watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
12:06:0718/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11 - Trang 7
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 2 1 - 11
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 7 trong tổng số 20

Chương 5 (B)

Ngồi trên thuyền suốt một đêm, sáng hôm sau thuyền cập bến, họ lên bờ. Ở đây cư dân rất ít, lại sống rải rác khắp nơi, thấy một khu đất rộng rãi, nhà cửa thâm nghiêm, nhà nào cũng kín cổng cao tường, bao xung quanh khu dân cư là một con sông nhỏ. Đây là một trang trại biệt lập. Hy Đà chắp tay mời vào nhà khách. Gia nhân mang trà ra, rồi Hy Đà bảo làm cơm. Cơm xong, chủ nhân nói với Nhậm Viễn:
- Tôi định sang năm mới mời thầy, nay đã lưu được ông ở đây thì ngày mai khai trương. Hàng quý tôi trả tiền cho ông, ông thấy thế nào?
- Nhà tôi còn một số việc, - Nhậm Viễn nói, - muốn về thu xếp khi nào xong tôi sẽ tới ngay.
- Như thế này vậy. - Hy Đà nói. - Tôi sẽ sai người đem tiền quý này đến nhà ông, và mang thư người nhà về đây cho ông, còn ông không phải viết thư nữa. Thế có được không?
Nhậm Viễn mừng rơn, nói:
- Rất cảm ơn sự nhiệt tình của ông! Có tiền lương một quý thì tôi không phải về nữa.

Đêm ấy, Hy Đà đưa ông tới thư phòng nghỉ ngơi. Hôm sau là ngày tết, hai đứa học trò đến chào thầy, thấy chúng khôi ngô tuấn tú, Nhậm Viễn hỏi tuổi, thì đứa lớn mười bảy tuổi, đã biết học văn, đưa bé mười sáu tuổi, đã học cổ văn. Hai đứa trẻ khá thông minh, Nhậm Viễn dạy chúng cũng nhàn nhã, giảng bài là chúng hiểu ngay. Mấy hôm sau Nhậm Viễn nhận được thư nhà, biết nhà đã nhận được tiền lương. Từ đó Nhậm Viễn yên tâm dạy học, không cần phải lo nghĩ gì việc nhà nữa. Trường đầy đủ tiện nghi, thầy trò rất tương đắc. Khi nào học sinh không tới lớp, ngồi một mình trong phòng, Nhậm Viễn cảm thấy cô đơn lạnh lẽo, sau mới hỏi học sinh:
- Ở đây có chỗ nào dạo chơi cho đỡ buồn không?

- Ở đây hoang vắng, chẳng có chỗ nào đáng đi. Chỉ có một điều chúng con muốn dặn thầy là: tối đến không có việc chi thì cứ đi ngủ sớm, đừng bước ra khỏi thư phòng nửa bước. Thầy nhớ kỹ nhé!
Nhậm Viễn nghĩ bụng: "Bên ngoài thư phòng thì là nội thất cho nên nó dặn mình không nên ra".
Thế rồi ông gật đầu nói:
- Hiểu rồi, hiểu rồi.
Năm sau, vào tiết Thanh minh, lại nhận được thư nhà, nói rằng ở nhà đang rất cần tiền, tiền lương tiết Thanh minh đã nhận đủ rồi. Ngoài tin đó ra, thì là những chuyện lặt vặt trong nhà. Nhậm Viễn nói với học trò rằng:
- Người nhà mang tiền đi cũng nên nói qua với thầy một Câu, thầy cũng muốn gửi thư về nhà.
- Viết thì cũng chẳng khó gì - học trò nói. - Chỉ có điều trong thư đừng viết địa chỉ ở đây, nếu viết cha sẽ quở trách.

Hỏi vì sao, thì chúng chỉ cười mà không nói. Nhậm Viễn nghĩ: "Ông ấy không muốn mình viết rõ địa chỉ, chắc là ông ấy sợ người nhà mình biết được, hoặc người khác tìm đến quấy rầy, như thế cũng là cố chấp. Song cũng phải thừa nhận là, ông đã mang tiền lương tới cho gia đình, và đem thư trả lời của người nhà, nên mình cũng yên tâm, chẳng cần viết thư làm gì khiến ông mất vui".
Tới mùa hè, ông dạy người học trò lớn làm văn, còn người học trò bé học văn chương của các bậc tiền bối. Học trò rất thích thú. Chỉ có ông chủ, thì sau khi gặp lần đầu đến nay chẳng thấy bóng dáng ông đâu, thỉnh thoảng có hỏi đến thì chúng bảo không có nhà. Điều ấy ông cũng không hề để ý tới. Vào một đêm, đúng vào lúc Trung thu, học trò nghỉ học, Nhậm Viễn dạo quanh sân. Trăng sáng rất đẹp, thấy thư phòng mở, ông ra cổng nhìn, không phải là nhà trong. Ông lặng lẽ bước ra, thấy bên cạnh có một lối đi nhỏ, hai bên là tường cao quét vôi trắng, trăng sáng vằng vặc như ban ngày, trông xa, không một bóng người. Nhậm Viễn lững thững dạo bước, thấy một luồng gió tanh mùi thịt sống phả vào mặt, lại nghe văng vẳng đâu đây có tiếng kêu rên thảm thiết. Đi thêm mấy bước nữa, thì thấy mấy gian nhà thấp lè tè, tiếng rên rỉ từ trong đó vọng ra, bên trong có ánh đèn leo lét. Nhìn qua khe cửa, ai ngờ, không nhìn thì thôi, khi nhìn vào, ôi thôi, hồn bay phách tán, bủn rủn chân tay, run như cầy sấy.
Bạn biết trong nhà có gì không? Đều là những người thân thể không trọn vẹn. Có người mất mũi, có người mất tai, có người cụt chân, nền nhà sâu tới mấy thước. Có những người máu chảy đầm đìa, nằm chết vật dưới đất. Tất cả những người đó đều rên rỉ đau đớn. Trong chiếc rãnh bao quanh nền nhà, máu, thịt, còn ngổn ngang bừa bãi. Nhậm Viễn vội vã rời khỏi nơi đó, tim cứ đập rộn lên, như ma đuổi. Ông nghĩ: "Chẳng phải ta nằm mơ ư? Lẽ nào ở đây lại là âm ti địa ngục? Thoát ra khỏi địa ngục này đâu phải dễ". Suốt đêm hôm ấy Nhậm Viễn không sao ngủ được.

