watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:30:0028/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 12
Chỉ mục bài viết
Tập 2 - Động Đình Hồ Ngoại Sử - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 12 trong tổng số 20

Hồi 6b


Tiệc tan, ông về dinh, chưa kịp ngủ thì có tiếng kêu thích khách. Ông vội đeo kiếm nhảy ra ngoài, thì thấy một người lùn, bịt mặt, đang tấn công Thanh Châu. Y chỉ đánh 2 hai chưởng, Thanh Châu phun máu miệng. Quân sĩ bao vây thích khách, chật cứng như nêm. Ông nhảy nhót mấy cái tới nơi. Người lùn vung chưởng tấn công ông, ông nhận ra đối thủ, dùng một thứ chưởng dương cương, nội công chính đại quang minh. Ông thấy hơi quen, nhưng chưa nhận ra, ông vận hết sức đánh lại một chưởng, ông cùng người lùn giao đấu dưới ánh đuốc. Bên cạnh người lùn còn một phụ nữ, cũng bịt mặt, chống kiếm đứng lược trận. Hai bên đấu trên trăm chiêu, ông nhận thấy muốn thắng đối phương thực khó. Những người có võ công như vậy, trên giang hồ rất hiếm, ông nhảy lui lại nói:
- Tôn giá là ai? Coi thân thủ vào hạng hiếm có trên giang hồ. Xin cho biết danh tánh được không?
Người lùn không nói gì, hú lên một tiếng, cùng người đàn bà nhảy lên nóc nhà định chạy. Nhưng khi y còn lơ lửng trên không, thì bị mấy người đứng trên nóc nhà bao vây, một người vung chưởng đánh người lùn, một người đánh người đàn bà. Tuy bị bất ngờ, cả hai vận sức đỡ. Bùng một tiếng, cả hai bật trở xuống đất. Bóng người trên mái nhà nhảy xuống, hai người tấn công hai thích khách, bằng những chiêu cực kỳ dũng mãnh. Bấy giờ, Triệu Anh Vũ mới nhận ra, đám mới tới gồm bốn người, một nam một nữ trẻ, đứng ngoài lược trận. Còn hai người đánh thích khách, thì người nữ rất đẹp, dáng điệu uy nghi, người nam tuổi khoảng 50.
Triệu Anh Vũ thấy bốn người võ công đều ngang với ông, ông phục tài hô lớn:
- Ngừng tay!
Bốn người nhảy lui lại. Ông nhận ra người nữ mới tới giúp ông là Trưng Trắc, còn ba người kia ông không nhận ra. Trưng Trắc chỉ mặt hai thích khách:
- Phong-châu song quái, sư đệ, sư muội, lâu nay vẫn mạnh khỏe chứ?
Hai người bịt mặt mới mở khăn ra. Trưng Trắc giới thiệu với Triệu Anh Vũ:
- Đây là Vũ Hỷ và Vũ Phương Anh, cả hai đều là người phái Tản Viên nhà tôi, nhưng việc làm của họ thì ác độc nhất Lĩnh Nam.
Nàng chỉ ba người cùng đi, rồi giới thiệu:
- Đây là Đinh-hầu ở Cửu-chân, một trong Cửu-chân song kiệt. Còn đây là Quách Lãng, đệ tử của Đinh-hầu, và đây là Đinh Bạch Nương, ái nữ của Đinh-hầu.
Triệu Anh Vũ từng nghe danh Phong Châu song quái, với Cửu-chân song kiệt, ông chấp tay nói:
- Hân hạnh.
Ông hỏi Vũ Hỷ:
-Chẳng hay Vũ tiên sinh và phu nhân, giá lâm thành Nam Khê này có điều gì dạy bảo?
Vũ Hỷ cười:
- Chả có gì cả!
Rồi y vung tay đánh ba chưởng, cùng vợ vọt lên mái nhà, chạy vào đêm tối mất hút. Trưng Trắc nói với Triệu Anh Vũ:
- Chúng tôi từ Lĩnh Nam đến đây trợ chiến với sư bá. Khi đến Giang-an thì gặp vợ chồng Song-quái, chúng tôi theo bén gót, dò la động tĩnh.
