watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:16:3618/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 1 - 25 - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 1 - 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 7
 hồi thứ hai mươi mốt
Mã Bàng sơn bị loài cường đạo
Báo ân tự gặp đấng thánh tăng

Địch Thanh nghe mẹ nói như vậy thì từ giã mẹ và hai anh chị rồi lên đường. Trước khi đi còn dặn Trương Văn:
- Nếu Lưu Khánh có đến đây thì bảo Lưu Khánh ra Tam Quan mà tìm tôi.
Trương Văn y lời, tiễn đưa Địch Thanh ra khỏi vài dặm rồi mới trở lại.
Bấy giờ Địch Thanh cùng với Trương Trung và Lý Nghĩa đốc quân đi rất nhanh, nhưng đi chưa được vài mươi dặm thì trời sa tuyết, gió lạnh thấy xương, quân sĩ đi không nổi nên Địch Thanh phải truyền quân hạ trại để dưỡng sức.
Trương Trung nói:
- Chỗ này trống trải và ẩm thấp lắm, dẫu có đồn binh cho nghỉ ngơi thì quân sĩ cũng không trốn khỏi lạnh.
Địch Thanh nói:
- Thôi thì cứ dồn quân đỡ nơi đây, để ra đi tìm chỗ nào cao hơn, ấm áp hơn sẽ thay đổi.
Nói rồi liền giục ngựa ra đi, quanh quẩn khắp nơi thấy có một ngôi chùa rất nguy nga và chỗ đất thì cao ráo.
Địch Thanh nghĩ thầm:
- Chùa này trông rộng rãi, vậy ta vào xem thử rồi đem quân lại đây mà trú đóng.
Nghĩ rồi liền giục ngựa đến nơi thì thấy trước cửa chùa có đề ba chữ lớn: BÁO ÂN TỰ. Địch Thanh liền xuống ngựa bước vào chùa, xảy thấy có một vị sãi ra cửa đón và nói:
- Xin mời Địch vương thân vào phương trượng đàm đạo.
Địch Thanh nghe nói lấy làm lạ hỏi:
- Sao thầy biết tôi là Địch vương thân?
Thầy sãi thưa:
- Hòa thương chúng tôi mọi việc đều tiên tri.
Địch Thanh nghe nói nghĩ thầm:
- Nếu vậy hoà thượng này không phải người phàm.
Nghĩ rồi liền theo mấy sãi vào thẳng phương truợng. Ở đó đã có một hòa thượng mắt đen, mình cao, mặc áo bá nạp, chân đi thảo hài, bước ra đón Địch Thanh.


Địch Thanh hỏi:
- Hòa thượng đây danh hiệu là gì?
Hòa thượng nói:
- Tôi là Uất Trì Bửu Lâm, con của Uất Trì Cung đời nhà Đường pháp danh là Thánh Giác trưởng lão, hưởng thọ 385 tuổi.
Địch Thanh nghe nói thất kinh nghĩ thầm:
- Té ra hòa thượng cũng là con cháu của công thần. Nhưng là con cháu công thần sao lại bỏ đời đi tu?
Hòa thượng hiểu ý nói tiếp:
- Nguyên khi Đường Thái Tôn vượt biển đi chinh đông, thấy gió lớn, sóng to nên có lời nguyện sau này dẹp giặc xong, nếu bình an vô sự sẽ cạo đầu đi tu. Đến khi ban sư, vua muốn làm theo lời nguyện ước, nhưng đình thần can gián. Khi ấy tôi thấy vậy xin cho tôi được thay  thế nhà vua mà tu hành. Bởi vậy nhà vua lập nên cảnh chùa này cho tôi tu, gọi là chùa BÁO ÂN TỰ.
Địch Thanh nói:
- Nếu vậy hòa thượng đi tu đây cũng là vì đáp đền lòng trung nghĩa. Nay tôi vâng lệnh thiên tử giải chinh y ra Tam Quan, gặp lúc tuyết rơi gió lạnh, quân sĩ đi không nổi, mà không nơi đồn trú, nên đến xin hòa thượng cho tôi đóng nhờ binh trong chùa vài hôm, chờ bớt lạnh sẽ đi.
Hòa thượng nói:
- Ôi thôi! Chinh y còn đâu mà giải đi.
Địch Thanh kinh hãi hỏi:
- Chinh của triều đình, nếu mất đi thì mạng tôi còn gì?
Hoà thượng nói:
- Xin ngài chớ lo, ấy cũng là số trời đã định cho ngài nhờ cái họa ấy mà hóa ra gặp phước.
Địch Thanh nghe nói lòng rất nghi ngờ, liền từ giã ra đi.
Hoà thượng nói:
- Trời đã tối mà tuyết rơi lạnh lẽo, xin ngài ở lại đây một đêm chờ sáng sẽ đi.