Sáng hôm sau, thức dậy, Nhậm Viễn cứ ngồi thờ thẫn trong phòng. Nhậm Viễn nghĩ: "Chẳng trách nào bọn học trò bảo mình đừng bước ra khỏi phòng, đó chính là vì thế". Lát sau học trò vào thấy sắc mặt thầy tái nhợt phờ phạt, chúng nói:
- Đêm qua thầy có dám ra ngoài không?
- Không. - Nhậm Viễn đáp.
- Thầy đừng giấu con, chỉ e thầy sợ, - học trò nói.
Thấy nó đoán đúng, Nhậm Viễn nói:
- Thầy đang muốn hỏi con, vì sau nhà con lại có người tàn tật khổ sở như vậy.
- Bây giờ không thể nói thẳng cho thầy biết. Những người bị thương ở trong đó đều do cha con cắt thịt họ làm thuốc. Chỉ vì xưa kia cha con tìm được cuốn sách thuốc bí truyền. Phàm là những người mắc bệnh đều cần những bộ phận trong cơ thể làm dược liệu để chữa trị. Chẳng hạn như, đau ở tai mắt, tứ chi, thì cắt tai mắt, tứ chi luyện thành thuốc; chống ung thư trong lục phủ ngũ tạng thì cắt lục phủ ngũ tạng làm thuốc chữa trị. Chẳng có bệnh nào là không kiến hiệu. Bởi thế, đi bắt một số người về để làm dược liệu, người nào chết thì vứt đi, người nào còn sống thì để dùng đến. Bởi thế mà họ ở đấy chịu khổ sở đau đớn.
- Những người bị cắt thịt lấy ở đâu? - Nhậm Viễn hoảng sợ nói.
- Có người làm nghề thủ công, - học trò nói, - có người là khách giang hồ, cha đã lừa họ tới, rồi không cho họ ra.
Tuy Nhậm Viễn mồm hỏi, song sợ đến thót tim, mặt như chàm đổ, nước mắt lã chã, nói:
- Số phận ta nhất định cũng phải như thế chăng?
- Thầy đừng sợ. - Học trò nói. - Trước đây mời thầy về cũng định thế. Nay mang ơn thầy dạy dỗ, chúng con quyết không bao giờ hại thầy. Sau ba năm sẽ cho thầy về. Song nay thì không về được, thầy phải sống ở đây thôi.
Nhậm Viễn nắm chặt lấy tay học trò, nói:
- Thầy sẽ.. ở lại đây, tính mạng của thầy trong tay các con, miễn chết cho thầy là tốt rồi.

Học trò an ủi thầy mấy câu rồi đi ra.
Từ đó trở đi, ngày ngày Nhậm Viễn như ngồi trên đống lửa, muốn chạy trốn nhưng tường vây quanh rất cao, làm sao có cánh mà bay được? Lại sợ học trò thay lòng đổi dạ, tính mệnh khó bảo toàn, chỉ đành vờ vịt phụng thờ chúng, làm chúng vui lòng. Nghĩ rằng hằng ngày phải tụng "Bạch y Quan âm thần chú” là đấng cứu khổ cứu nạn, mỗi ngày tụng niệm hàng ngàn lần, sớm tối hướng về phía tây, quỳ lạy để cầu mong Quan âm cứu vớt. Vào một đêm, Nhậm Viễn mơ thấy một người đàn bà mặc áo trắng, nói với ông rằng:
- Phải thoát tai họa, chờ gặp vải.

