watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:26:0918/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 1 - Trang 27
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Tất cả các trang
Trang 27 trong tổng số 32

Chương 21

Bản Di Chúc Đầy Trí Thông Minh

Nghèo khó, hơn thua phận tại trời,
Ranh ma hết cách cũng công toi,
Tham lam, voi nọ rắn đòi nuốt,
Rốt cuộc ve kia bọ ngựa xơi.

Chuyện kể rằng xưa có một ông nhà giàu họ Trương, góa vợ, không có con trai, chỉ có một con gái đã có chồng, chồng ở rể nhà vợ. Ông Trương đã ngoài tuổi cổ lai hy, vì vậy giao hết ruộng vườn của cải cho chàng rể và ăn chung với các con, nhờ chúng phụng dưỡng, coi đó là kế an hưởng đến hết đời. Con gái, con rể ông chỉ giả bộ vâng lời phụng dưỡng khiến ông già không tính đến chuyện sinh con trai nữa. Không ngờ chúng dần dần xao lãng, lười nhác khiến ông chịu không nổi. Rồi một hôm, ông già đang đứng chơi ngoài cửa, thấy thằng cháu ngoại đi ra tìm "ông" vào ăn cơm. Ông già Trương hỏi cháu:
- Cháu tìm ông vào ăn cơm đấy à?
Thằng cháu ngoại đáp:
- Cháu tìm ông của cháu cơ, không phải ông đâu!

Ông già Trương nghe cháu nói thế thì buồn lắm, nghĩ thầm: "Con gái đẻ ra đã là con nhà người ta, câu này thật không sai. Ta tuy đã già song tinh lực chưa suy, sao không kiếm lấy một người vợ kế, may ra sinh được con trai để nhà họ Trương cũng có người hương khói?". Nghĩ thế liền mang số tiền dành riêng nhờ bà mối làm mai cho ông lấy con gái nhà họ Lỗ. Cưới được ít lâu quả nhiên người vợ có thai, gần năm sau thì sinh con trai. Ông già mừng mừng khôn xiết, bạn bè quen thuộc đều đến chúc mừng, chỉ riêng con gái và con rể ông già là ngầm bực bội. Ông Trương đặt tên con trai là Nhất Phi, nên mọi người gọi cậu bé là Trương Nhất Lang. Được vài năm, ông Trương ốm, bệnh ngày một nặng. Biết sắp lâm nguy, ông già bèn viết hai tờ di chúc, một tờ đưa cho vợ là Lỗ thị, dặn rằng:
- Tôi chỉ vì con gái và con rể bất hiếu nên mới lấy thêm cô về may mà trời thương, đẻ được con trai. Tôi vốn định giao hết gia tư điền sản cho thằng bé song nó còn bé quá, vả cô lại là đàn bà, không thể tự gánh vác, trông nom nhà cửa được. Tôi bất đắc dĩ phải giao cho con rể quản lý, song nếu tôi nói rõ nó sau này phải trao trả cho con trai thì lại sợ thằng rể ngầm tính kế hại con mình, vì thế trong di chúc tôi gài một câu đố có hai cách giải. Cô hãy cất giữ thật kỹ, đợi khi nào con lớn lên thành người thì đưa ra nhờ công lý phân xử, may gặp được quan thanh liêm sáng suốt, ắt ông ấy có chủ trương riêng.

Lỗ thị theo lời cất kỹ tờ di chúc. Rồi ông Trương cho gọi con gái, con rể vào dặn dò mấy câu và đưa tờ di chúc thứ hai cho chúng. Người con rể nhận lấy, mở ngay ra đọc:
"Trương Nhất Phi con trai ta, gia tài giao hết con rể, người ngoài không được tranh chiếm".
Con rể xem xong cả mừng, liền trao cho vợ cất giữ. Ông Trương đưa tiền dành riêng của mình cho hai mẹ con Lỗ thị tiêu dùng hàng ngày, lại thuê một căn phòng cho hai mẹ con ở. Mấy ngày sau, bệnh càng nặng, ông cụ qua đời.
Sau khi chôn cất bố vợ xong xuôi, nghĩ đến việc gia tài bây giờ là của mình hết thảy thì cả hai vợ chồng đều dương dương đắc ý, không cần nói nhiều cũng đủ biết. Còn Lỗ thị chỉ chăm nuôi dạy con trai. Dần dần thằng bé cũng đã trưởng thành. Nhân nhớ đến tờ di chúc, Lỗ thị bèn dẫn con trai đến cửa quan trình bày. Quan nghe nói bức di chúc do chính tay ông già viết, và đã viết như thế thì toàn bộ tài sản là của con rể. Hơn nữa anh con rể nhờ có tiền lo lót nên chẳng ai chịu phân xử cho hai mẹ con. Họ hàng và bè bạn đều bất bình thay cho Trương Nhất Phi, đều nói:
- Ông Trương ốm đau lú lẫn mất rồi. Chuyện buồn cười như thế thật không ai hiểu nổi!

