watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:32:2228/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 5 - Thuận Thiên Di Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-20 - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Tập 5 - Thuận Thiên Di Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 18

Chương 16a

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
(Đoạn trường tân thanh)

Lâm Huệ-Phương ngồi vuốt tóc Mỹ-Linh như một bà mẹ hiền đối với cô con gái yêu:
- Đáng lý ra, giờ này tôi là thím của công chúa. Nếu may mắn, không chừng tôi còn trở thành vương phi của một vị vương gia, có tài kinh thiên động địa, có ơn đức trải khắp đất nước, lại nhã lượng, cao trí. Nhưng cái tình là cái chi chi, lịch sử cổ kim không ai định nghĩa nổi. Từ ngày gặp Hồng-Sơn đại phu, trong tâm tôi chỉ có chàng. Nếu vương gia như những vị đế vương khác, tôi đành ôm mối vạn cổ sầu trong vương phủ. Thế nhưng lòng dạ vương gia như biển, cho nên tôi mới được hạnh phúc như thế này.
Huệ-Phương nói nhỏ:
- Mỹ-Linh nhớ nhé. Mỹ-Linh rời đây, trở về gặp vương gia. Mỹ-Linh nói dùm Huệ-Phương dù thịt nát xương tan, cũng nguyện làm bất cứ việc gì trợ giúp cái chí của vương gia.
Hai tay Mỹ-Linh ôm lấy cổ Huệ-Phương nói nhỏ vào tai:
- Chú hai muốn biết, việc chú trả phu nhân lại cho đại phu. Đại phu đã biết chưa?
- Chưa. Không phải tôi dối chồng, mà chưa đến lúc nói. Hồi vương gia bầy kế cho tôi trở lại gặp đại phu. Vương gia có dự trù trường hợp đại phu thắc mắc rằng, tôi trốn khỏi Hoàng-cung mà tại sao triều đình không truy cứu gia đình. Nên vương gia khuyên tôi mang bố mẹ theo, giả tìm đại phu trị bệnh. Quả nhiên, một đêm đại phu thắc mắc. Tôi trả lời đại phu rằng: Vì khi tôi về đến nhà, thì dẫn bố mẹ đi tìm đại phu, rồi ở lại luôn trong Vạn-thảo sơn trang. Nào biết triều đình truy cứu hay không? Ví dù có truy tầm, cũng khó mà tìm ra.
Huệ-Phương ngước mắt nhìn lên bầu trời xanh ngắt, lảng vảng những tảng mây trắng trôi lờ đờ:
- Một lần khác đại phu hỏi chi tiết về việc tôi được tuyển cung. Tôi cứ sự thực trình bầy hết. Chỉ không thuật đoạn được đưa về phủ Khai-quốc vương. Thay vào đó tôi nói: Đêm đó, em ngồi tưởng nhớ đến anh, ôm mặt khóc cho mối tình không trọn vẹn, thì một người mặc quần áo vương tước cật vấn em tại sao lại khóc. Em nói rõ sự tình. Vị vương đó dẫn em theo cửa sau trốn khỏi Hoàng-thanh. Đại phu hỏi tên vị vương ân nhân. Tôi đáp : Không biết tên, nhưng nếu gặp mặt thì nhớ. Đại phu trầm ngâm nói: Nếu vị vương đó là con Lý Công-Uẩn, mà Uẩn thuận truyền ngôi cho y, thì ta không đòi phục hồi nhà Lê nữa. Tôi hỏi :Tại sao. Chẳng lẽ anh vì một người con gái như em, mà bỏ sự nghiệp tổ tiên?. Đại phu đáp :Không phải vì ân nghĩa nhượng vợ, mà muốn cho người có lượng cả như vậy làm vua, thì nước Việt mới ngóc đầu dậy được.
Huệ-Phương nhắc lại:
- Như vậy lúc đầu chỉ có vương gia, vú già nuôi vương gia với tôi biết. Không hiểu vương gia đã cho những ai biết?