Mấy hôm sau, bỗng thấy học trò mang đến một tấm vải dài khoảng năm sáu trượng, nói là biếu thầy may quần áo, chờ thợ may đến cắt, rồi để ngay trong phòng. Nhậm Viễn nhớ đến giấc mộng, bỗng nghĩ ra một kế. Vào lúc đêm khuya thanh vắng, không một bóng người, ông nhúng vải vào chậu nước cho ướt sũng, buộc vào chiếc bàn, đặt bên cạnh tường, đứng lên đó, rồi cầm lấy đầu kia tung qua tường, vải ướt dính chặt vào bên kia tường, lôi thử thấy đã chắc, rồi sau đó kéo vải bò lên mặt tường. Nhìn xuống dưới là vườn rau, ông lại theo vải đu mình xuống. Đi khỏi vườn rau, vượt ra bờ rào, thấy một con sông nhỏ chặn lối. May mà từ bé Nhậm Viễn đã biết bơi, thế là ông vượt qua sông lên bờ, vắt chân lên cổ chạy. Đúng là:
Bơ vơ như chó mất chủ
Vội vã như cá sẩy câu.


Chạy thục mạng cho tới khi trời sáng, được khoảng mấy dặm, ai ngờ gặp phải đường cùng, trước mắt là Thái Hồ rộng mênh mông bát ngát.
Nhậm Viễn tuy đã trốn chạy, sợ có người đuổi sau bắt được thì chỉ có đường chết. Trước mắt không thấy chiếc thuyền nào đi qua, cuống lên không còn biết cách nào khác. Đợi một lát, thấy đằng trước có một chiếc thuyền buồm đi tới. Nhậm Viễn gào lên kêu cứu. Chiếc thuyền ấy hạ buồm ép mạn vào bờ. Nhậm Viễn nhẩy phốc lên thuyền. Nhà thuyền thấy ông ướt như chuột lột, dáng vẻ kinh hoàng, bèn hỏi:
- Có phải ông gặp cướp không? Bây giờ đi đâu?
- Đúng là gặp cướp, - Nhậm Viễn nói. - Bây giờ cho tôi về núi Động Đình.
- Về đấy cũng thuận đường, - nhà thuyền nói, - Cho ông đi nhờ tới đó được rồi.

Thế là họ kéo buồm lên. Chưa đầy hai giờ thì tới núi Động Đình. Từ biệt nhà thuyền lên bờ, Nhậm Viễn đến ngay nhà người bạn thân. Người bạn trông thấy vội hỏi:
- Tôi nghe thấy anh đang dạy học ở nơi xa, sao trông anh lại phờ phạc thế này. Có phải bị đắm thuyền không?
- Chuyện dài lắm, nói một câu không hết được - Nhậm Viễn nói.
Thế rồi anh kéo bạn đến chỗ vắng, kể lại hết hành động của Ma Hy Đà và việc tranh bị lừa thế nào cho bạn nghe.
Đã như thế - người bạn kinh hãi nói, - phải đi báo quan ngay.
Thế rồi họ cùng nhau tới Thái Hồ Sảnh bẩm quan. Quan Thái Hồ Sảnh gọi vào, hỏi tỉ mỉ từng việc, rồi lệnh cho nha lệ biết. Đồng thời báo cho phó tướng Thái Hồ mang quân lính phối họp cùng đi bắt. Cho Nhậm Viễn làm nhân chứng sống, cùng đến Tiêu Hạ Loan.
Hôm ấy bọn học tr dậy, không thấy thầy đâu, còn tấm vải thì vắt trên tường. Biết là thầy đã vượt tường chạy trốn. Song nơi này không có thuyền làm sao chạy thoát. Chúng gọi người nhà vạch bãi lau sậy, tìm khắp nơi, không thấy Nhậm Viễn đâu. Lúc ấy Ma Hy Đà ở Hồ Châu chưa về, bọn người nhà hết sức lo lắng. Thế rồi bất chợt quan quân kéo đến, gác chặt cửa trước cửa sau. Nhậm Viễn dẫn quân quan đánh thốc vào tìm thấy rất nhiều người cụt tay chân. Hai đứa con trai Ma Hy Đà thấy việc đã bị phát giác, hồn bay phách lạc, nhìn thầy gào lên khóc. Nhậm Viễn thấy tình cảnh của chúng hết sức thương tâm, nhưng cũng chỉ biết nói với chúng rằng:
- Cha các con tội ác tầy trời, ta không giúp nổi các con.

Quan phủ cùm tất cả bọn người nhà Ma Hy Đà lại, rồi giải về nha môn. Sau đó gởi giấp đến phủ Hồ Châu bắt Ma Hy Đà về xét xử.
Khi Ma Hy Đà bị giải đến không cần phải kiềm kẹp truy hỏi gì hắn đã khai hết tội ác của mình. Ngay lập tức quan hạ lệnh đánh bốn mươi gậy, tất cả gia thuộc đều bị tống ngục. Sau đó khép Ma Hy Đà vào tội lăng trì, vợ con đều bị chém đầu. Tịch thu toàn bộ tài sản, cấp cho người bị oan, mai táng xương thịt còn vứt ngổn ngang. Hai phủ Tô, Hồ thời ấy đồn ầm lên về chuyện kỳ quái này. Từ đó Nhậm Viễn thờ phụng Quan âm, cả nhà đều quy cửa Phật, không dám ra ngoài dạy học nữa. Đúng là ác giả ác báo. Nhậm Viễn kính cẩn tụng kinh niệm Phật, thì cuối cùng được Đại Sĩ phù hộ, thoát khỏi địa ngục trần gian. Có người nói:
- Hai đứa học trò không nỡ hại thầy, tại sao thầy lại hại chúng. Như thế có phải bất nhẫn không?
Họ không hiểu rằng, trừ hại cho một vùng, tức là một vùng được hưởng phúc. Người xưa thường vì đại nghĩa mà diệt người thân, con còn chẳng tiếc, thì tiếc gì học trò.

