watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:42:5018/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 1 - 25 - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Vạn Huê Lâu Diễn Nghĩa 1 - 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 7

hồi thứ mười một
Giận gian tặc, ban cho gươm báu
Thương anh hùng, khuyên trả ngọc lành

Bấy giờ Tịnh Sơn vương đang ngồi đánh cờ với hòa thượng, xảy thấy có đồ đệ vào thưa:
- Có Sơn Tây trở lại xin vào chào thầy để từ tạ, nhưng thấy có khách nên không dám vào.
Hòa thượng nói:
- Ra bảo nó chờ thêm vài hôm nữa cho thật lành bệnh rồi hãy đi.
Tịnh Sơn vương nghe nói Địch Thanh lấy làm lạ hỏi:
- Địch Thanh nào có tên trong giáo trường, còn Địch Thanh nào lại ở đây?
Hoà thượng thưa:
- Cũng là một Địch Thanh đó mà thôi. Hôm trước nó ở trong binh bộ, bị Tôn Tú đánh nó ai mươi hèo có tẩm thuốc độc, may có người chỉ đến đây nên tôi miớ vừa cứu nó và nó đền ơn cho tôi viên ngọc uyên ương này.
Tịnh Sơn vương nghe nói khiến đòi Địch Thanh vào mà hỏi.
Địch Thanh bước vào quỳ ra mắt. Tịnh Sơn vương hỏi:
- Vậy chớ ngươi với Tôn Tú có thừ oán chi chăng?
Địch Thanh thưa:
- Tôi là con nít, còn Tôn Tú là quan chức, hai bực cách nhau xa lắm, lẽ nào tôi dám xúc phạm đến người trên mà gây thù oán.
Tịnh Sơn vương nói:
- Hay là lớp trước có thù oán gì chăng?
Địch Thanh thưa:
- Chuyện ấy thì tôi là lớp hậu sanh không rõ được.
Tịnh Sơn vương nói:
- Hôm trước ta thấy trong ý bài thơ của ngươi thì tự xưng là anh hùng. Vậy chớ tài nghệ của ngươi có quả như trong thơ chăng?
Địch Thanh thưa:
- Chẳng dám dấu đại vương, nội trong tam lược lục thao, binh thơ chiến sách thảy đều thông.
Tịnh Sơn vương nghe nói chưa tin, vì thấy Địch Thanh diện mạo giống như một thư sinh, nên muốn thử xem gan dạ thế nào, liền hỏi:
- Nay Tôn Tú đem lòng độc ác, dùng hèo thuốc độc mà hại ngươi, vậy ngươi dám đến mà giết nó đặng trả thù không?
Địch Thanh thưa:
- Nếu được đại vương ban cho Long tuyền kim sợ gì mà không dám giết tên gian thần đó.
Tịnh Sơn vương nói:
- Vậy thì ngươi hãy theo ta lãnh cây bảo đao mà trừ tên gian thần ấy.
Địch Thanh thưa:
- Nếu đại vương có lòng như vậy thì tôi nguyện đem hết sức mình diệt trừ tên bạo ngược.
Tịnh Sơn vương nói:
- Ta sơ e ngươi vẽ cọp không ra hình thì thế nào?
Địch Thanh thưa:
- Nếu được việc thì tôi vì dân trừ bạo, còn nếu không thì tôi có chết cũng cam lòng.
Tịnh Sơn vương nói:
- Như vậy mới đáng mặt anh hùng. Thôi hãy đi với ta.
Nói rồi dạy lại hỏi hòa thượng:
- Ngọc uyên ương là báu vật gia truyền của nó, thày trả lại cho nó giữ làm dấu tích của tiển nhân. Còn công ơn thầy cứu nó thì để tôi trả vài đính vàng.