Triệu Anh Vũ mời Đinh Đại, Trưng Trắc vào sảnh đường. Đinh Đại nói:
- Chúng tôi được tin Lê Đạo Sinh cùng Song Quái, Hoàng Đức, Đức Hiệp sang Trung nguyên, phải báo cho quí vị biết, không ngờ gặp chúng ở đây
Trưng Trắc hỏi tình hình trận chiến, Triệu Vũ Anh tường trình chi tiết. Ông muốn nhờ Trưng Trắc, Đinh Đại, liên lạc với Đào Kỳ dùm, Trưng Trắc nhận lời. Ông lấy hai thuyền buôn của dân rất lớn, cho thủy thủ giả làm thường dân, đưa Trưng Trắc, Đinh Đại đi Mỹ-cơ. Giữa đường gặp một dân thuyền chở Song Quái và Công-tôn Khôi, hai bên thấy nhau là lăn vào giao chiến. Trưng Trắc chỉ biết song quái, không biết Công-tôn Khôi, nên không đề phòng thủy quân Thục. Có ngờ đâu Công-tôn Khôi tuy đi dân thuyền, nhưng vẫn có chiến thuyền đi xa xa để hộ vệ.
Trưng Trắc thuật xong nàng hỏi Vương Nguyên:
- Vương đại hiệp, tôi bắt sư huynh Công-tôn Khôi cho đại hiệp. Vậy phải điều kiện nào, người mới tha tội cho sư huynh?
Vương Nguyên bị tan nhà nát cửa, vì sư huynh Công-tôn Khôi. Bây giờ thấy cha con y bị trói, quần áo ướt lạnh run lập cập, bao nhiêu kỷ niệm cũ những ngày còn ở Thiên-sơn theo học với sư phụ hiện ra. Ông ngẫm nghĩ 1 lúc rồi nói
- Xin hãy cứ giam y lại, tôi suy nghĩ ít ngày đã.
Trưng Trắc sai một chiến thuyền, trở về Nam-khê báo tình hình mặt trận Độ-khẩu cho Đinh Công Thắng, Triệu Anh Vũ biết. Còn nàng cùng Trần Quốc, Vương Phúc trở lại Việt-tây.
Nam-hải nữ hiệp, Đào Kỳ nghe tin Trưng Trắc, Đinh Đại đến thì mừng lắm, ra đón vào thành. Trà nước yên vị xong, Đào Kỳ hỏi Đinh Đại:
- Thưa cậu, bố mẹ cháu, chú thím, mợ và các em vẫn mạnh khỏe chứ?
Đinh Đại móc túi đưa ra bức thư nói:
- Vì Lĩnh Nam có biến cố mới, Lê Đạo Sinh cứu Song Quái, dẫn đệ tử sang Trung Nguyên không biết có múu đồ gì. Quần hùng yêu cầu tỷ phu với Trưng Trắc, là người chủ tọa cuộc họp ở Tây-hồ, lên đường sang Trung-nguyên quan sát tình hình, đưa ra đường lối hành động. Ngặt vì tỷ phu bị cảm nặng, ủy cho ta đi. Đây tỷ phu viết cho cháu.
Đào Kỳ ngồi ngay ngắn, sửa y phục đàng hoàng, lấy khăn lau tay sạch sẽ, rồi mới dám bóc thư ra đọc:
Đào Hầu, Chưởng Môn phái Cửu Chân, thư cho con út là Đào Kỳ.
Mọi việc ở Lĩnh Nam vẫn tốt đẹp. Tô Định, Lê Đạo Sinh chưa có hành động gì khả dĩ đáng lo ngại. Ta cùng mẹ con với cậu đã hợp được 9 nhà ở đất Cửu Chân làm một. Thái-thú Tiết Bảo, đại sư ca Trần Dương Đức, đại ca Nghi Sơn đều đồng tâm nhất trí. Ba mà là một, một mà là ba. Phu nhân của cố trang chủ Thiên-bản Mai Tiến, cùng bốn con đang cai quản năm trang ấp. Ngặt một điều, các huyện lệnh và quan lại, người Hán vẫn còn vọng tưởng như hồi Nhâm Diên.
