watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:25:4818/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Tình Sử Võ Tắc Thiên - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Tình Sử Võ Tắc Thiên
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 16

Hồi 4

Mị Nương làm Chánh Cung Hoàng Hậu

Võ Mị Nương bắt đầu gặp khó khăn.
Hai vị Quốc Công cùng các quan Trung Thư Lệnh và Thị Trung đều họp nhau phản đối việc truất ngôi Vương hậu và không chấp nhận Mị Nương lên thay.
Như thế là một mình Mị Nương phải một lúc đối phó với bốn vị lão thần.
Đứng đầu chính phủ trung ương đời Đường lúc ấy có ba cơ quan:
- Môn Hạ Tỉnh: lo thu nhận những báo cáo từ các nơi gửi về, đồng thời chuyển những mệnh lệnh, sắc chỉ của vua tới các quan thừa hành.
- Trung Thư Tỉnh: giúp Vua lo việc triều chính.
- Nội Các: hay Thượng Thư Tỉnh coi các bộ.
Treo pháp định, đứng đầu Nội các là quan Thừa tướng. Nhưng từ đời Đường Thái Tôn, vua thuờng kiêm nhiệm công việc của Thừa tướng, nên chức này trên thực tế không có nữa.
Điều khiển Nội các chỉ có hai vị Phó Thừa tướng là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ, cùng phẩm trật với Trung Thư Lệnh tức là vị quan đứng đầu Trung Thư Tỉnh.
Quyền hành tập trung trong tay vua và một nhóm triều thần thuộc Chính Sự Đường, tương tự như Hội đồng Tư Vấn. Tham dự hội đồng này gồm các quan từ tam phẩm trở lên hoặc các quan cấp thấp nhưng được phong hàm đồng Bình Chương Sự hoặc Tham Gia Cơ Vụ
.
Sau đây là các cơ quan và chức vị trong tổ chức triều đình. Các số ghi bên cạnh các chức vụ là để chỉ phẩm trật của vị quan đó (ví dụ: (1) Nhất phẫm (2) Nhị phẩm, vv.)
Tam Công (1) và Tam Cô (1):
Tam Công gồm Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo.
Tam Cô gồm Thiếu Sư, Thiếu Phó, Thiếu Bảo
Là những cố vấn tối cao của vua, như những vị lão thần có danh vọng. Tuy nhiên chỉ là hư hàm, không có nhiệm vụ và quyền hạn nhất định.
Hội đồng Tư Vấn hay Chính Sự Đường:
Thường gồm có quan Thị Trung, hai vị Thị Lang, quan Trung Thư Lệnh, hai vị Trung Thư Thị Lang, và các quan được vua chỉ định, phong cho đồng hàng tam phẩm.
Môn Hạ Tĩnh:
Gồm quan Thị Trung (1) và hai Thị Lang (2).
Trung Thư Tỉnh:
Gồm quan Trung Thư Lệnh (2) và hai Trung Thư Thị Lang (2).
Nội Các hay Thượng Thư Tỉnh:
Gồm các quan Thừa Tướng (2) thường không có trong thực tế, và hai Phó Thừa Tướng (2) là Tả Bộc Xạ và Hữu Bộc Xạ.
Ngoài ra còn có Thượng Thư (2) bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công.
Ngoài các cơ quan trên còn có Ngự Sử Đài gồm các quan Đô Ngự Sử (2), phó Đô Ngự Sử (4). Giám Sát Ngự Sử (4), v.v.
để lo việc giám sát chính quyền trung ương và địa phượng.
Về tư pháp có Đại Lý Viện trông coi việc xử án.
Đứng về phe Vương hậu hiện có các quan: Tả Bộc Xạ Toại Lương, hai Nguyên Soái Vô Kỵ, Thị Trung họ Hàn và Trung Thư Lệnh họ Lại.
Ngoài ra còn có Đại Tướng quân Lý Tích từng phò vua Thái Tôn đi chinh chiến, là một người thật thà, ngay thẳng, nhưng lập trường thiếu vững chắc.
Trước khi vào chầu, Vô Kỵ kể hết cho Toại Lương nghe về cuộc viếng thăm của Vua và Mị Nương cùng các chuyện đã xảy ra tại tư dinh của ông. Các triều thần đều có vẻ lo lắng như đang chờ đợi một cơn bão tố.