Nói rồi lấy ra hai đính vàng trao cho hòa thượng.
Hòa thượng nói:
- Ấy là tại Địch Thanh năn nỉ và cố đền ơn. Nay đại vương đã dạy như vậy tôi đâu dám lãnh.
Tịnh Sơn vương nhất định trao hai đính vàng cho hòa thượng nên hòa thượng cực chẳng đã phải nhận và trả viên ngọc lại cho Địch Thanh.
Tịnh Sơn vương từ giã lên kiệu ra về, lại khiến Địch Thanh theo về dinh.
Ngày hôm sau, Tịnh Sơn vương khiến quân khiêng cây Kim hoàn đao ra, rồi nói với Địch Thanh:
- Nay ta giao cây đao này cho ngươi, đặng ngươi chém đầu Tôn Tú.
Địch Thanh liền bước ra lãnh đao, từ tạ ra đi.
Tịnh Sơn vương khiến Lưu Văn và Lý Tấn theo sau mà coi chừng Địch Thanh tiếp ứng.
(Nguyên cây đao này nặng đến một trăm cân của Tống Thái Tổ để lại, vì e ngày sau con cháu nghe lời sàm tấu của nịnh thần mà làm hư việc nước, nên giao cho năm vị phan vương luân phiên mà giữa đao ấy mỗi người sáu ngày. Nhằm phiên ai giữ thì được quyền chém giết bất kỳ văn võ bá quan, hoàng thân quốc thích, hể ai phạm tội thì chém đầu, mà lúc ấy nhằm phiên của Tịnh Sơn vương giữ cây đao ấy).
Lúc ấy Địch Thanh xách cây đao ra đ1, ai ai thấy mặt cũng đều tránh, vì đã biết cây đao của Tống Thái Tổ cho nên sợ hãi. Còn Địch Thanh là người xứ lạ mới đến Biện Kinh có ít ngày, không biết Tôn Tú ở đâu đặng mà vào lấy thủ cấp.
Lúc này Tôn Tú đang qua dinh Bàng Hồng mà đánh cờ. Gia nhân của  Tôn Tú là Tôn Long thấy mặt thì biết là Địch Thanh, lật đật chạy qua dinh Bàng Hồng báo cho Tôn Tú hay.
Tôn Tú nghe nói kinh hãi. Bàng Hồng nói:
- Thế ra lão Hồ Diên Hiển trao cây kim đao cho nó, vì hôm nay nhằm phiên của lão ấy giữ.
Tôn Tú nói:
- Không biết kế chi mà trừ lão, để lão ỷ mình là công thần muốn làm chi thì làm, rất khó chịu.
Bàng Hồng nói:
- Thôi! Haỹ khoan về dinh đã, để xem thử chúng nó làm gì.
Lúc này Sơn Tây xách đao đi tìm Tôn Tú không được, khi đến một chiếc cầu, Địch Thanh nghĩ thầm:
- Thôi ta cứ ngồi đây chờ nó đi ngang qua đây sẽ hạ sát.
Ngồi một lát thấy đói bụng, Địch Thanh bước lại tiệm bánh gần đó, dựng cây đao ngoài cửa, rồi vào ngồi ăn.
Lúc đang ăn, Địch Thanh bỗng nghe tiếng la hét om sòm, liền bước ra xem thì thấy một đoàn người vừa chạy vừa la inh ỏi.
Địch Thanh xem kỹ thì thấy một con ngựa tướng mạo rất hung dữ đang chạy qua cầu. Địch Thanh vội vã chạy theo đuổi bắt. Chủ quán thấy vậy nói:
- Cái thằng khốn! Nó làm bộ đuổi theo bắt ngựa để khỏi trả tiền bánh. Vậy sẵn có cây đao đây, ta xiết mà trừ nợ..
Nói rồi kêu bọn gia nhân ra khiêng cây đao vào.