Một thời gian sau, có ông huyện mới được chuyển đến. Ông này rất giỏi. Lỗ thị lại dẫn con đến huyện đường trình bày rõ:
- Chồng tôi trước khi mất có dặn rằng trong di chúc có ngầm gài câu đố đấy ạ.
Quan huyện giở di chúc ra coi, coi xong thì vỡ lẽ, bèn sai người cho gọi con gái, con rể cùng họ hàng phụ lão ở địa phương của ông Trương đến huyện. Tri huyện bảo anh con rể:
- Cha vợ anh thật là người thông minh, trí tuệ. Nếu không có tờ di chúc này thì suýt nữa gia tư điền sản bị anh chiếm hết. Hãy nghe ta đọc đây:

“Trương Nhất Phi con trai ta, gia tài giao hết. Con rể người ngoài, không được tranh chiếm".
Lập tức quan nâng bút phê vào tờ di chúc, gia tài thuộc cả về Trương Nhất Phi. Mọi người đều chúc mừng người con trai rồi ra về. Đến lúc này mọi người mới hiểu, ngay từ lúc đặt tên cho con trai, ông già Trương đã tính đến nước cờ này rồi.

Chương 22

Nhờ Vế Đối Tìm Ra Thủ Phạm

Trịnh Bản Kiều -72 tên chữ Khắc Nhu, ở Giang Tô là người giỏi văn chương và giỏi vẽ, nhưng thi cử lận đận; mãi tới hơn bốn mươi tuổi mới đỗ tiến sĩ, được trao chức quan thất phẩm là một chức quan "nhỏ như hạt vừng". Tuy vậy, lúc nào ông cũng nghĩ đến dân, việc gì cũng cẩn thận, lo lắng làm đến nơi đến chốn. Bài thơ của ông sau đây chính là thể hiện tinh thần đó:
Xào xạc tre đưa nơi nhiệm sở,
Ngờ dân lên tiếng tố oan khiên.
Bọn mình thư lại dù quan nhỏ,
Một lá cành kia chớ bỏ quên.

Truyền rằng sau khi ông được làm quan huyện, ông từng dùng phương thức trưng cầu vế đối mà phá được một vụ án oan, cứu một người học trò thật thà khỏi tội chết.
Năm ấy, Trịnh Bản Kiều tới nhận chức, dân chúng nghe nói ông là một vị quan thanh liêm, xét án công minh nên đều ngóng trông. Trước cửa huyện nha, người đứng đông đặc chờ đón quan huyện mới; có người muốn xem phong thái, mặt mũi quan như thế nào, có người chờ để kêu oan. Thấy cảnh đó, Trịnh Bản Kiều biết ngay trách nhiệm của mình rất nặng nề, sau khi đến nhận chức được một ngày, việc đầu tiên ông làm là xem hồ sơ những vụ trọng án sắp xử trảm vào mùa thu tới. Có một hồ sơ viết: "Thư sinh Vương Sinh Tân sau ngày cưới một hôm đã giết chết vợ, bị khép vào tội tử hình vì giết người. Vương đã nhận tội giết vợ mới cưới". Hồ sơ không nói gì về việc chú rể tại sao giết cô dâu và giết như thế nào, chỉ nói cô dâu bị giết trong phòng, ngoài ra không có chứng cớ gì khác.
Quan huyện Trịnh Bản Kiều càng nghĩ càng thấy vụ này khó hiểu nên quyết định tra lại vụ án. Ông cho gọi Vương Sinh trong nhà ngục tử tù ra tra hỏi. Khi ngục tốt đưa Vương Sinh đến, Trịnh Bản Kiều thấy thư sinh này mặt mũi hiền lành, nho nhã đoan trang, không hề có chút gì giống với bọn giết người, đốt nhà cả. Ông liền hỏi:
- Nhà ngươi làm sao lại giết chết vợ mới cưới? Giết như thế nào?

Chàng kia chỉ cúi đầu sụt sùi mà không trả lời, bởi chàng đã cung khai như trong hồ sơ, nay sợ nói khác đi sẽ bị roi hèo đánh đập chịu không nổi.
Trịnh Bản Kiều hiểu rõ cách thức xét hỏi rồi kết án ở nha môn là nếu ai bị bắt mà không chịu cung khai thì sẽ bị đánh rất dữ, bởi vậy nhiều người đã phải khai bừa. Vương Sinh này hẳn cũng bị đánh đau nên đã khai bừa, cho nên ông ôn tồn bảo:
- Nhà ngươi có oan khuất gì cứ nói ra, kể lại từ đầu cho rõ bản quan sẽ phân xử. Nếu có gì khác với lần khai trước cũng không ngại.
Nghe quan nói thế, Vương Sinh vẫn còn bán tín bán nghi, chưa dám hé răng. Một viên lại già đứng gần đấy bảo chàng:
- Đại quan đã nói sẽ xử công minh cho anh, sao anh còn không nói? Quan lớn mới đến nhận chức, là vị quan liêm chính công minh...
Nghe nói vậy, Vương Sinh nghĩ việc đã đến lúc này, có chết thì cũng sắp bị chết, thôi thì cứ khai thật, biết đâu được giải oan, bèn cung khai:
- Bẩm quan lớn, tiểu sinh lấy vợ họ Lý là một tài nữ dòng dõi thư hương. Vợ con từ nhỏ đã học thi thư, xuất khẩu thành chương. Ngày cưới của chúng con, đêm ấy khi đám khách trêu chọc cô dâu mới cưới đã về hết, con trở lại phòng thì cửa đã đóng, vợ con ra một câu đối, nếu đối được thì nàng mở cửa, nếu không đối được thì ngủ ngoài cửa. Con bảo "Được!", vợ con liền ra vế đối:
Hảo, hảo, hảo, duyệt tận thế văn chương tri điệu
(Hay, hay, hay, đọc hết văn đời mới biết điệu)