Địch Thanh thấy hòa thượng nói như vậy cũng phải chiều lòng lưu lại nơi chùa một đêm.
Bấy giờ tại  Ma Bàng Sơn có ba vị đại vương là Ngưu Kiện, Ngưu Cang và Lý Kế Anh.
(Nguyên Lý Kế Anh là người lúc trước cứu Địch Thanh rồi bỏ trốn cùng Bàng Hưng và Bàng Hỷ lên Thiên Cái sơn mà ẩn tích. Sau đó Lý Kế Anh thấy Bàng Hưng, Bàng Hỷ tàn bạo nên bỏ mà đi đến Ma Bàng sơn gia nhập với Ngưu Cang và Ngưu Kiện).
Ngày kia, có Tôn Thông là gia tướng của Tôn Tú sai đem đến dâng cho Ngưu Kiện 500 lượng vàng, 4 hột minh châu và viết thơ nhờ bọn này cướp đoạt chinh y của Địch Thanh giải đến để cho Địch Thanh bị hại.
Ngưu Kiện vì tham tiền và của quý nên thương nghị vớ Ngưu Cang và Lý Kế Anh.
Lý Kế Anh can:
- Việc này không nên. Chúng ta chiếm cứ sơn đầu là chuyện bất đắc dĩ mà thôi. Vả lại nơi đây gần Tam Quan là nơi Dương nguyên soái trấn giữ, nếu họ đem binh đến đây đánh dẹp thì chúng ta cự sao lại.
Ngưu Cang nói:
- Đại ca chớ nên nghe lời ấy. Mấy thuở mà gặp cơ hội tốt như vầy, nếu bỏ qua rất uổng.
Ngưu Kiện không nghe lời Lý Kế Anh, cứ kiểm điểm lâu la kéo xuống núi đi cướp chinh y. Lý Kế Anh can không được, bất bình than:
- Ta ở với bọn này không đặng, mà nếu bỏ đi nơi khác thì Địch Thanh cũng mang hại, chi bằng ta đến đó tìm Địch Thanh mà báo tin để kịp đề phòng thì hay hơn.
Nghĩ như vậy, Lý Kế Anh xách roi lên ngựa ra đi.
Bấy giờ Trương Trung & Lý Nghĩa thấy trời đã hết tuyết rồi mà Địch Thanh chưa về nên bàn luận với nhau:
- Địch đại ca đi có một mình, không biết đàng xá thề mà mà đến bữa nay chưa về, vậy ta chỉ để một đứa ở lại giữ trại, còn một đứa phải đi tìm đại ca mới được.
Nói vừa dứt thì thấy quân sĩ vào báo:
- Chúng tôi thấy xa xa có một đạo binh kéo đến, không biết là binh của ai.
Lý Nghĩa nói:
- Chúng ta giải chinh y, lẻ nào lại có quân đến cướp làm gì thứ của đó.
Qua một lúc lại có quân vào báo:
- Đạo quân ấy đang xốc tới trại ta.
Lý Nghĩa lật đật bước ra cửa trại xem thử thì thấy có hai vị đại vương dẫn năm ngàn lâu la áp tới.


Trương Trung thấy vậy kinh hãi la lớn:
- Giặc tới! Giặc tới!
Hai anh em lật đật chạy vào trại nai nịt lên ngựa chống cự, song không kịp nên phải rút kiếm trong lưng chống đỡ.
Đánh được năm bảy hiệp, hai người không chống nổi hai tên tướng cướp nên phải bỏ chạy ra ngoài đồng vắng mà lánh nạn.
Ngưu Kiện và Ngưu Cang rượt theo, còn quân sĩ thấy Trương Trung và Lý Nghĩa bỏ chạy nên cũng vỏ trại chạy tứ tán.
Bọn lâu la vào trại thu đoạt hết chinh y và lương thảo chở về Ma Bàng sơn.
Lúc này Lý Kế Anh đến nơi gặp Trương Trung và Lý Nghĩa kể lại âm mưu của Ngưu Kiện và Ngưu Cang vừa rồi là âm mưu của Tôn Tú mua chuộc để làm hại Địch Thanh.
Lý Nghĩa nghe xong nổi giận nói:
- Té ra mưu này cũng là do Tôn Tú và Tôn Vân cả. Chúng ta không thể bỏ qua được.
Trương Trung nói:
- Bây giờ chúng ta phải đến Ma Bàng sơn mà đòi lại chinh y.
Lý Nghĩa nói:
- Chúng ta phải dồn lực lượng đánh một trận mới tiêu diệt nổi.
Lý Kế Anh nói:
- Việc chúng cướp chinh y thì đâu còn đó, hãy chờ Địch vương thân trở về sẽ toan liệu.
Trương Trung nói:
- Vậy chúng ta phải chia nhau đi tìm đại ca để sớ, lo liệu.
Lý Nghĩa nói:
- Thôi! Hai anh em ở nhà lo tập họp binh sĩ lại cho sẵn sàng để tôi đi tìm đại ca.
Nói rồi quày quả ra đi.
Còn Ngưu Cang và Ngưu Kiện lúc này cướp được va mươi muôn chinh y đem về Ma Bàng sơn thì mở tiệc ăn mừng.
Trong lúc ăn uống, Ngưu Kiện chớt nhớ ra điều gì, vỗ ghế nói:
- Chúng ta không nghe lời khuyên của Lý Kế Anh nên làm bậy rồi. Vả chinh y này là của Dương Tôn Bảo, nếu nó biết được chúng ta đoạt chinh y không khỏi cử đại binh đến, lúc ấy làm sao chúng ta cự lại.
Ngưu Cang sửng sốt hồi lâu rồi nói:
- Hay là chúng ta đem trả lại cho chúng nó?
- Ngưu Kiện nói:
- Bây giờ việc đã lỡ rồi, nếu đem trải lại cũng không khỏi chết, chi bằng đem vàng ngọc của Tôn Tú mướn và ba mươi muôn chinh y đến Đại lang sơn mà dâng cho Táng Thiên vương rồi anh em ta cùng ở đó mà nương tựa. Như ngày sau Táng Thiên vương có thâu được giang sơn nhà Tống thì chúng ta cũng có quyền cao lộc cả.


