watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:01:4218/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Tình Sử Võ Tắc Thiên - Trang 11
Chỉ mục bài viết
Tình Sử Võ Tắc Thiên
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 11 trong tổng số 16

Hồi 16

Thánh Mẫu xuống trần

Buổi lễ tiếp đón Bia Thánh Linh bị trì hoãn vì cuộc khởi loạn của các Vương tước. Mãi đến khi dẹp loạn xong và trừ khử hết các nhân vật đầu não, Võ Hậu mới cho tổ chức lại. Đây là một trong những dịp vui mừng nhất của triều đại. Bà trịnh trọng xuất hiện trong bộ lễ phục lộng lẫy với một chiếc vương miện có mười hai giải ngọc che mắt.
Sau buổi lễ tại Suối Thánh Linh, tấm bia đá được đặt lên kiệu đem về để trong điện Minh Đường - tức Đền Thờ Muôn Vật -. Đến ngày tết Nguyên đán 689, Võ Hậu đăng điện để các triền thần vào chúc mừng.
Võ Hậu ngồi trên ngai, trong tay cầm một tấm thẻ ngọc. Trước mặt bà là bảy chiếc bảo bình dùng trong việc thờ phụng Phật Cười. Trừ những nếp nhăn xung quanh càm mà phải nhìn gần mới thấy, trông bà hoàn toàn tươi tắn và khương kiện. Bà có dáng điệu tự mãn của một con mãng xà vừa nuốt xong một chú thỏ và đang cuốn mình ngủ ngon. Gần đó là chiếc kiệu và tấm Bia Thánh Linh.
Đặc biệt năm nay ngôi điện được trang hoàng cực kỳ rực rỡ, chỗ nào cũng thấy ánh vàng sáng chói. Sư Hoài Nghĩa đã chi phí không biết bao nhiêu tiền bạc trong công tác này. Với tư cách Hộ quốc Thiền sư, gã hiện diện trong buổi lễ với chiếc tăng bào màu đỏ, lấp lánh đồ trang sức.
Đán cũng có mặt trong buổi lễ vì chàng sẽ phải dâng hương sau khi Võ Hậu làm lễ.
Đang lim dim, mắt Võ Hậu bỗng sáng rực một cách hoan hỉ khi các đại thần tiến lên quỳ trước mặt bà và tung hô chục mừng triều đại mới của Thánh Mẫu. Các triều thần đều biết rằng sinh mạng và, thực tế hơn, chức vị của họ đều nằm trong tay bà.

Trong suốt mấy tháng cuối năm 689 và đầu năm 690, việc giết chóc vẫn xảy ra liên miên, mặc dù các vương tước nhà Đường còn lại chẳng bao nhiêu.
Tháng bảy năm 690, hai tháng trước khi nhà Chu chính thức ra đời, cảnh giết chóc hàng ngày trở nên cực kỳ man rợ.
Thượng đế đã sai Thánh Mẫu xuống trần để giết hại sinh linh !
Trời là chỗ nương tựa cuối cùng mà giờ đây dân chúng cũng hoàn toàn mất tin tưởng. Trước kia dân chúng còn mong nhà Đường khôi phục, nhưng hiện thời họ lại mong nhà Đường bị tiêu diệt sớm ngày nào hay ngày ấy để họ thoát khỏi kinh hoàng. Võ Hậu cũng biết như vậy. Bà tin chắc rằng khi bà lên ngôi Hoàng đế, sẽ không còn ai phản đối hay miễn cưỡng tán thành.
Tôn thất nhà Đường chỉ còn lại Lý Triết và Lý Đán hiện đang bị giam lỏng. Võ Hậu không giết hai người vì bà có quan niệm của một tay cờ bạc nhà nghề luôn luôn bớt lại vài quan tiền trong túi. Triết và Đán về sau đều được đặc ân đổi thành họ Võ.
Cuộc tàn sát chấm dứt vào năm 691, nhưng đến năm 693 lại xảy ra một vụ ghê tởm khác.
Vương Quốc Quân, một thuộc hạ của hung thần họ Lại, được gửi ra Cam Túc để điều tra vì có dư luận rằng đám vợ goá con côi của các vị Vương tước đang than phiền về tình cảnh bơ vơ của họ.
Khi tới nơi, gã cho gọi tất cả những người này vào và ra lệnh cho họ tự treo cổ hết.
Bọn đàn bà trẻ con la ó phản đối.
Gã bèn cho người dẫn tất cả ra bờ sông rồi tàn sát và vất xác xuống sông.
Sau đó gã về triều thản nhiên báo cáo rằng họ tính phản loạn và gã đã may man ngăn chận kịp thời.
Lập tức gã được phong làm Đại Phu.
Thấy họ Vương được trọng thưởng, các tên khác cũng tranh nhau xin đi các nơi để điều tra những vụ tương tự. Thế là một bọn tham quan được gửi đi các tỉnh Tứ Xuyên, Quí Châu, Quảng Tây và Vân Nam để dò xét những gia đình bất hạnh đang sống trong cảnh tha phương cầu thực.
Kết quả, có tên giết hàng ngàn người để lập công.
Chúng đua nhau tàn sát không cần biết họ có tội hay không.
Giữa lúc đang say sưa chém giết, hai tay nhuộm đỏ máu người, Võ Hậu hạ một sắc chỉ cấm dân chúng mổ heo vì bà đã trở thành một tín đồ Phật giáo, không bao giờ thích sát sinh !