Trong vế đối này có ba chữ nhắc lại, con suy nghĩ và hiểu ra ý nàng mong con sau này cưới đừng bịn rịn gia đình mà nên cố gắng học tập để đạt được công danh, nên con đối lại là:
Cần, cần, cần, đãi văn độc thư bất đoạn thanh
(Chăm, chăm, chăm, đợi nghe đọc sách chẳng ngưng tiếng)

Vợ con thấy câu đối thì vừa lòng lắm, nói: "Quan nhân đã hiểu được nỗi dụng tâm của thiếp và hiểu ra mai ngày phải hành động như thế nào là điều thật may mắn cho thiếp. Nhưng xin quan nhân hãy đối thêm câu nữa!". Thế là vợ con ra vế trên:
Kim nhật đồng đăng phượng hoàng đài
(Hôm nay cùng lên đài phượng hoàng)

Con vừa nghe vế đối ấy đã thấy rất hay lại sâu sắc nữa. Người xưa cho phượng hoàng là loài chim mang điềm lành. Con đực là phượng, con cái là hoàng. Vế đối của vợ con vừa có ý mong vợ chồng hài hòa như phượng hoàng lại vừa có ý mong con sau này đạt được nguyện ước vẻ vang. Thế là con bèn đối:
Tha niên độc chiếm kỳ lân các
(Năm sau riêng chiếm gác kỳ lân)

Con muốn tỏ cho nàng biết con cũng có hùng tâm tráng chí là ngày sau đạt được công danh to lớn để tên được ghi trên gác Kỳ Lân như các bề tôi giỏi giang thủa xưa. Không hiểu do vợ con đang đứng ra câu đối hay là còn muốn thử tài chồng thêm nữa, nàng lại ra thêm vế đối thứ ba:
Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt
(Xích ghế tựa ngô đồng cùng trông trăng)

Vợ con nhìn cảnh sinh tình mà ra vế đối này. Hôm ấy là rằm trung thu, sân nhà con có hai cây ngô đồng, lúc ấy trăng sáng giữa trời khiến vợ con dạt dào thi hứng. Vế đối ra chẳng những có tình thơ ý họa mà chữ ra được vận dụng rất thông minh tinh tế. là ghế đồng âm với là tựa, đồng là ngô đồng đồng âm với đồng là cùng. Như vậy vế đối cũng phải có hai cặp chữ đồng âm như thế. Con nghĩ một lúc lâu mà không nghĩ ra, vừa buồn vừa ngượng, con trở ra thư phòng qua đêm mà không được động phòng với vợ con.
Sáng hôm sau, vì hôm qua không đối được câu thứ ba nên con tới gặp vợ mà lòng buồn phiền, luôn miệng lẩm bẩm: "Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt". Vợ con thấy vậy bèn hỏi: "Lang quân, đêm hôm qua chàng chẳng đối được là gì? Còn buồn phiền, lẩm nhẩm gì thế?”. Con đáp: "Tôi ngồi trong nhà học nghĩ suốt đêm mà không nghĩ ra, nên ngượng không dám vào phòng". Vợ con nghe nói thế, thần mặt ra quay luôn vào phòng. Con cũng không chú ý, ăn cơm trưa xong lại ra ngồi ở nhà học. Đến tối, người nhà mới chạy tới báo tin vợ con treo cổ tự tử ở trong buồng. Con tức khắc sai người sang báo cho nhạc phụ nhạc mẫu, bên ấy liền thưa lên quan, bảo con giết vợ con, thế là lính huyện bắt con vào ngục. Quan huyện ra lệnh giải con lên công đường tra hỏi, con nói con không hề hại vợ nhưng quan không tin, thế là nọc luôn con ra đánh. Con không chịu nổi đau đớn phải nhận là giết vợ, quan huyện khép vào tội giết người phải đền mạng. Con quả thục không giết vợ, cúi xin quan lớn minh oan cho con.
Nghe Vương Sinh kể hết đầu đuôi, Trịnh Bản Kiều thấy trong vụ này ắt có điều lắt léo liền sai người hãy giải Vương Sinh về nhà lao và bảo:
- Vương Sinh, ngươi hãy về nhà giam, ta còn phải báo với quan trên xin hoãn thi hành án để tra xét kỹ từ đầu.