- Thêm ông nội bà nội, Thiệu-Thái, Bảo-Hòa với cháu. Hôm ấy bọn cháu đứng hầu bên cạnh nên biết mọi truyện. Chúng cháu có kể truyện hồi ở Vạn-thảo sơn trang, chúng cháu ngạc nhiên vô cùng, khi thấy phu nhân mới gặp chúng cháu, mà đối xử cực kỳ thân thiết cho ông bà nội nghe. Ông nội khen phu nhân thực không hổ là nữ anh hùng Đại-Việt.
Rồi Mỹ-Linh tường thuật lại việc phụ vương nàng chất vấn, kết tội Khai-quốc vương trong Long-hoa đường như thế nào. Thuận-thiên hoàng đế cùng hoàng hậu Lập-Nguyên tra khảo vương về Huệ-Phương, Hà-Thanh ra sao. Hoàng đế suýt đem vương ra chặt đầu v.v. không bỏ sót một chi tiết nào.
Huệ-Phương nước mắt đầm đìa:
- Vương...anh... anh..vì hạnh phúc của em mà phải chịu trăm bề cay đắng. Dù em có tan xương nát thịt cũng không đền đáp được công đức này của anh.
Huệ-Phương lau nước mắt rồi cắn vào má Mỹ-Linh một cái:
- Vương gia thực chu đáo. Hôm qua, tôi xin phu quân tôi cho phép tôi với Lê Văn đi thăm Mỹ-Linh, Bảo-Hòa, Thanh-Mai. Nhưng sự thực muốn gặp vương gia. Tôi ngạc nhiên vô cùng, vì từ xưa tới giờ vương gia cực kỳ chu đáo, mà sao lánh mặt không gặp tôi? Rồi lại cho Mỹ-Linh theo tôi đi dễ dàng trong khi chúng tôi về Thăng-long kỳ này, mực đích đối đầu với vương gia. Thì ra vương gia sợ gặp tôi, rồi lộ bí mật, vương cho Mỹ-Linh đi dễ dàng, để nhờ Mỹ-Linh chuyển tin cho tôi.
Mỹ-Linh ghé miệng vào tai Huệ-Phương:
- Phu nhân nói chỉ đúng một nửa. Chú hai không muốn gặp phu nhân. Vì gặp phu nhân, thì sau đó trong lòng nổi cơn bão táp. Chú hai nói, hôm gặp phu nhân, yêu phu nhân, say đắm phu nhân. Nhưng chú hai không muốn nhắm mắt hưởng thụ trong cái đau khổ của phu nhân.
Trống ngực Huệ-Phương đập mạnh. Mặt nàng lúc trắng, lúc đỏ, nhớ lại cái phút Lý Long bồng nàng lên dường, tay lần mở nút áo, tay kéo dây lưng quần. Bấy giờ nàng như mê như tỉnh, tê dại khắp người. Huệ-Phương quên sao được, từ hồi còn nhỏ, nàng đã nghe nói về vị thái tử tài kiêm văn võ, lại rộng lượng, trọng nghĩa khinh tài. Nàng dệt những giấc mơ đẹp như gấm như hoa. Nàng tưởng tượng sau này sẽ được gặp vị thái tử đó. Thế mà bây giờ nàng đang nằm gọn trong tay con người đa tình, đa tài. Con người này dang chuẩn bị đưa nàng vào giấc mơ huyền ảo của núi Vu-sơn. Thế nhưng bản tính ngay thẳng, nàng phải thố lộ chân tình về cuộc gặp gỡ người thầy thuốc đêm nọ, và dành cho ông tình yêu ngay từ đấy.
Mỹ-Linh nhìn mặt Huệ-Phương, biết Huệ-Phương chưa quên được chú mình. Nàng nói sang truyện khác:
- Sao phu nhân biết chị Thanh-Mai bị nạn, mà đến thăm?
