watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
17:16:3518/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Tình Sử Võ Tắc Thiên - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Tình Sử Võ Tắc Thiên
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 16

Hồi 2

Mị Nương trở lại Hoàng cung

Vua Thái Tôn băng hà vào ngày 26 tháng 5.

Tin này được giữ kín cho tới khi các biện pháp an toàn được thi hành triệt để. Cao Tôn được hộ giá về triều.
Bốn ngự ngự lâm quân được đặt ở dọc đường để chờ đưa linh cửu về kinh đô. Ba ngày sau, linh cửu mới được đem về đặt tại điện Thái Ất.
Mọi việc đều êm xuôi.

Ngày mồng một tháng sáu, Vua Cao Tôn làm lễ đăng quang.
Mãi tới tháng tám thi hài vua Thái Tôn mới được an táng.
Mấy ngày sau khi vua Thái Tôn mất, hơn mười công nương đã từng hầu hạ Vua được đưa tới chùa Hưng Long để làm lễ xuống tóc.
Nàng Võ Mị Nương cũng ở trong số này.
Suốt mấy đêm làm lễ cầu siêu cho Thái Tôn.
Mị Nương được cử hầu hạ Cao Tôn.
Căn phòng đặt linh cửu Thái Tôn chỉ lờ mờ trong ánh sáng bạch lạp, mùi hương trầm toả ra xức nức.
Thế là hai người có nhiều dịp tâm sự riêng với nhau.
Cao Tôn phải túc trực bên quan tài, còn Mị Nương lâu lâu vào dâng trà, hay thay Vua thức canh những khi Vua mệt.
Trong thời gian này, quả thực Mị Nương giúp đỡ Vua và Hoàng hậu rất nhiều.
Người ta nhận thấy rằng khi mọi người khóc thì nàng là người khóc thảm thiết hơn hết.

Vua Cao Tôn đã lợi dụng những lúc chỉ có riêng hai người trong phòng để nói chuyện với Mị Nương.
Vua nói:
- Thế là nàng sắp lìa bỏ ta.
Mị Nương đau đớn trả lời:
- Thiếp đâu có muốn xa Bệ Hạ, nhưng biết làm sao bây giờ? Bệ Hạ và thiếp sẽ phải mỗi người một ngã. Thiếp chẳng hy vọng gì còn có cơ hội đặt chân vào nơi thâm cung nữa, nhưng lòng thiếp vẫn để trong cung muôn đời không thay đổi.
Nàng không muốn lìa ta thật chứ?
- Bệ Hạ không tin sao? Thiếp vẫn ước ao tình thế không éo le như thế này để thiếp có thể hầu hạ bên Bệ Hạ. Nhưng đó chỉ là ước mơ hão huyền. Thiếp chỉ còn biết mong sao Bệ Hạ đừng quên thiếp là
thiếp toại nguyện lắm rồi.
- Quên nàng ư? Điều đó không thể có đâu.
- Thiếp biết Bệ Hạ không đành tâm.
Thỉnh thoảng xin Bệ Hạ ghé lại để thiếp được thấy long nhan Bệ Hạ nhé. Còn về phần thiếp, đời thiếp như thế kể như đã hết.
- Nàng đừng nói vậy, nàng còn trẻ lắm.
- Đã vào đến đây thì trẻ hay không cũng thế thôi.
- Tình cảnh nàng tuyệt vọng như vậy sao?
- Chẳng lẽ thiếp nói sai?
Cao Tôn yên lặng.
Mị Nương nhìn Vua trong giây lát rồi nói:
- Dù Bệ Hạ là đấng Thiên Tử. Bệ Hạ cũng không thể làm gì hơn !
- Thật vậy sao? Sao ta lại không làm được?
- Bệ hạ đừng làm những chuyện điên rồ. Thiếp chỉ xin Bệ Hạ hãy tưởng nhớ đến mà tới thăm. Thiếp muốn được gặp lại Bệ Hạ.
- Được, trẫm hứa.
Đó là lần cuối cùng hai người gặp riêng nhau.
Mấy ngày kế tiếp Cao Tôn bận rộn lo việc ma chay.
Xung quanh Vua lúc nào cũng đầy những triều thần và nội thị.