Bỗng có Lưu Văn và Lý Tấn chạy đến nạt lớn:
- Cây đao vủa vua Thái Tổ để lại tại dinh vủa Tịnh Sơn vương, ai dám cả gan khiêng đi vậy.
Chủ tiệm nói:
- Ấy là tại tôi không rõ, tưởng là của ai bỏ quên, xin miễn chấp.
Lưu Văn và Lý Tấn bèn khiêng cây đao ấy về dinh.
Còn con ngựa vừa sẩy chạy là con ngựa cùa Đông Phiên đem dâng cho triều đình, tên là Hỗn long cu. Vua ban cho Bàng thái sư. Ngựa ấy dữ tợn lắm, không chịu ai cưỡi hết, cho nên phải xiềng nó lại mà nó vẫn hung dữ. Ngày trước nó đã hại chết mấy trăm gia nhân của Bàng thái sư nen Bàng thái sư muốn giết nó đi, ngặt vì ngựa của triều đình ban nên không dám giết, phải đóng cũi mà nhốt nó. Nay nó lại phá cũi mà ra, nên Bàng thái sư truyền rằng hễ ai trừ được con ngựa thì trọng thưởng.
Lúc đó Địch Thanh chạy theo mà nắm đầu con ngựa ấy mà đạp một cái, con ngựa liền ngã xuống chết tươi. Ai nấy thấy vậy đều khen. Bọn gia nhân của Bàng thái sư chạy đến nói:
- Tráng sĩ thật đáng bậc anh hùng, xin tráng sĩ theo chúng tôi về dinh lãnh thưởng.
Địch Thanh nói:
- Không phải tôi ham thưởng mà chỉ muốn trừ con ngựa dữ mà thôi. Tôi không muốn đi đâu.
Gia đinh nói:
- Nếu tráng sĩ không đi thì chúng tôi bị quở, vì thái sư có ra lệnh hễ ai trừ được ngựa thì ban thưởng.
Địch Thanh thấy vậy cũng chiều lòng đi theo bọn gia nhân. Đến nơi bọn gia đinh vào báo:
- Nay có một tráng sĩ sức mạnh vô cùng, đã trừ được con Hỏa long cu rồi. Hiện đang đứng ngoài cửa.
Bàng thái sư nghe nói khiến cho vào. Địch Thanh vào đến nơi quỳ lạy nói:
- Kẻ tiểu nhân vì muốn trừ ngựa dữ chớ không có ý lãnh thưởng gì hết.
Bàng thái sư hỏi:
- Ngươi tên họ là chi? Quê quán ở đâu?
Địch Thanh thưa:
- Tôi là Sơn Tây ở tỉnh Sơn Tây, phủ Thái Nguyên.
Bàng Hồng nghe nói biết là cừu nhân của rể mình, thì nghĩ thầm:
- Ta phải tìm gạt nó để báo cừu cho rể ta.
Nghĩ rồi liền nói:
- Ta đã có lời hứa hễ ai trừ được ngựa dữ thì ban thưởng, vậy tráng sĩ ở lại đây để sáng mai ta vào triều tâu với thánh thượng gi ban ban quyền tước cho.
Địch Thanh nói:
- Ngày trước tôi có phạm tội với Tôn binh bộ, e người thấy mặt thì không dung thứ.
Bàng Hồng nói:
- Không hề chi! Có ta đây thì Tôn binh bộ không dám là gì trái đâu. Vậy tráng sĩ cứ ở theo bọn gia đinh của ta, hoặc ra ngoài huê viên mà nghỉ, ngày mai ta sẽ dắt vào triều yết kiến hoàng thượng.
Địch Thanh tuân lệnh. Còn Bàng Hồng thì trở lại thơ phòng, gọi Tôn Tú đến, thuật hết mọi việc cho Tôn Tú nghe. Sau đó Bàng Hồng nói với tên gia đinh là Lý Kế Anh:
- Nay có Địch Thanh là người thù của Tôn binh bộ cho ngủ nơi Đơn Quế đình, vậy đêm nay đến canh ba ngươi đem lửa đốt nhà ấy đặng giết Địch Thanh trả thù cho Tôn binh bộ. Ngươi làm xong việc ấy sẽ được trọng thưởng.
Lý Kế Anh thưa:
- Nơi đây là chốn kinh thành, nếu nổi lửa đốt vào lúc canh ba e làm náo loạn. Vậy để tôi dụ nói uống rượu  cho say, rồi nửa đêm cho nó một đao thì hết đời, mà không ai hay biết gì hết.
Bàng Hồng nghe nói gật đầu:
- Như vậy thì rất tốt, nhưng ta e một mình ngươi làm không nổi.
Lý Kế Anh nói:
- Giết một tên say rượu có gì khó đâu. Nhưng nếu tôi giết được xin thái sư trọng thưởng là tốt rồi.
Bàng Hồng nói:
- Nếu ngươi giết được Địch Thanh thì ta tiến cử ngươi làm chức tri huyện nơi một chỗ tốt.
Lý Kế Anh thưa:
- Vậy thì xin thái sư cho tôi một tiệc rượu đặng tôi đến Đơn Quế đình mà dỗ nó ăn uống cho no say.


Bàng Hồng liền hối quân dọn tiệc rồi bưng theo Lý Kế Anh.
Bấy giờ Địch Thanh đang ngồi một mình nơi Đơn Quế đình, bỗng thấy một người đi trước và hai tên quân bưng mâm tiệc rượu theo sau. Khi đến nơi, Lý Kế Anh bảo để mâm tiệc rượu xuống, rồi cho hai tên quân trở về.
Địch Thanh hỏi:
- Hiền huynh là ai? Quê quán ở đâu?
Lý Kế Anh nói:
- Tôi là gia nhân của Bàng thái sư, tên là Lý Kế Anh, quê ở tỉnh Sơn Tây, phủ Thái Nguyên, trước kia làm tôi cho ông thân sinh của cậu. Đến sau người xin quy điền, chẳng bao lâu thì từ trần. Kế sau đó bị nước lụt, chết hết cả huyện Tây Hà. Tôi may sống sót, lưu lạc đến đây là gia đinh cho Bàng thái sư. Nay gặp cậu ở đây mà cậu lại đang lâm đại nạn, cho nên tôi phải lập mưu mà cứu cậu.
Địch Thanh nói:
- Chẳng hay tôi đang bị nạn gì?
Lý Kế Anh liền thuật hết chuyện Bàng Hồng âm mưu hãm hại.
Địch Thanh nghe nói thất kinh hỏi:
- Lạ thạt! Tôi và Bàng Hồng có thù oán chi mà lại âm mưu hại tôi như vậy?
Lý Kế Anh nói:
- Vậy cậu không biết Bàng Hồng là người chi của Tôn Tú hay sao?
Địch Thanh nói:
- Không.
Lý Kế Anh nói:
- Tôn Tú là rể của Bàng Hồng cho nên Bàng Hồng muốn trả thù thay cho Tôn Tú.
Địch Thanh nghe nói nổi giận:
- Bàng tặc muốn hại ta. Vậy trong nội đêm nay ta phải giết trước mi cho rồi.
Lý Kế Anh nói:
- Không nên hành động như vậy vì chưa đến lúc. Tốt hơn là cậu tìm cách trốn khỏi nơi đây đã.
Địch Thanh nói:
- Bây giờ biết ra đường nào?
Lý Kế Anh nói:
- Tôi đã liệu trước rồi. Cửa trước cửa sau đều khóa hết, không ra được, duy có phía giáp ranh ông Hàng Kỳ làm Lại bộ thượng thư, thì hai bên có cây đại thọ cành cây giao nhau, cậu có thể leo lên cây mà trèo sang bên kia thì thoát nạn.
Địch Thanh nói:
- Biết ông ấy có phải là một phe với Bàng Hồng chăng?
Lý Kế Anh nói:
- Ông này là một người chánh trực, nên Bàng Hồng thường muốn hại ông ta mà chưa được. Vậy cậu hãy đi cho mau kẻo trễ.
Địch Thanh nói:
- Nay nhờ hiền huynh thương tình thông tin, nếu không thì tính mạng tôi không còn.
Nói rồi cúi đầu lạy Lý Kế Anh.
Lý Kế Anh đỡ dậy nói:
- Cậu  đừng làm như vậy. Hãy đi cho mau kẻo bị lộ.
Địch Thanh liền leo lên cây đại thọ chuyền qua bên vườn của Hàng Kỳ.

