watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:28:2702/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Kể Chuyện Đất Nước - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Kể Chuyện Đất Nước
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 15
Dạo qua thôn quê trên đồng bằng sông Hồng, làm quen với cuộc sống và văn hóa làng xã, bạn lại bắt gặp nền văn hoá chính thống của các triều đại xưa cùng phát triển song song qua các thế kỷ. Đinh Tiên Hoàng lập nước Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư làm thủ đô; ở đây núi rừng hiểm trở, sông ngòi thuận tiện, có thể tiến ra nắm cả đồng bằng, rút về kiên trì chống giữ. Ở đây cảnh núi đá với những hang động rải bên bờ con sông Hoàng Long uốn khúc, và giữa những cánh đồng đầy nước, một cảnh vật người ta thường gọi là vịnh Hạ Long trên cao, các đời sau dựng nên đền thờ vua Đinh, người chăn trâu đã làm nên lịch sử, đền thờ Lê Đại Hành, người anh hùng dẹp Tống, bình Chiêm giữ vững một nền độc lập vừa mới tranh đoạt được sau nghìn năm Bắc thuộc. Ở Hoa Lư cũng có đền thờ Hoàng hậu Dương Vân Nga, một con người lúc tổ quốc lâm nguy đã biết vượt qua lễ nghi phong kiến, vì quyền lợi dân tộc, lấy áo long bào của chồng mới chết khoác lên cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, trao quyền trị nước và cầm quân đánh giặc.
Thời ấy, và sau này thời Lý – Trần lấy đạo Phật làm quốc giáo, chùa chiền mọc khắp nơi. Giữa làng mạc, trên sườn đồi những tháp vươn lên, những mái chùa nấp bóng cây cổ thụ, tiếng chuông khánh ngân vang sớm chiều. Bạn sẽ về chùa Bút Tháp xem tượng Phật nghìn tay nghìn mắt, đến Hà Bắc xem vết tích chùa Phật Tích, trèo núi Yên Tử (Quảng Ninh) thăm nơi tu hành và thuyết pháp của vua Trần Nhân Tông, người đã chiến thắng quân Nguyên Mông và cũng là thiền sư sáng lập phái Trúc Lâm, về Nam Định thăm chùa Phổ Minh dựng năm 1262 nay còn cây tháp dựng năm 1305.
Tượng Phật là sản phẩm nghệ thuật phổ biến của những thời ấy. Tượng A Di Đà Phật Tích tạc năm 1057; tư thế nghiêm nghị trầm mặc của Phật được kết hợp với cái tinh tế chải chuốt của các trang trí với những hoa sen tượng trưng lòng trong trắng, những dàn nhạc với mõ, tỳ bà, nhị, trống bồng.
Thời Lý là thời xuất hiện con rồng, có nhiều khúc uốn lượn mềm mại hình rắn, bay nhẹ nhàng trên không trung. Về sau vào đời Lê con rồng đã cách điệu hơn, có vẻ oai nghiêm hung dữ hơn khi rồng trở thành biểu tượng của một nền quân chủ xa cách nhân dân. Bao nhiêu cung điện chùa chiền ngày nay không còn nữa, nhưng những hiện vật còn lại cũng cho ta thấy một nền nghệ thuật phong phú. Một nghệ thuật kế tục văn hóa Đông sơn và tiếp nhận một số yếu tố văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ, Chiêm Thành, nghệ thuật tôn giáo hòa hợp với nghệ thuật dân gian. Qua thời Lê, chùa chiền trước kia được trùng tu và cạnh các ngôi chùa xuất hiện những kiến trúc mới. Nhân dân các làng xã xây dựng những ngôi đình đồ sộ, nơi dân làng hội họp, vui chơi, những tháp mới như Bình Sơn (Vĩnh Phú), Cổ Lễ (Nam Hà) cũng xây dựng vào thời ấy. Đặc biệt những ngôi đình như Tây Đằng, Chu Quyến, Thổ Tang qui mô rất lớn, và nghệ thuật dân gian ở đây được phát huy đến mức cao; nghệ thuật tôn giáo, nghệ thuật cung đình, nghệ thuật dân gian được đúc kết lại tạo ra những tác phẩm độc đáo.
Nghệ thuật dân gian đưa cuộc sống hàng ngày vào nghệ thuật: các tượng La Hán ở chùa Tây Phương thoát khỏi ước lệ, mang theo hình dáng và tâm tư của những con người thực. Trên cột kèo của nhiều ngôi đình, lên những bức tranh dân gian, cả một cuộc sống được thể hiện, không gò bó vào một vài tượng long, ly, quy, phượng, những chạm trổ miêu tả những cảnh gánh con đi chợ, trâu bò húc nhau, và cả những cô gái tắm mát hồ sen, thân hình chỉ che một tấm lá sen, hình như để minh họa câu Kiều:
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên
(Nguyễn Du)