Ngưu Cang khen phải liền truyền lâu la sắm sửa xe cộ, dọn hết các đồ binh khí và lương thảo cùng ba mươi muôn chinh y kéo qua Đại lang sơn.
Lúc này Dương Tôn Bảo đóng quân tại Tam Quan, thấy trời đã lập đông mà chinh y chưa giải đến, bèn sai Tiêu Đinh Quý đi đón mà hối thúc quân binh giải đến cho mau.
Tiêu Đình Quý tuân lệnh đi đến Ma Bàng sơn thì dừng ngựa lại nghĩ thầm:
- Trên núi này có hai thằng chủ trại vốn có quen với ta đây đã hơn mười năm. Vậy ta ghé lên đó mà ăn uống một bữa cho no nê rồi sẽ đi.
Nghĩ như vậy liền giục ngựa lên núi, té ra sơn trại nay bỏ trống, không còn một tên lâu la. Tiêu Đình Quý vội trở xuống lấy cơm khô ra mà ăn, rồi nằm dựa gốc cây mà ngủ.
Còn Ngưu Kiện và Ngưu Cang đến Đại Lang sơn vào ra mắt Táng Thiên vương dâng vàng ngọc và chinh y. Táng Thiên vương hỏi:
- Vậy chinh y ở đâu mà hai ngươi đem đến đây?
Ngưu Kiện liền thuật hết việc đoạt chinh y của Địch Thanh cho Táng Thiên vương nghe cà xin đầu hàng làm bộ hạ.
Táng Thiên vương mừng rỡ thâu các vật ấy và cho Ngưu Kiện và Ngưu Cang làm bộ hạ.
Nhắc lại Địch Thanh ngủ nhờ nơi chùa BÁO ÂN TỰ một đêm, sáng ra từ giã hòa thượng trở về trại. Hòa thượng nói:
- Bây giờ chinh y đã mất rồi, song ngài đừng buồn rầu, chẳng bao lâu thì chinh y cũng có lại đủ số.
Nói rồi hòa thượng móc một tấm giấy trong túi trao cho Địch Thanh, trong đó cho bài kệ như vầy:
Một ngựa một người vượt cõi tây
Chinh y tuy mất rủi mà may
Phải ngừa thích khách nơi đường sá
Sau sẽ thành công hết hiểm nguy.
 


Địch Thanh xem rồi chắp tay thưa với hòa thượng:
- Tôi đi lần này dữ nhiều lành ít, vậy xin hòa thượng mách bảo cho tôi một đôi điều về việc ngày sau.
Hòa thượng nói:
- Ngài là một người tôi lương đống của nhà Tống, dẫu có gì nguy hiểm rồi cũng qua khỏi, không can chi mà sợ.
Địch Thanh lạy tạ hòa thượng rồi từ giã ra đi.
Lúc này Tiêu Đình Quý ngủ một giấc, khi thức dậy thấy mặt trời đã lên cao thì lật đật lên ngựa trở về Tam Quan. Lúc đang đi lại gặp một người mặt đen từ đầu kia đi lại, và kêu lớn hỏi:
- Thằng mặt đen kia! Ngươi đi đâu đó có gặp Địch khâm sai ở đâu không?
Tiêu Đình Quý nghe nói nói rằng: nạt:
- Ngươi là ai sao dám cả gan gọi ta là thằng mặt đen? Vậy mặt ngươi không đen sao?
Lý Nghĩa đáp:
- Tôi là bộ hạ của Địch khâm sai, họ Lý tên Nghĩa đây.
Tiêu Đình Quý nói:
- À! Té ra ngươi là Lý Nghĩa có danh hiệu là Ly Sơn hổ, tức là cọp ra khỏi núi. Vậy thì đánh với ta vài hiệp chơi, để ta xem thử con cọp này có phải là cọp thật không, hay là loại mèo nằm bếp.
Nói rồi liền vung roi xốc tới đánh với Lý Nghĩa.

Lời bàn:

Giữa hai lớp người văn nhân và võ tướng tâm trạng thường khác nhau. Từ ngàn xưa, xã hội nào cũng gieo bất mãn cho một số người không chịu nổi thời cuộc.
Chế độ xã hội dù tốt đẹp đến đâu cũng không phục vụ trọn vẹn cho mọi tâm tư trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có một lớp người bỏ ra ngoài, tức là ra khỏi ràng buộc xã hội.
Nhưng nếu là một văn nhân thì họ vào rừng núi lấy văn thơ làm bạn với gió trăng, sống cuộc đời thanh nhã, không đua chen vào thế sự, gọi là mai danh ẩn tích.
Còn nếu là võ tướng, gặp trường hợp phải rời thế sự thì họ cũng lên chốn núi rừng, nhưng họ lại chiêu tập lâu la, chiếm lãnh một vùng để thỏa mãn chí dọc ngang trong một cõi.
Như vậy, từ xưa những quan niệm lánh đời đều mãi mãi tồn tại nhưng nếu là văn nhân thì hành động theo thú vui khác, mà võ tướng thì hành động theo thú vui khác. Cốt cũng chỉ bộc lộ sư thích thú của mình trong cõi sống mà thôi.