Hồi 17

Triều đại mới: Nhà Chu thứ hai

Khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng tám năm 690 là thời góp gió để sửa soạn cho một trận bão chịnh trị.
Đã đến lúc thuận tiện nhất để Võ Hậu phế hẳn nhà Đường. Bộ mặt giả đạo đức. Vợ trung thành với gia đình nhà chồng không còn cần thiết nữa. Bà ra mặt muốn chấm dứt chế độ cũ bằng giấy tờ.
Võ Hậu, Thừa Tự, Công chúa Thái Bình và Hoài Nghĩa xúm nhau vào điều nghiên kế hoạch thật tỉ mỉ.
Cuộc cách mạng được dự trù vào tháng chín và Đại Vân Kinh công bố trước đó hai tháng. Cuốn kinh nãy kể chuyện mười nhà tu được trời mách bảo cho biết Phật Cười tái sinh xuống trần gian làm Võ Tắc Thiên.
Võ Hậu hạ chỉ bắt sao cuốn kinh lại thành nhiều bản và gởi khắp các am, miếu và đền thờ.
Bốn tháng sau, hai ngôi đền mới gọi là Đại Vân Am được xây tại Trường An và Lạc Dương để tàng trữ kinh này. Các thầy tu được lệnh thuyết giảng các bài kệ trong cuốn kinh.
Có chín vị rất sốt sắng trong công tác này và được phong tước Bá. Như vậy Võ Hậu đã công khai thừa nhận câu chuyện thần thoại trên là đúng sự thật.
Ngày mồng ba tháng chín, một phái đoàn do Phó Hữu Nghị -người Trường An- cầm đầu, đại diện cho chín trăm thường dân đến cỗng Hoàng cung xin vào gặp Võ Hậu.
Họ dâng lên một lá thư bày tỏ ý nguyện của dân chúng xin phế bỏ triều đại cũ để nhà Chu sớm ra đời và xin đặc ân cho Thái tử Đán được đỗi thành họ Võ.
Võ Hậu mỉm cười để vỗ về đám người. Bà thực sự cảm động, tuy bà thừa biết tại sao họ lại muốn vậy. Bà khiêm nhượng từ chối và để lá thư sang một bên. Bà cũng không quên phong cho Phó Hữu Nghị làm Cấp Sự Trung, một chức quan lớn trong Môn Hạ Tỉnh.

Vài ngày sau một đoàn người đông gấp bội gồm các sư sãi, thương gia, quan lại, vương công và tù trưởng dưới sự hướng dẫn của Thừa Tự, đã kéo nhau vây quanh Hoàng cung lớn tiếng yêu cầu lập triều đại mới.
Một phái đoàn được cử vào ra mắt Võ Hậu và họ đã dâng lên một bản thỉnh nguyện có sáu chục ngàn - người ký tên !
Chắc hẳn đã có bàn tay sắp đặt của Thừa Tự, nhưng sao hắn không cho bà hay? Bà tràn ngập vui sướng, một nỗi vui sướng bất ngờ. Sáu chục ngàn người thuộc đủ các tầng lớp ! Thêm vào đó Thái tử Đán cũng viết một bức thư xin cải làm họ Võ.
Trước lòng nhiệt thành của mọi người như vậy, làm sao bà có thể từ chối được !
Bà hứa sẻ xét lại xem có phải thực sự toàn dân muốn vậy không.