- Khi chúng tôi khởi hành về Thăng-long dự đại hội võ lâm Đại-Việt, đêm tôi mơ thấy đi trên cái xe. Thình lình cái xe bị vấp vào đá, bánh cong đi. Trong phép giải mộng, đó là có người mong mình. Đêm sau tôi thấy Thanh-Mai đang ôm bụng đau đớn. Tôi đoán : Xe bị gẫy bánh là điềm có người mong mình. Thanh-Mai ôm bụng đau đớn, vì nang đang bị tai nạn. Cho nên đến Cổ-loa, tôi lấy xe đi thăm Mỹ-Linh, Bảo-Hòa, Thanh-Mai. Nghe nói ba người ở phủ Khai-Quốc vương. Chúng tôi tới nơi đúng lúc Thiệu-Thái, Thanh-Mai đang mê man. Tôi xin Quốc-vương để tôi đem hai người về đây trị bệnh. Nhiều người xin đi theo. Song tôi chỉ thuận cho Mỹ-Linh đi mà thôi.
Mỹ-Linh hỏi:
- Cứ như đại phu nói, cần đả thông Kỳ-binh bát-mạch cùng Thập-nhị chính kinh, thì hoà hợp được Thiền-công với Chu-sa Ngũ-độc. Như vậy anh Thiệu-Thái đã hết nguy hiểm chưa?
Lê Văn gật đầu:
- Hết thì hết rồi. Có điều trong người anh Thiệu-Thái còn hút độc Thất-trùng Ngũ-hoa, nên cần cho uống thuốc trục độc ra. Thang thuốc ban nãy để trục độc đấy. Trong lúc anh mê man đã được đổ cho hai thang. Thang hồi nãy là ba. Cơm ba bát, thuốc ba thang. Bệnh của anh khỏi rồi.
Thiệu-Thái cảm động:
- Đại phu thực là thần nhân. Không biết hiện giờ bệnh tình chị Thanh-Mai ra sao?
Hồng-Sơn phu nhân sẽ vỗ tay vào vai Thiệu-Thái:
- Thế tử đừng lo. Thanh-Mai là đệ tử cưng của phu quân tôi. Trên đời này, chưa từng có ông thầy nào yêu học trò bằng Hồng-Sơn đại phu đâu. Thế tử thì ông ấy để ở đây đưỡng bệnh. Còn Thanh-Mai, ông ấy mang về cho ở phòng kế bên cạnh chúng tôi. Bệnh tình Thanh-Mai gần như đã khỏi hẳn rồi.
Thiệu-Thái hỏi Lê Văn:
- Này chú em, có phải Hoàng Giang đại phu chưởng quản y viện Yên-lãng của Cổ-loa là đệ tử của Vạn-thảo sơn trang không?
- Đúng thế. Người là đệ nhị đệ tử của bố em.
Đến đó một y sinh vào chắp tay hành lễ với Hồng-Sơn phu nhân, rồi nói với Thiệu-Thái, Mỹ-Linh:
- Sư phụ tôi mời hai vị lên gặp người có truyện khẩn.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái đứng lên theo y sinh đi. Qua ba dãy nhà, tới căn nhà bằng gỗ hình bát giác. Y sinh nói lớn:
- Trình sư phụ, đã mời công chúa Bình-dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái.
Cánh cửa nhà bát giác mở ra, Thiếu-Mai vẫy tay:
- Mời hai vị vào. Bố tôi đang chờ.
Mỹ-Linh, Thiệu-Thái bước vào. Trong căn phòng, có mười người ngồi sau Hồng-Sơn đại phu. Mỹ-Linh nhận diện được mấy người mà nàng đã gặp tại phòng đại hội ở Vạn-thảo sơn trang, trong dịp đón Triệu Thành. Hai người hành lễ:
- Đệ tử tham kiến đại phu.
Hoàng Giang đại phu cười:
- Tôi mời hai vị lên đây để nói một truyện. Như hai vị biết sư phụ tôi không trị bệnh cho người Hoa cũng như con cháu họ Lý. Người chỉ trị bệnh cho con cháu họ Lý với điều kiện. Khi thế tử mê man, công chúa Bình-dương khóc lóc nhờ sư phụ tôi cứu thế tử. Công chúa xin làm bất cứ việc gì mà sư phụ tôi sai bảo. Bây giờ thế tử đã khỏi bệnh. Tôi muốn thế tử nhắc lại một lần nữa lời cam kết đó.