hồi thứ hai mươi hai
Đình Quý đem lòng tham quấy
Lý Nghĩa hết dạ tìm anh

Lý Nghĩa thấy Tiêu Đình Quý xốc lại giao tranh thì nói:
- Tướng quân ơi! Tôi đang bận đi tìm Địch khâm sai, không rảnh mà đem tài năng ra giao đấu. Xin hẹn ngày khác.
Tiêu Đình Quý nói:
- Sao không nói cho sớm? Vậy Địch Thanh có phải là Địch khâm sai được phái đi giải chinh y không?
Lý Nghĩa nói:
- Đúng rồi!
Tiêu Đình Quý hỏi:
- Hai người cùng đi với nhau sao lại tìm nhau?
Lý Nghĩa nói:
- Hôm qua Địch khâm sai đi tìm chỗ đóng quân đến hôm nay mà chưa thấy về, nên tôi phải đi tìm.
Tiêu Đình Quý nói:
- Nay ta vâng lệnh Dương nguyên soái ra đón mà chinh y đây, hay là Địch Thanh sợ oai ta mà lánh mặt. Còn ngươi thì ăn tiền hối lộ nên tìm cách trì hoãn chăng?
Lý Nghĩa nổi giận nói:
-Đừng nói bậy! Địch khâm sai là người hoàng thân quốc thích chức trọng quyền cao, sao lại sợ ngươi mà lánh mặt? Hay là ngươi âm mưu hãm hại Địch khâm sai rồi tìm lời nói quấy?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ta vâng lệnh Dương nguyên soái đến đây hối thúc chinh y, ngươi lại dám tìm lời vu họa cho ta sao? Nếu ngươi chọc đến ta thì ắt hồn về chín suối đó.
Lý Nghĩa nói:
- Ôi thôi! Chinh y đâu còn nữa mà hòng đốc thúc.
Tiêu Đình Quý nói:
- Sao lại không còn?
Lý Nghĩa nói:
- Chinh y bị lũ cường đạo trên Ma Bàng sơn cướp hết rồi, cho nên tôi phải đi tim Địch Thanh về mà đòi lại.
Tiêu Đình Quý nói:
- Nói bậy! Bọn cường đạo trên Ma Bàng sơn đâu còn nữa, chúng nó đã bỏ trốn hết rồi. Thôi ngươi hãy bó tay mà chịu tội, đặng ta dắt đến nguyên soái nạp cho rồi.


Lý Nghĩa nghe nói thất kinh, hỏi:
- Nếu vậy thì tính mạng Địch khâm sai còn gì?
Tiêu Đình Quý thấy Lý Nghĩa thất sắc như vậy thương tình nói:
- Thôi, chúng ta phải đi mỗi đứa một ngã tìm cho được Địch khâm sai rồi sẽ thương nghị.
Nói rồi liền quày quả ra đi. Còn Lý Nghĩa thì trở lại nói với Trương Trung hay, rồi tiếp tục chia nhau đi tìm kiếm.
Bây giờ Tiêu Đình Quý đi được vài dặm thì thấy một vị tướng quân đầu đội kim khôi, mình mặc kim giáp, tay cầm kim đao, cỡi một con ngựa rất cao lớn vừa đi đến. Tiêu Đình Quý thấy con ngựa thì nghĩ thầm:
- Con ngựa này tốt lắm, để ta giết người này bắt ngựa đem về nạp cho nguyên soái thì ắt được trọng thưởng.
Nghĩ như vậy liền liền núp vào một gốc cây đại thọ mà chờ.
Bấy giờ Địch Thanh ra khỏi chùa rồi thì cứ theo đại lộ mà đi thăng. Vừa đến cây đại thọ thì thấy một vị tướng quân nhảy ra nạt lớn:
- Hãy đóng tiền mãi lộ thì mới được đi.
Địch Thanh nói:
- Ta đi vì việc nước, chỉ có một mình, tiền bạc đâu mà đóng mãi lộ.
Tiêu Đình Quý nói:
- Không có tiền thì phải để con ngựa lại.
Địch Thanh nói:
- Ta đang đi việc gấp, nhờ có con ngựa này mới kịp, không thể trao cho ai.
Tiêu Đình Quý nói:
- Nếu không để ngựa lại thì tính mạng ngươi không còn.
Địch Thanh nổi nóng vung đao chém đầu Tiêu Đình Quý, làm cho Tiêu Đình Quý đỡ không nổi rơi roi xuống đất.
Tiêu Đình Quý thất kinh la lớn:
- Tướng quân ơi! Tôi không dám đòi tiền mãi lộ nữa, xin tướng quân chớ giận. Thôi tướng quân đi đi.
Địch Thanh nói:
- Bây giờ ta không muốn đi. Ngươi phải dâng lễ tống hành cho ta thì ta mới chịu.
Tiêu Đình Quý nói:
- Tôi không có tiền bạc chớ nếu có bao nhiêu cũng xin dâng.
Địch Thanh nói:
- Nếu không có tiền bạc thì dâng cái đầu cũng được.
Tiêu Đình Quý thất kinh vội quỳ xuống nói:
- Tôi không phải là cường đạo mà là bộ hạ của Dương nguyên soái sai tôi đến đón Địch khâm sai mà hối thúc chinh y. Lúc nãy tôi thấy ngài cưỡi con ngựa rất tốt nên làm bậy không ngờ ngài võ nghệ cao cường, xin ngài rộng lòng tha tội cho tôi.
Địch Thanh nói:
- Té ra ngươi là bộ hạ của Dương nguyên soái sai ra đốc thúc chinh y. Ta là Địch Thanh đây.
Tiêu Đình Quý nói:
- Nếu vậy thì tánh mạng tướng quân còn gì?
Địch Thanh hỏi :
- Tại sao vậy?
Tiêu Đình Quý thuật hết mọi việc mất chinh y cho Địch Thanh nghe.
Liền hỏi Tiêu Đình Quý:
- Vậy tướng quân có biết lũ cường đạo ấy đốt hết sơn trại mà đi đâu chăng?
Tiêu Đình Quý đáp:
- Tôi tưởng chúng nó không đi đâu xa ngoài Đại lang sơn mà nhập với bọn Táng Thiên vương.
Địch Thanh hỏi:
- Vậy tướng quân có biết Đại lang sơn ở đâu không?
Tiêu Đình Quý nói:
- Đừng có nói càn. Có lẽ tướng quân muốn đến đó mà liều mình chăng?
Địch Thanh hỏi:
- Nơi đó có gì nguy hiểm sao?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ở Đại Lang sơn có Táng Thiên vương. Tử Nha Xai, Đại Mạnh Vương và Tiểu Mạnh Vương. Bọn người ấy đều là anh hùng vô địch, rất đỗi tài sức như Dương nguyên soái mà đánh mấy năm nay cũng không lại thay, huống chi tướng quân có nhất nhơn nhất mã sao dám đến đó.