Chương 6

Hồ Tú Tài Cáo Trạng Kêu Oan
Thi Hiển Thần Nằm Mơ Xử Án

huyện Giang Đô có một vị tú tài tên là Hồ Đăng Cử. Cha mẹ ông bị giết, đầu bị lấy mất. Cả nhà Đăng Cử hồn bay phách lạc, hốt hoảng lên báo quan huyện Thi Công. Tới huyện thì gặp lúc quan đang làm việc, ông vào huyện đường, cúi chào rồi trình đơn lên quan, nói:
- Thưa thầy, thầy là bậc bề trên, tai họa bỗng dưng giáng xuống đứa học trò này. Con xin cúi đầu thưa với thầy, thầy hãy lập tức bắt ngay.
Nói xong ông dâng lá đơn lên, thư lại nhận đơn đặt lên bàn. Thi Công lặng lẽ nghiền ngẫm. Trong đơn viết:
"Người trình đơn là học trò Hồ Đăng Cử, đời ông con sống tại huyện Giang Đô. Cha con từng làm Hàn lâm, khi tuổi già sức yếu về sống tại quê nhà. Ông làm nhiều việc thiện, xót thương người nghèo khổ, không bao giờ hà khắc với mọi người. Thế mà vào một đêm nọ, cha mẹ con đóng cửa ngủ. Đến khi trời sáng, chúng con tới thăm, gõ cửa, không thấy cha mẹ thưa, con cuống lên, đạp cửa vào, thấy cha mẹ con đều nằm trên giường, hai chiếc đầu mất tích. Con hổ thẹn học tại trường, mà để cha mẹ chết thảm hại như thế. Con gắn bó với trường học, rất hổ thẹn với cha mẹ. Bởi thế con trình lên ngài, thiết tha mong ngài ra ơn, cho bắt ngay bọn hung thủ, để rửa mối hận cho con. Xin vô cùng biết ơn ngài. Xin dâng đơn".

Thi Công xem xong đơn, bất giác gật đầu, kinh sợ. Ông nghĩ: "Đêm khuya vào nhà, không phải kẻ gian thì là giặc. Vợ chồng Hồ Hàn lâm già mà bị giết, lại không lấy của, mà lấy đầu đi, thì rõ ràng là hành động trả thù. Việc này, lại không viết giấy để lại, thì làm thế nào bây giờ.". ông cảm thấy khó khăn, một lúc lâu ông nói:
- Ta sẽ cử ngay bốn quan Bổ sảnh đi khám nghiệm tử thi, xong sau đó anh cứ khâm liệm cha mẹ. Nhất định ta sẽ tìm ra manh mối giải quyết.
Hồ Tú Tài nghe thấy thế đành nuốt nước mắt, rời khỏi công đường về lo việc khám nghiệm tử thi.

Thi Công cho người đi báo ngay với quan Bổ sảnh, tới nhà họ Hồ khám nghiệm tử thi, về trình báo với Thi Công. Bỏ tờ đơn vừa nhận vào túi, Thi Công kết thúc buổi làm việc. Trở về thư phòng nghỉ ngơi, uống trà, dùng cơm, rồi rút tờ đơn ra đặt trên bàn đọc đi đọc lại. ông cúi đầu suy nghĩ, vụ án này thật khó giải quyết. Ông ngoái người giơ tay với lấy một bộ sách cổ trên giá, đó là cuốn "Đập bàn kêu lạ", đặt lên xem. ông so sánh với vụ án này, cho rằng, đây là việc không có đầu mối, khó mà giải quyết được. Thấy người mệt mỏi, ông đặt sách xuống bàn, gục trên án thư, mơ màng rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Trong giấc mơ ông thấy, trên bờ tường có một đàn chín con sẻ vàng, đang vẫy đuôi, gạt mỏ kêu chích chích. Thấy vậy Thi Công rất kinh ngạc. Tiếp đó lại nghe thấy tiếng lợn kêu ụt à ụt ịt. Đó là bảy con lợn con của Du Quang Nhi, nhìn hiền thần kêu ngậu xị. Thi Công thấy lạ, vừa định nhìn kỹ thì chín con sẻ vàng bay vụt xuống đất, cùng với mấy con lợn con đứng cả hai chân nhìn sẻ vàng, sẻ vàng quắp móng, rồi cùng nhau kêu loạn cả lên. Sẻ kêu, lợn hộc, bỗng nhiên thấy một trận gió quái lạ cuốn cả sẻ và lợn đi. Thi Công giật mình tỉnh giấc, kêu ầm lên: "Thật là quái lạ". Thi An đứng bên cạnh thấy chủ nhân kinh sợ kêu lên như thế, chẳng hiểu vì sao, vội vàng gọi:
Ngài! Ngài hãy tỉnh dậy.
Thi Công nghe thấy, ngẩng đầu mở mắt, trầm ngâm hồi lâu. Nghĩ lại việc trong mơ, nói:
- Lạ thay, kỳ quặc thay!
Rồi hỏi Thi An đã mấy giờ rồi. Thi An đáp:
- Mặt trời đã lặn rồi.
Thi Công gật đầu, lại hỏi:
- Vừa giờ anh có trông thấy gì không?
- Con chẳng thấy gì cả, - Thi An nói. - Nhưng có một cơn gió thổi qua tường.