Thân Thiệu-Thái kính cẩn:
_ Tiểu bối coi như chết đi, được đại phu tái sinh, thì đương nhiên đại phu sai bảo gì, tiểu bối đâu dám chối từ. Huống hồ, trong võ lâm, đại phu ngang vai với ông nội cháu.
Ghi chú:
Hồng-Sơn đại phu xuất thân là con thứ vua Lê Đại-Hành. Vua Lê có tới sáu bà hoàng hậu, cùng hai mươi bốn phi tần, sinh ra mười hai con trai. Nhà vua xuất thân là quan võ, rồi nhờ thời cơ mà được ngôi, cho nên vua hết sức khuyến khích các con luyện tập võ công. Khi con trai đến tuổi mười ba, thì được phong vương, cho mở phủ đệ riêng cùng cưới vợ. Tới tuổi mười sáu, cho cầm quân đánh giặc, tổng trấn một vùng. Theo Khâm-định Việt sử thông giám cương mục của triều Nguyễn, vua Lê phong cho các con trấn nhậm như sau:
Khai-Minh vương Long-Định trấn Đằng-châu.
Ngự-Man vương Long-Đinh trấn Phong-châu.
Ngự-Bắc vương Long-Cân trấn Phù-lan.
Định-Phiên vương Long-Túng trấn Ngũ-huyện-giang.
Tư doanh thành phó vương Long-Tương trấn Đỗ-Động.
Trung-Quốc vương Long-Cánh trấn Mạt-liên.
Nam-Quốc vương Long-Mang trấn Vũ-long.
Hành-Quân vương Long-Đế trấn Cổ-lãm.
Phù-Đái vương trấn Phù-đái.
Hồng-sơn đại phu có tên là Lê Long-Mang. Năm sáu tuổi được phụ hoàng ủy cho một cao nhân phái Sài-sơn dạy dỗ. Cũng như các đệ tử của phái Sài-sơn, vương được luyện võ, học văn, cùng các học thuật khác bao gồm Nho, y, lý, số. Vương chăm chỉ cần mẫn, nên năm mười tuổi, từ võ công cho đến chính sự, vương bỏ xa các anh em.
Trong một lần theo sư phụ đến Thiên-trường thăm chưởng môn phái Đông-a, vương gặp đám đệ tử ngang tuổi của phái này, trong đó có Trần Tự-An, Trần Kiệt. Sau hơn tuần ở Thiên-trường, vương kết bạn với năm đệ tử ngang tuổi phái Đông-A. Vương đâu có ngờ, sau này họ thành Đông-A ngũ kiệt.
Năm mười tám tuổi được phụ hoàng phong tước Nam-quốc vương, cho trấn thủ vùng Vũ-long 0. Có quyền trong tay, vương không ham hưởng thụ, mà dốc tâm luyện tập võ công, trau đồi văn học.
Lúc phụ hoàng lớn tuổi, mười hai hoàng tử bắt đầu ngấm ngầm tranh dành để được truyền ngôi vua. Vương rửng rưng, khoanh tay ngồi cao, đứng ngoài. Khi phụ hoàng băng hà, các vương đem quân đánh nhau tranh dành ngôi vua. Cuộc chiến diễn ra trong sáu tháng liền. Kẻ thắng, người bại, cuối cùng Lê Long-Đĩnh giết chết hầu hết các anh, em, chiếm ngôi vua. Nhiều người khuyên vương nên đem quân về triều hỏi tội Lê Long-Đĩnh. Nhưng vương từ chối.
Theo vương chế cổ, khi một vị vua lên ngôi, thì đặt ra niên hiệu để gọi. Lê Hoàn lên ngôi vua năm Canh-thìn (980) lấy hiệu là Thiên-phúc. Chín năm sau, vào năm Kỷ-sửu (989) cải là Hưng-thống. Năm Giáp-ngọ (994) lại cải là Ứng-thiên.
Ứng-thiên hoàng đế băng năm Ất-tỵ (1005). Con trưởng là Lê Long-Việt lên ngôi chưa kịp đặt niên hiệu thì bị Long-Đĩnh giết chết.