Tuần trước các Lạc-hầu, Lạc-tướng, Động-chủ, Trang-chủ họp ở Ngọc-đường, bầu ta làm thống lĩnh vùng Cửu-chân, ta cử con làm phó, Trưng Trắc với ta là người đồng chủ toạ cuộc hội trên Tây-hồ, quyết định đường lối phục hồi Lĩnh Nam. Bây giờ hoàn cảnh đã đổi khác, sắp có sự thay đổi lớn lao.
Lời giáo huấn này con phải ghi nhớ trong lòng.
Đào Thế Kiệt cẩn bút.
Đào Kỳ đưa thư cho Hoàng Thiều Hoa nói:
- Bố em dặn sư tỷ ít điều, sư tỷ đọc đi.
Hoàng Thiều Hoa sửa lại quần áo, ngồi nghiêm chỉnh, cầm thư đọc.
Nàng đọc xong, hướng vào Trưng Trắc nói:
- Trưng sư tỷ! Trong thư sư phụ em dặn nhất nhất phải tuân theo lệnh sư tỷ, vậy sư tỷ có gì dậy, em và tiểu sư đệ sẵn sàng tuân theo như tuân theo sư phụ
Trưng Trắc ngồi nghiêm chỉnh, nói với Thiều Hoa:
- Kể về võ công, nhân số thì phái Tản-viên của ta gấp mười phái Cửu-chân. Song người phái Cửu-chân võ công không cao, người không nhiều, dù bao nhiêu người vẫn là một, vì vậy thế lực hùng hậu. Ta được Đào-hầu ủy nhiệm việc lớn, phải cố gắng làm. Nội trong mấy ngày nữa, ta sẽ nói phải làm những gì cho sư muội với tiểu đệ biết.
Giao Long Nữ ngắt lời:
- Trưng sư tỷ! Em muốn thưa một điều.
Trưng Trắc gật đầu:
- Sư muội cứ nói! Sư muội là Đô-đốc thủy quân, lời của sư muội chắc cũng không tầm thường.
Giao Long Nữ tiếp:
- Bàn về tuổi, thì Đào đại ca đã hai mươi ba, bàn về địa vị thì là Chinh viễn đại tướng quân, cầm 30 vạn nhân mã trong tay. Bàn về võ công, còn muốn hơn Khất đại-phu. Bàn về cơ thể, thì to lớn hơn Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc Ân. Thế mà sư tỷ cứ gọi là tiểu sư đệ, nghe không thuận tí nào cả.
Trưng Trắc gật đầu:
- Đa tạ sư muội nhắc nhở. Ta biết lỗi, vì quen miệng.
Trưng Trắc móc trong túi ra một bức thư, nàng vẫy Đào Hiển Hiệu:
- Có một người con gái sắc đẹp như người trong tranh, gửi thư cho sư đệ. Nếu sư đệ đoán đúng thì trao thư cho.
Đào Hiển Hiệu đỏ mặt, chàng sẽ đáp:
- Chắc là Đinh Hồng Thanh.
Trưng Trắc lắc đầu:
- Sai rồi sư đệ ơi, ta thông cảm với đệ, ngươi với Hồng Thanh là chỗ sư huynh sư đệ đồng môn, là bạn thanh mai trúc nhã, vì sự nghiệp Lĩnh Nam phải xa nhau cũng tội. Vì vậy lúc nào ngươi cũng nghĩ đến Hồng Thanh. Song người gửi thư cho Đào sư đệ là Đào Phương Dung.
Đào Hiển Hiệu, bẽn lẽn cầm lấy bao thư xé ra, bên trong có đến ba bức thư khác nhau. Chàng lui lại một góc, lần lượt mở ra đọc, đọc xong chàng gấp lại bỏ vào túi.
Giao Long Nữ hỏi:
- Đào đại ca, có tin gì lạ không?
Đào Hiển Hiệu đáp:
- Cũng bình thường thôi.
Giao Long Nữ cười:
- Trong bao có ba bức thư, một bức của bá phụ, một bức của chị Đào Phương Dung, một bức của chị Hồng Thanh.