Mị Nương đã bắt đầu tỏ ra là một người nhiều thủ đoạn. Nếu là người đàn bà khác bị Vua gửi vào chùa thì chỉ biết than trời trách đất, rồi an phận tu hành. Nhưng Mị Nương đã hành động. Chính điểm khác người đó đã đưa nàng tới chổ thao túng thiên hạ sau này. Nàng biết nếu muốn thành công, nàng phải có một người giúp đở đắc lực và phải duy trì liên lạc với nội cung. Vì vậy trước khi rời cung, nàng thu góp đồ đạc, rồi đem những món trang sức quý giá phân phát cho đám thị tì. Riêng Lan Anh, người tì nữ riêng của nàng. Nàng đã tặng một chiếc nhẫn hồng ngọc rất lớn, một chiếc áo lông chồn và ba rương đầy lụa là gấm vóc đặc biệt. Nàng còn đem tặng Vương phi một chiếc nhẫn ngọc bích thật lớn và sáng khác thường.
Nàng nói với Vương phi:
- Xin tặng Phu nhân chiếc nhẫn này để tỏ lòng kính mến của tôi đối với Phu nhân và để đánh dấu nhưng ngày tôi được sống vui vẻ bên Phu nhân.
- Công nương đừng làm thế. Hãy giữ lấy mà dùng.
- Đồ trang sức đối với tôi đâu còn giá trị gì nữa. Phu nhân đã đối với tôi rất tử tế, xin Phu nhân hãy nhận để nhớ tới lòng thành của tôi.
- Công nương tặng Triệu Phi vật gì?
- Tôi không tặng gì hết. Tôi chỉ mến có mình Phu nhân.
- Chúng ta không gặp lại nữa sao?
- Nếu muốn, thì Phu nhân ghé lại chùa Hưng Long. Tôi không thể về cung thăm phu nhân được, nhưng Phu nhân có thể tới đó gặp tôi. Tôi rất mong được Phu nhân tới viếng.
Đưa tay chỉ tì nữ Lan Anh, nàng tiếp:
- Lan Anh la đứa tớ tận tâm nhất của tôi. Xin Phu nhân thâu dụng nó. Nó rất trung thành, có thể tin cậy được. Nếu Phu nhân cần một người tâm phúc thì nó rất xứng đáng.

Trong những ngày kế tiếp, Lan Anh thường tới chùa gặp Mị Nương để chuyển lời thăm hỏi và quà biếu của Vương phi, nhưng mục đích chính là để báo cáo với nàng những tin tức trong cung.
Qua sự trung gian của Lan Anh. Mị Nương theo dỏi mọi biến chuyển trong cung. Nàng biết Vương phi hiện đã là Hoàng hậu và đang gặp rắc rối: Hoàng hậu không có con trai. Theo lời khuyên của các lão thần, Hoàng hậu đem Lý Trung, con của một cung tần về nuôi và lập làm Thái tử.

Trong khi đó vua Cao Tôn tối ngày miệt mài bên Tây cung với Triệu phi. Vua đã mê đắm người đàn bà lẳng lơ nhưng khôn ngoan và khéo léo này. Nàng rất tinh ranh, hoạt bát và biết chiều chuộng. Nàng dám làm những việc mà một người đàn bà nết na, đàng hoàng không dám làm hoặc nghĩ tới. Hoàng hậu quả không phải là đối thủ của nàng. Mỗi khi hai người nói chuyện với nhau là một lần Hoàng hậu bị nàng dần cho nghẹt họng.
Thế là vua Cao Tôn bắt đầu nghe hai người than phiền về nhau. Vua được nếm mùi sống với hai người đàn bà ganh ghét, hằn học nhau ; luôn luôn vua phải tìm cách dàn xếp cho ổn thoả.
Qua cử chỉ của Cao Tôn, Vương hậu thấy rõ Vua càng ngày càng
lạnh nhạt với mình.
Tới ngày giỗ Thái Tôn, một buổi lễ được tổ chức long trọng tại chùa Hưng Long.
Vương hậu mời Vua đi dự lễ. Vua rất hân hoan nhận lời.
Hai người mang tì nữ Lan Anh theo, và trong suốt quãng đường từ cung ra tới chùa, hai người không nói với nhau một lời nào.