Lời khai của Vương Sinh để lại nỗi nghi ngờ lớn trong óc Trịnh Bản Kiều: chàng rể vì sao lại giết cô dâu ngay ngày hôm sau? Chợt ông nhớ tới lời người vợ hỏi Vương Sinh ngày hôm sau: "Lang quân, đêm hôm qua chàng chẳng đối được là gì?". Ông cảm thấy đây là đầu mối của vụ án, quyết định điều tra từ vế đối.
Tuy vậy, vợ Vương Sinh đã chết, không biết cái kẻ thừa dịp chiếm vợ người đã đối vế dưới ra sao mà vào được buồng? Không biết được điều này, làm sao tra ra vụ án?
Tối hôm ấy, sau khi ăn cơm xong
, Trịnh Bản Kiều đi tới đi lui trong sân nhà Vương Sinh, suy nghĩ cách phá án. Đi một lúc mỏi chân, ông dừng lại bên cây ngô đồng, ngẩng đầu nhìn trời. Bỗng thấy trong phòng học phía trên cao có cậu học trò đốt đèn mang lên đó học. Trước cảnh đó, trong óc ông bật ra vế đối hoàn chỉnh:
Đẳng đăng đăng các các công thư
(Đợi đèn lên gác ai nấy đọc sách)

Vế đối này thật là một cặp trời sinh với vế ra của cô dâu: đăng là đèn, đồng âm với đăng là lên; các là gác, đồng âm với các là ai nấy. Thế là ngày hôm sau, Trịnh Bản Kiều sai người ra các phố huyện dán cáo thị, nói nếu ai đối được vế Di ỷ ỷ đồng đồng vọng nguyệt thì ông sẽ nhận làm cháu nuôi, được ông tiến cử với quan chấm thi trong kỳ thi Hương tới... Chỉ sau một loáng, nhiều thư sinh đã kéo nhau tới xem cáo thị, nhưng đều chịu không đối được, buồn thiu kéo nhau ra về. Chợt có một thư sinh trẻ tuổi vỗ tay nói:
- Tôi đối được rồi!
Nha dịch đưa thư sinh kia về gặp quan huyện. Quan hỏi họ tên, học ở đâu, thầy dạy là ai. Thư sinh kia đáp:
- Tiểu sinh họ Đông Quách, tên Lượng, học ở Vương Trang, thầy dạy là Vương Thái Hòa.
Thì ra nơi học và thầy dạy của Đông Quách Lượng cũng chính là nơi học và thầy dạy của Vương Sinh Tân. Trịnh Bản Kiều lại hỏi:
- Trong lớp học của các anh có một người tên Vương Sinh Tân anh có biết không? Nghe nói cưới vợ hôm trước, hôm sau anh ta đã giết vợ, anh có biết không?

Nghe hỏi, đột nhiên Đông Quách Lượng tái mét mặt, người run bần bật, không nói được câu nào. Thấy vậy, Trịnh Bản Kiều biết chắc người này là thủ phạm, bèn đập bàn quát:
- Ngươi đã giết vợ mới cưới của Vương Sinh ra sao, khai mau:
Đông Quách Lượng tham lam nên hớ hênh lộ tẩy, lại sợ bị đánh nên khai ra ngay:
- Đêm hôm cưới, thấy Vương Sinh trở lại nhà học, chúng con hỏi mới biết chuyện anh ấy không đối được vế ra của vợ nên vợ không cho vào động phòng. Con thấy đây là thời cơ bèn chờ đến đêm khuya mới tới cửa buồng đọc vế đối, cô dâu nghe xong mở cửa, con mạo nhận là chú rể và thành thân với nàng...
Thế là đã rõ: sáng hôm sau khi biết đêm qua chồng mình ngủ lại ở nhà học, biết có kẻ thừa dịp thành thân với mình, cô dâu hối hận đã để mất tiết trinh nên đã tự treo cổ tự tử.
Trịnh Bản Kiều làm quan công minh, xét án rõ ràng, bắt đúng người đúng tội, giải được nỗi oan cho Vương Sinh khiến dân chúng xa gần đều phục.

Chương 23

Ba Lần Hiện Thân, Bao Long Đồ Xử Vụ Án Oan


Giữa năm Nguyên Hựu nhà đại Tống, có quan Thái thường đại khanh họ Trần tên á, vì không đánh trúng được Trương Tư Hậu phải đổi đi làm An phủ sứ coi giữ Giang Đông kiêm Tri phủ phủ Kiến Khang. Một hôm cùng các quan uống rượu trên đình sát mé sông, chợt nghe ngoài đình có người rao to:
- Không dùng ngữ hành tứ trụ, biết được họa phúc hưng suy đây!
Quan đại khanh hỏi:
- Người nào mà dám nói như vậy.
Các quan có người biết đáp:
- Đấy là thầy bói ở Kim Lăng tên gọi Biên Cổ.
Quan đại khanh bảo:
- Gọi vào đây cho ta!
Tức thì các quan gọi vào tới cửa, chỉ thấy:
Mũ nát không vành,
Lam lũ áo quần
Mắt mù tóc bạc,
Gù cả thân hình.