Địch Thanh nói:
- Nếu tướng quân biết đường xin cứ dẫn tối đến đó xem sao.
Tiêu Đình Quý thấy Địch Thanh nói như vậy thì nghĩ thầm:
- Nó đã muốn chết thì mình cũng ra công dắt nó đến đó cho nó chết, chớ trước sau gì nó cũng phải chết mà thôi.
Nghĩ như vậy Tiêu Đình Quý nói:
- Nếu tướng quân muốn đi thì tôi cũng không tiếc gì công dẫn dắt, song tới đó tôi chỉ đứng xa xa, chớ không đến đó mà chết chùm với tướng quân đâu.
Nói rồi liền dẫn đường đưa Địch Thanh đi.
Đi được vài dặm thì thấy trước mặt có sông Yến Tử hà. Tiêu Đình Quý nói:
- Đường này có cách một con sông Yến Tử, nếu không muốn sang sông thì phải đi vòng quanh khá xa mới đến Đại Lang sơn được.
Địch Thanh nói:
- Xa gần gì chúng ta cũng đi.
Hai người liền vòng qua phía trên, đi được mười dặm thì thấy hòn núi rất cao, cờ xí rực rỡ. Địch Thanh hỏi:
- Núi ấy có phải là Đại Lang sơn không?
Tiêu Đình Quý nói:
- Phải. Nếu tướng quân có lên thì đi một mình chớ tôi không dám giúp đâu.
Địch Thanh nghe Tiêu Đình Quý nói như vậy liền giục ngựa thẳng lên chân núi và kêu lớn:
- Bớ thằng Táng Thiên vương! Ngươi phải trả lại chinh y cho ta, nếu không ta giết hết không chừa sót một đứa.
Quân sĩ thấy vậy vội vào báo. Táng Thiên vương nói:
- Có khi nó muốn nạp mình nên mới dám đến đây đòi chinh y.
Tử Nha Xai nói:
- Đây là tên tướng Tống, người có trách nhiệm giải chinh y đến Tam Quan đó.
Táng Thiên vương nói:
- Tướng ấy tài cán gì mà dám đến đây gây rối.
Nói rồi hối quân mang binh khí và khôi giáp đến nai nịt xong lên ngựa xuống núi đối địch.
Lúc ấy Địch Thanh đang đứng dưới chân núi xảy thấy một tướng mặt đen, mình cao một trượng, tay cầm thương giục ngựa đến nói:
- Ngươi có phải là Địch Thanh chăng? Ta xem tướng mạo ngươi như một nắm xương, sao ngươi dám cả gan đến đây khiêu chiến.
Địch Thanh hỏi:
- Vậy ngươi có phải là Táng Thiên vương không?
Táng Thiên vương nói:
- Đúng rồi! Ta là ngự đệ của Tây Hạ vương, đang làm giám quân tổng đô đốc đây.