Cuộc thăm viếng của Vua được thông báo trước nên các ni cô trong chùa đều xôn xao. Họ mặc đồng phục màu nâu thâm và
xếp hàng tại đại điện để chờ đón đoàn người trong hoàng gia. Bộ quần áo tu hành vẫn không dấu được vẻ trẻ đẹp của một số ni cô.
Cao Tôn biết mặt nhiều người từ hồi họ còn ở trong cung. Khi họ quỳ xuống để tiếp đón.
Vua truyền tất cả đứng dậy và cho phép họ ngồi.
Lan Anh chạy tới hàn huyên cùng với Mị Nương. Sau đó là Hoàng hậu rồi tới Vua cũng bước lại hỏi thăm nàng.
Mị Nương chào họ mà nước mắt tuôn rơi.
Trong khi Vua và Hoàng hậu đi một vòng để thăm hỏi vị nữ ni trụ trì và các người quen.
Lan Anh kéo Mị Nương ra ngoài rồi kể cho nàng nghe những dự tính của Vương hậu. Bà đang tìm cách đưa Mị Nương trở về cung, là muốn dùng một con rắn độc để trị một con rắn độc, mượn tay Mị Nương để trừ khử Triệu phi. Mị Nương sẽ ăn đứt Triệu phi. Cao Tôn không hay biết gì về mưu toan này.
Sau lễ dâng hương và cầu siêu, Vua và Hoàng hậu được mời vãng cảnh chùa. Rồi một tiệc chay được dọn ra để mời Vua. Đặc biệt là khi dự tiệc, Mị Nương được phép ngồi cùng bàn vời Vua và Hoàng hậu.
Trong khi ăn uống, Hoàng hậu hoạt bát khác hẳn ngày thường. Bà luôn luôn đưa đẩy câu chuyện để bàn tiệc được vui vẻ.
Trái lại, Mị Nương giữ vẻ tư lự và rất ít nói. Sau khi được Lan Anh cho biết tin, nàng mãi mê suy tính, tâm hồn như để đâu đâu. Nàng chỉ dâng bánh cho vua có một lần, ánh mắt hai người thoáng gặp nhau.

Trước khi trở về cung, Hoàng hậu nói thầm với Mị Nương hãy chờ một vài ngày sẽ có tin vui.
Trong khi ngồi trên xe, Hoàng hậu nói với Vua:
- Mị Nương buồn lắm, thiếp muốn tìm cách giúp nàng. Vả lại thiếp cũng cần có nàng để bầu bạn. Thiếp định mang nàng về cung.
Vua có vẻ nghi ngờ:
- Thái hậu muốn vậy thật sao?
- Dĩ nhiên thiếp muốn thật.
- Vậy dễ lắm. Chỉ việc phái một chiếc xe đón nàng, nói là cần có nàng để lo việc tế tự trong cung.
Cao Tôn không dấu được nỗi vui mừng.
Đây chính là điều Vua hằng nóng lòng mong đợi. Vua không ngờ chính Hoàng hậu lại làm cho điều mơ ước này thành sự thật một cách dễ dàng như vậy. Mị Nương lại sẽ về cung để sớm hôm kề cận bên Vua.
- Ý kiến của ái hậu thật tuyệt diệu.
- Ngày mai trẫm sẽ cho người đón nàng về.
Vua cảm thấy một cái gì bất ngờ thích thú sắp xảy đến cho mình. Ngày mai sao mà lâu thế !
- Bệ Hạ mừng lắm nhỉ?
- Phải, trẫm mừng lắm. Ái hậu sẽ không ghen chứ?
- Thiếp sẽ không ghen đâu, bệ hạ đừng lo.
Tối hôm đó, Vương hậu nói với Vua:
- Chắc Bệ Hạ cho rằng thiếp ghen với Triệu phi? Thực ra thiếp không ghen. Thiếp không phải là người hẹp lượng. Là vua, Bệ Hạ được quyền có nhiều quý phi. Nhưng thiếp muốn trong nhà phải hoà thuận, yên vui. Thiếp muốn mang Mị Nương về để phục thị Bệ Hạ. Nàng rất kính trọng và trung thành với thiếp. Nàng và thiếp sẽ hoà thuận để cùng nhau săn sóc Bệ Hạ. Thiếp hết chịu nổi vẻ hỗn xược và khiêu khích của Triệu phi.
Hai ngày sau, Mị Nương được lén đưa vào cung bằng chiếc xe của Hoàng hậu.