Nghe thấy thế Thi Công nghĩ lại, chín con sẻ vàng, bảy con lợn con quái lạ, chắc là trong đó có uẩn khúc gì đây. Thế rồi ông để sách lên giá nghĩ ngợi liên miên, không sao ngủ được.
Sáng hôm sau trở dậy, Thi Công rửa mặt, mặc quần áo chỉnh tề, rồi truyền lệnh mở công đường. Ngồi vào ghế, ông rút lệnh gọi Anh Công Nhiên và Trường Tử Nhân tới. Hai người tới quỳ lạy dưới công đường, Thi Công nghĩ tới chín con sẻ vàng (hoàng tước) và bảy con lợn con (thất chư) ghi vào lệnh, nói:
- Hạn trong năm ngày, hai người phải bắt được Cửu Hoàng và Thất Chư về đây cho ta, nếu chậm trễ ta sẽ phạt nặng chứ không tha.
Rồi ông đưa lệnh cho hai người. Hai người tiến lên nửa bước, quỳ xuống nói:
- Thưa ngài, chúng con xin ngài cho biết Cửu Hoàng và Thất Chư là tên người hay tên vật, hiện chúng đang ở đâu, xin ngài chỉ rõ. Chúng con đi tìm sẽ bắt về.
Nói xong lại cúi lạy. Thi Công thấy thế nói:
- Các ngươi là đồ vô dụng, ngay cả Cửu Hoàng, Thất Chư cũng không biết, thì làm sai dịch thế nào được? Rõ ràng các người muốn lẩn tránh, đùa với pháp luật. Hãy lôi bọn này ra đánh cho ta.
Hai người này bị sai nhân lôi ra, đánh mỗi người mười lăm gậy. Họ quỳ xuống, nói:
- Thưa ngài, rốt cục thì ngài cũng nên nói rõ, chúng con mới đi bắt được.
Nghe nói thế, Thi Công đùng đùng nổi giận, nói:
- Hai thằng này to gan thật, mỗi khi nhận việc là rất hay kêu ca, nếu còn dám cãi nữa ta sẽ phạt cho các người nặng hơn.