Hiển Hiệu hỏi:
- Sư muội có mắt thần hay sao mà biết rõ như thế?
Giao Lưng Nữ nheo mắt làm xấu:
- Có gì mà đoán không ra, bức thư thứ nhất của chị Đào Phương Dung, viết cho đại ca. Trong thư anh em với nhau, chắc có lời đùa vui, vì đại ca vừa đọc vừa cười tủm tỉm. Bức thư thứ nhì của chị Hồng Thanh, vì nét mắt đại ca, khi thì hiện ra bẽn lẽn, khi thì hiện ra vẻ tươi hồng, nhu mì, khi thì hiện ra vẻ ngơ ngác, nhớ nhung. Trên đời này làm gì có người thứ nhì, viết thư khiến cho đại ca, hiện ra nhiều vẻ đặc biệt như vậy, ngoại trừ chị Hồng Thanh? Còn bức thư thứ ba là của lão bá, cho nên đại ca mở ra, không dám đọc ngay. Đại ca ngừng lại sửa y phục nghiêm chỉnh, đứng thẳng người rồi cung cung kính kính đọc. Đúng không? Đại ca chịu chưa?
Đào Hiển Hiệu cười:
- Sư muội lợi hại thực, liếc mắt một cái mà biết được hết sự thực.
Đào Kỳ tổ chức buổi họp, xem phải làm những gì. Vương Phúc nói:
- Bây giờ chúng ta cử các tướng đi an dân tại những vùng mới chiếm được. Tổ chức lại hệ thống cai trị cho có bộ mặt mới. Tôi đề nghị cứ một tướng Lĩnh Nam được một hàng tướng Thục dẫn đường, đi đến các vùng chung quanh an dân, vỗ về họ. Nhất thiết các Huyện lệnh, Huyện úy đều giữ nguyên, để họ an lòng.Về lương bỗng của nhà Hán cao hơn nhà Thục, vì vậy cũng nhắc các nơi trả lương cho tướng sĩ theo thể chế nhà Hán. Những người trước nay vì trung thành với Hán mà bị Công-tôn Thuật giết, phải truy tìm con cháu, ban tiền tử tuất, tìm xác chôn cất và truy phong cho họ lên hai cấp so với cấp lúc bị giết. Những tên Huyện lệnh, Huyện úy ác đức, phải giết cho dân chúng hả lòng. Đất đai của chúng cùng tài sản thì sung công hoặc ban cho những gia đình tuẫn quốc. Thuế khóa của Thục thì nhẹ hơn Hán, xin giữ nguyên chế độ thuế khóa, đừng thu theo Hán… công việc này cần những người uy tín, có toàn quyền. Xin đại ca định liệu. Tôi thì xin đại ca cho đi liên lạc với Ngô Hán, và cầm đầu một đội Tế-tác nhập Thành-đô, bắt Công-tôn Thuật. Vì Thuật là người khôn ngoan vô cùng, lúc đại quân tiến vào, y có thể trốn mất, không biết đâu mà tìm.
Đào Kỳ nói:
- Vương đệ! Tôi biết Vương đệ nóng lòng về Thành-đô giết Công-tôn Thuật báo thù, và cũng để tìm cách cứu nhũ mẫu ra khỏi cung. Vì hiền đệ sợ quân Hán đến, trong loạn quân, nhũ mẫu khó bảo toàn phải không?
Vương Phúc gật đầu.
Đào Kỳ nói tiếp:
- Chúng ta có nhiều vấn đề phải làm ngay. Thứ nhất đi các nơi an dân. Việc này cần có người minh mẫn, đạo cao đức trọng, vậy thì không có ai bằng đại sư bá Nam-hải. Xin đại sư bá cùng với Vương nhị lang, an dân từ Độ-khẩu tới Việt-tây. Còn từ Việt-tây đến Cửu-long, Nhã-giang xin Hoàng sư tỷ đi với Vương tam lang. Còn từ đây đến Giang-an, sư bá Triệu Anh Vũ sẽ đi cùng với Vương sư bá và Sa Giang. Thứ nhì là liên lạc với hai đạo quân kia. Từ đây đi Kinh-châu bằng đường thủy dễ dàng nhất. Chúng ta bắt Công-tôn Khôi, chiếm được Giang-an thì đạo Kinh-châu chỉ việc thẳng đường tới Thành-đô. Nhưng đường Kinh-châu vào Thành Đô phải qua ngã Trường Giang. Vậy tôi nhờ chính Vương hiền đệ dẫn Trần sư muội, Giao Chi sư tỷ và năm sư huynh Nhân, Nghiã, Lễ, Trí, Tín đem theo các sư huynh, đệ trong đội Giao Long binh giúp sư tỷ Trưng Nhị tiến quân mau hơn.