Một vị vua khi băng hà, thường quàn áo quan trong ba năm mới chôn. Kể từ khi chết, không dùng niên hiệu gọi nữa, mà gọi là Đại-Hành hoàng đế. Đợi khi vua kế vị lên ngôi, sẽ truy phong tôn hiệu để gọi. Thế nhưng Long-Đĩnh được ngôi vua rồi, không đặt thụy hiệu cho Ứng-thiên hoàng đế, chỉ lo chém giết, ăn chơi, vì vậy cho đến nay Ứng-thiên hoàng đế Lê Hoàn không có tên thụy, mà vẫn gọi là vua Lê Đại-Hành. Đau xót cho vị anh hùng một thời, mà khi chết không có miếu hiệu thờ kính.
Khi thấy Lê Long-Đĩnh chuẩn bị đem quân vào đánh vương. Với võ công, mưu lược, cùng uy tín, nếu vương đem quân chống cự, ắt diệt được Long-Đĩnh. Giữa lúc đó được tin người Tống chuẩn bị đem quân sang đánh Đại-Việt. Vì sự sống còn của đất nước, vương viết thư cho Long-Đĩnh rồi âm thầm treo ấn, niêm phong kho tàng, lẳng lặng bỏ đi, cải tên, đổi họ đến Vạn-thảo sơn trang lập nghiệp.
Chỉ mấy năm sau vương cùng đám bầy tôi thân tín biến Vạn-thảo sơn trang thành một trang trại lớn. Vương nổi tiếng nhờ y học. Nguyên y học của phái Sài-sơn vốn đã có cơ sở từ nghìn năm trước. Đến vương, do năng khiếu đặc biệt, vương trở thành thiên tài y học. Tiếng tăm vương trở thành lừng lẫy. Ngoài trừ người thân, không ai biết vương là con vua Lê. Người đời thấy vương lập nghiệp đưới chân núi Hồng, gọi vương là Hồng-Sơn đại phu.
Về võ công, phái Sài-sơn do tổ sư là Phù-đổng thiên vương sáng lập di truyền lại. Trải qua nhiều đời, võ công Sài-sơn không dũng mãnh như Tản-viên, tinh diệu như Mê-linh, chính đại như Tiêu-sơn, huyền diệu như Đông-a, nhưng đời nào cũng có nhân tài xuất chúng. Võ đạo phái Sài-sơn lấy đại nghĩa dân tộc làm cơ sở. Hóa cho nên được quần chúng kính phục. Đến đời Hồng-Sơn đại phu, nhờ tinh thâm về y học, ông biến đổi từ nội công đến chiêu thức, nên võ công Sài-sơn lại hưng thịnh hơn lên. Hành tung của ông rất huyền bí, chưa một ai đấu với ông, nên không biết võ công của ông ra sao. Người ta chỉ biết võ công đệ tử ông, rồi suy đoán ra võ công của ông.
Khi sư phụ của đại phu qua đời, truyền cho đại phu làm chưởng môn phái Sài-sơn. Tuy đại phu làm chưởng môn, nhưng lại không ở tại tổng đàn của phái, mà ở Vạn-thảo sơn trang.
Người anh Lê Long-Đĩnh của vương ngày càng trở thành ác độc, trói người vào cột đồng, rồi chất củi bên trong cột đốt. Nạn nhân bị cháy da, phỏng thịt kêu thét lên như con thú, rồi chết. Long-Đĩnh đứng xem, khoan khoái cười vui. Trò chơi thứ nhì của Đĩnh là bắt đàn bà chửa giam lại, đem từng người ra, cùng các quan đánh cuộc xem thai nhi là trai hay gái. Sau đó mổ bụng, để định được thua. Trò chơi thứ ba là đóng cọc dưới giòng sông, trói người vào đó, cùng các cận thần ngồi uống rượu, chờ nước lên, khiến nạn nhân chết ngộp dần dần.