Họ phải tìm cách ngăn cản Vua, nhưng ai sẽ lên tiếng trước.

Dĩ nhiên Vô Kỵ là người đầu tiên phải gánh vác chuyện này, nhưng Toại Lương can:
- Tướng quân hãy để tại hạ tâu cho. Tướng quân là cậu của Hoàng Thượng sẽ khó ăn khó nói.
- Hãy để quan Trung Thư Lệnh tâu, có được không?
- Cũng không được. Chức vị đó đứng đầu bá quan. Nếu Hoàng Thượng khăng khăng không nghe lời thì sinh xung đột lớn.
- Còn chức Tả Bộc Xạ của đại nhân lại không lớn sao?
- Bản thân tại hạ không đáng kể. Tại hạ xuất thân từ một gia đình tầm thuờng, quan tước đối với tại hạ chỉ là tạm bợ. Đã hứa với Tiên đế, tại hạ phải làm tròn phận sự. Nếu không, làm sao tại hạ có thể gặp lại người nơi chín suối.
Các triều thần xếp hàng để vào chầu khi nghe chuông rung.
Vua lâm trào, ngự trên ngai, Võ Mị Nương ngồi phía trong, sau một tấm màn bằng lụa, để theo dõi buổi chầu mà nàng biết sẽ có liên quan rất nhiều đến nàng.
Cao Tôn mở lời trước. Vua kể chuyện Hoàng hậu dùng tà pháp trù ếm ông. Như vậy bà không còn xứng đáng làm bậc mẫu nghi thiên hạ, cần phải truất ngôi.
Toại Lương bèn bước ra, tâu:
- Muôn tâu Bệ Hạ, xin Bệ Hạ hãy xét lại. Hoàng hậu là người do Tiên đế chọn. Khi hấp hối, Tiên đế bảo hạ thần: Đây là con hiền, dâu thảo của trẫm. Trẫm gửi lại cho khanh.
Chính Bệ Hạ cũng nghe thấy. Hoàng hậu là người tốt. Không có bằng cớ gì chắc chắn chứng tỏ Hoàng hậu đã phạm tội. E rằng khó có thể truất ngôi Hoàng hậu được.
Cao Tôn bình tỉnh lấy ra hình nhân bằng gỗ:
- Hãy xem đây.
Rồi Vua đưa hình nhân cho mọi người xem. Các quan thấy một chiếc đinh nhọn đóng ngay giữa tim của hình nhân, trên thân hình nhân có ghi đầy đủ tên họ, tử vi của Cao Tôn.
Toại Lương vẫn thản nhiên:
- Sao Bệ Hạ không điều tra? Chắc chắn có nhiều người dính líu vào vụ này: Người đẽo tượng, các tòng phạm, những người dự kiến, và một tay phù thuỷ. Các thị nữ phải biết một trong những người đó. Cứ hỏi chúng là ra hết. Sao Bệ Hạ có thể chắc rằng vụ này không phải do tay một người khác muốn vu hại Hoàng hậu?
Vua ngồi yên.
Quan Trung Thư Lệnh tiến ra tiếp lời Toại Lương:
- Xin Bệ Hạ tha tội cho những lời không phải của hạ thần. Thay đổi Hoàng hậu một cách khinh xuất rất có hại cho xả tắc. Hạ thần e rằng sẽ có nhiều xáo trộn trong triều đình, cũng như ngoài dân chúng. Hạ thần cũng đồng ý với quan Tả Bộc Xạ là không nên phế Hoàng hậu.
Khi Vô Ky dợm bước ra tâu thêm, vua tức giận quát lớn:
- Lui ra hết !
Buổi chầu chấm dứt ngang.

Tối hôm đó, một số triều thần họp riêng tại tư dinh Vô Kỵ. Vì hồi chiều họ được tin Lưu Sử bị bãi chức. Ông là cậu ruột của Vương hậu và từng giữ chức Trung Thư Lệnh.
Chính bởi Mị Nương đã bắt đầu hành động.
Trong buổi họp mọi người đều tỏ ý bất mản và quyết định sẽ tiếp tục tranh đấu.
Riêng Toại Lương định tâm sẽ ra mặt quyết liệt vào buổi chầu sáng hôm sau.