Việc này được giữ rất bí mật, nhất là đối với Triệu Phi.
Nhưng rồi chẳng bao lâu nàng mang bầu, và đến khi chiếc áo tu hành rộng thùng thình của nàng không còn che được mắt các thị nữ, thì câu chuyện đổ bể.
Thực ra Triệu phi đã sớm biết chuyện này. Từ khi thấy Vua có vẻ đổi tính, thích ngự bên Chánh cung và ít lui tới với mình. Triệu phi đã buộc Vua phải nói. Và Vua đã thú thật hết với nàng.
Nàng không thể ngờ một người hay ghen tức và xấu mồm như Hoàng hậu lại phóng tâm sắp đặt như vậy. Chuyện này chắc chắn sẽ đồn đại ra ngoài, và mọi người sẽ coi đó là một vụ loạn luân.

Thấy được say mê, Mị Nương lại càng quyết tâm đem hết mánh khoé và vẻ quyến rũ trời cho để du hoặc ông vua trẻ tuổi lãng mạn. Nàng chỉ hơn Vua ba tuổi, nhưng lảo luyện gấp mấy lần. Nàng biết cách làm cho Vua hoàn toàn sung sướng. Nàng rất rành về khoa ân ái. Nàng đã học được những kinh nghiệm yêu đương của các công nương khác trong chùa Hưng Long. Họ đều là những người đi tu vì bắt buộc. Họ từng là những tay lão luyện trong nếp sống truy hoan, đã trải qua những cuộc ái ân điên đảo.
Mị Nương đã được ghi nhận là rất dẻo dai và táo bạo trong việc phòng the. Vì vua trẻ tuổi và thiếu thực tế kia làm sao mà thoát khỏi tay nàng. Vua đã mê mệt nàng, quên hết những người khác, quên cả Triệu phi, đúng như Vương hậu đã dự đoán.
Võ Mị Nương sắp đặt chương trình hành động để đạt đến mục tiêu.
Con đường đưa nàng tới uy quyền đã bắt đầu rộng mở.
Hồi 3

Củng cố địa vị

Võ Mị Nương nóng lòng muốn được mọi người biết mình là ái nương của Vua, vì quả thật Vua rất sủng ái nàng. Nàng không có gì làm Vua phải xấu hổ. Chẳng cần phải bưng bít dắu diếm nữa. Đứa con nàng sinh ra nàng muốn nó phải là Hoàng tử.
Nàng đã để tóc mọc lại nhưng vì chưa đủ dài nên nàng thường mang tóc giả và cho người chải chuốt thật đẹp. Nàng thích trông thấy mình lộng lẫy với mái tóc bồng chải đúng kiểu. Triệu phi đã biết hết. Nàng không cần giữ gìn gì nữa. Vả lại đã được Vua yêu thì nàng còn sợ gì ai.
Thế rồi một chuyện bất ngờ xảy ra. Mấy ngày sau khi nàng trút bỏ bộ áo tu hành. Một bữa tiệc đặc biệt được tổ chức để Mị Nương ra mắt các công nương. Bữa tiệc rất náo nhiệt và mọi người đều vui vẻ. Triệu phi cũng tới dự, nàng mang theo đứa con trai ba tuổi của nàng. Đứa bé tay cầm thỏi kẹo dài, lân la đến bên Mị Nương chơi. Không biết vô tình hay cố ý, nó cầm thỏi kẹo quơ mấy lần vào mái tóc của Mị Nương.
Triệu phi vội chạy lại mắng con, giằng lấy thỏi kẹo và một lần nữa, không biết vô tình hay cố ý để thỏi kẹo chạm vào mái tóc Mị Nương làm mớ tóc giả rớt ra.
Mị Nương đỏ mặt vì xấu hỗ.
Triệu phi vội nói:
- Chết chửa, xin lỗi Công nương.
Triệu phi quay ra bảo một thị tì bế đứa nhỏ đi chổ khác.
Mấy thị tì khác xúm vào sửa lại mái tóc của Mị Nương.
Chính Triệu phi cũng làm bộ sờ mó, nắn nót mái tóc rồi nói thầm vào tai nàng:
- Đẹp lắm rồi ! Dù Thái Tôn có mặt ở đây cũng phải tấm tắc khen ngơi.
