xốc chiếc thắt lưng đã xệ xuống từ lúc bọn Mỹ cho hai chiếc F-8E của hải quân bay rất sâu vào đất liền vòng trái đi ra hướng Hòn Mê và liền sau đó bọn A-4 đánh phà Ghép, cầu Hoàng Mai và một phi đội F-105 của liên đội 67 cất cánh từ sân bay Korat đánh cầu Hàm Rồng lần thứ nhất. Đại tá Đặng Tính nhìn Thượng tá Tư lệnh không quân, ông mở rộng miệng cười, nói:
- Này, Tiên. Bọn Mỹ đánh kiểu này chừng một tháng, chắc là bụng anh nhỏ bớt ít nhất ba phân.
Nguyễn Văn Tiên miệng cười, tay vỗ vào bụng, nói:
- Tôi, tạng mập, hồi chín năm còn trẻ, chạy cùng anh em xung phong, tấn công địch chẳng thua cậu nào. Bây giờ rảnh rỗi tôi cũng chạy bốn cây số, tôi vẫn nói với anh em phải có sức khỏe để đánh nhau lâu dài với bọn Mỹ.
Đại tá Phùng Thế Tài chống hai tay lên bàn. Trên màn hình radar hiện lên cảnh Thái Lan một tốp trên 30 chiếc xuất hiện, ông nói:
- Anh Tiên, bọn Mỹ đang chạy marathon, kìa.
Dùng cây thước tiêu đồ màu trắng, chỉ tốp địch vừa xuất hiện, ông nói với Tư lệnh không quân:
- Theo đúng hợp đồng chiến đấu, tôi đã ra lệnh đợt này, không quân đánh. Ngày hôm qua, trung đoàn pháo cao xạ 234 hành quân từ Vinh về chi viện cho Hàm Rồng, sáng nay mới đến phà Ghép. Bọn Mỹ ập tới, đơn vị triển khai ngay lực lượng chiến đấu trên đường hành quân đã bắn rơi máy bay Mỹ, có chiếc rơi tại chỗ. Ngày hôm qua tại Hàm Rồng, theo tin của địch, ngoài hai chiếc F-8 do không quân ta bắn rơi, pháo cao xạ bắn rơi ba chiếc. Như vậy là một ngày đại bại của hải quân Mỹ. Cầu vẫn nguyên vẹn, chưa có thanh sắt nào bị bay, chỉ có chân cầu vài vết sứt không đáng kể.
Đại tá Phùng Thế Tài ngửa cổ cười lớn, Đại tá Đặng Tính nói:
- Pháo cao xạ đánh rất tốt, tôi đã chuyển lời khen của Tư lệnh đến các đơn vị, bộ đội không quân đã nhận được thư khen của bộ tư lệnh quân chủng. Cầu Hàm Rồng được giữ vững là một chiến công của quân và dân ta. Ở Nam Ngạn, đơn vị phòng không hầu hết là gái đã chiến đấu hết sức dũng cảm, xuất hiện Ngô Thị Tuyển vác đạn trong làn bom, trọng lượng hòm đạn gấp ba lần trọng lượng cơ thể của cô ấy, rất đáng khâm phục. Hôm nay, sở chỉ huy không quân, công tác chuẩn bị như vậy là rất tốt, cố gắng dẫn đường cho không quân ta đánh trận thứ hai thắng lợi. Không được chủ quan, Bác Hồ đêm qua đã gọi điện cho tôi biểu dương không quân, nhắc nhở không được chủ quan khinh địch. Ta còn yếu, mỗi trận đánh là một trận rút được một bài học về công tác tổ chức chỉ huy và chiến thuật không chiến.
Bọn Mỹ đã vượt biên giới nước Lào tiến vào vùng đèo Mụ Giạ của nước ta, tổng trạm radar liên tục phát hàng chục tốp lớn, nhỏ, những đường chì đen, chì xanh là những tốp máy bay địch kéo dài về phía Đông. Thượng tá Nguyễn Văn Tiên cầm chiếc que màu xám, bằng tre, chỉ một vệt dài từ Thái Lan qua đất Lào, ông dừng chiếc que ở Đinh Chùa, nơi có mỏm núi cao 230 mét ở phía Đông đèo Ngang. Như vậy, rõ ràngbọn Mỹ ở các căn cứ không quân, rải rác khắp nước Thái Lan, cùng phối hợp tiến đánh cầu Hàm Rồng. Ông bỗng nhớ tới câu nói gây khó chịu cho ông của Long, chàng sĩ quan trẻ đang ngồi ở đây, rằng: “Chúng ta chấp nhận chiến đấu thì chúng ta chấp nhận đối mặt với đối thủ”. Bây giờ anh ta đang hết sức tập trung theo dõi địch, làm nhiệm vụ người dẫn phụ cho Đào Ngọc. Anh ta tỏ rõ sự bình tĩnh đến ngạc nhiên. Ông thấy Long vẽ một đường chì ngang hòn Sơn Dương ở phía Đông huyện Kỳ Anh, nhỏ giọng nói nhỏ với Đào Ngọc: “Đã đến giờ cho biên đội Lê Trọng Long cất cánh”. Đào Ngọc gật đầu: “Ừ …”. Ngọc đứng dậy:
- Đề nghị Tư lệnh cho biên đội nghi binh cất cánh.
Long thấy Thượng tá gật đầu và mệnh lệnh đó được truyền ngay xuống trung đoàn Sao Đỏ. Long quan sát ở phía Đông, không có tốp địch nào xuất hiện. Toàn bộ vùng biển từ đảo Bạch Long Vĩ cho đến phía Đông thành phố Huế, chỉ có vài tốp tiêm kích bay ở rất xa, có thể đó là những chiếc bảo vệ hạm tàu. Anh ghé vào tai Đào Ngọc:
- Như vậy, đối thủ của chúng ta là bọn không quân ở Thái Lan, dẫn theo phương án 2 của Tư lệnh, dù địch sẽ vào hướng Đông Nam. Phương án 2 có lợi thế hơn.
Ngọc nói nhỏ, dù rất nhỏ, Long vẫn nghe rõ và hiểu ý của Đào Ngọc: “Nếu chúng ta thay đổi phương án sẽ bị kỷ luật ngay trận đầu, làm sao có điều kiện để thực hiện tất cả những hoài bão”. Ngọc nói:
- Không được, phải theo đúng phương án của Tư lệnh đã chỉ thị. Nếu không…
Thượng tá Nguyễn Văn Tiên nghe được cuộc trao đổi của hai sĩ quan dưới quyền. Ông cảm thấy có điều gì đó không hoàn chỉnh trong cách suy nghĩ của ông. Nhưng, không còn thời gian để bàn cãi, bọn Mỹ đã tiến đến hòn Sơn Dương. Ông quyết định:
- Cho biên đội cất cánh theo kế hoạch, sau Lê Trọng Long, biên đội Trần Hanh cất cánh đi dọc theo đường số 1. Gần đến khu vực chiến đấu tùy theo trạng thái của địch, chúng ta sẽ quyết định phương án tiếp cận.
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 218
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com