Hai người thấy thế không sao được nữa, đành đứng dậy lui ra. Tiếp tục di dò bắt Cửu Hoàng và Thất Chư. Thi Công cũng rời khỏi công đường.
Năm ngày liền Thi Công vờ ốm, không mở công đường. Sang ngày thứ sáu, vừa sáng dậy đã bảo đánh trống mở cửa công đường, rồi ngồi vào bàn. Sai nha đứng hầu. Thấy một người bước tới bàn dâng tờ trình, nói:
- Thưa ngài, học trò Hồ Đăng Cử, cha mẹ bị giết oan, xin ngài soi xét. Nếu để kéo dài không bắt, hung thủ trốn thoát, lúc đó càng khó thêm. Vả lại con cũng được học hành, lẽ nào không xấu hổ sao? Nếu con dâng tờ trình kêu oan tới nơi khác, xin ngài lúc ấy đừng trách con.
Nói xong cúi lạy, rồi lại đệ tờ trình lên quan. Thi Công cười nói:
- Ông đừng quá nôn nóng như thế. Bản quan đã cho người bí mật dò tìm những người có dấu vết khả nghi, nhất định sẽ minh oan cho cha mẹ ông.
Hồ Đăng Cử không còn cách nào, nói:
- Thưa ngài, ngài nhanh chóng minh oan cho con, con vô cùng biết ơn ngài.
Thi Công nói:
- Xin ông cứ về đi, hãy để tờ trình lại đây.
Hồ Đăng Cử cúi đầu chào, rời khỏi nha môn.
Thi Công cảm thấy rất khó, định gọi người quản gia nhà họ Hồ thẩm vấn, thì thấy nha lệ Anh Công Nhiên và Trương Tử Nhân tới, hai người quỳ xuống thưa rằng:
- Hai chúng con không tìm thấy Cửu Hoàng, Thất Chư, xin ngài gia hạn.
Thi Công thấy thế nổi giận, gọi tay chân lôi ra đánh mỗi người mười lăm gậy. Không cho phép phân trần, cứ đánh tiếp, đau đớn cầu xin cũng không tha, máu chảy đầm đìa. Đánh xong, họ kéo quần, run cầm cập, quỳ xuống thưa:
- Thưa ngài, cúi xin ngài chỉ rõ, thì chúng con đi bắt mới dễ dàng hơn.
Nghe thấy thế, không còn cách nào khác, Thi Công miễn cưỡng nói:
- Gia hạn cho các ngươi thêm ba ngày nữa, nếu không bắt được hung thủ, thì ta tử hình.
Hai người thấy thế thì run như cầy sấy, chỉ biết gật đầu lia lịa. Thi Công lại nói:
- Các ngươi không được lắm lời, hãy đi bắt chúng ngay.
Nghĩ tới hai người sai nha bị hình phạt, ông cảm thấy mình bất nhẫn, rồi rời công đường. Thương thay, hai người ấy vẫn còn cúi đầu kêu oan.
- Ông lớn, xin ông thương cho sinh mệnh chúng con.
Nói xong, lại khấu đầu lia lịa. Những người còn lại trong công đường, thấy hai người như thế, ai cũng thương tình, nói:
- Thôi, đứng dậy! ông lớn đi rồi, còn cầu xin ai!
Hai người nghe thấy, ngẩng đầu lên, không thấy ông lớn đâu cả đành nén giận đứng dậy, đôi chân bị đánh trọng thương, bước đi khập khểnh. Những người xung quanh dìu họ ra khỏi công đường.
Thi Công trở về thư phòng ngồi. Ông nghĩ: "Giấc mơ đêm qua rất kỳ lạ: Cửu Hoàng và Thất Chư, ta cho đó là tên người, ta ra lệnh bắt. Quả là khó tìm ra thật, vì chẳng có chứng cứ gì. Hai lần phải đánh sai dịch tại công đường mà vẫn không tìm ra manh mối kẻ giết người. Ta bị bãi miễn quan chức chỉ là một việc nhỏ, song dân chúng khắp nơi sẽ oán giận, để lại tiếng xấu cho muôn đời". Suy đi nghĩ lại, đầu ông bỗng sáng lên, thấy người phấn chấn, rồi ông cho gọi Thi An lại nói:
- Ta cũng phải đi dò xét.
Thấy vậy, Thi An giật mình, nói:
- Thưa ngài, nếu ngài đi dò xét, tôi nghĩ rằng trước đây ngài đã đóng vai người già, tới nhà Hùng dò xét, may mà bên trong có người cứu, không thì đã nguy hiểm đến tính mạng. Còn nay ngài đi, người trong kẻ ngoài, ai mà chẳng nhận ra ngài
Thi Công nghe xong nói:
- Không phải nói nhiều, ngươi hãy đi lấy quần áo rách của ngươi lại đây cho ta:
Thi An không dám trái lệnh, đành phải về ngay phòng mình lấy quần áo rách đến cho ông lớn.
Thi Công mặc áo rách, mang theo mấy trăm lạng chi dùng. Từ khi tới nhiệm sở, Thi Công không có ai thân thích, chỉ sống với hai người trong bọn Thi An, mấy người trong nha môn và hai người đầu bếp. Thi Công bảo, cơm chiều xong, nhân lúc trời tối ra khỏi nha môn để tiện hành sự. Trước lúc đi Thi Công dặn dò Thi An trông nhà cửa cẩn thận. Thi An vâng lời, rồi len lén tiễn chủ ra, bảo người gác cổng rằng:
- Hôm nay ông lớn tự đi điều tra, đừng có nói bô bô lên. Hãy mau mở cửa ra.
Thi Công ra khỏi cửa rồi mất hút.
Đang đi thì thấy trong quán trà có một số khách ngồi dưới ánh đèn, Thi Công định bước vào, người hầu bàn thấy ông ăn mặc rách rưới, không giống khách uống trà, bèn nói những lời bất nhã. Nghe thấy thế, Thi Công không vui, nhưng sau nghĩ rằng: "Đã là người đi điều tra bí mật, thì chấp gì những lời nói đó? Cứ coi như mình không nghe thấy". Ông gọi:
- Anh hãy mang trà đến cho tôi, loại trà thơm ấy nhé. Đun nước nhanh lên. Bất kể là loại bánh điểm tâm nào cũng mang ra đây. Ăn xong ta sẽ thanh toán tiền.
Người hầu bàn thấy vậy không dám coi thường nữa, vội vàng mang ngay trà và các thứ điểm tâm ra.
Thi Công ngồi uống trà, lắng nghe những người bên cạnh nói chuyện. Trong đó có một người nói:
- Ngài quan huyện của các ông rất liêm chính. Từ khi tới nhậm chức, mọi việc đều giải quyết nhanh chóng, Vừa công minh, vừa thể tất nhân tình. Ông là đấng cứu tinh, là trời xanh lồng lộng.