Trò châm chọc chỉ có vậy nhưng cũng đủ làm Mị Nương sượng sùng. Nàng không nói gì nhưng tự nhủ thầm là một ngày kia Triệu phi sẽ phải trả một giá rất đắt cho chuyện xảy ra hôm nay.
Trương Tôn Vô Kỵ không hề hay biết việc Vua lén đem Mị Nương về cung. Ông mải lo việc triều chính và đã bị Mị Nương qua mặt. Ông không ngờ từ hồi còn ở chùa, Mị Nương vẫn theo dõi diễn biến trong triều qua sự trung gian của tì nữ Lan Anh. Đến khi Cao Tôn báo cho ông biết nàng đã có mang và muốn lập nàng làm Quý phi, ông mời bật ngửa.
Chức Quý phi là ngôi vị cao nhất, chỉ thua có Chánh cung Hoàng hậu ấy là một vấn đề hết sức quan trọng đối với Chính Sự Đường - Hội đồng Tư Vần Tối Cao - vì nó có liên quan đến triều nghi.
Nếu hội đồng thuận theo lời Vua tức là chính thức thừa nhận một trường hợp loạn luân.
Mị Nương là thiếp của vua cha. Lễ nghi không cho phép làm như vậy. Tất cả các lão thần đều phản đối vì cho rằng vụ này phạm luân lý, đi ngược lại tập tục cổ truyền.
Các triều đại thường sụp đổ vì vua ham mê sắc dục. Hơn nữa bốn ngôi cung phi đều đó có người. Không thể và không muốn phá lề luật của triều đình vì một người đàn bà, nhất là khi người đàn bà đó đã từng phục thị Tiên đế.
Vô Kỵ tâu cho Vua hay quyết định của quần thần.
Sau đó, Mị Nương chỉ được phong làm Chiêu nghi, tức là người đứng đầu trong chín nàng cung tần.
Đây chưa phải là ngôi vị mà Mị Nương mơ tưởng, nhưng lại là ngôi vị nàng không thể đạt tới dưới triều vua Thái Tôn. Nàng được dời về cung riêng. Tuy không ở chung với Vương hậu nữa nhưng ngoài mặt nàng vẫn là một đồng minh của bà. Đối với Hoàng hậu, nàng luôn luôn tỏ vẻ kính trọng và quí mến. Nàng đã vượt qua nhưng chướng ngại lớn nhất trên bước tiến của nàng: Bộ áo tu hành và tội vô luân. Còn những trở ngại khác không thành vấn đề.
Chỉ ít lâu sau, Mị Nương đã chiếm được ưu thế trong cung.
Các thị nữ đều biết nàng.
Nhờ đó nàng dễ dàng theo dõi các biến chuyển bên Chánh cung. Hoàng hậu và bên Triệu phi.
Trái lại, Hoàng hậu lại lơ là việc đó.
Thân mẫu của Hoàng hậu là người phách lối đối với nô tì.
Mị Nương lợi dụng điểm này để khai thác bọn họ.
Mỗi khi được vua ban tặng thứ gì, nàng thường đem chia cho các thị nữ, nhất là những đứa không ưa Hoàng hậu và bà mẹ phách lối. Nàng luôn luôn tỏ cho chúng biết nếu trung thành với nàng. chúng sẽ còn được tưởng thưởng nhiều hơn nữa.
Kết quả là nàng đã nắm được các thị nữ trong cung.
Chúng sốt sắng đưa tin và sẵn sàng thi hành mọi mệnh lệnh.
Nếu nàng không điều khiển nỗi đám người trong phạm vi nhỏ hẹp của cung điện, thì sau này làm sao nàng có thể điều khiển được cả một quốc gia !
Đến ngày khai hoa, Mị Nương sanh được một gái. Nàng rất thất vọng. Triệu phi có một con trai, điều này nàng không thể quên được. Còn Thái tử Lý Trung chỉ là con nuôi của Vương hậu, nàng không coi vào đâu, nhưng với điều kiện là nàng phải có con trai.
Bây giờ nàng biết làm sao đây?
Mổi lần nghĩ đến điều này, nàng lại trải qua một trận bão lòng. Thượng đế đã thương nàng sao không thương cho trọn !
Một bữa kia, khi đứa bé mới sinh được khoảng mười ngày thì Hoàng hậu qua thăm.
