watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:05:2026/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Kể Chuyện Đất Nước - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Kể Chuyện Đất Nước
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 15
Trong kháng chiến chống Pháp -9, những điền chủ lớn bỏ về Sài Gòn, ruộng đất được chia cho nông dân nghèo, điền chủ nhỏ, và trung nông, đặc biệt là con cái họ đều tham gia kháng chiến, chế độ Diệm cướp lại ruộng đất đã được phân chia trong kháng chiến nhưng rồi chiến tranh và chính sách khủng bố lan rộng, nhiều vùng bị tàn phá nặng nề, Nam Bộ phải nhập gạo 1315.
Về sau, Mỹ xóa bỏ chính sách thiển cận của Diệm, không như Pháp dựa vào điền chủ lớn, mà cố gắng tạo ra một số lớn phú nông sản xuất theo phương thức tư bản áp dụng kỹ thuật mới nằm trong hệ thống nông nghiệp qui mô toàn cầu của đế quốc: Phú nông các nước thế giới thứ ba mua máy móc phân bón, thuốc trừ sâu của những hãng Mỹ, sản xuất ra nông phẩm có chất lượng để các công ty tư bản lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới 0. Trong những vùng Mỹ kiểm soát, nông dân bắt đầu sử dụng máy móc và những giống lúa mới, các loại phân thuốc hóa học. và theo đó, ngày nhập càng nhiều không những phương tiện sản xuất nông nghiệp, mà còn nhiều hàng hóa tiêu dùng và xa xỉ khác. Vai trò của Hoa thương làm trung gian vẫn mang tính quyết định. Khi nói nông thôn Nam Bộ đã từ lâu làm ra nông phẩm hàng hóa, và gắn chặt với thị trường tư bản thế giới, tức là thời Pháp nằm trong hệ thống thực dân cũ, thời Mỹ trong hệ thống thực dân mới.
Năm 1975 có thể vẽ ra bức tranh như sau:
- Có nhiều vùng ở xa bị bom đạn, chất độc hóa học tàn phá nặng nề, kênh rạch trong 30 năm không được nạo vét, giao thông đi lại rất khó khăn, mùa khô thiếu nước, mùa lũ bị ngập.
- Có một số vùng gần các thành phố, hai bên các trục giao thông lớn bắt đầu kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản, có máy móc, hóa chất, giống mới.
- Tuy vậy đại bộ phận nông thôn vẫn làm ăn theo lối quảng canh, chỉ số quay vòng hàng năm mới 1,1 (ở những vùng đông dân điều kiện thuận lợi cũng mới 1,6); người nông dân trung bình lao động mỗi năm mới 100 ngày: giống lúa mới chưa được phổ biến rộng, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh và không được quản lý tốt. Những chương trình phát triển của Mỹ cũng còn nằm trên giấy, nông nghiệp Nam Bộ đại bộ phận vẫn còn ở tình trạng thô sơ, trong lúc dân số so với trước 1939 đã gấp ba, và thành phố Sài Gòn từ nửa triệu đã lên đến 4 triệu dân đòi hỏi cung cấp một khối lượng gạo, thịt cá.

Sau giải phóng đồng bằng Cửu Long còn phải cung cấp gạo cho nhiều nơi ở miền Trung và miền Bắc, phải có gạo, tôm cá, hoa quả và các nông phẩm khác xuất khẩu, một kế hoạch phát triển qui mô lớn, gồm hai mặt được triển khai:
- Cải tạo quan hệ sản xuất.
- Áp dụng những kỹ thuật mới.
Trong những năm đầu những sai lầm nghiêm trọng cả về hai mặt đã làm cho kế hoạch phát triển thất bại: Vội vàng tập thể hóa, làm thủy lợi, mở nông trường, gieo lúa trên những vùng không thể trồng lúa, thu mua với giá cả bất hợp lý (mua như cướp, bán như cho) làm cho sản xuất đình trệ và nhất là quan hệ giữa nông dân và Nhà nước căng thắng.
Kinh nghiệm thất bại và nhiều công trình điều tra về tự nhiên cũng như về xã hội đã giúp cho thấy rõ vấn đề hơn. Đưa cả một vùng nông thôn rộng lớn từ tình trạng lạc hậu mấy thế kỷ phong kiến và thực dân để lại không phải đơn giản, và cũng không thể làm ngay trong ngày một ngày hai. Không ở đâu có chuyện “làm chơi ăn thật cả”.