Địch Thanh nói:
Ngươi đoạt chinh y của ta phải mau giao trại lại cho mau.
Táng Thiên vương cười lớn nói:
- Hèn chi lời tục có nói trâu nghé không biết sợ cọp thật là đúng. Rất đỗi Dương Tôn Bảo mà còn chưa dám đến đây xấc láo với ta như vậy, còn ngươi chỉ là đứa con nít mà thôi.
Địch Thanh nổi giận vung đao chém tới. Táng Thiên vương cùng Địch Thanh đánh hơn năm hiệp. Địch Thanh cự không lại, tay chân như muốn rời rã.
Còn Tiêu Đình Quý lúc này đang núp ở trong rừng ngóng cổ lên xem, thấy Địch Thanh cự không lại Táng Thiên vương thì kêu Địch Thanh nói:
- Địch vương thân ơi! Nếu đánh không lại Táng Thiên vương thì nên liều chết cho xong, nếu không thì để mất chinh y cũng không khỏi tội.
Địch Thanh nghe nói nổi giận liền thò tay vào túi lấy mũi tên thất tinh ra rồi niệm chú, tức thì mũi tên hóa ra một đạo bạch quan bắn vào Táng Thiên vương làm cho Táng Thiên vương nhào đầu xuống ngựa chết tốt.
Tiêu Đình Quý thấy vậy lật đật chạy ra cắt đầu Táng Thiên vương, còn Địch Thanh cũng vội vã thu mũi tên về bỏ vào túi.
Tiêu Đình Quý khen:
- Tướng quân có phép hay như vậy thì lấy Đại Lang sơn không có gì khó.
Địch Thanh nói:
- Vậy thì tướng quân hãy giữ lấy thủ cấp đặng tôi lên núi đòi lại chinh y để kịp ngày giải đến Tam Quan.
Tiêu Đình Quý nói:
- Tướng quân ráng mà giết cho được Tử Nha Xai thì mới có thể thu hồi chinh y được.
Địch Thanh nghe theo, liền giục ngựa trở lại chân núi kêu lớn:
- Bọn Tử Nha Xai! Hãy mau đem trả chinh y cho ta kẻo ta phá nát sào huyệt.
Tử Nha Xai nghe tin Táng Thiên vương bị giết, thất kinh, lật đật lên ngựa kéo quân xuống núi.
Vừa trông thấy Địch Thanh, Tử Nha Xai nạt lớn:
- Sao ngươi dám dùng tà thuật giết hại đại vương ta?
Địch Thanh hỏi:
- Ngươi có phải là Tử Nha Xai không?
Tử Nha Xai nói:
- Ngươi đã biết tên ta sao còn dám đến đây nạp mạng?
Nói rồi vung đao đến đâm Địch Thanh. Hai bên đánh được mười hiệp, chưa rõ ai thua. Tiêu Đình Quý thấy vậy hô lớn:
- Địch khâm sai! Đấu sức không lại nó đâu. Phải dùng phép mới trừ được nó.
Địch Thanh nghe nói liền thò tay vào túi lấy tấm Kim diện bài ra trước mặt rồi niệm thần chú, tức thì Tử Nha Xai bị hộc máu nhào xuống ngựa chết tốt. Địch Thanh vung đao chém đầu Tử Nha Xai. Tiêu Đình Quý thấy vậy khen:
- Hay lắm! Té ra tướng quân lại có một phép nữa cũng rất lợi hại.
Nói rồi chạy đến lấy thủ cấp của Tử Nha Xai cột chung với thủ cấp Táng Thiên vương chạy tuốt về Tam Quan.
Còn Địch Thanh thì đánh nhau với Phiên binh, làm cho chúng chạy tứ tán.
Bấy giờ trên núi còn hai đại tướng là Đại Mạnh Dương và Tiểu Mạnh Dương hay tin liền đốc lâu la xuống núi vây Địch Thanh cố báo thù. Địch Thanh rán hết sức chống cự một hồi, bọn lâu la đánh không lại nên ta rã. Đại Mạnh Dương và Tiểu Mạnh Dương cũng sợ hãi kéo lâu la bỏ qua Bát Quái sơn mà ẩn trú.
Địch Thanh thừa thắng giục ngựa lên Đại Lang sơn nhưng vừa lên đến đỉnh thì bị anh em Ngưu Kiện hối quân bắn tên xuống như mưa, làm cho Địch Thanh không dám xông lên nữa, phải lui xuống trở về trại. Nhưng khi xuống đến chân núi thì không thấy Tiêu Đình Quý đâu cả.


Lời bàn:
Háo danh là một cái bệnh của kẻ bất tài.
Cuộc sống trong xã hội, kẻ có tài thường lập nên sự nghiệp, để tiếng ngàn thu. Còn kẻ bất tài thì cũng muốn mình được như vậy, nhưng vì tài năng không có nên không thực hiện được.
Bởi vậy, những kẻ bất tài do tánh háo danh thường hay nói xấu chê bai những kẻ khác để đề cao giá trị của mình. Còn có những kẻ vì háo danh mà phô trương một vài công tác nhỏ mọn của mình và đắc ý khi được kẻ nịnh bợ ca tụng.
Trong trường hợp này, Tiêu Đình Quý vì tính háo danh nên đã đoạt công của Địch Thanh để khoe khoang với kẻ khác là mình đã giết được hai tên tướng cướp nổi tiếng trong vùng.
Tánh háo danh của con người còn thể hiện rất nhiều dạng, nhưng hầu hết những kẻ háo danh là những kẻ bất tài, còn kẻ có tài không cần phải háo danh, vì tài năng của họ tự nhiên đã đem danh tiếng lại cho họ rồi.