lời bàn:
Dù cho kẻ gian xào đến đâu thì trong âm mưu cũng có lúc sơ hở. Chính những sơ hở ấy lại tạo thành cơ hội ngàn để cho kẻ hiền lành lọt ra ngoài nguy biến.
Bàng Hồng là một tay âm mưu nổi tiếng, thế mà không hại được Địch Thanh khi Địch Thanh đã sa vào trong tay mình. Đó là lòng trời không nỡ hại người ngay nên khiến Bàng Hồng không lường nỗi lòng nhân ái của Lý Kế Anh, một tên gia nhân.
Trong kẻ ác có những người thiên. Thiện ác luôn luôn xen kẽ với nhau, diễn biến trong cuộc sống không thể lường hết được.
Trong cuộc sống con người, không phải ai lương tâm cũng giống nhau. Nhưng có điều kẻ ác thường liên kết với người ác, còn người lành thì gặp người lành lại thương mến nhau. Cái gì phù hợp nhau thì cái đó gặp nhau. Lý Kế Anh, một kẻ tôi đòi, nhưng lại có lòng nhân, nên thấy Địch Thanh lầm hoạn nạn thì thương cảm. Lòng thương cảm đã vượt qua mọi nguy hiểm của mình nếu hành động của Lý Kế Anh bị tiết lộ. Biết vậy nhưng Lý Kế Anh vẫn làm vì lương tâm con người bắt buộc phải hành thiện.

hồi thứ mười hai
Thoát lao lung, anh hùng lánh nạn
Nhìn cựu nghĩa, Lại bộ phò nguy

Bấy giờ Hàng Kỳ đang làm Lại bộ thượng thư, là một vị trung thần, tuổi đã sáu mươi, đêm ấy ra sau vườn xem trang, thấy sao Võ khúc chói sáng thì biết có Võ tướng quân ra đời. Trong lúc đang suy nghĩ thì trên cây đại thọ có nhánh động, rồi một bóng người còn nhỏ tuổi từ trên lao xuống.
Hàng Kỳ hỏi:
- Ngươi là ai? Sao đêm khuya dám xông vào vườn ta?
Địch Thanh nghe hỏi vội vã quỳ xuống thưa:
- Tôi là Sơn Tây, người ở Sơn Tây vì lánh nạn xin đại nhân cứu tôi làm phước.
Hàng Kỳ hỏi:
- Ngươi bị nạn chi?
Địch Thanh thuật hết câu chuyện từ khi giết được ngựa dữ đến việc Tôn Tú muốn hại mình cho Hàng Kỳ nghe.
Hàng Kỳ nói:
- Té ra ngươi là người bị Tôn Tú chém lúc trước nhờ có ngũ vị phan vương xin đó phải không?
Địch Thanh thưa:
- Phải.
Hàng Kỳ hỏi:
- Ngươi ở Sơn Tây, vậy cha ngươi tên gì?
Địch Thanh thưa:
- Cha tôi tên là Địch Quảng làm tổng binh tại Thái Nguyện, còn ông tôi là Địch Ngươn.
Hàng Kỳ nghe nói mừng rỡ, liền bảo:
- Trước kia ông thân của cháu còn ở tại triều có kết nghĩa với chú, tình ý rất hợp nhau như ruột thịt. Đến sau cha cháu ra trấn nhậm Thái Nguyên thì đường sá xa xôi, tin tức vắng bặt. Sau đó chú lại nghe tỉnh Sơn Tây bị lụt, chắc là cả nhà không còn. Đến nay, trời sau cháu đến đấy khiến chú rất mừng. vậy cháu hãy ở lại đây nương náu chờ thơi, đặng kiến công lập nghiệp.