(điêu khắc ấy có thể xem bản chế lại ở bảo tàng Hà Nội).
Đê điều, kênh mương, ruộng lúa đông khoai, đình chùa, cảnh vật ấy cứ lặp đi lặp lại từ làng này qua làng khác, không có gì nguy nga tráng lệ cả.
Việt Nam không có Cung A Phòng và
Trường Thành Vạn lý
Chí có đôi mái cong nhè nhẹ chùa Keo
Ít con rồng bay trên cột trên kèo
Và những vẻ suy tư của các bậc La Hán
(Chế Lan Viên)

Nhưng có dành thì giờ dạo làng này qua làng khác trên mảnh đất tổ nhìn biển lúa rập rờn, cánh cò bay lả, nhớ lại chuyện em Gióng tuổi mới lên ba vươn mình cưỡi ngựa sắt đuổi giặc Ân, vọng nghe tiếng sóng Bạch Đằng, hịch Hưng Đạo, Đại cáo Bình Ngô, nghe vua Trần thuyết pháp về thiền, Chu Văn An lớn tiếng đàn hặc bọn nịnh thần, Quận He Nguyền Hữu Cầu kêu gọi dân nghèo đứng dậy, mới hiểu được dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam là như thế nào.
Đẹp vô cùng làng nước ta đi
Đẹp vì ruộng vườn xanh tươi
Đẹp vì nghìn năm bất khuất
Đẹp vì con người thủy chung tình nghĩa

Tôi không muốn bạn chỉ trầm ngâm ôn nhớ chuyện xưa.
Đất tổ nghìn xưa nay đã nhiều lần thay đa đổi thịt và đang thai nghén cả một tương lai. Bạn nên dành thì giờ về làng dự buổi họp của các ban, các đoàn thể khác, của các nhóm thanh niên, phụ nữ, của các cụ về hưu. Nên vào thăm các cô mẫu giáo dạy dỗ các em như thế nào, các trạm y tế khám bệnh trồng cây thuốc ra sao, nên gặp một số anh chị em chủ nhiệm, chủ tịch, bí thư, một vài giáo viên hay cán bộ trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi; bạn có thể đi sâu tìm hiểu kế hoạch đầu tư, phân phối của các xã, chi thu của một vài gia đình. Bạn nên về các vùng Ki Tô giáo như Hải Hậu, Phát Diệm, bạn nên trực tiếp trò chuyện với một số người già hoặc người đứng tuổi, nghe họ kể lại những bước đường làng xã và bản thân họ đã đi qua trong mấy mươi năm qua.
Mấy chục năm từ khi có những người về nông thôn nêu lên khẩu hiệu giành độc lập phải đi đôi với trả lại ruộng đất cho dân cày, độc lập rồi phải tiếp lên chủ nghĩa xã hội mấy chục năm hết đánh Nhật đến đánh Pháp, hết đánh Pháp đến chống Mỹ, hết cải cách ruộng đất đến hợp tác hóa nông nghiệp, trên một phần đất dành cho một người chỉ một phần mười héc ta mà phải bao lần suy nghĩ, bao lần lựa chọn cho đúng đường đi. Một phần mười héc ta cho một đầu người chỉ bằng một phần ba của dân Ấn Độ, từ đó phải rút ra miếng ăn, đồ mặc, làm nhà, sắm xe đạp cho con đi học, có thuốc chữa bệnh, đóng góp cho nhà nước lấy vốn xây dựng công nghiệp, bài toán của đồng bằng sông Hồng là như vậy; không trách giáo sư Pháp Gourou sau nhiều năm điều tra tỉ mỉ đồng bằng này đã kết luận: đành vậy, đành kéo dài vĩnh viễn cảnh nghèo khó, đừng gợi cho nông dân một viễn cảnh, một ước mơ nào, rồi thất vọng họ lại khổ hơn (xem quyển Les paysans du delta tonkinos).
Tôi không bảo là chúng ta đã giải quyết mọi vấn đề. Bước đường mấy mươi năm qua của đồng bằng này đầy gian truân, thành tựu cũng nhiều, sai lầm cũng không ít; cuộc sống còn thiếu thốn đủ thứ, chính sách còn rất nhiều điều bất hợp lý, nạn tham quan cường hào chưa thật xóa bỏ, nhưng tổng hòa lại, cộng trừ mọi mặt thành công, thất bại tôi có thể phủ định kết luận của ông Gourou: ở đây đời sống, số phận của nông dân đã thay đổi -1940, ở đây tuy không dễ dàng, nhưng có khả năng con đường tiến tới một tương lai tất đẹp.
Tôi không muốn áp đặt kết luận ấy cho ai cả, chỉ mong anh chị em về nước không chỉ dạo quanh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, mà bỏ thời giờ về thăm các làng xã, suy nghĩ về những bước đường đã qua, và nay mai sẽ phải đi của nông thôn ta, của dân tộc. Nếu chỉ quanh quẩn ở thành phố không thể nào hiểu rõ đất nước.

HOMECHAT
1 | 1 | 207
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com