Vì không có con nên Hoàng hậu rất thích trẻ con.
Được tin Hoàng hậu tới, Mị Nương nghĩ ra một mưu độc, nàng lập tức lánh mặt.
Hoàng hậu bế đứa nhỏ nựng nịu một hồi rồi đặt trả vào nôi. Sau đó Hoàng hậu trở về chánh cung.
Mị Nương liền chạy về phòng bóp chết con, rồi phủ xác đứa nhỏ bằng một tấm chăn bông. Nàng biết sắp đến giờ bãi trào và Vua sẽ vào thăm con.
Khi Vua bước vào, nàng chào hỏi, rồi bảo nữ tì thân tín Lan Anh:
- Hãy đem con ta ra đây cho Hoàng Thượng bồng. Nhớ quấn chăn cho kỹ kẻo bị gió.
Lan Anh bế đứa nhỏ ra trao cho nàng.
Nàng rụng rời khi thấy đứa nhỏ mắt nhằm nghiền và đã tắt thở từ hồi nào. Nàng kinh hoảng và lặng người đi một lúc.
- Sao thế này? Sáng ngày nó cử động như thường mà !
Mị Nương vật vã than khóc một hồi, rồi gạt nước mắt hỏi đứa nữ tì:
- Lúc nãy khi ta ra ngoài, có ai vào đây không?
- Thưa Công nương, chỉ có Hoàng hậu tới nựng nịu công chúa một lát rồi lại đặt vào nôi và ra về ngay.
Bất giác Vua và Mị Nương đưa mắt nhìn nhau. Thật khó mà tin là có người tàn ác như vậy !
Dĩ nhiên Hoàng hậu không nhận chuyện đó, nhưng tình ngay lý gian: Bà là người sau cùng bế đứa nhỏ, bà làm sao chối cãi được? Chung qui cũng chỉ vì bà không được lòng mấy đứa thị nữ.
Cao Tôn vốn đã ít cảm tình với Hoàng hậu nay lại càng ghét bà. Vua cho rằng bà đang ganh với Mị Nương cũng như bà từng ganh với Triệu phi, nhưng một bà Hoàng hậu, một bậc mẫu nghi thiên hạ. Không có quyền hành động như vậy.
Thế là Mị Nương, người đàn bà đau khổ vì có con bị giết kia lại càng được Vua sủng ái hơn.
Vua an ủi nàng:
- Trẫm muốn phế bỏ người đàn bà độc ác đó đi. Thị không còn xứng đáng làm Hoàng hậu nữa.
Mị Nương ra vẻ cao thượng:
- Bệ Hạ để ý làm gì, việc đã qua rồi, thôi Bệ Hạ bỏ qua luôn đi.
Mị Nương càng ngày càng được Vua yêu quí.
Năm sau nàng may mắn sinh được một trai đặt tên là Hoằng, rồi năm sau nữa lại sinh thêm một trai đặt tên là Hiền. Điều mà nàng hằng mong mỏi đã đến với nàng.
Nàng là một người may mắn, nhưng nàng vẫn chưa đạt được ngôi vị mà nàng thường ấp ủ: ngôi Chánh Cung Hoàng Hậu. Nàng biết rằng với ngôi vị đó, nàng có thể cùng Vua điều khiển việc triều chính.
Cao Tôn dần dần hiểu thế nào là sống với ba bà cùng một lúc, suốt ngày phải nghe những lời họ than phiền về nhau.
Nhưng người gần Vua nhất vẫn là Mị Nương.
Khi Vua mệt mỏi, Mị Nương thường săn sóc, khi Vua bối rối, Mị Nương thường khuyên lơn, còn những khi Vua tức giận hay buồn bực, nàng hết lòng xoa dịu và tìm cách làm ông vui. Nàng thực tâm muốn trở thành người bạn đồng hành, nguồn an ủi và người dẫn đường của Vua.
Sau năm sau khi Cao Tôn lên ngôi, chuyện tranh chấp trong cung càng trở nên trầm trọng. Vương hậu bị bắt quả tang dùng tà thuật trù ếm Vua. Người ta đào được dưới gầm giường của bà một hình nhân bẵng gỗ có một cây đinh nhọn cắm nơi tim, trên người hình nhân có khắc đầy đủ tên họ và tử vi của Cao Tôn.