Cao Tôn lâm trào, mở đầu bằng câu nói của Mạnh Tử:
- Trong các tội bất hiếu, tội nặng nhất là không con nối dỏi. Vương hậu không có con trai, Mị Nương có hai đứa. Vậy ý trẫm đã quyết.
Toại Lương thong thả bước ra, quỳ trước bệ rồng, hai tay nâng thẻ ngà (thẻ này các quan đều phải cầm ở tay khi vào chầu), và chậm rãi tâu:
- Muôn tâu Bệ Hạ, thần muốn nhắc nhở Bệ Hạ về di ngôn của Tiên đế. Vả chăng lời thần đã hứa với người trước mặt Bệ Hạ. Nay Bệ Hạ quyết ý như vậy, thần cũng không còn gì để nói. Thần xin hoàn lại Bệ Hạ tấm thẻ hầu trào này. Xin Bệ Hạ tha thứ cho tội vô lễ của hạ thần.
Nói dứt, Toại Lương đặt tấm thẻ ngà trước bệ rồng, rồi lạy dập đầu xuống đất nghe binh binh để tỏ ý phản đối.
Cao Tôn rất kinh ngạc trưởc cử chỉ và lời nói vô lễ của ông. Vua chưa kịp nói gì thì một giọng nói trong trẻo và lạnh lùng vọng ra từ sau bức màn:
- Đem tên khốn nạn đó ra mà giết đi !
Vô Kỵ vội tâu:
- Toại Lương can gián Bệ Hạ chỉ vì bổn phận. Không nên trách phạt.
Cao Tôn phán:
- Hãy đem y ra !
Buổi chầu một lần nữa gián đoạn nữa chừng.
Toại Lương bị bãi chức Tả Bộc Xạ và bị biếm ra làm Thứ Sử tại một quận miền rừng núi đất Qui Châu, Hình phạt này thường áp dụng cho các đại thần phạm tội nghịch ý vua.
Toại Lương ra đi không ân hận điều gì. Ông chỉ buồn là không biết sẽ còn những chuyện gì xảy ra nữa.
Với sự giựt dây của Mị Nương. Cao Tôn có những quyết định táo bạo và độc đoán.
Vua không cần nghe lời các đại thần can gián.
Cao Tôn và Mị Nương để ý thấy trong buổi chầu mới rồi, Lý Tịch không đến dự. Có lẽ ông là người dễ bảo hơn mấy người kia. Hiện ông đã được phong làm Quốc công.
Cao Tôn đang cần một vị có tước nãy để làm lễ tấn phong Hoàng hậu.
Vua gọi ông vào để hỏi ý kiến.
Ông đáp:
- Ấy là việc riêng trong gia đình của Bệ Hạ, kẻ bề tôi đâu dám dị nghị gì.
Vua rất mừng, bèn xuống chỉ truất ngôi Vương hậu và phong cho Mị Nương làm Chánh Cung Hoàng Hậu.
Tin này đồn ra ngoài làm dân chúng rất xúc động và là đầu đề cho mọi người đàm tiếu. Họ còn thêm mắm thêm muối để biến câu chuyện thành một vụ bỉ ổi ghê gớm. Họ bảo tân Hoàng hậu từng làm vợ của vua cha. Bà đã đi tu và đáng lẽ bây giờ còn là bà vãi chùa Hưng Long ; bà có con với Vua từ hồi còn là nữ ni v.v... Vậy bà là một con điếm. Khắp các trà đình tửu quán, đâu đâu cũng có tiếng sầm sì, bàn tán.
Vô Kỵ nằm bẹp ở nhà, nghiền ngẫm nỗi buồn của mình.

Ngày lễ tấn phong được định vào tháng mười một, tức một tháng sau đó. Buổi lễ sẽ được cử hành cực kỳ trọng thể với đầy đủ nghi thức hơn cả lễ đăng quang của một vị Hoàng đế, để chứng tỏ Võ Mị Nương là Hoàng hậu chính thức. Vả lại, những gì xa hoa, lộng lẫy đều hợp với bản tính của Mị Nương.
Hứa Kỉnh Tôn, vị sử gia khôn ngoan của chúng ta, đương nhiên đứng ra phụ trách phần nghi thức của buổi lễ. Có đến hàng ngàn việc y phải lo trong vòng một tháng trời: lễ phục, xe, ngựa, ngọc ấn, âm nhạc, vũ công người giúp vui, tiếp tân, sửa soạn cho các Hoàng tử và Công chúa, sắp đặt triều thần. vv.