Biên Cổ tay cầm gậy tre bước vào, vái dài một tiếng rồi lần tìm bậc thềm ngồi xuống. Quan lớn giận mắng:
- Ngươi mù lòa, đã không đọc được sách thánh hiền đời xưa thế mà lại dám tự cao khinh cả ngũ hành hay sao?
Lão mù đáp:
- Dạ bẩm tôi có thể nghe tiếng giản hốt mà biết tiến lui, lắng tiếng giày dép mà biết phân biệt sống chết đấy ạ.
Quan lớn hỏi:
- Ngươi bói có nghiệm đúng không. . .
Chưa nói hết câu thì trên sông có một chiếc thuyền hoa, tiếng mái chèo vang lên từ thượng lưu xui xuống. Quan lớn bèn hỏi lão mù xem họa phúc của chủ thuyền như thế nào. Lão mù đáp:
- Tiếng mái chèo có vẻ đau buồn, trong thuyền thế nào cũng chở quan tài của bậc đại quan.
Quan lớn sai người đi hỏi, quả nhiên quan Lang trưng họ Lý thống lĩnh quân Lâm Giang qua đời ở nhiệm sở, thuyền chở linh cữu ông về quê. Quan lớn thất kinh nói:
- Giả sử Đông Phương Sóc đời Hán có sống lại cũng không hơn được nhà ngươi!