Địch Thanh nghe nói liền cúi đầu lạy Hàng Kỳ.
Hàng Kỳ đỡ dậy nói:
- Từ nay cháu cứ gọi bằng chú mà thôi.
Địch Thanh vâng lời, từ ấy ở tại nhà Hàng Kỳ mà ẩn mặt.
Còn Lý Kế Anh thấy Địch Thanh đã leo qua vách rồi liền trở lại thưa với Bàng Hồng rằng:
- Tôi đã dụ Địch Thanh uống rượu say mèm rồi, xin thái sư cho tôi một cây long tuyền kiếm đặng tôi lấy đầu nó cho rồi.
Bàng Hồng nói:
- Vậy nhà ngươi rán mà giữ mình kẻo nó mạnh lắm.
Lý Kế Anh vâng dạ ra đi.
Bấy giờ đã canh ba, quân sĩ thâý Lý Kế Anh cầm long tuyền kiếm nên không ai dám hỏi han gì hết.
Hôm sau Bàng Hồng thấy Lý Kế Anh không trở lại báo tin nên hõi bọn gia nhân thì được biết Địch Thanh và Lý Kế Anh đã bỏ trốn mất rồi.
Bàng Hồng nổi giận một mặt sai bốn mươi tên quân đi tìm kiếm, một mặt sai chặt cây cổ thụ bên tường, vì nghĩ rằng Địch Thanh trốn được là nhờ cây cổ thụ ấy.
Còn Tôn Tú nghe tin Địch Thanh bỏ trốn rồi thì cả giận, cùng với Bàng Hồng điểm ba ngàn quân đến bao vây nhà Hàng Kỳ, cố lục soát tìm bắt Địch Thanh.
Gia nhân hay tin lật đật vào báo với Hàng Kỳ.
Hàng Kỳ cười lớn nói:
- Loài gian tặc làm nhiều điều ngang ngược như vậy.
Địch Thanh thưa:
- Xin để cháu ra trừ loài gian tặc cho.
Hàng Kỳ nói:
- Không nên! Cháu hãy nghe chú leo lên lầu xem sách mà ẩn mình thì tiện hơn. Lầu này là của tiên đế lập cho chú xem sách, bên ngoài có tấm bảng cấm, không ai được lên trên lầu ấy. Nếu nó xét nội nhà mà không thấy cháu thì nó phải ra đi, không dám xét đến lầu đó.
Nói  rồi dẫn Địch Thanh lên lầu, đóng cửa lại. Lúc Hàng Kỳ bước trở xuống thì đã gặp Bàng Hồng bước vào nhà. Hàng Kỳ thi lễ xong mời ngồi và hỏi:
- Vả tôi là người vô tội sao thái sư dẫn quân đến xét dinh tôi.
Bàng Hồng nói:
- Có Địch Thanh trốn trong dinh ngài xin bảo nó ra, nếu dấu e khó lòng cho ngài đó.
Hàng Kỳ nói:
- Té ra ngài muốn kiếm Địch Thanh sao? Nào tôi có biết Địch Thanh là người thế nào đâu? Thôi! Mặc cho ngài muốn kiếm thì kiếm, không can chi.
Bàng Hồng nghe nói liền khiến quân lục soát khắp nội dinh, nhưng không có. Bàng Hồng nghi Địch Thanh trốn trong Ngự thơ lầu, nhưng không dám lên.
Hàng Kỳ thấy vậy nói với Bàng Hồng:
- Công trình ngài đem quân đến đây mà không kiếm được Địch Thanh, thật là uổng công của ngài lắm.
Bàng Hồng nghe mấy lời xiên xỏ của Hàng Kỳ thì giận lắm, song không nói gì được, bèn khiến quân canh giữ Ngự thơ lầu rồi rút quân trở về dinh.
Hàng Kỳ thấy Bàng Hồng đi rồi thì vỗ tay cười lớn, mắng:
- Gian tặc! Ngươi đã tìm không ra Địch Thanh thì thôi, sao còn bày đặt sai quân canh giữ thơ lầu làm chi cho uổng công như vậy.
Từ ấy Hàng Kỳ cứ dấu Địch Thanh trên Ngự thơ lầu, mỗi ngày cho người đem cơm cho Địch Thanh ăn mà thôi.
Nhắc lại việc Tịnh Sơn vương trao cây kim đao sai Địch Thanh đi giết Tôn Tú, nhưng hôm sau lúc đi chầu về không thấy Địch Thanh trở lại thì gọi Lưu Văn và Lý Tuấn đến hỏi. Hai người thuật chuyện Địch Thanh trừ được ngựa dữ bỏ quên kim đao ngoài quán và đi theo theo gia đinh của Bàng Hồng cho Tịnh Sơn vương nghe.  Tịnh Sơn vương than:
- Địch Thanh là người hữu dõng vô mưu.