Long-Đĩnh trác táng quá độ, thành bệnh, nằm liệt dường. Khi lâm triều, phải đặt trên một cái giường khiêng đi. Dân chúng gọi là vua Ngọa-triều. Bồ-tát đắc đạo Vạn-Hạnh thiền sư, sai đệ tử về kinh đô Hoa-lư, khuyên răn Ngọa-triều. Ai cũng tưởng thiền sư Vạn-Hạnh là sư phụ vua Lê Đại-Hành, thì lời can gián của ngài hẳn Long-Đĩnh nghe theo. Nào ngờ Long-Đĩnh bắt sứ giả của Vạn-Hạnh thiền sư quỳ gối, rồi để mía lên đầu róc vỏ. Thỉnh thoảng giả bộ lỡ tay, cho dao chém xuống đầu nhà sư. Long-Đĩnh nhìn máu chảy cười khoan khoái.
Năm Kỷ-dậu (1009) Long-Đĩnh băng. Khi Đĩnh còn tại vị. Y tàn sát tất cả anh, em cũng như con cái họ. Bây giờ y băng, triều đình muốn tìm lấy một người trong giòng họ Lê tôn lên ngôi vua, thì không còn ai cả. Triều đình chia làm hai phe. Một phe cho rằng trước đây vua Lê được tôn lên vì con vua Đinh còn thơ ấu. Nay cũng nên chọn một đại thần có đức đặt vào ngôi báu. Nhân quan Điện-tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn là phó mã của vua Lê Đại-Hành, là con nuôi thiền sư Lý Khánh-Vân, đệ tử Bồ-tát Vạn-Hạnh, tính tình trung hậu, văn võ kiêm toàn thức xứng đáng. Phe này có hữu thân vệ điện tiền chỉ huy sứ Đàm Can, Đô-nguyên soái, Tổng trấn Thăng-long Đào Cam-Mộc.
Phe thứ nhì không chịu, định tôn đứa con sáu tháng của Long-Đĩnh lên ngôi vua. Hai phe định kéo quân về đánh nhau. Giữa lúc đó lạc hầu Thân Thiệu-Anh, thống lĩnh lực lượng biên phòng phía Bắc tập trung quân, tuyên cáo rằng, nếu triều đình không tôn Lý Công-Uẩn lên làm vua. Ông đem quân về làm cỏ.
Sợ chiến tranh xẩy ra, Vạn-Hạnh thiền sư giảng hòa bằng cách tạo trao quyền cho Lý Công-Uẩn làm vua. Đợi sau này tìm được con vua Lê, sẽ trả lại ngôi.
Biết rằng các vua Đinh, Lê, nhờ võ công oanh liệt, mà được ngôi vua. Thuận-thiên hoàng đế chỉ dựa uy tín sư phụ là thiền sư Vạn-Hạnh, lại là phò mã mà đắc vị. Cho nên nhà vua hết sức chăm lo chính sự, giảm thuế, giảm chi, khuếch trương văn học. Nhờ vậy, đân chúng sống trong thanh bình, no ấm như thời vua Hùng, vua An-dương, vua Trưng.
Hồng-Sơn đại phu thấy Lý Công-Uẩn chiếm ngôi của nhà mình. Ông cũng chẳng thiết cái ngôi vua, vừa lao tâm khổ tứ, vừa bận rộn. Nhưng đi đâu cũng nghe sĩ dân thiên hạ xỉ mạ Ngọa-triều, rồi họ cho rằng con của Đại-Hành hoàng đế đều như nhau. Uất khí, ông mưu trung hưng Lê triều, dùng y đạo trị dân, rửa tiếng nhục cho tổ tiên. Vì vậy ông đào tạo học trò, truyền bá y học, cùng ban ân đức cho dân, chuẩn bị.
Giữa lúc đó, nhà Tống muốn đánh chiếm các nước phía Nam như Đại-lý, Đại-Việt, Chiêm-thành, Lão-qua, mở mang bờ cõi. Để dò đường, triều đình cử sứ đoàn Triệu Thành xuất hiện với chiêu bài Hưng diệt, kế tuyệt, ý muốn có đội quân người Việt giết người Việt, khi một bị diệt, một suy yếu, tinh lực không còn, Tống đem quân sang chiếm. Triệu Thành định giả lập lại nhà Đinh. Nhưng khi thấy Đinh Toàn tài năng không làm bao, lại chẳng có uy tín gì. Trong khi đó, y biết Hồng-Sơn đại phu chính thị Nam-quốc vương Lê Long-Mang, ơn đức trải khắp Hoa-việt, võ công lại là một trong Đại-Việt ngũ long. Triệu Thành gạt phăng Đinh ra ngoài, đến Vạn-thảo sơn trang tìm Hồng-Sơn đại phu ngỏ ý ấy.