Trong hơn 4 triệu hec-ta đất tự nhiên, hiện có:
- Đất nông nghiệp đang sử dụng 2,5 triệu hec-ta.
- Đất chưa khai thác có khả năng làm nông nghiệp 0,6 triệu hec-ta.
Về chất lượng thì có:
- Đất phù sa ngọt nằm ven và giữa hai con sông Tiền và Hậu, phì nhiêu, đủ nước ngọt có thể làm hai vụ gần 1 triệu hec-ta.
- Đất phèn: 1,9 triệu.
- Đất mặn ven biển: 0,7 triệu.
Còn lại là đất cất, đất lầy, than bùn, đất xám bạc màu.
Nhưng phải tính với lượng mưa theo mùa, trong mùa khô đất phèn và mặn tăng lên nhiều, sang mùa mưa diện tích đất ít phèn mặn là tăng lên. Và mùa khô lưu lượng sông Cửu Long chỉ còn l.800m2/giây, không phái cứ đào kênh là đủ nước ngọt cho khắp nơi, không khéo thủy lợi thành "thủy hại". Đồng bằng này không có lụt lên cao hàng mười mét như ở miền Bắc, nhưng đến mùa lũ, ở Long Xuyên, Đồng Tháp Mười có thể bị ngập ba bốn tháng, năm 1978 diện tích bị ngập lên đến 1,3 triệu hec-ta. Làm sao cho đủ nước ngọt cho ruộng và cho cả người và gia súc, làm sao khử mặn, rửa phèn, làm sao ngăn ngừa lũ lụt, làm sao tìm ra những giống lúa năng suất cao, ngắn ngày chịu phèn, chịu mặn, làm sao phát triển những cây khác ngoài lúa, đậu tương, đay (bố), khóm (dứa), dừa, đào lộn hột, tràm, đước, làm sao nuôi tôm cá ở nước ngọt nước lợ, nước mặn, chứ không thể bắt mãi vô tội vạ như những năm trước, làm cho số lượng tôm cá giảm sút đến mức báo động. Tóm lại đây là một chương trình khoa học kỹ thuật lớn lao, huy động hàng vạn cán bộ điều tra nghiên cứu kỹ, rồi lại phải đưa ra áp dụng trong mấy triệu nông dân.
Bức tranh xã hội nông thôn Nam Bộ sau giải phóng không như trước. Hai nhân vật chủ yếu thời trước, điền chủ lớn và tá điền không còn nữa. Qua cách mạng, qua thời Mỹ chiếm 70% đã trở thành trung nông, trên 20% là nông dân nghèo còn thiếu ruộng để đủ ăn, còn lại là một số phú nông vừa làm ruộng với những phương tiện và kỹ thuật khá tiên tiến, thường kết hợp với việc buôn bán ở các chợ hay thị trấn, hoặc cho thuê máy. Cần nói rõ đa số cán bộ cũng xuất thân từ thành phần trung và phú nông.
Về chính trị xã hội, Nam Bộ mới giải phóng là một bức thảm nhiều mảng chắp vá lại, nơi thì căn cứ lâu năm của cách mạng, nơi thì Mỹ, Pháp chiếm nhiều năm, nơi thì Hòa Hảo hay Cao Đài, hay Ki-tô giáo ngự trị, nơi thì đồng bào Khơ-me hay Chăm tập trung đông đảo, tôn sùng Phật giáo hay Hồi giáo. Và khắp nơi là mạng lưới buôn bán của người Hoa. Trong mỗi gia đình, mỗi đơn vị, mỗi địa phương, người thì từ kháng chiến trở về, kẻ đã ít hay nhiều dính líu với chế độ cũ, người thì tập kết từ miền Bắc về lại quê hương sau 20 năm xa cách, người thì theo bộ đội hay cơ quan từ miền Bắc vào công tác. Mỗi người một cách suy nghĩ, một lối sống, một tâm tư và những quyền lợi khác nhau.
Chống Pháp chống Mỹ, giành lại độc lập tự do đại đa số đều đồng tình, nhưng giờ đây, làm ăn thế nào, sống thế nào. Chủ nghĩa xã hội nghe ra cũng dễ chấp nhận nhưng cụ thể là thế nào?