Vương Phúc hỏi:
- Bọn tiểu đệ tám người đi Kinh-châu, thì đại ca… không còn người trợ giúp. Có nguy hiểm lắm không?
Đào Kỳ thấy nhiều lần Vương Phúc luôn lo lắng cho mình, dự liệu việc đều tỷ mỷ, cẩn thận, chàng cảm động nói:
- Hiền đệ đừng lo! Ta nói cho hiền đệ biết ta có thêm bốn vị khách mới tới, các vị cũng có thể là tướng giúp ta, việc đánh Thành-đô ta nắm trong tay. Còn việc bắt Công-tôn Thuật ta không có mưu kế. Binh pháp nói rằng biết mình biết người trăm đánh trăm thắng. Ta tự biết ta võ công cao, dùng binh tạm được còn mưu kế tuyệt vời thì phải nhờ đến sư tỷ Trưng Nhị, Vĩnh Hoa. Biết Công Tôn Thuật là hiền đệ, biết mình là Vĩnh Hoa. Vị sư tỷ ấy muốn bắt y, chẳng khác gì chúng ta móc tay vào túi lấy món đồ. Vậy sau khi hiền đệ giúp Trung Nhị đánh đến Long-xương, Đồng-nam, thì xin phép sang đạo Hán-trung cùng Phùng sư tỷ thiết kế bắt Công-tôn Thuật.
Trưng Trắc phất tay hỏi:
- Khoan! Xin qúi vị khoan lên đường đã!
Nàng hỏi Đào Kỳ:
- Đào sư đệ! Chúng ta sẽ còn phải tiến quân vào sâu đất địch nhiều! Sư đệ hứa rằng những binh sĩ đầu hàng, ai muốn ở lại thì cho ở lại, điều đó đã thực hiện rồi. Còn những ai muốn về quê làm ăn thì cho họ về. Điều này chưa thực hiện. Hhiện có khoảng hơn vạn binh lính Thục bị bắt, hiền đệ nên cho họ về quê làm ăn, để họ được gần gia đình.
Đào Kỳ chắp tay hướng Trưng Trắc hành lễ:
- Người ta nói Tản-viên song phượng thì Trung Trắc nhân từ, Trung Nhị mưu trí tuyệt vời quả đúng. Đa tạ sư tỷ dạy dỗ.
Chàng ra lệnh chu cấp lương tiền, quần áo cho những tù binh Thục, đưa về quê quán làm ăn. Chàng còn cấp cho mỗi người một giấy, chỉ thị cho Huyện lệnh, Huyện úy không được truy cứu tội lỗi cũ của họ. Hơn vạn binh Thục mừng đến chảy nước mắt, lên đường về quê, lòng hân hoan biết ơn Đào Kỳ.
Trần Quốc hỏi:
- Trước khi đánh Việt-tây, đại ca hứa với Thái-thú Mỹ-cơ Trần Nhiên rằng nếu y thực tâm đầu hàng, sẽ cho giữ chức Thái-thú như cũ. Còn như y giúp đại ca lấy được Việt-tây, đại ca sẽ cho y làm Thú-sử Việt-tây. Nhưng y trá hàng, còn bày mưu làm kế không thành cho Phan Hào, khiến chúng thiệt hơn vạn binh, dù chúng ta thắng trận. Bây giờ đại ca xử trí với y như thế nào?