Nhắc lại việc Lý Kế Anh khi ra khỏi thành thì sợ Bàng Hồng cho quân theo bắt, nên không dám đi đại lộ cứ theo tiểu lộ mà đi. Đến trưa thấy đói bụng bèn vào quán ăn cơm.
Trong lúc ăn cơm thấy có hai tên gia đinh của Bàng Hồng kéo đến là Bàng Hưng và Bàng Hỷ.
Hai người vào quán nói với Lý Kế Anh:
- Sao ngươi thả Địch Thanh làm chi mà phải bỏ trốn như vậy? Nau thái sư dạy hai ta đến bắt ngươi, vậy ngươi phải trở về mà chịu tội.
Lý Kế Anh nói:
- Không! Ta không trở về đâu.
Bàng Hưng nói:
- Sao vậy?
Lý Kế Anh nói:
- Lâu nay tôi ở với thái sư không phạm điều chi lầm lỗi, vừa rồi tôi cứu Địch Thanh là trả lại ơn xưa, đền đáp nghĩa tình. Nếu tôi trở về thì chắc phải chết. Vậy hai anh ngồi đây uống rượu rồi trở về nói với Bàng thái sư là không gặp tôi.
Bàng Hỷ nói:
- Nếu ngươi không về thì chúng ta phải ra tay.
Nói rồi áp lại bắt Lý Kế Anh, bị Kế Anh đánh cho mỗi người một đá nhào lăn.
Chủ quán thấy vậy can:
- Ba anh em quen thuộc với nhau, sao lại làm như vậy.
Lý Kế Anh nói:
- Nếu chúng nó bắt tôi về thì tôi phải giết chúng nó không thể nhịn được.
Chủ quán nói:
- Thôi! Ba anh em ngồi lại ăn uống cho vui, đừng đánh nhau nữa.
Bàng Hưng, Bàng Hỷ biết đánh không lại Lý Kế Anh nên phải làm lành, cùng ngồi lại ăn uống.
Bàng Hưng nói:
- Lý huynh không về thì thôi, chúng tôi phải về thưa lại với Bàng thái sư.
Lý Kế Anh cười nói:
- Phải chi lúc nãy hai anh nói như vậy thì tôi đâu có đánh làm chi. Nay Bàng Hồng là một đứa nịnh thần, chẳng sớm thì muộn cũng mang họa. Tôi tưởng chúng ta ở với nó cũng chẳng ra chi, nên bỏ trốn tìm chỗ khác mà làm ăn thì khá hơn.
Bàng Hưng, Bàng Hỷ nói:
- Chúng tôi cũng muốn như vậy, song trong lưng không có tiền biết lấy chi làm lộ phí.
Lý Kế Anh nói:
- Nếu hai anh chịu đi thì mọi chi phí dọc đường từ đây về Sơn Tây tôi chịu cho.
Bàng Hưng, Bàng Hỷ mừng rỡ, theo Lý Kế Anh trở về Sơn Tây.
Dọc đường khi đi ngang qua núi Thiên Cái sơn bị mấy tên lâu la ra đón đường, ba người đánh bọn lâu la chạy hết rồi chiếm cứ hòn núi ấy mà ở.
(Nguyên núi này trước kia là chỗ của Trương Trung, Lý Nghĩa chiếm cứ, nay hai anh mắc đi Biện Kinh đã hơn hai tháng mà không thấy về, nay bị Lý Kế Anh chiếm đoạt).
Bấy giờ Lộ Huê vương là Triệu Bích vào cung hầu mẹ là Địch thái hậu, thấy Địch thái hậu có sắc buồn thì hỏi:
- Hôm nay sao mẹ buồn bã vậy?
Địch thái hậu nói:
- Đêm hôm mẹ nằm chiêm bao thấy một điềm rất lạ.
Lộ Huê vương hỏi:
- Chẳng hay điềm ấy như thế nào?
Địch thái hậu nói:
- Mẹ thấy mẹ ăn tiệc, đang cầm một miếng chả, thì trong miếng chả ấy có một cái xương. Xương ấy đụng nhằm mẹ, máu chảy ra dính vào miếng chả thì miếng chả ấy liền lại như cũ. Khi ấy mẹ giật mình thức dậy không rõ điềm dữ hay lành.
Lộ Huê vương nói:
- Xin mẹ chớ buồn, để con mời người biết giải mộng đến đây mà giải thì rõ.
Nói rồi lui ra truyền nội giám đi triệu Bao Chuẩn và Hàng Kỳ vào ra mắt.
Lộ Huê vương thuật lại điềm chiêm bao của Địch thái hậu.
Hàng Kỳ nói:
- Điềm ấy rất tốt, có xương có thịt là điềm cốt nhục tương phùng.
Lộ Huê vương hỏi:
- Chừng nào mới gặp?
Hàng Kỳ thưa:
- Nội đêm nay thì gặp.
Lộ Huê vương nói:
- Nếu quả như vậy, thiệt đáng khen cho Thượng thơ lắm.
Hàng Kỳ thưa:
- Tôi cứ theo lý mà đoán, không chắc là lầm.
Lộ Huê vương nói:
- Bao phủ doãn công việc nhiều lắm, thôi hãy về đi, còn Hàng lại bộ thì ở lại đây đặng vào ra mắt mẹ ta mà giải điềm cho mẹ ta rõ.
Hàng Kỳ tuân lệnh ở lại vào ra mắt Địch thái hậu.