Là người thông kim bác cổ, đại phu vốn sẵn có tinh thần bài Hoa. Ông chưa quyết định, thì người yêu của ông, Lâm Huệ-Phương xuất hiện. Huệ-Phương tuổi còn trẻ, mà kiến thức thực siêu việt. Nàng trình bầy cho ông nghe tất cả những âm mưu dành dân lấn đất của người Tống ở Bắc-biên. Ông nắm được chủ mưu của Tống: Trước phá tan thành trì 207 khê động của Đại-Việt. Sau đó khích người Việt đánh người Việt trong nước, rồi thừa cơ đem quân vượt biên.
Ông tỏ ý nghi ngờ thiện ý của triều Tống. Những cái gương cũ còn đó: Thời vua Trưng có thầy trò Lê Đạo-Sinh. Mới đây Kiều Công-Tiễn dẫn quân Nam-Hán vào, cuối cùng đều đi đến kết quả thản khốc. Chính ông trước đã nêu cao chính nghĩa. Ông tuyên bố ai đến ông cũng trị. Ngoại trừ ba loại người, ông cũng trị, nhưng với điều kiện. Một là bệnh nan y, mà các đệ tử ông không trị được. Hai là người Hoa. Ba là con cháu họ Lý.
Tin Hồng-Sơn đại phu tức Lê Long-Mang tước Nam-quốc vương lan truyền mau lẹ. Chưởng môn phái Đông-a Trần Tự-An đích thân đến Vạn-thảo sơn trang thăm ông. Rồi Trần Kiệt, Phạm Hào đi Tản-viên hỏi ý kiến chưởng môn Đặng Đại-Khê. Đặng Đại-Khê hứa sẽ trả lời trong ngày đại hội võ lâm Đại-Việt. Sở đĩ Đặng chưa dám quyết định, vì trong phái đang có sự tranh chấp.
Chưởng môn phái Mê-linh, sư thái Tịnh-Tuệ cũng chưa có quyết định rõ rệt. Chỉ có chưởng môn phái Tiêu-sơn, cương quyết giúp họ Lý. Hồng-Sơn đại phu tin rằng, quá phân nửa võ lâm nghiêng về Lê, lại thêm áp lực triều Tống rằng nếu Lý không lùi, thì Tống đem quân sang. Như vậy ắt võ lâm Đại-Việt sợ chiến tranh, ép Lý thoái vị, trả ngôi vua cho Lê.
Ông tin rằng Lý Công-Uẩn phải thoái vị. Ông dùng nhân đức cai trị dân, sẽ không sợ bọn Tống nữa.
Hồng-Sơn đại phu chuẩn bị thực chu đáo. Hiện ông có đệ tử khắp nơi. Mỗi người đều mở một y viện chữa bệnh cho dân chúng, gây cảm tình. Mỗi đệ tử lại mở một võ đường huấn luyện thanh thiếu niên.
Trước đây các võ đường của Sài-sơn thường bị lực lựơng Hồng-thiết giáo cùng lực lượng Hồng-hương thiếu niên của Nguyên-Hạnh chống phá. Từ ngày Triệu Thành đến Vạn-thảo sơn trang, tự nhiên hai lực lượng này đều tỏ ý thân thiện với hệ thống Sài-sơn. Ông đâu có ngờ trong bóng tối, Triệu Thành ra lệnh cho đám trưởng lão gian tế Hồng-thiết giáo cùng Nguyên-Hạnh phải giúp ông, hầu ông quyết tâm hơn.
Khi về Thăng-long dự đại hội võ lâm Đại-Việt, ông đã âm thầm ra lệnh cho đệ tử các nơi chuẩn bị. Nếu họ Lý không chịu thoái vị, sẽ khởi binh, cơ sở các địa phương nổi dậy chiếm lấy chính quyền, rồi kéo về Thăng-long.