Đinh Đại là sư thúc, lại là cậu Đào Kỳ, ông biết cháu mình nhiều tình cảm, khó có thể giết người, nên ông xen vào:
- Cháu Kỳ, lòng nhân không thể lúc nào cũng áp dụng được, cháu phải chém đầu y làm hiệu lịnh mới hả lòng quân.
Vương Nguyên đứng dậy chắp tay xá Đinh Đại:
- Đinh-hầu, tôi nghĩ chúng ta không nên giết y làm gì. Cái thứ tồi tệ đến độ dâng vợ cho giặc kiếm chút công danh, giết chi cho bẩn gươm. Tôi xin hiến một kế, mượn tay Công-tôn Thuật giết y. Bây giờ Đào nguyên soái cứ giả vờ không truy cứu tội, thả lỏng y trong thành. Khi đi thăm dân, mang y đi theo. Ít lâu sau tất y trốn về Thành-đô. Công-tôn Thuật là đứa đa nghi, sẽ giết anh em y.
Đào Kỳ cảm tạ Vương Nguyên, nghĩ trong lòng:
- Ông này, văn thì đỗ Hiếu-liêm, làm quan nhà Hán, đàn giỏi, tiêu hay, võ công không thua ta mà mưu trí sâu xa không kém gì Vĩnh Hoa. Chỉ tiếc rằng ông đào hoa quá, có nhiều vợ đẹp mà thành ra tan nhà nát cửa. Cũng may ông ta có ba con trai, một gái đều thông minh, văn võ song toàn.
Cha con Vương Nguyên gặp Nam-hải nữ hiệp, như người quen nhau từ lúc nào. Họ luôn luôn bên cạnh nhau, bàn âm nhạc, hoà nhạc với nhau. Trưng Trắc thấy vậy nói:
- Đào sư đệ, ngươi hãy nhờ Nam-hải sư bá cùng với Vương tiên sinh, Sa Giang tổ chức những cuộc trình diễn âm nhạc cho tướng sĩ nghe, để họ giải trí, được chăng?
Sa Giang vui vẻ đáp:
- Sư tỷ dạy đúng đấy, em nghĩ nên làm như thế. Cứ mỗi ngày chúng ta trình diễn cho một Lữ coi. Có điều phải dùng những điệu nhạc dân gian hùng tráng, để quân sĩ không nhớ nhà.
Hôm ấy ngày 15 tháng Chạp, Đào Kỳ ngồi trong trướng bàn việc tiến quân vào Thành-đô, thì quân canh báo:
- Có sứ giả của Lĩnh-nam vương tới.
Đào Kỳ vội vàng tiếp, sứ giả là một viên võ quan, đi cùng với Quỳnh Hoa. Quỳnh Hoa thấy Đào Kỳ, chạy lại nắm tay chàng:
- Đào đại ca! Đại ca mạnh khỏe chứ? Đại ca giỏi quá, đánh đến đây rồi à?
Mỗi lần Đào Kỳ gặp cô em gái này, lòng chàng lại rộn lên niềm vui ấm áp. Chàng nắm tay Quỳnh Hoa:
- Mạnh khỏe thì vẫn mạnh khỏe, nhưng không có ổi có mận mà ăn, nhất là không có hoa Quỳnh, hoa Quế mà ngắm.
Quỳnh Hoa móc trong bọc ra một phong thư đưa cho Đào Kỳ:
- Đây là thư của Nghiêm đại ca.
Đào Kỳ móc ra đọc, được biết Nghiêm Sơn đã cho một đạo quân nữa từ Tử-dương tiến chiếm Vạn-nguyên, Thành-khẩu, Thông-giang, Ba-trung, nối liền hai đạo Kinh-châu với Hán-trung. Nghiêm Sơn muốn chàng tiến đánh Hán-nguyên, Đông-sơn, Mi-sơn và Thành-đô.
Đợi Đào Kỳ đọc thơ Nghiêm Sơn xong, Quỳnh Hoa móc trong túi ra một cái hộp rất đẹp để lên bàn:
- Còn hộp này, đố đại ca biết trong đựng gì?
Đào Kỳ ngắm nghía, suy nghĩ, song chàng đoán không ra, lắc đầu:
- Sư muội, anh đoán không ra.