Ngày lễ tới. Tiếng đàn ca nhả nhạc tưng bừng. Chánh điện chật ních các vị đại thần.
Thị nữ đỡ Mị Nương ra. Trông nàng hôm nay thật lộng lẫy với chiếc vương miện đầy châu ngọc sáng chói và chiếc áo triều phụng rực rỡ ; hài và thắt lưng đều có thêu chỉ vàng như Hoàng đế. Từ cách ăn mặc đến cử chỉ trông nàng đúng là một bà Hoàng. Nàng rất điềm tĩnh và bình thản nhận lấy hộp Ngọc đường tỷ ấn do Quốc công Lý Tích long trọng trao tận tay (khôi hài thay, ngày sau chính nàng cho người phân thây vị Quốc công này). Sau đó nàng bước lên ngai Chánh Hậu. Các đại thần đều đến chúc mừng.
Theo sự xếp đặt đặc biệt, sau buổi lễ tại chánh điện, Võ Hậu sẽ ra mắt tất cả quần thần lại Bảo tháp ngoài Tây môn. Chiếc xe ngựa đặc biệt dành cho Hoàng hậu vào những dịp đại lễ đã sẵn sàng. Đây là một chiếc xe lớn, thân xe màu xanh và vàng, có tám cửa sổ lộng khung kính và màn che màu đỏ, nóc xe và thành xe sơn son, quanh xe có cắm nhiều lông chim trĩ (tượng trưng cho Hoàng hậu). Những con ngựa kéo xe cũng được trang điểm rực rỡ. Chiếc xe được dẫn đường bởi một toàn kỵ binh ăn mặc rất đẹp.
Khi tới Tây môn, Võ Hậu bước lên Bảo tháp và đứng lại lan can trên sân thượng.
Bá quan văn võ và sứ thần của các nước chư hầu đều quỳ dưới chân tháp. Tất cả đều mặc lễ phục. Những người ở hàng đầu lễ phục đỏ thẫm, dây lưng vàng dát ngọc, là các vương tước và các đại quan từ tam phẩm trở lên. Phía sau họ, những người mặc áo tím, dây lưng vàng, là các quan tứ phẩm, những người mặc áo tím nhạt, dây lưng vàng, là ngũ phẩm. Những người mặc áo xanh lá cây, dây lưng bạc, là lục và thất phẩm, v.v.
Võ Hậu mỉm cười để đáp lại cử chỉ cung kính của các bề tôi. Sau đó bà trở về cung để chủ toạ một buổi tiếp tân đặc biệt dành cho phu nhân của các quan và các sứ thần chư hầu tại nội cung. Các phu nhân đều thán phục phong thái và vẻ ung dung của Võ Hậu. Họ cố quên đi nguồn gốc của bà. Có người nhận xét miệng bà hơi rộng, chứng tỏ bàn tính tham lam. Có người lại sợ ánh mất sắc như dao của bà, ánh mắt của những phụ nữ rất cương quyết. Bà không bao giờ ngượng ngập, luôn luôn thích gặp và nói chuyện với mọi người, và nhất là thích nghe mọi người tâng bốc. Ngày lễ hôm nay bà đã phá bỏ rất nhiều lệ cũ.
Sau buổi tiếp tân, một tiệc yến được dọn ra để đải khách, có các đoàn ca vũ tới trình diễn.
Cuộc vui kéo dài tới khuya khiến vua cũng mệt phờ râu.
Hồi 5

Võ Tắc Thiên

Võ Hậu được tấn phong vào tháng 11 năm 655, khi bà được ba mươi tuổi.
Tên bà được đổi là Võ Tắc Thiên. Bà mong mỏi và đã đạt được địa vị tôn quí nhất của một người đàn bà. Nhưng tham vọng của bà không phải chỉ có vậy.

Không ai hiểu được đàn bà trừ phi đã cưới họ làm vợ.
Cao Tôn đã nhận ra điều đó rất sớm.
Chỉ một tháng sau khi chính thức cưới Mị Nương, Cao Tôn đã nhìn ra bản chất của bà. Tuy vậy, ông vẫn có cảm giác khoan khoái vì có một người giúp ông đắc lực từng chuyện nhỏ cũng như chuyện bên ngoài. Ông nhận thấy Võ Hậu không phải chỉ là một món đồ chơi xinh đẹp như Triệu phi. Ông bắt đầu suy nghĩ về bà Quí phi này, cũng như về bà Hoàng hậu mà ông đã kết tội. Bỗng dưng ông cảm thấy tràn trề hối hận. Dù sao, ông cũng không để cho Võ Hậu thấy những ý nghĩ của ông.