Chung sức đào con kênh, đắp bờ để ngăn lũ ngăn mặn, chung vốn mua máy móc xăng dầu, phân hóa học, giống mới, câu chuyện đối với những con người nông dân quen lao động vất vả không phải là khó hiểu, nhưng rồi phân công như thế nào, mua bán với giá cả nào, Đảng làm gì, chính quyền làm gì, ban quản trị tập đoàn, hợp tác xã làm gì? Lúa gạo, lợn vịt, rau quả, tôm cá bán cho Nhà nước hay tư thương? Vào tập đoàn còn được đi nhà thờ, được cầu Phật, cúng Đức Thầy nữa không?
Bảo rằng nông thôn Nam Bộ đã tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc, êm ả là câu chuyện hoang đường, như trên đã nói, nhiều sai lầm đã làm con đường đâm ra gay go, gây ra những khó khăn kể ra có thể tránh được.
Nam Bộ ngày nay không còn là nơi đất rộng người thưa nữa, dân số đã lên trên 16 triệu, mật độ trên 300 người km2 mỗi năm còn tăng 2,5%, phong trào kế hoạch hóa gia đình chưa được phổ biến rộng đến từng người. Mê tín, rượu chè còn là những tệ nạn thường gặp, điều kiện vệ sính còn thấp kém. Mạng lưới thuỷ lợi, đường sá, trường học, bệnh viện, trạm xá chưa được như nông thôn Bắc Bộ. Nhà nước chưa cung cấp đủ phân bón, máy móc hàng hóa cho bà con nông dân, nhiều chính sách còn bất hợp lý, đội ngũ cán bộ còn yếu về kỹ thuật, về trình độ quản lý, một số đã biến thành những cường hào mới.
Nhưng bảo rằng nông thôn Nam Bộ chưa có gì thay đổi, chưa tiến được tí nào cũng chưa đúng sự thực. Từ 1976 đến 1985, sản lượng lúa gạo và năng suất đã tăng rõ rệt, diện tích thủy lợi hóa đã lan rộng, ngoài vụ lúa mùa, nay hai vụ đông xuân và hè thu đã trở thành hai vụ sản lượng cộng lại ngang với vụ mùa. Nhiều giống lúa mới được đưa vào khắp nơi, nhiều cây trồng khác lúa được phát triển. Từ 1991 đã xuất khẩu gạo. Dần dần các ngành nghề thủ công cũng như ở ngoài Bắc được đưa vào nông thôn. Các trường đại học, các viện nghiên cứu ở Cần Thơ, ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở ngoài Bắc tham gia ngày càng sâu vào công việc điều tra nghiên cứu về các mặt tự nhiên cũng như xã hội, giúp cho lãnh đạo và cán bộ quản lý cải tiến cách làm ăn, lề lối làm việc và suy nghĩ.
Và từ trong nhân dân, trong thanh niên, trong cán bộ, kể cả các cụ đã về nghỉ hưu đã bắt đầu nổi lên một phong trào suy nghĩ, đấu tranh chống lại mọi hiện tượng tiêu cực, đề xuất những thay đổi cần thiết, để đưa cho được khoa học và dân chủ vào vùng đất đầy hứa hẹn này (Xem Cù Lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn).
Nếu thì giờ ít chỉ có thể đi thăm một nơi, xin khuyên bạn về An Giang thăm huyện Phú Tân, tức là đất Hòa Hảo. Đến đây có thể ôn lại một lịch sử khá dài, bắt đầu với sự khẩn hoang một vùng thường bị ngập, rồi xuất hiện phái Phật giáo Bửu Sơn kỳ hương, rồi Huỳnh Phú Sổ ra đời, sáng lập đạo Hòa Hảo, rồi những năm tôn giáo bị kẻ địch lợi dụng, dẫn đến cảnh huynh đệ tương tàn, rồi giải phóng, rồi làm thủy lợi, xây dựng tập đoàn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bào Hòa Hảo, việc trừng trị bọn lợi dụng tôn giáo để phá hoại, đưa cải lương chiếu bóng vào một vùng trước kia các môn này bị giáo hội cấm, xây dựng bệnh viện với sự giúp đỡ của bà con và một số người chức trách trong đạo. Những chuyển biến nhiều mặt của Phú Tân và của cả tỉnh An Giang làm cho lịch sử ở đây đã tiến lên rõ rệt.
Đồng bằng sông Cửu Long là vậy đang mở cho những ai năng nổ, có tinh thần đấu tranh một phạm vi hoạt động, một miếng đất dụng võ lý thú.

HOMECHAT
1 | 1 | 189
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com