Người ấy nói xong rồi bỏ đi. Thi Công nghe nói cũng chả góp vào câu gì, chỉ cúi xuống lấy tiền trả, rồi ra khỏi quán.
Đêm đến, trên đường thưa thớt bóng người, mây đen phút chốc phủ kín bầu trời, rồi gió ào ào thổi tới, trời lắc rắc mưa. Đang lúc lo lắng, mình mẩy lại đau nhừ, ông chợt nghĩ: "Sao ta không tới miếu Thành Hoàng trú mưa, nghỉ đêm tại đó?". Thế rồi ông lom khom rảo bước, chạy tới miếu. Xung quanh miếu chẳng thấy một ai, cửa miếu khóa chặt. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, ông trầm ngâm nghĩ ngợi. Không còn cách nào khác, đành phải nghỉ bên ngoài. Đáng mừng hơn nữa, trời đã quang mây, mưa ngớt dần, rồi tạnh hẳn. Một vầng trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Đường lầy lội khó đi. Trống lầu đã điểm canh ba, đêm lạnh lẽo, người Thi Công bắt đầu ngấm lạnh. Hiền thần vì dân, nên ông không hề hối hận, chỉ biết rằng làm quan phải trừ kẻ hại dân. Như thế mới gọi là thờ vua phải gắng hết sức mình, vui vẻ mà không kêu ca. Chỉ khổ một nỗi, tính mạng nhà họ Hồ, làm thế nào tìm ra thủ phạm, làm thế nào để giải quyết vụ án này.
Đang mãi suy nghĩ Thi Công nghe thấy trống điểm canh năm, trời dần dần sáng rõ. Một đêm qua đi, trời đã sáng, thấp thoáng có bóng người qua lại. Thi Công vội vàng trở dậy, rời khỏi miếu Thành Hoàng, lủi thủi đi vào phố. Đội chiếc mũ sụp xuống tận mắt, nếu gặp người quen thì cúi đầu đi qua. Để tâm, dò xét bọn thổ hào ác bá, và bọn tội phạm giết người. Khoảng vào giờ Tỵ, bụng đói mềm. Thấy một quán cơm, ông vội vã bước tới Chủ quán thấy Thi Công mặt mũi đen sạm, quần áo rách rưới quát to:
- Gã kia, không được vào đây.
Thi Công nghe thấy tiếng quát, đứng sững lại mỉm cười, rồi bảo:
- Ông chủ! Đừng nói những lời độc địa như thế. Tôi là khách chiếu cố đến cửa hàng của ông, chứ có phải đến xin ông đâu? Bây giờ tôi sẽ trả tiền trước, rồi sau mới ăn cơm, ông thấy thế nào?
Nói xong, ông rút tiền ra, đặt lên quầy. Thế rồi họ bưng thúc ăn ra. Thi Công vừa ăn vừa ngán ngẩm. Đúng là thói đời đen bạc. Nhìn ra ngoài thì thấy một người đàn bà trung tuổi đến trước cửa hàng, vừa khóc vừa kêu gào. Người ấy trạc hơn ba mươi, đầu tóc rối bù, mặt mày tím tái, tay ôm con nhỏ, hai hàng nước mắt đầm đìa, miệng kể lể: "Nhà con thật vô cùng oán hận. Nỗi oan này làm con chết mất! Định đi báo quan, nhưng quan huyện lại ốm, nha môn ngăn lai không cho vào. Nỗi oan khuất của con bao giờ mới được minh oan? Nghe nói ngài quan huyện trong sạch như nước, ngờ đâu ngài lại không mở cửa công đường. Chẳng biết ngài ốm thật hay ốm giả. Nếu như ốm giả mà trốn việc, thì ngài đã phụ ơn vua, không giải quyết đơn từ của dân, uổng công làm cha mẹ dân! Sáng mai tôi lại tới công đường đánh trống kêu oan. Nếu như không nhận giải quyết đơn kiện của tôi, thì tôi dập đầu mà chết quách đi cho rồi". Nói xong, người ấy vừa chửi vừa khóc. Mọi người xúm lại xem, Thi Công thấy thế thầm nghĩ: "Thật không sao hiểu nổi! Một người đàn bà dám chửi quan. Song không biết vì sao! Ta hãy ra khỏi cửa, theo bà để hỏi dò xem sao".
Hai người đi dò xét, không có cách nào tìm ra Cửu Hoàng và Thất Chư, đành về nhà ngồi uống rượu, rồi lại bàn nhau việc dò tìm Cửu Hoàng và Thất Chư. Tử Nhân nói:
- Anh Anh ạ, hãy quên kỳ hạn đi, chúng ta cứ nghĩ đêm nay đã, ngày mai giả làm ăn mày, tới vùng Quan Ngoại trong thành ngày đêm tuần tra dò xét. Chúng ta chẳng sợ khó khăn, chỉ sợ mình không chuyên tâm mà thôi.
Thấy Tử Nhân nói vậy, Công Nhiên gật đầu nói:
- Đã làm việc công, chúng ta phải hết sức cố gắng.
Hai người ăn uống xong rồi nghỉ một đêm. Sáng hôm sau dậy, họ vội vã cải trang, rồi ra khỏi nhà dò tìm tung tích Cửu Hoàng và Thất Chư. Tử Nhân nói:
- Hôm nay là rằm tháng Bảy, năm ngoái rất nhiều chùa thờ Quan âm ở Quan Ngoại thuộc huyện Giang Đô mở hội. Bây giờ chưa truy tìm hung thủ, thì sao chúng ta không đến chùa Hoa Liên ở Quan Ngoại xem một chút.
- Thì đi! Anh Công Nhiên đáp.