hồi thứ hai mươi ba
Mê rượu Tiêu Đình Quý bị hại
Tham công kẻ gian tặc bày mưu

Bấy giờ Lý Thành làm chức thủ bị ở giữ Ngũ Vân Tấn, có vợ là Trầm thị (em ruột Trầm Quốc Thanh đang làm ngự sử tại trào) sanh được đứa con trai tên là Lý Đại.
Khi nghe quân báo có Tiêu Đình Quý đến thì lật đật ra đón tiếp mời vào dinh.
Thấy Tiêu Đình Quý có hai cái thủ cấp xách theo nên Lý Thành hỏi:
- Thủ cấp ở đâu mà tướng quân quẩy theo như vậy?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ấy là thủ cấp của Táng Thiên vương cà Tử Nha Xai đó.
Lý Thành nói:
- Táng Thiên vương và Tử Nha Xai là hai tên cướp nổi tiếng xưa nay chưa ai dám giao tranh, rất đỗi Dương nguyên soái mà còn đánh không lại thay, sao tướng quân lại giết được nó?
Tiêu Đình Quý nói:
- Ngươi nói ta giết chúng nó không được vậy hãy xem thử hai cái đầu này của ai?
Lý Thành bước lại xem thì thấy quả nhiên là hai cái đầu của Táng Thiên vương và Tử Nha Xai, liền nói:
- Quả thật là thủ cấp của hai tướng cướp ấy, song không biết tướng quân làm sao mà giết được?


Tiêu Đình Quý nói:
- Táng Thiên vương bị tôi bắn một mũi tên, Tử Nha Xai bị tôi chém một đao, còn Đại Mạnh Dương và Tiểu Mạnh Dương bị tôi đánh một trận chúng nó bỏ trốn hết rồi.
Lý Thành nói:
- Nếu vậy công của tướng quân rất lớn, chưa ai bì kịp.
Tiêu Đình Quý nói:
- Nay ta lập đặng công lớn như vậy, ngươi lấy chi mà đãi ta?
Lý Thành nói:
- Thật tôi cũng có lòng muốn đãi tướng quân, song đêm hôm không sửa soạn kịp, chỉ có rượu ngon ở đây mà thôi.
Tiêu Đình Quý nói:
- Có rượu đem đây uống chơi cũng được, cần gì phải có món ngon vật lạ.
Lý Thành lật đật lấy rượu ngon đem ra cho Tiêu Đình Quý uống.
Lúc ấy Tiêu Đình Quý phần thì đói bụng, phần thì thèm rượu nên uống cho đến say mèm.
Lý Thành thấy Tiêu Đình Quý say như chết thì bàn với vợ:
- Nay Tiêu Đình Quý lấy được hai cái thủ cấp này thì công lớn biết dường nào. Nay nó say mèm rồi thì ta giết nó đoạt lấy công ấy, ắt đặng quyền cao chức trọng.
Trầm thị mừng rỡ nói:
- Thế thì dịp may đem đến không nên bỏ qua.
Nói rồi liền gọi con là Lý Đại cùng bàn bạc để làm chuyện ấy.
Lý Đại nói:
- Nếu cha muốn tính việc này thì phải làm cho kín đáo, nếu để lậu chuyện rất nguy hiểm.
Lý Thành nói:
- Thì phải làm cho kín đaó mới được.
Nói rồi liền đem dây ra trói Tiêu Đình Quý rồi cầm đao muốn chém.
Lý Đại thấy vậy nói:
- Không cần giết nó bằng gươm đao. Cha con ta khiêng nó đem ném xuống sông cho mất xác thì hay hơn.


Hai cha con trù tính xong liền khiêng Tiêu Đình Quý ném xuống sông Yến Tử rồi trở về sắp đặt gói hai cái thủ cấp đem đến Tam Quan mà dâng công.
Bấy giờ Địch Thanh khi thoát ra khỏi vòng vây rồi thì muốn lên núi mà đánh nữa, nhưng bị anh em Ngưu Kiện bắn tên không lên nổi, nên phải trở về. Lúc đến sông Yến Tử thì con ngựa không chịu đi vòng mà nhảy xuống nước chạy như bay. Địch Thanh lấy làm lạ không biết cớ gì. Lúc về đến trại thì Trương Trung, Lý Nghĩa và Lý Kế Anh ra đón thuật hết mọi việc cho Địch Thanh nghe.
Địch Thanh nói:
- Không hề gì. Mất chinh y là việc nhỏ, không cần lo.
Trương Trung nói:
- Cha chả! Mất chinh y mà đại ca cho là việc nhỏ thì còn việc gì lớn hơn nữa?
Địch Thanh nói:
- Hiền đệ chưa biết, tuy mất chinh  y nhưng ta đã lập được công lớn. Vậy Dương nguyên soái sẽ lấy công đền tội.
Trương Trung hỏi:
- Vậy đại ca lập được công gì?
Địch Thanh nói:
- Ta giết được Táng Thiên vương, Tử Nha Xai và đánh dẹp quân Tây Hạ đều chạy tứ tán. Công như vậy mà đền tội không được sao?
Trương Trung, Lý Nghĩa nghe nói liền hỏi:
- Vậy đại ca giết được chúng mó mà có lấy được thủ cấp không?
Địch Thanh hỏi:
- Chớ Tiêu Đình Quý không đến đây sao?
Trương Trung, Lý Nghĩa đêù nói:
- Chẳng thấy ai hết.
Địch Thanh nói:
- Tiêu Đình Quý quảy hai cái thủ cấp về trước rồi, ta tưởng là nó đã đem về đây, té ra không có. Hay là nó đem thẳng về Tam Quan rồi chăng?
Trương Trung nói:
- Có lẽ nó đem thẳng về Tam Quan mà mạo nhận công lao đó.
Địch Thanh nói:
- Không lẽ nó dám mạo nhận công lao như vậy. Thôi, chúng ta phải phải đến đó coi thử Dương nguyên soái tính thế nào?
Hai người vâng lời cùng nhau kéo binh đi thẳng về Tam Quan.
Lúc này cha con Lý Thành đem hai cái thủ cấp đến dâng Dương nguyên soái.
Dương nguyên soái nói:
- Cha con ngươi không có tài năng gì sau lại giết được hai tướng này?
Lý Thành thưa:
- Khi ban đêm hai cha con tôi đi tuần gặp hai người say rượu đi ngã tới ngã lui, tay cầm binh khí không vững, hỏi ra thì một người xưng là Táng Thiên vương, một người xưng là Tử Nha Xai. Hai người ấy đến hỏi tôi có biết nơi nào chứa đĩ không. Tôi thấy hai người ấy đã sau mà không cầm khí giới nổi, tôi mới bắn Táng Thiên vương một mũi tên, còn con tôi là Lý Đại thì chém Tử Nha Xai một đao, lấy hai thủ cấp đến đây mà dâng công.
Dương nguyên soái nghe nói thì cũng tin là thiệt, nên nói với Lý Thành:
- Ấy cũng là phước của cha con ngươi, mà cũng may cho triều đình và lê dân được bình an. Thôi để ta dâng biểu mà xin phong quan tước cho cha con ngươi.