Bèn ban cho mười chén rượu, mười lạng bạc rồi cho đi.
Ông già mù ấy nghe tiếng chèo thuyền mà biết họa phúc, nay xin kể chuyện một ông bán thẻ, họ Lý tên Kiệt, người phủ Khai Phong ở Đông Kinh. Trước cửa huyện Phụng Phù phủ Duyên Châu, ông mở một cửa hàng xem bói, ngoài cửa treo thanh bảo kiếm Thái A dán bằng giấy kim tuyến, dưới kiếm là biển chào hàng, viết rằng: "Chém những kẻ cùng nghề vô học trong thiên hạ”. Ông thầy bói này quả là nắm vững việc âm dương.
Hôm ấy treo biển chào hàng xong, thầy bói thấy một người bước ngay vào. Người này ăn mặc thế nào? Lưng sắn xòa khăn đội đầu, người mặc hai lần áo đen, ngang lưng thắt dây đai tơ, chân dận đôi giày và tất sạch sẽ, trong túi áo bỏ một cuộn giấy tờ. Người ấy cùng ông thầy có thanh kiếm vàng vái chào nhau xong thì nói năm sinh tháng đẻ để thầy bày quẻ ra bói. Chỉ thấy ông thầy nói:
- Số này không xem được đâu.
Người đến xem bói là viên áp ty số một của huyện Phụng Phù, họ Tôn tên Văn. Áp ty hỏi:
- Sao lại không chịu bói cho ta ?
Ông thầy đáp:
- Bẩm quan, số này khó bói lắm.
Áp ty hỏi:
- Sao lại khó bói?
Ông thầy đáp:
- Nếu ngài có hơi men thì không nên xem, hoặc nếu ngài còn bệnh lỗi lầm thì cũng không nên bói.
Áp ty nói:
- Ta chưa uống rượu mà cũng không bệnh lỗi đâu.
Ông thầy bói:
- Xin cho biết ngày sinh tháng đẻ lại lần nữa kẻo có lầm lẫn.
Áp ty nói lại ngày sinh tháng đẻ, ông thầy bày quẻ lại lần nữa, nói:
- Bẩm quan, thôi đừng xem nữa.
- Ta không kiêng đâu, cứ nói, không hề gì. - Áp ty nói.
- Tượng quẻ xấu lắm ạ. - Ông thầy nói xong thì viết bốn câu rằng:
Ngày sau Bạch Hổ chiếu
Chiếu tới họa không sai.
Sáng mai đúng giờ Sửu,
Cả họ thảy bi ai.
Áp ty đọc xong hỏi:
- Quẻ này nói họa phúc như thế nào?
Ông thầy đáp:
- Thực không dám giấu, quẻ này báo ngài sẽ chết.
- Bao năm nữa sẽ chết?
- Thưa ngài năm nay thì chết.
- Tháng mấy năm nay thì chết?
- Thưa ngài, tháng này năm nay thì chết.
- Thế thì ngày nào tháng này năm nay ta chết?
- Thưa ngài ngày hôm nay ngài sẽ chết ạ.
- Vào giờ nào, sớm hay muộn?
- Thưa ngài, giờ Tí canh ba lẻ ba ngày hôm nay ngài sẽ chết.
Áp ty nói:
- Được nếu đêm nay chết thật thì chẳng có chuyện gì hết, nhược bằng không chết thì ngày mai sẽ nói chuyện với lão tri huyện đấy!
Ông thầy nói:
- Nếu đêm nay ngài còn sống thì sáng mai xin quan cứ đến lấy thanh kiếm chém kẻ cùng nghề vô học kia mà chém phăng đầu kẻ hèn này đi.
Áp ty nghe nói bất giác lửa giận bốc lên, lòng căm trỗi dậy, lôi tuột ông thầy bói ra khỏi cửa hàng. Chuyện này biết tính sao đây?
Chợt có mấy người làm việc từ huyện đường bước ra ngăn Tôn áp ty, hỏi có chuyện gì. áp ty đáp:
- Chuyện gì à? Tôi bói chơi một quẻ, thế mà lão bảo tôi ắt chết vào lúc canh ba lẻ ba đêm nay! Tôi chẳng có bệnh tật làm sao mà canh ba lẻ ba đêm nay lại chết được? Phải lôi lão vào huyện để xử cho ra lẽ mới được.
Mấy người kia can:
- Nếu tin bói thì có mà bán cả nhà. Sức mấy mà tranh cãi với mồm mép xem bói kiếm ăn kia chứ!
Mấy người khuyên giải Tôn áp ty đi rồi mới quay lại trách ông thầy bói:
- Này thầy Lý, thầy gây chuyện với vị áp ty nổi tiếng đó, nghe chừng không thể bói ở đây được nữa đâu. Xưa nay, nghèo dễ bói, hèn dễ bói, chỉ có tuổi thọ là khó bói mà thôi. Thầy chẳng phải bố Diêm Vương, cũng chẳng phải anh của Phán quan, sao có thể đoán sống chết đúng phăm phắp từng ngày từng giờ như thế được? Có nói thì cũng phải nói áng chừng thôi chứ!
Ông thầy đáp:
- Nếu muốn lấy lòng người ta thì quẻ đúng sao được? Còn nếu nói thật thì lại bị trách mắng! Thôi chỗ này đã không chấp nhận thì ắt có chỗ khác chấp nhận?
Nói xong, thở dài rồi dọn dẹp cửa hàng, dọn đi nơi khác.