Được mật báo tin này, Vua bèn đích thân mở cuộc điều tra.
Người đi báo tin cho Vua dĩ nhiên không phải Mị Nương.
Trước mặt Vua, Hoàng hậu uất nghẹn không thốt nên lời. Bà biết nói gì để chứng minh bà vô tội? Bà chỉ còn có cách quì xuống xin Vua soi xét. Bà trù ếm Vua thì được ích gì? Bà đoán biết ai đã cho người chôn hình nhân dưới gầm giường bà, nhưng chứng cớ đâu. Bà chợt hiểu rằng bà đã trừ được một con rắn độc, nhưng lại bị một con bò cạp độc hơn cắn đến chết. Đàn bà thật đáng sợ !
Câu chuyện được đồn đại đến tai quần thần. Mọi người đều xúc động. Họ tự hỏi có thật Vương hậu ếm Vua, hay đó chỉ là một âm mưu?
Nếu bà ếm người nào khác, như Mị Nương chẳng hạn, thì còn có lý. Vương hậu có muốn trù ếm chắc cũng phải nhờ một mụ phủ thuỷ. Vậy mụ phủ thuỷ đó là ai?
Chỉ cần vặn hỏi đám thị nữ thì sẽ biết Vương hậu có tội hay không?
Lại có người thắc mắc không biết phen này Vương hậu có bị truất ngôi không? Nếu có thì ai sẽ lên thay? Võ Mị Nương chăng?
Trong vòng ba năm, mị Nương đã sinh được hai trai và một gái (đã chết). Dĩ nhiên nàng có nhiều hy vọng nhất !
Triều thần bàn cãi sôi nổi việc Vương hậu mưu sát Vua, có đầy đủ chứng cớ. Vậy bà sẽ bị truất ngôi?
Toại Lương và Vô Kỵ là người có trách nhiệm trực tiếp trông nom Vua và Hoàng hậu, như Thái Tôn đã gửi gấm trước khi băng hà. Hai người linh cảm sẽ có điều không hay xảy đến. Vụ mưu sát này thật vô lý về mọi phương diện. Nhưng phải làm sao?
Mị Nương cũng cảm thấy tình thế khó khăn nhưng không nản chí.
Lúc ấy, sử quan Hứa Kỉnh Tôn nhận thấy nếu về hùa với Mị Nương thì đây là một cơ hội tốt để hắn tiến thân. Tự tin ở miệng lưỡi của mình, lại là một sử gia chuyên nghiệp, hắn quyết định sẽ hành động.
Người đời bảo hắn thuộc loại sử gia vô ý thức, thường vo tròn bóp méo sự thật, thiếu lương tâm của người viết sử chân chính.
Thỉnh thoảng các quan lại có thể bỏ tiền ra mua chuộc hắn, để được nếu tên trong lịch sử, hay để sửa đổi nhưng lời khen chê. Hắn là người tham lam, sẳn sàng thừa nước đục thả câu. Thấy triều đình rối ren hắn chụp ngay lấy cơ hội để vận động cho Mị Nương lên ngôi Hoàng hậu.
Hắn nói với các triều thần:
- Một nông phu còn có thể lấy thêm vợ khi được mùa. Tại sao Hoàng đế lại không thể lấy người đàn bà mà mình thích?
Sợ đến tai Vua. Vô Kỵ bèn cấm hắn nhắc lại câu này.
Hầu hết các đại thần đoán biết sự thật trong bốn bức tường cung điện, nhưng họ đều ngoảnh mặt làm ngơ.
Toại Lương và Vô Kỵ là những người mang mối lo nhiều nhứt. Từ ngày Thái Tôn chết đi và để di chiếu lại. Hai ông vẫn hằng quan tâm đến việc triều chính.
Mỗi ngày hai ông đều cho gọi mười vị quần thần vào triều để nhắc nhở tình hình đất nước, cùng các vấn đề phải giải quyết.
Giờ đây hai ông phải đương đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải. Muốn truất ngôi Hoàng hậu cần phải có những lý do vững chắc. Hơn nữa Hoàng hậu lại do chính Thái Tôn chọn cho Cao Tôn. Và trước khi chết Thái Tôn còn uỷ thác cho hai ông săn sóc, thì làm sao hai ông có thể để cho Vua lấy một người đàn bà đã hầu hạ Tiên đế. Như thế là loạn luân, làm mất uy tín của Hoàng tộc. Vì lời hứa với Thái Tôn và vì lợi ích cho xã tắc. Hai ông nhất định sẽ phản đối.