Một ngày kia, Võ Hậu rời cung đi thăm vài người họ hàng. Cao Tôn bèn quyết định đi thăm hai người đàn bà đáng thương kia. Ông đi thơ thẩn về phía lãnh cung, trong lòng nóng nãy và có cảm giác như kẻ phạm tội.
Khi đến nơi ông thấy lãnh cung khoá kỹ, chỉ chừa một lỗ hổng ở bên cạnh để đứa cơm nước vào bên trong.
Thường thường các Hoàng hậu hay Cung phi có tội đều bị giữ tại lãnh cung, nhưng đâu đến nỗi bị nhốt giống tù như vậy.
Cao Tôn ghé miệng gần lỗ hổng và gọi:
- Ái hậu, ái phi ! Hai khanh đâu?
Một lát sau, giọng nói yếu ớt và buồn rầu của Triệu phi vọng ra:
- Sao Bệ Hạ lại gọi bọn thiếp như vậy. Bọn thiếp đâu còn là Hoàng hậu hay Quý phi nữa.
Ngừng một chút, Triệu phi lại tiếp, giọng có vẻ cầu khẩn:
- Xin Bệ hạ hãy vì nghĩa cũ mà tha bọn thiếp ra. Chỉ cần ra khỏi chốn này là bọn thiếp sẽ đội ơn Bệ Hạ muôn đời.
Cao Tôn cảm thấy bồi hồi xúc động. Ông an ủi:
- Hai khanh đừng lo. Trẫm sẽ liệu cách.
Cao Tôn quay về cung, tâm tư nặng trĩu. Ông cảm thấy vừa xót xa vừa hổ thẹn. Ông có biết đâu mấy đứa tâm phúc của Võ Hậu đã theo dõi ông và báo cáo cho bà biết ngay.
Võ Hậu thừa rõ ông là người yếu đuối về mặt tình cảm, nên bà đã tổ chức một hệ thống gián điệp hoạt động rất đắc lực. Tai mắt bà đặt khắp nơi để đề phòng những chuyện bất ngờ, ví dụ như chuyện vua đến thăm Hoàng hậu ngày hôm nay, hoặc chuyện vua lẻn đem ni cô nào đó vào cung để lật đổ bà, như bà đã từng lật đổ Vương hậu.
Khi Võ Hậu về tới cung, bà được báo cáo đầy đủ về cuộc viếng thăm lén lút của Vua.
Hiển nhiên Vua hãy còn nhớ tới người cũ. Bà sẽ cho họ biết tay.
Cao Tôn chưa kịp hỏi han gì, Võ Hậu đã chặn trước. Bà vặn hỏi vua về vụ xuống lãnh cung thăm Hoàng hậu và Triệu phi, nhưng Vua một mực chối. Cuối cùng Võ Hậu nói:
- Nếu Bệ Hạ không đi thăm họ thì hay lắm.
Võ Hậu không phải người có thể chấp nhận được việc vua đoái thương đến hai người đàn bà kia. Bà sẽ chấm dứt hành động này, không những để trả thù hai người đàn bà xấu số đó, mà còn cảnh cáo các cung phi, mỹ nữ khác. Bà sẽ cho tất cả một bài học. Là đàn bà, bà biết đàn bà nguy hiểm như thế nào.
Võ Hậu ra lệnh cho thuộc hạ đánh hai người đàn bà khốn khổ mỗi người một trăm roi. Sau đó bà cho chặt hết chân tay họ rồi ngâm trong hầm rượu.
Bà nói:
- Hãy cho chúng hưởng những cảm giác mê ly tận xương tuỹ cho đến khi chúng biến thành nước...
Vài ngày sau, hai người đều chết vì không chịu nỗi sự hành hạ.
Được tin này, Võ Hậu chỉ mỉm cười. Nghe lời Hứa Kỉnh Tôn,
Võ Hậu biếm tất cả họ hàng, thân thích của Vương hậu và Triệu phi ra Quảng Đông, một miền đất xa xôi ở phía Nam. Võ Hậu còn đòi Cao Tôn phải cho người đào mộ thân phụ Vương hậu (một vị quốc công) để bầm thây.