Nói rồi liền truyền quân dọn tiệc mà thết đãi cha con Lý Thành.
Trong lúc đang ăn uống có quân sĩ vào báo:
- Nay có Địch khâm sai là người giải chinh y đến phê trình văn và xin ra mắt nguyên soái. Trong phê văn ấy thì trễ quá sáu ngày. Vậy nguyên soái định liệu thế nào.
Dương nguyên soái nói:
- Nếu vậy cũng còn quá hết một ngày, vậy thì bắt trói Địch Thanh lại mà dẫn vào đây.
Phạm Trọng Yêm và Dương Thanh đồng can:
- Trời tháng này có tuyết sa lạnh lẽo, mà Địch Thanh trễ đây chỉ có quá nửa ngày thôi, xin nguyên soái rộng dung cho kẻ đi đường khổ sở.
Nguyên soái nói:
- Vậy thì xin nhị vị hãy ra đó mà điểm binh, xem lại chinh y có đủ số chăng?
Hai người ấy vội vã ra ngoài cửa ải tiếp rước Địch Thanh và hỏi:
- Túc hạ có phải là Địch khâm sai chăng?
Địch Thanh nói:
- Phải! Còn nhi vị là ai mà tôi không biết.
Hai người đồng đáp:
- Chúng tôi là Phạm Trọng Yêm và Dương Thanh đây.
Địch Thanh nói:
- Vậy tôi không rõ, xin hai vị miễn chấp.
Nói rồi liền lấy ra hai phong thơ, trong cho Phạm Trọng Yêm và nói:
- Thơ này là thơ của Bao thị chế khiến tôi trao lại cho ngài.
Địch Thanh lại lấy ra một phong thơ trao cho Dương Thanh và nói:
- Hàng thượng thơ khiến tôi trao cho Dương tướng quân một phong thơ này.
Dương Thanh liền nhận thơ bỏ vào túi, còn Phạm Trọng Yêm hỏi Địch Thanh:
- Vậy chinh y ngài đem đến đây chưa?
Địch Thanh nói:
- Đem đến rồi, song còn để tại Đại Lang sơn. Vì bị quân cường đạo cướp hết mà giải qua Đại Lang sơn rồi.
Phạm Trọng Yêm nói:
- Nói vậy ngài đành bó tay chịu tội rồi sao?
Dương Thanh nói:
- Trễ nải một ngày hay nửa ngày còn còn có thể can gián được, còn để mất chinh y thì chúng tôi không biết kế chi để cứu ngài.

Lời bàn:
Kỷ luật nghiêm khắc chỉ là hình thức để trừng trị những kẻ có tình làm sai, phá rối kỷ cương của trật tự xã hội. Nhưng nó lại là con dao hai lưỡi để những kẻ gian mạnh lợi dụng nó mà phá rồi trật tự, làm mất lẽ công bằng.
Dương Tôn Bảo nắm quyền nguyên soái, quyền uy trong tay mà chỉ biết có kỷ luật cứng rắn, không hề để ý những hoàn cảnh khách quan xảy đến cho mỗi sự việc, thì đó cũng là một nhược điểm đáng suy gẫm cho những kẻ đang nắm quyền uy đối với thuộc hạ. Sự việc trong đời không phải lúc này cũng bất di bất dịch như ý muốn của mình. Kỷ luật khi nó nằm trong lẽ phải, tức là nằm trong thực tế của sự việc thì kỷ luật ấy mới là cơ bản ưu tú để răn đời. Còn chỉ dùng nó như một tảng đá, thì đó là lợi khí của những kẻ xảo quyệt lợi dụng để tránh né, hoặc ám hại những kẻ bị rủi ro mà thôi.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 172
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com