Quỳnh Hoa mở lớp lụa bọc ngoài, bên trong là cái hộp sơn son thiếp vàng, trên vẽ một cây đào đầy trái. Tim chàng đập mạnh, vì nhận ra là nét vẽ của Phương Dung. Chàng cầm lấy trịnh trọng mở nắp hộp, bất giác ngẩn người ra, đỏ mặt lên. Vì bên trong có chiếc khăn quàng cổ của Phương Dung mầu xanh lợt. Chiếc khăn này nàng choàng trong ngày cưới ở đảo. Cạnh chiếc khăn là một cái áo gối thêu rất công phu: Đóa hoa đào bên cạnh hai con chim uyên ương.
Trong còn có bức thư, chàng không kiên nhẫn chờ đợi, mở ra đọc liền. Thì không phải thư mà là một tập nhật ký, Phương Dung ghi từng ngày một, những nỗi niềm nhớ nhung của nàng. Thấy chung quanh đông người, không tiện đọc, chàng cất đi.
Quỳnh Hoa đưa cho Hoàng Thiều Hoa một hộp lớn hơn. Thiều Hoa mở lớp lụa bên ngoài ra, bên trong là một hộp gấm. Nàng mở hộp, trong có nhiều thứ. Vật đầu tiên đập vào mắt là bông cúc bằng vàng, chạm trổ tinh vi. Cành và lá bằng ngọc bích xanh lóng lánh.
Thiều Hoa ngắm nghía một lúc rồi đeo vào tóc.
Vương Nguyên là người lãng mạn, thích âm nhạc, ông trọng phụ nữ có sắc đẹp. Tư hôm gặp Hoàng Thiều Hoa, sắc đẹp ôn nhu, văn nhã, như có một cái gì bí hiểm thu hút người nhìn. Lòng ông lại hồi tưởng đến hai người vợ quốc sắc thiên hương, đến nỗi Công-tôn Khôi, sư huynh của ông hại ông để chiếm. Đem so sánh vợ với Hoàng Thiều Hoa, thì sắc đẹp của vợ ví như hông hoa Lan hoa Huệ. Thanh tao có thanh tao, ông tìm ra một nét mà chỉ Thiều-Hoa mới có, là phong tư rạng trỡ, hồng hào tươi mát của người tập võ.
Ông là người trọng sắc đẹp, thấy sắc đẹp như thấy bông hoa tươi thắm. Ngắm nhìn chỉ để ngắm nhìn, lưng dạ vẫn giữ đạo chính nhân quân tử. Ông nổi tiếng là tiêu thần, vì vậy ông cầm ống tiêu thổi một bài ca tụng sắc đẹp của Thiều Hoa. Tiếng tiêu nhu hòa, như mây trôi phiêu lãng, róc rách như suối chảy, có khi thoang thoảng như tiên nga nhảy múa trên đồi đầy hoa.
Khúc tiêu dứt, mọi người đều ngơ ngẩn xuất thần, như mơ màng ở thế giới thần tiên.
Thời bấy giờ, luân lý Khổng, Mạnh rất khắt khe. Việc Vương Nguyên vừa thổi tiêu vừa ngắm nhìn Thiều Hoa là điều vô lễ không tha thứ được. Song Thiều Hoa được giáo huấn cách nhận xét, cách biết người. Gặp Vương Nguyên, nàng xếp ông vào loại dị nhân, võ công cực cao, có tài vương bá như Nghiêm Sơn, con mắt của ông chiếu ra nét đa tình hiếm thấy. Người đa tình thường là người đa tài, không phải kẻ tham dâm hiếu sắc.
Hoàng Thiều Hoa biết ông sáng tác bản tiêu, ca tụng sắc đẹp của mình. Nàng đứng lên:
- Đa tạ tiên sinh quá khen tặng.
Nàng mở lớp giấy ở đáy hộp lên thấy bốn bộ quần áo lụa bốn màu: Xanh lá cây, vàng cánh kiến, hồng tươi và trắng. Trên mỗi bộ quần áo thêu rất công phu. Nàng lật xuống dưới còn bốn cái khăn, bốn cái dây lưng và một bức thư.