Tới Thăng-long, ông cùng các đại đệ tử trú ngụ ở y viện Yên-lãng tại Cổ-loa, do đệ tử của tên Hoàng Giang đại phu chưởng quản. Vừa tới nơi, người vợ yêu của ông là Lâm Huệ-Phương xin ông cho phép dẫn Lê Văn đi thăm bà con. Ông tuyệt không ngờ bà con đó là Khai-quốc vương Lý Long-Bồ. Huệ-Phương tới phủ Khai-quốc vương gặp đúng lúc Thiệu-Thái, Thanh-Mai bị nạn. Nàng xin mang hai người đến Cổ-loa trị bệnh.
Thanh-Mai vừa là con gái chưởng môn phái Đông-a, bạn thân của ông, đương nhiên ông phải tận tình cứu chữa. Hơn nữa Thanh-Mai là đệ tử yêu của ông, vì vậy ông dùng hết khả năng cứu nàng.
Còn Thân Thiệu-Thái, ông nhận chữa trị, với điều kiện. Bây giờ ông gọi Mỹ-Linh với Thiệu-Thái lên để tuyên bố về điều kiện đó.
Hoàng Giang đại phu nói với Mỹ-Linh, Thiệu-Thái:
- Sư phụ tôi cứu thế tử. Điều kiện của sư phụ tôi giản dị thôi: Trong suốt cuộc đời, cả hai vị không được xử dụng võ công chống sư phụ tôi cũng như các đệ tử bản phái trong bất cứ trường hợp nào. Vậy hai vị hãy quỳ trước bàn thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu thề đi.
Mỹ-Linh nghĩ thầm:
- Tưởng điều kiện gì khó khăn, chứ điều kiện đó thì dễ quá. Dù Hồng-Sơn đại phu không bắt tuyên thệ, chỉ nguyên đại phu trị bệnh cho Thanh-Mai thôi, mãn đời mình cũng chẳng dám vô phép với đệ tử của người.
Hai người thắp hương, quỳ gối trước bàn thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu khấn:
" Đệ tử Lý Mỹ-Linh, Thân Thiệu-Thái xin tuyên thề trước bàn thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu rằng trọn đời không bao giờ dám chống lại Hồng-Sơn đại phu cũng như phái Sài-sơn trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu đệ tử sai lời, sẽ chết dưới muôn nghìn đao, kiếm."
Hồng-Sơn đại phu cười rất tươi, ông gật đầu:
- Không ngờ Lý Công-Uẩn lại có những đứa cháu thông minh, mẫn tiệp, trọng lời hứa như vậy.
Dương Bình bảo Mỹ-Linh:
- Thôi, bệnh thế tử khỏi rồi. Xin công chúa đem thế tử về thôi.
Thiệu-Thái, Mỹ-Linh hành lễ, rồi ra đi...
Hồng-Sơn đại phu hỏi:
- Sư mẫu với Thanh-Mai đâu?
Dương Bình thưa:
- Sư mẫu với sư muội đang ở nhà thủy tạ. Để đệ tử mời về.
Dương Bình ra một lúc, trở về cùng với Huệ-Phương, Thanh-Mai. Hồng-Sơn đại phu đứmg dậy đón Huệ-Phương, mời nàng ngồi. Ông trịnh trọng nói:
- Hôm nay ta mời phu nhân cùng đến họp với các vị đệ tử, để chuẩn bị đại hội võ lâm Đại-Việt trong ba ngày nữa. Kiến thức phu nhân quảng bác, ta mong phu nhân sẽ giúp ta phục hồi nghiệp lớn của tổ tiên. Ở đây ta có chín đại đệ tử, cùng Thiếu-Mai, Thanh-Mai mười một. Chúng ta duyệt lại tình hình lần cuối cùng trước khi thực hành.
Ông cầm tay Thanh-Mai bắt mạch, rồi bảo Thiếu-Mai:
- Con cho sư tỷ uống thang thứ mấy rồi.
- Thưa bố, sư tỷ uống thang thứ ba rồi.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 167
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com