Lời bàn:
- Thù hận là nền móng gây ra biến loạn trong xã hội, nhưng thù hận bao giờ cũng bắt nguồn từ tham vọng con người. Kẻ nào tước đoạt quyền lợi của mình thì kẻ ấy sẽ bị mang thù hận đối với những kẻ tham vọng. Tham vọng cá nhân gây thù hận từ cá nhân đến tập thể và kéo theo những hành động bỉ ổi không thể lường trước được.
Trong cuộc sống con người, những kẻ vị tha không bao giờ rước thù hận vào người, còn kẻ vị kỷ thì luôn luôn thù oán hết người này đến người khác.
Đã thù hận với người khác thì tất nhiên cũng bị thù hận do kẻ khác đối với mình, cứ thế tiếp diễn mãi không thể cởi bỏ được.
Hãy đem cuộc sống mình phụng sự cho cái chung, đừng vì quyền lợi riêng tư mà tạo nên cừu hận. Đó là lẽ sống tốt nhất và cao cả nhất.Tuy vậy, ít ai làm được việc ấy.

hồi thứ mười ba
Vâng ý chỉ trừ an long mã
Bàn chiêm bao tiến cử anh hùng

Lộ Huê vương dắt Hàng Kỳ vào ra mắt Địch thái hậu và thuật lại lời bàn của Hàng Kỳ cho Địch thái hậu nghe.
Địch thái hậu nhớ đến việc Địch Quảng là anh mình thì lại càng buồn rầu hơn nữa, bèn hỏi Lộ Huê vương:
- Vậy con hãy cầm Hàng lại bộ lại nơi đó mà thết đãi, đặng chờ ngày ấy xem có quả như vậy mẹ sẽ ban thưởng.
Lộ Huê vương vâng lời cầm Hàng Kỳ ở lại mà thết đãi.
Bấy giờ Nam Thanh cung xảy ra một chuyện lạ. Nguyên lúc trước Ngọc hoàng có sai rồng đỏ hóa làm một con ngựa xuống giúp Tống Thái Tổ để gây dựng giang san. Đến nay thái bình rồi thì ngựa ấy trở về trời mà làm rồng lại, ai dè ngựa ấy lòng phàm chưa dứt, trốn xuống tỉnh Sơn Tây, phủ Tây Hà làm cho nước lụt tàn hại sinh linh hết mấy muôn mạng nên Ngọc hoàng giận dữ đày xuống làm long mã giúp Tống đánh Tây Hạ để lập công chuộc tội.


Rồng vâng chỉ xuống tại hoa viên, sau Nam Thanh cung ở nơi ao sen, chờ ngày giúp Tống.
Ngày kia quan coi vườn thấy ao sen nổi sóng thì thất kinh lật đật vào báo với Địch thái hậu và Lộ Huê vương hay.
Địch thái hậu nói:
- Vậy ta phải sai người lên Long Hổ sơn triệu pháp sư xuống mà trừ yêu quái ấy.
Hàng Kỳ nghe nói nghĩ thầm:
- Địch Thanh là học trò Quỉ Cốc, có lẽ trừ yêu quái được. Vậy lúc này may ra có dịp mà tiến cử nó, may ra có thể xuất thân được.
Nghĩ như vậy liền nói với Lộ Huê vương:
- Có một người tráng sĩ sức mạnh vô cùng, lại là học trò của Quỉ Cốc, hôm trước trừ được ngựa dữ tại Thiên Hơn kiều. Xin sai người triệu tráng sĩ ấy đến xem thử.
Lộ Huê vương hỏi:
- Tráng sĩ ấy bây giờ ở đâu?
Hàng Kỳ nói:
- Bây giờ đang ở tại nhà tôi.
Lộ Huê vương nói:
- Nếu đang ở nhà ngài thì phải sai người đến triệu lập tức.
Hàng Kỳ nói:
- Tuy đang ở nhà tôi nhưng không dám ra mặt.
Lộ Huê vương hỏi:
- Tại sao vậy?