Mị Nương biết rằng trong đám quần thần, Vô Kỵ là tay khó chơi nhất vì ông là người đứng đầu trong Tam Công, lại là Nguyên soái nắm hết binh quyền, và cũng chính là cậu ruột của Vua. Nàng phải tìm cách kéo ông về cùng phe. Nếu thành công mọi chuyện khác kể như xong.
Nàng xin Vua đưa nàng đến tận dinh của Vô Kỵ để thăm.
Vua đến nhà quan là một vinh dự đặc biệt, nhưng Vô Ky rất thắc mắc về mục đích của cuộc viếng thăm này. Đến khi ông thấy có cả Mị Nương đi theo thì ông không còn nghi ngờ gì nữa.
Mị Nương ân cần hỏi ông:
- Mợ đâu rồi, thưa cậu?
Vẻ ân cần của nàng chứng tỏ đây là một cuộc thăm viếng có tính cách gia đình.
Vô Kỵ mời hai người vào trong dinh.
Cao Tôn và Mị Nương đều tỏ vẻ tự nhiên, thân mật, nhất là Mị Nương luôn luôn vồn vả cởi mở.
Hai bên chuyện trò rất lâu, nhưng đều tránh đề cập đến vấn đề chính.
Khi thấy trời tối, Vô Kỵ mời hai người ở lại dùng cơm.
Hai người tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhận ra trời đã tối, mãi vui câu chuyện, quên cả thời gian.

Bữa tiệc được dọn ra, Mị Nương đề nghị:
- Xin phép Bệ Hạ để tất cả mọi người trong nhà cùng ra ăn. Toàn là người nhà, thì giữ lễ làm chi.
Bốn Người con trai của Vô Kỵ cũng có mặt trong bữa ăn. Trong bốn người, chỉ có người anh cả trên hai mươi tuổi hiện làm chức Thủ thư trong triều. Ba người kia chưa có danh phận gì.
Vô Kỵ là một người dạy con rất nghiêm.
Nơi triều Thái Tôn, chính ông đã phản đối việc cha truyền con nối.
Biết ba người con thứ của Vô Kỵ chưa có chức tước.
Cao Tôn bèn phong cả ba làm Đại phu.
Vô Kỵ sửng sốt không dám nhận.
Mị Nương vội nói:
- Cậu đừng từ chối, cậu là người đã xả thân vì xã tắc nhiều hơn ai hết. Đây chỉ là một sự đền bù, một quyền lợi mà cậu phải được hưởng.
Không có cách gì từ chối, Vô Kỵ đành phải bảo các con ra lạy tạ ơn.
Không khí trong bàn tiệc bỗng trở nên cởi mở, thân thiết hơn.
Nhân cơ hội, Vua thu hết can đảm nhắc đến vụ bị Hoàng hậu trù ếm, hơn nữa bà lại không có con trai thì nên truất ngôi đi.
Mị Nương ngồi yên lặng theo dõi tình hình.
Vô Kỵ chỉ ậm ừ, tránh trả lời thẳng vào vấn đề. Ông không nhận lời mà cũng không từ chối. Ông nghĩ, một vấn đề quan trọng như vậy không thể quyết định hấp tấp được.
Cao Tôn thấy Vô Kỵ có vẻ không tán thành nên hơi ngượng.
Thế là bữa tiệc đang thân mật lại hoá ra nhạt nhẽo vô vị.
Vua và Mị Nương ra về.
Ngày hôm sau Mị Nương nhân danh Vua gửi tặng Vô Kỵ mười xe vàng bạc lụa là.
Chính thân mẫu của Mị Nương mang tới tư dinh của Vô Kỵ để tỏ lòng kính mến.
Vô Kỵ biết rõ hậu ý của hành động này.
Tối hôm trước con ông được phong tước, ngày hôm sau chính ông được tặng vàng bạc. Võ Mị Nương có thể mua chuộc được ông sao?
Ông chỉ chọn vài cây lụa tượng trưng còn bao nhiêu ông gửi trả lại.

HOMECHAT
1 | 1 | 232
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com