Lại nói Tôn áp ty tuy được mọi người khuyên giải song trong lòng vẫn thấy khó chịu. Hôm ấy, sau khi ký nhận xong giấy tờ ở huyện về nhà, áp ty thấy lòng buồn bực. Vợ áp ty thấy chồng mặt ủ mày chau thì hỏi:
- Có chuyện gì phiền não thế ông? Hẳn là giấy tờ trong huyện có gì khó xử chăng?
- Không đâu, mình đừng hỏi nữa? - áp ty đáp.
- Hay là hôm nay ông bị quan huyện quở trách? - Vợ lại hỏi.
- Không phải mà!
- Hay là ông cãi nhau với ai đó chăng?
Áp ty đáp:
- Cũng không phải. Hôm nay tôi đến cửa huyện bói một quẻ thầy bói lại bảo đúng canh ba lẻ ba đêm nay là tới số phải chết.
Vợ áp ty nghe nói thế thì mày liễu dựng ngược, mắt phượng xoe tròn, nói:
- Làm sao một người đang yên lành mà đêm nay lại chết được? Sao ông không lôi lão vào huyện mà kiện?
Áp ty đáp:
- Tôi có lôi đi đấy nhưng mọi người đều can.
Người vợ bảo:
- Này mình, mình cứ ở nhà nghỉ ngơi. Thường ngày hễ có việc gì, tôi đều thay mình tự đến kêu với quan huyện, hôm nay tôi sẽ đi tìm lão thầy bói đó cho mình để hỏi xem chồng tôi không nợ nần gì, với công tư hai bề, lại cũng không mắc mớ gì với việc quan, làm sao có thể chết vào lúc canh ba lẻ ba đêm nay được?
Áp ty nói:
- Mình đừng đi vội. Đợi đêm nay nếu tôi không chết thì ngày mai tôi sẽ nói chuyện với lão còn hơn là mình can thiệp vào.
Thấy trời đã tối, áp ty bảo vợ:
- Mình hãy dọn mấy chén rượu ra uống cái đã. Đêm nay tôi không ngủ, uống để cho qua hết đêm nay.
Uống ba chén hai chung thì áp ty đã say mềm, mắt lơ mơ ríu lại, ngủ gật trên ghế bành. Người vợ gọi:
- Mình ơi, sao lại ngủ thế này?
Bèn gọi con hầu Nghênh Nhi, sai:
- Này, đánh thức ông dậy đi!
Nghênh Nhi đến bên đánh thức song không tỉnh, lại gọi một hồi cũng không thưa. Vợ áp ty bèn bảo:
- Nghênh Nhi, tao với mày vực ông vào phòng cho ông ngủ.
Nếu có người cùng tuổi, cùng lớn lên với nhau, ôm chặt lấy lưng, gạt tay trở lại để mà nói chuyện thì Tôn áp ty chỉ uống rượu tiêu khiển qua đêm chứ ngàn lần không nên lên giường mà ngủ. Chính vì ngủ trên giường mà Tôn áp ty chết đúng vào đêm ấy ngày ấy tháng ấy năm mấy, chết không được bằng Lý Tồn Hiếu trong Ngũ đại sử và Bành Việt trong Hán thư. Thật đúng là:
Gió thu thổi lá ve hay trước
Tiễn quỉ Vô Thường chết chẳng hay.
Vợ áp ty thấy chồng ngủ say, bảo Nghênh Nhi xuống bếp tắt hết đèn đóm củi lửa rồi hỏi:
- Mày có nghe ông mày nói hôm qua ông thầy bói bảo ông mày chết vào canh ba đêm nay không?
Nghênh Nhi đáp:
- Thưa bà, Nghênh Nhi cũng có nghe ông nói thế nhưng làm gì có chuyện đó?
Vợ áp ty bảo:
- Nghênh Nhi, tao với mày đem mấy thứ ra khâu, đợi xem ông có chết hay không. Nếu đêm nay không chết, ngày mai sẽ nói chuyện với lão thầy bói đó. Mày đừng có mà ngủ đấy nhé!
- Con đâu dám ngủ? - Nghênh Nhi đáp.
Nói chưa dứt lời, Nghênh Nhi đã ngủ gật. Vợ áp ty gọi:
- Nghênh Nhi, tao dặn mày đừng ngủ, sao mày lại ngủ thế?
- Dạ, con không ngủ đâu ạ!
Nói xong, Nghênh Nhi lại ngủ. Vợ áp ty gọi cho tỉnh rồi hỏi bây giờ là canh mấy. Nghênh Nhi lắng nghe tiếng trống cầm canh ở huyện đường đánh đúng canh ba lẻ ba. Vợ áy ty bảo:
- Nghênh Nhi, đừng có ngủ đấy nhé! Giờ này đúng lúc nghiêm trọng đấy.
Nhưng Nghênh Nhi lại ngủ tiếp, gọi cũng chẳng thưa. Chợt nghe tiếng áp ty từ trên giường nhảy xuống đất rồi ra mở cửa giữa. Vợ áp ty vội vàng gọi Nghênh Nhi dậy châm đèn lên coi thì lại nghe tiếng cổng lớn mở. Nghênh Nhi và vợ áp ty cầm đèn đuổi theo thì thấy một người mặc áo trắng giơ một tay lên che mặt ra khỏi cổng nhảy đánh ùm một cái xuống sông huyện Phụng Phù. Thật là:
Việc đà chẳng thể quay đầu lại,
Hết thảy trôi xuôi mặc gió đông.
Con sông này thông thẳng với sông Hoàng Hà, nước chảy cuồn cuộn, làm sao mà vớt được xác! Vợ áp ty và Nghênh Nhi đứng bên bờ sông gào khóc.
- Áp ty ơi áp ty sao ông lại nhảy xuống sông để hai chúng tôi biết dựa vào ai bây giờ?