Vua thấy làm như vậy lá quá bất nhân nhưng cũng nghe theo.
Từ đó Võ Hậu càng ngày càng độc ác.
Thêm vào đó, bà lại có một lối chơi chữ cay độc: Bà lấy làm thú vị khi nghĩ ra chữ Vương vần với "hổ mang" và chữ Triệu đồng âm với "kên kên", thế là bà xuống chỉ bắt mọi người kêu những người còn lại trong hai họ này là bọn "hổ mang" và bọn "kên kên".
Giai đoạn đầu của đời bà chấm dứt, đánh dấu một thành công rực rỡ trên xác chết của hai người đàn bà khác.
Võ Hậu có thân hình đẹp đẽ da thịt thơm tho... nhưng tất cả chỉ là nọc độc giết người.
Cao Tôn không khác gì con cá đớp miếng mồi ngon, đến khi cảm thấy lưỡi câu đã mắc vào ruột mình thì có muốn nhả ra cùng không được nữa.
Cao Tôn đau đớn và rùng mình vì những cảnh chém giết không cần thiết.
Tại sao không để cho họ một cái chết nhẹ nhàng hơn, như tự treo cổ để khỏi đau đớn.
Ông cảm thấy tai hoạ chụp xuống hai người đàn bà đó như chụp xuống cả chính ông. Trước đó, ông không hề hay biết các hành động dã man đó. Ông tự hỏi ông là vua hay chỉ là một đứa ăn mày? Lương tâm ông bắt đầu nổi dậy chống lại người đàn bà độc ác, nhưng ông không nói gì. Chiến tranh lạnh bắt đầu.
Dần dần mọi người hiểu mục đích của Võ Hậu khi bà hành động tàn bạo như vậy. Bà muốn trong nhà phải được quét sạch sẽ, hay
nói cách khác chế độ đa thê phải chấm dứt, dù là Vua cũng vậy. Nhiều thê thiếp quá, Vua chỉ đuối sức thêm ! Vậy không cần cung phi, mỹ nữ gì nữa. Tuy nhiên, để Vua khỏi mất mặt với các Vương hầu, bà sẽ giữ lại một số cung nữ để phụ tá Vua trong việc giử gìn đạo đức.
Với mục đích bảo vệ luân lý, bà đặt ra hai chức phụ tá đạo đức thay thế bốn cung phi, và bốn chức giám sát tinh thần thay thế chín cung tần, để giúp Vua và nhắc nhở Vua khỏi lạc bước vào cảnh mê sa tội lỗi.
Đàn ông sinh ra có người tự nhiên đạo đức, có người bị bắt phải đạo đức. Cao Tôn ở trong đám người thứ hai. Hành động của Võ Hậu khiến ông xa lánh mọi người, ông sống trong cắn rứt và đau buồn. Tình yêu của ông đối với Võ Hậu đã biến thành sự sợ hãi. Ông có cảm tưởng như mình đã lấy phải một con báo gấm. Hình ảnh con báo nãy luôn luôn theo ông vào giấc ngủ và tạo nên những giác mơ hãi hùng.
Người ta không thể yêu đương một người đàn bà mà người ta sợ hãi và chán ghét cùng cực. Tuy chưa già (mới hai mươi tám tuổi), ông đã cảm thấy bà vợ không còn kích thích được ông nữa. Điều này càng cảm ông xấu hổ và hối hận. Ngọn lửa ham muốn của ông đã bị Võ Hậu dập tắt. Đây là lý do mà mãi sáu năm sau Võ Hậu mới sinh được người con thứ tư tên là Đán (ba người con trước là: Hoằng, Hiền và Triết) và là nguyên nhân đưa đẩy Võ Hậu vào những cuộc ngoại tình liên miên.
Ngoài ba mươi tuổi, Cao Tôn mắc bệnh thần kinh, thường nhức đầu, choáng váng và bị một số chứng bịnh khác mà các quan Thái y không tìm ra. Tóc ông bắt đầu bạc. Tính ông càng ngày càng nhút nhát, ông ghét việc triều chính, thường để mặc Võ Hậu thao túng.
Điều mong ước duy nhất của ông là hãy để ông yên.

HOMECHAT
1 | 1 | 204
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com