Hàng Kỳ liền thuật hết mọi việc Bàng Hồng tới nhà bắt Địch Thanh cho Lộ Huê vương nghe.
Lộ Huê vương nổi giận lấy long bài trao cho nội giám bảo đến Ngự thơ lầu đuổi hết quân sĩ của Bàng Hồng đi, rồi triệu Địch Thanh đến lập tức.
Nội giám vâng lệnh làm y như vậy.
Địch Thanh được lệnh Lộ Huê vương theo nội giám đến Nam Thanh cung vào ra mắt Lộ Huê vương.
Lộ Huê vương hỏi:
- Nơi ao sen phía sau cung có một con yêu quái, hình tựa giống rồng xanh, phá phách rất dữ, không ai trừ nổi. Nay có Hàng thượng thơ tiến cử tráng sĩ là học trò Quỉ Cốc, học được phép trừ cọp bắt rồng. Vậy tráng sĩ có thể trừ con yêu quái đó hay không?
Địch Thanh nghĩ thầm:
- Thuở nay mình theo thầy  học võ nghệ, đâu có học phép trừ yêu. Nay chú mình đã tiến cử không lẽ từ chối.
Nghĩ như vậy liền nói:
- Loài yêu ấy để tôi trừ cho, xin điện hạ chớ lo.
Lộ Huê vương mừng rỡ truyền dọn tiệc thết đãi Địch Thanh.
Đêm ấy vào đêm 14 tháng 8, trăng tỏ như ban ngày, Lộ Huê vương khiến quân mở mấy tầng cửa sau vườn. Địch Thanh xách đao ra trước ao hét lớn:
- Nghiệt súc! Hãy mau lên mà nạp mình.
Tức thì ao sen nổi sóng, một con yêu quái mình mẩy đỏ như lữa từ dưới ao trồi lên. Địch Thanh coi lại thì quả là con rồng đỏ. Rồng ấy vung nanh múa vuốt và hét lên tiếng tựa như sấm. Địch Thanh cầm đao chỉ rồng nói:
- Nghiệt súc! Chớ nên làm dữ.
Con rồng liền nhảy lên bờ, há miệng vẫy đuôi xốc lại mà chụp Địch Thanh.
Địch Thanh ráng sức kháng cự một hồi, nhưng đánh không lại rơi đao xuống đất. Rồng xốc tới muốn nuốt Địch Thanh làm cho Địch Thanh cả sợ xuất tướng tinh là vì sao Võ khúc.
Rồng đỏ trông thấy hét lớn một tiếng, rồi nằm xuống hóa thành một con ngựa lớn, cao độ năm thước, sắc hồng hai mắt sáng như gương.
Địch Thanh thấy vậy cười lớn:
- Lạ chưa! Lúc nãy ngươi là con rồng mà bây giờ trở thành con ngựa. Hay là trời cho mình con ngựa này chăng?
Nói rồi bước tới rờ đầu con ngựa, nói:
- Ngựa ơi! Nếu ngươi muốn theo ta thì gật đầu ba cái.
Con ngựa nghe nói thì gật đầu lia lịa. Địch Thanh mừng rỡ lạy giữa thinh không cảm tạ trời đất rồi lên ngựa cho đi chầm chậm khắp bờ ao.
Quân sĩ trông thấy liền mở cửa vường chạy ra xem.
Địch Thanh nói:
- Tôi đã bắt được yêu quái ấy rồi. Nó đã hóa thành con ngựa long cu đây.
Lộ Huê vương chạy ra khiến quân bảo Địch Thanh dắt con ngựa ấy vào, rồi xem xét thấy sự việc kỳ dị như vậy vội vào báo với Địch thái hậu và Hàng Kỳ.
Hàng Kỳ khen Địch Thanh xứng danh một bậc anh hùng. Lộ Huê vương khiến quân cầm yên đem ra thắng vào ngựa ấy rồi lên cưỡi thử mà ngựa ấy không chịu đi, cất lên một cái làm Lộ Huê vương muốn té xuống đất, may có quân sĩ đến đỡ kịp.
Lộ Huê vương nói:
- Ngựa này không cho ta cưỡi. Hàng thượng thơ thử cưỡi cho ta xem.
Hàng Kỳ vâng lời lên cưỡi thì ngựa ấy cũng không cho.
Lộ Huê vương nói:
- Thôi! Ta thưởng con ngựa và bộ yên ấy cho ngươi.
Địch Thanh mừng rỡ tạ ơn.

Lời bàn:
Người xưa, theo quan niệm Đông phương, cấu tạo lẽ sống theo vận mệnh của trời đất, gọi là thời vận. Thời vận là sự vận chuyển của vũ trụ. Lúc đã đến thời thì những cơ may ồ ạt kéo đến, giúp cho vận mệnh đạt thành công.
Địch Thanh, lúc chưa gặp thời thì mọi rủi ro chồng chất, nhưng lúc thời đã đến thì cái gì cũng suông sẻ.
Tuy nhiên, theo lẽ trời bao giờ cũng phải dựa theo chân lý, mà chân lý là lẽ sống nhân đạo cuả con người. Kẻ biết tôn trọng chân lý thì dù có gian nan sớm muộn cũng gặp được điều lành, còn kẻ không tôn trọng chân lý dù có đạt được toại chí nhưng sớm muộn cũng bị luật nhân quả đào thải.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 200
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com