Tiếng gào khóc đó lập tức khiến bốn nhà láng giềng chạy tới. Bà Điêu nhà ở phía trên, bà Mao nhà ở phía dưới, bà Bao, bà Bào nhà ở đối diện đều chạy tới. Vợ áp ty kể lại sự việc trên cho họ nghe. Bà Điêu nói:
- Thật có chuyện kỳ lạ đến thế ư?
Bà Mao nói:
- Ban ngày tôi còn thấy áp ty mặc áo đen, giấy tờ bỏ trong tay áo mang về nhà, già này còn chào hỏi áp ty nữa kia.
Bà Cao tiếp lời:
- Đúng thế, tôi cũng chào hỏi áp ty nữa đấy!
Bà Bào nói thêm:
- Ông nhà tôi sáng hôm nay tới huyện làm việc thấy áp ty đang kéo ông thầy bói, lúc về nhà ông ấy kể như vậy. Ai có ngờ đâu bây giờ lại chết thật!
Bà Điêu lại nói:
- Áp ty ơi, sao ông không bảo cho hàng xóm láng giềng chúng tôi biết mà đã vội chết thế!
Nói xong ứa hai hàng nước mắt. Bà Mao cũng khóc theo:
- Cứ nghĩ đến bao nhiêu điều tốt của áp ty, ai mà không đau buồn cho được!
Bà Bào kể lể:
- Áp ty ơi, bao giờ lại được trông thấy ông đây?
Lúc này địa phương đã trình lên quan, vợ áp ty cũng bận lo sắp sửa đồ cúng lên chùa siêu độ cho vong linh.
Thấm thoát bấm đốt ngón tay đã qua ba tháng. Một hôm vợ áp ty và Nghênh Nhi đang ngồi nhàn ở nhà thì thấy hai người đàn bà mặt đỏ bừng hơi men, người đi trước xách một chai rượu, người đi sau cầm hai đóa hoa thông thảo, vén màn cửa bước vào nói:
- Tới nơi rồi đây!
Vợ áp ty nhìn ra thì là hai bà mối, một họ Trương, một họ Lý. Vợ áp ty lên tiếng:
- Đã lâu không gặp hai bà!
Hai bà kia nói:
- Bà áp ty có việc buồn, chúng tôi trước đây không biết nên không đem vàng hương đến viếng, xin miễn thứ cho! Không biết đến nay ông nhà mất đã bao lâu rồi?
Vợ áp ty đáp:
- Hôm trước đã làm lễ cúng trăm ngày rồi.
Hai bà kia nói:
- Nhanh quá nhỉ, đã được trăm ngày rồi. Hồi còn sống, áp ty quả là người tốt. Có lúc già tôi đây gặp ông chào hỏi, ông vội vàng đáp lễ ngay. Bây giờ ông mất đã chừng ấy ngày rồi, trong nhà vắng vẻ, cũng nên nói đến chuyện đi bước nữa rồi đấy.
Vợ áp ty đáp:
- Không biết ngày nào năm nào mới lại sinh ra được một người như Tôn áp ty chồng tôi!
Bà mối nói:
- Như thế thì có gì là khó. Già tôi đây biết có một đám tốt lắm.
- Thôi đừng nói nữa, sao có người được đúng như chồng trước của tôi đây! - Vợ áp ty nói.
Hai bà mối uống trà rồi ra về. Mấy ngày sau lại đến nói chuyện mối mai. Vợ áp ty nói:
- Hai bà thôi đừng một mực nói chuyện mai mối nữa. Nếu các bà thuận theo ba điều kiện của tôi sau đây thì hãy đến, bằng không thì cả đời này đừng bao giờ nhắc đến nữa, tôi thà ở góa sống qua ngày còn hơn.
Ngay sau đó, vợ áp ty mở miệng nói ra ba điều kiện. Hẳn là có duyên đụng phải oan gia năm trăm năm đời trước nên sau này cả đôi mới mắc vòng hình phạt của phép nước đấy thôi. Thật là:
Tần tướng mê hươu khôn biện giải,
Trang Chu mơ bướm hẳn chưa chừng.
Hai bà mối hỏi:
- Ba điều đó là ba điều gì?
Vợ áp ty nói:
- Điều thứ nhất, người chồng đã khuất của tôi họ Tôn, nay cũng phải là người họ Tôn thì tôi mới chịu. Điều thứ hai, chồng trước của tôi là áp ty đệ nhất danh của huyện Phụng Phù, nay người ấy cũng phải có chức vị ngang như thế. Điều thứ ba, tôi không về nhà người ta mà người ta phải đến ở đây.
Hai bà mối nghe xong, nói:
- Hay quá, bà nói muốn đi bước nữa với một người họ Tôn, có chức vị như chồng trước và phải đến ở đây chứ gì! Nếu là những điều khác thì còn phải suy tính chứ chỉ ba điều này thôi thì già đây xin thuận hết. Xin nói để bà áp ty biết, áp ty nhà ta là áp ty đệ nhất danh của huyện Phụng Phù, thường gọi là áp ty Tôn Lớn, nay người chúng tôi đến làm mối vốn là áp ty đệ nhị danh ở huyện Phụng Phù. Áp ty Tôn Lớn đã mất, ông ta có dịp thế chức ấy để thành đệ nhất danh áp ty. Ông này là áp ty Tôn bé, chịu đến ở rể nhà đây. Chúng tôi làm mối ông áp ty Tôn Bé đấy, bà có ưng không.
Vợ áp ty nói:
- Tôi không tin lại vừa khéo đến thế!
Bà mối họ Trương thề:
- Già này năm nay bảy mươi hai tuổi rồi. Nếu già nói sai, xin biến thành bảy mươi hai con chó cái ăn c... cho nhà bà?
Vợ áp ty xuôi lòng:
- Nếu quả như thế, phiền bà làm mối giúp, không biết duyên phận thế nào!
- Hôm nay là ngày tốt, xin cho tờ danh thiếp đoàn viên lấy may, - bà mối họ Trương nói.
- Tôi không mua sẵn để ở nhà. - Vợ áp ty nói.
- Tôi có mang theo đây? - Bà mối họ Lý nói rồi lấy trong áo ngực ra một tờ giấy hoa tiên có hình năm nam hai nữ. Thật là:
Tuyết náu uyên ương, bay mới biết,
Liễu buồn anh vũ, hót thời hay.
Ngay lúc ấy, vợ áp ty sai Nghênh Nhi lấy bút nghiên. Thiếp viết xong, hai bà mối nhận lấy ra về. Sau đó tất nhiên là đưa tiền, nạp lễ, qua lại đưa tin. Chưa đầy hai tháng thì nhận áp ty Tôn Bé vào ở trong nhà.
Đôi vợ chồng này thật là vừa một đôi, quả nhiên rất hợp nhau. Một hôm cả hai uống rượu say, sai Nghênh Nhi nấu một bát canh ăn cho tỉnh luôn. Nghênh Nhi xuống bếp vừa nhóm lửa vừa lẩm bẩm oán trách:
- Áp ty ngày trước khi còn sống, sớm muộn gì mình cũng đã được đi ngủ rồi, nay lại bắt mình nấu canh ăn cho giã rượu!

Thấy cái ống thổi lửa bị tắc, lửa không bén, Nghênh Nhi cúi xuống dộng cái ống thổi vào nền bếp. Dộng chưa được mấy cái thấy lòng bếp từ từ trồi lên, cách mặt đất chừng một thước ta, từ đấy nhô lên một đầu người đội lòng bếp, cổ tròng sợi dây kéo nước giếng, tóc xõa lòa xòa, lưỡi thè lè, mắt ứa máu, gọi thành tiếng: "Nghênh Nhi, con kêu oan giúp ông với?". Nghênh Nhi sợ quá hét lên một tiếng rồi ngã vật xuống đất. Mặt vàng khè, mắt lờ đờ, môi tím tái, móng tay xanh, không biết ngũ tạng Nghênh Nhi như thế nào chứ chân tay thì không động cựa nữa. Thật là:
Mệnh tựa canh năm trăng ló núi,
Thân như giờ Tí bấc khô dầu.

HOMECHAT
1 | 1 | 202
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com