Người ta kể rằng vào ngày mồng năm tháng chín năm đó, hàng trăm chim sẻ tụ tập và đua nhau hót trên mái Đền Thờ Muôn Vật. Thượng đế đã sai chúng tới.
Nhưng một chuyện lạ hơn nữa là sự xuất hiện của chim phượng hoàng, một giống chim thần chỉ xuất hiện khi có bậc thánh hiền hay tiên tri ra đời. Một con phượng hoàng đã bay vào khu ngự uyễn phía Tây Hoàng cung rồi bay về phía Tây Nam. Vài người đã trông thấy, rồi hàng trăm người trông thấy, và cuối cùng tất cả triều thần đều cả quyết trông thấy tận mắt. Chỉ những kẻ ngu mới không trông thấy !
Võ Hậu không thể, và không muốn, cưỡng lại ý chí của toàn dân và sự uỷ thác của Thượng đế.
Vào ngày mồng bay tháng chín, bà đã phê một chữ Thuận rất khiêm nhượng trên bản thỉnh nguyện của dân chúng.
Ngày mồng chín bà xuống chỉ phế bỏ nhà Đường và thiết lập một triều đại mới gọi là Nhà Chu, niên hiệu Thiên Mệnh 690.
Võ Hậu xuất hiện tại Bảo tháp ngoài cung chính Hoàng cung và cho đọc chiếu chỉ. Ngoài ra bà còn hạ lệnh đại xá tù phạm.
Hung thần họ Lại đã cho giết hết những tù phạm quan trọng trước khi lệnh đại xá ban ra.
Ngày mười hai bà tự xưng là Hoàng đế Hiển Thánh. Tham vọng của bà đã được thực hiện. Giờ đây bà là một Nữ Hoàng Đế chứ không còn là Hoàng hậu như xưa nữa.
Cùng ngày hôm đó, Thái tử Đán được đặc cách đỗi tên thành Võ Đán.
Ngày mười ba tháng chín, tất cả Vương tước nhà Đường bị xoá bỏ khỏi danh sách quí tộc để thay thế bằng tên của các Vương tước mới như Thừa Tự, Tam Tư và mười hai người cháu khác của Võ Hậu. Các cháu gái của bà cũng đều được phong làm Công chúa. Trong lúc đó thì Thái miếu họ Võ được khánh thành tại Lạc Dương. Các bài vị đã được mang từ Trường An tới đặt tại đây từ trước. Trước kia - năm 684 -, tổ tiên năm đời của Võ Hậu đã được truy phong tước Vương, giờ đây được nâng lên hàng Hoàng đế và Hoàng Hậu, và được thờ phụng theo đúng lễ nghi.
Còn Thái miếu họ Lý bị giáng xuống thành Đạo Đức miếu. Thái miếu nhà Đường gồm bảy ngôi đền, bốn ngôi bị đóng cửa, chỉ có ba ngôi thuộc ba đời sau cùng được tiếp tục dâng hương vào bốn mùa.
Giấc mộng của Võ Hậu đã thành sự thật.
Chắc hẳn bà đang cười khoái trá. Nhưng có một người từ lâu vẫn yên lặng ngồi xem những diễn biển của tấn tuồng.
Người đó sau này trở nên một vĩ nhân, tên tuổi được lồng vào những giai thoại thần kỳ và đáng kể hơn hết ông đã qua mặt được Võ Hậu để khôi phục lại nhà Đường. Ông hiện giữ chức Phó Thượng Thư bộ Hộ. Với óc nhận xét tình tế, ông biết chưa tới lúc hành động, và ông kiên nhẫn chờ đợi. Sự bình tỉnh của ông sánh ngang với Võ Hậu tên ông là Địch Nhân Kiệt.

HOMECHAT
1 | 1 | 228
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com