Hai người cùng đến chùa. Tới nơi, chùa vắng ngắt, chẳng thấy hội hè đâu. Hai người đứng một lúc, thấy hai chú tiểu từ cửa ngách bước ra. Nhìn kỹ thì chú lớn trạc mười lăm, mười sáu tuổi chú bé trạc mười một mười hai. Các chú môi đỏ chót, răng trắng bóng như những cô bé gái. Người cầm chổi, kẻ cầm hốt rác, cười khúc khích đi ra. Hai sai nha trông thấy, vội nhường đường.
Hai chú tiểu ngẩng lên, thấy họ ăn mặc rách rưới, cúi đầu phàn nàn rằng:
- Hai người tới đây không gặp may rồi! Bằng giờ năm ngoái chùa chúng tôi mở hội Vu Lan, hai anh nghèo khổ có muốn ăn chút cơm chay thì cũng dễ thôi. Nhưng năm nay thì không thể được. Chùa chúng tôi có mấy người mới tới, hình như có tang nên không mở hội.
- Các anh đã tới đây, - chú tiểu lớn nói, - cũng không đến nỗi về không. Nếu chịu khó quét giúp chúng em, thì chúng em sẽ cho các anh ăn cơm.
Hai người sai nha nghe thấy thế, một người cầm chổi, một người cầm hốt rác, vừa quét vừa trò chuyện với hai chú tiểu. Họ hỏi:
- Hai vị sư nhỏ ơi! Bao giờ thì được làm hòa thượng? Sư phụ của các chú tên gì?
- Chúng tôi vốn con nhà tử tế. - Hai chú nói. - Vì lúc nhỏ ốm đau, không làm gì được, đành phải làm hòa thượng, suốt từ sáng đến chiều chỉ có thắp hương, quét dọn chùa, rồi tụng kinh. Sư phụ chúng tôi rất ghê, pháp danh của ông là "Cửu Hoàng Tăng Nhân". Chú tiểu nhỏ nói rất vô tình, hai sai nha nghe thấy, bỗng giật thót mình. Anh Công Nhiên nháy nháy mắt ra hiệu: "Cửu Hoàng" đây rồi!
Sau đó thấy có người gánh thức ăn đi vào chùa, trong đó có cả gà, vịt, cá, thịt. Công Nhiên nhìn thấy, muốn dò la tình hình mới la lên:
- Hai vị sư phụ nhỏ, tôi mạnh dạn hỏi hai vị nhé, theo như tôi nghĩ đây là đất không sát sinh, không biết vì sao lại dùng những thứ này. Nếu không mở hội, thì có lẽ mời khách chăng?
Thấy hỏi, chú tiểu nhỏ nhìn chú tiểu lớn, rồi vội nói chen vào. Chú tiểu nhỏ khoảng mười hai tuổi, đã biết gì về hay dở, nhanh mồm nói:
- Tôi nói cho các anh biết, các anh chớ có nói với ai nhé! Sư chùa chúng tôi rất là ghê, có thể sử dụng đao, có thể bay lên mái hiên, vượt qua tường, kết giao với những anh hùng trong thiên hạ, và những tay hảo hán giang hồ. Hôm nay mời khách, cho nên mua thịt gà. Còn một điều nữa, chùa chúng tôi thiếu một người nấu ăn, nếu hai anh muốn làm thì tốt quá.
Hai sai nha nghe thấy nó nói đúng ý mình. Tử Nhân cười hỏi:
- Chắc rằng sư phụ các ngươi đang ở nhà, hai vị thử vào gặp xem sao, nếu quả thật dùng chúng tôi thì chúng tôi vô cùng biết ơn.
Thấy thế chú tiểu hạ thấp giọng nói:
- Sáng hôm nay sư phụ chúng tôi vào thành, còn ở am ni cô trong thành chưa về chùa. Rằm tháng Bảy mở hội, mời khách tới diễn kịch. Đêm nay ở đấy còn đốt cây bông. Ni cô là em nuôi sư phụ chúng tôi, trạc hơn hai mươi tuổi, rất xinh đẹp. Sư phụ chúng tôi còn mua miếu cho ni cô, dạy ni cô võ nghệ, cưỡi ngựa, sử dụng đao, cái gì ni cô cũng giỏi. Pháp danh của ni cô là Thất Chư Cô Cô, xa gần ai ai cũng biết.
Chú tiểu lớn bên cạnh, quát mắng:
- Đồ con lừa, đùng có nói linh tinh, hôm trước sư phụ đánh cho một trận nhừ đòn không nhớ à, nay lại nói bậy rồi. Sư phụ biết được thì ốm xương.

Đang nói chuyện, thì thấy một người từ trong đi ra, người cao to, bộ mặt gớm guốc dữ tợn. Ông ta gọi toáng lên:
- Tiểu lớn! Các anh đàng sau đang gọi!
Chú tiểu lớn dạ ran, rồi chạy ngay vào trong chùa.

HOMECHAT
1 | 1 | 202
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com