Quỳnh Hoa xòe tay:
- Lĩnh-nam vương gửi quà cho Vương-phi, rồi Chinh-tây quân sư gửi quà cho phu quân, thế mà chả ai thưởng cho con bé mang thư cái gì cả.
Thiều Hoa tát yêu vào má Quỳnh Hoa, rồi lấy trong bọc ra một chuỗi ngọc trai dài, quấn vào cổ Quỳnh Hoa đến ba vòng mới hết, nói:
- Không cần sư muội mang quà cho ta, ta cũng thưởng cho sư muội.
Nam-hải nữ hiệp nghĩ thầm:
- Đúng ra với tuổi của Thiều Hoa, Phương Dung lúc nào cũng bên cạnh chồng, sớm tối có nhau. Vì quốc sự, họ phải xa nhau, thực cũng tội.
Đào Kỳ hỏi thăm Quỳnh Hoa về trận đánh Hán-trung. Chàng biết đây là mặt trận lớn nhất, người điều khiển mặt trận này là con trưởng Công-tôn Thuật, với 20 vạn quân, mấy ngàn dũng tướng. Mưu lược tuyệt vời như Ngô Hán, võ công cao cường như Phùng Dị, Lai Háp trợ giúp còn bị thua mấy trận nghiêng ngả. Chàng biết Ngô Hán có "trí" như Phương Dung, Trưng Nhị, có tài dùng người như Vĩnh Hoa và có tài xung phong hãm trận như Nghiêm Sơn với chàng. Phùng Dị võ công tuy cao nhưng so với bên Thục thì thua xa, vì vậy Nghiêm Sơn mới tăng viện thêm Khất đại phu, Cao Cảnh Minh theo giúp.
Quỳnh Hoa đáp:
- Đạo quân Hán-trung không gặp may mắn như đạo Kinh-châu, Lĩnh-nam. Trước sau hai bên đánh trăm trận. Ông ngoại em bị thương. Sư bá Cao Cảnh Minh súyt mất mạng, con trai út Ngô Hán tử thương. Nghiêm đại ca, sư tỷ Phương Dung phải thân tới điều động quân mã. Trận đánh nào cũng thần sầu quỉ khốc. Bên Thục tướng sĩ một lòng, mỗi người là một dũng sĩ. Họ đã quyết chiến, dù chết cũng không lùi. Mãi tới hai ngày trước, mới chiếm được Võ-đô, Nam-bình, Dương-bình quan, Kiếm-các, Giang-du. Công-tôn Thuật rất khôn, y đoán được ý định của ta đánh Độ-khẩu với mục đích làm náo loạn Thành-đô. Còn mặt Kinh-châu quá xa, thủy quân Thục rất mạnh, khó vào được. Y dồn cầm chân quân Thục ở mặt Giang-du, cho đạo Kinh-châu và Lĩnh-nam tiến vào Thành-đô trước.
Hoàng Thiều Hoa hỏi:
- Nghiêm đại ca hiện đóng ở đâu?
Quỳnh Hoa cười:
- Lĩnh-nam vương phi hỏi Lĩnh-nam vương chinh tiễu nơi đâu hay sư tỷ Thiều Hoa hỏi Nghiêm đại ca?
Thiều Hoa vỗ lưng Quỳnh Hoa:
- Chị hỏi nghiêm đại ca.
Quỳnh Hoa không trả lời, nàng cất tiếng ngâm Sa-mạc:
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai dạ những bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.
Ngâm xong nàng mới nói:
- Sư tỷ xưa nay là người thông minh, linh mẫn bậc nhất Lĩnh Nam, mà sao hôm nay lại lẩn thẩn quá. Lúc đến đây em nói, em từ Kiếm-các tới. Thế thì Nghiêm đại-ca phải ở Kiếm-các mới gửi quà cho sư tỷ được chứ.
Hoàng Thiều Hoa đỏ mặt lên, nàng nói lảng:
- Bao giờ sư muội trở về Kiếm-các?
Quỳnh Hoa không dám đùa nữa:
- Em phải trở về ngay, để săn sóc ông ngoại em.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 151
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com