watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:41:3518/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 1 - Trang 15
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Tất cả các trang
Trang 15 trong tổng số 32

Chương 12

Quan Hình Sảnh Bị Chém Đầu(1)

(1) Hình sảnh: quan trông coi luật pháp.
Người đời đừng gieo mầm ác, nếu gieo mầm ác thì nhất định sẽ chuốc lấy báo oán. Đức Tông đã tu đắc đạo, song mầm ác đời trước chưa trả, bởi thế tuy pháp luật không đụng đến mà vẫn phải chịu báo oán. Trước đây, ngay Đức Sư cũng khó mà trốn thoát, huống hồ là Đức Tông. Thật đáng sợ thay. Hãy thận trọng đừng nghĩ đến điều ác mà gây mầm ác.
Anh em ruột hại nhau để chiếm đoạt tài sản, việc mà ngay đến kẻ ngu đần nhất cũng không bao giờ làm. Nay họ phải chết trong ngục là do chính họ gây ra. Điều đáng mừng là hai đứa trẻ đã có chí báo thù. Đời nay hiếm có ai như thế, nên không thể không lưu truyền, chỉ dáng tiếc là ta đã quên mất họ tên.
Thời Thuận Trị, Dương Châu, có một viên quan trông coi pháp luật. Hắn là người tham lam và tàn khốc, đã làm nhiều việc bạc ác. Ta chỉ kể lại dưới đây hai việc, để mọi người cùng biết.
Viên quan này vừa đến nhiệm sở, theo lệ cũ thì phải gặp quan Tào phủ. Quan Tào phủ thời ấy họ Ngô, rất tôn sùng đạo Phật. Nhân có đại hòa thượng Đức Tông, là vị cao tăng đắc đạo ở chùa Phúc Duyên, Dương Châu, tới thăm, Tào phủ Ngô mời viên quan này tới bàn về đạo Phật. Lúc ấy có người vào bẩm báo Thôi quan(1) họ Vũ mới nhậm chức tới yết kiến. Tào phủ truyền lệnh mời vào. Quan Hình sảnh họ Vũ vào đưa cuốn sổ, cúi đầu lạy ba lạy rồi xin cáo lui. Khi ấy, thấy một vị cao tăng cùng ngồi với quan Tào phủ, hỏi ra mới biết đây là hòa thượng "chùa Phúc Duyên".
(1) Thôi quan: tương đương với án sát sứ.

Đức Tông về chùa, được mấy hôm thấy người mang danh thiếp của quan Hình sảnh họ Vũ tới chùa, mời sư tới đàm đạo về Phật pháp. Nhận được thiếp mời, Đức Tông dặn những người hầu rằng:
- Đời trước ta đã hại đến tính mạng người này, nay gặp lại thật khó mà trốn thoát. Lần này ta đi sẽ không về, hãy chuẩn bị cho ta chiếc quan tài.

Nói xong, ngươi hầu theo nhà sư đến cửa phủ, cũng đúng lúc quan Hình sảnh họ Vũ đang ngồi tại công đường. Viên lại thưa rằng:
- Đức Tông đã tới.
Quan Hình sảnh tức khắc gọi vào. Đức Tông từ dưới thềm bước lên, đứng chờ quan hỏi. Quan Hình sảnh nổi giận quát:
- Ngươi tuy có chút ít kiến thức về thiền học, song ta là quan phụ mẫu, sao lại kiêu ngạo vô lễ, gặp ta mà không quỳ?
Hòa thượng chưa trả lời, quan Hình sảnh họ Vũ đã lệnh cho lính lệ đánh cho bốn mươi gậy rồi đuổi ra. Vừa ra khỏi cửa đã tắt thở. Những người hầu rất thán phục ông là người sáng suốt. Vội vàng khâm liệm xác hòa thượng, nhân dân trong vùng đều nói:
- Quan Hình sảnh vô cùng độc ác.

Vào tháng tư năm ấy, ở Sao Quan Môn có một người buôn muối, vốn liếng tới hơn hai vạn đồng. Ông có hai người con và hai người cháu. Nhà giàu có, nên khi ông chết, hai anh em tranh giành nhau của cải. Anh bảo em riêng tư, em lại cho anh ngấm ngầm cất giấu tiền bạc, do bất hòa nên suốt ngày họ mắng chửi lẫn nhau, họ hàng thân thích khuyên giải, nhưng họ vẫn bỏ ngoài tai. Không ai chịu ai, cuối cùng hai anh em đều làm đơn đệ lên quan Hình sảnh họ Vũ tố cáo. Quan xử kiện thấy gia tài của hai anh em họ có tới mấy vạn, lập tức sai người bắt giam. Giam tới hai tháng, họ vẫn không thấy đưa ra xét hỏi. Gặp nhau hai anh em vô cùng hối hận, họ bàn với nhau bỏ ra năm ngàn lạng nhờ người nộp cho quan. Quan Hình sảnh nói:
- Nhà nó giàu tới mấy vạn, sao bỏ ra ít thế.
Sau đó, người trong họ đã bẩm lên mấy lần song vẫn bị giam. Hai anh em chẳng còn cách nào, đành yên phận ngồi tù chờ xét xử.
Họ bị giam từ tháng tư cho tới tháng mười hai mà vẫn không được đưa ra xét hỏi. Nhân dịp cuối năm có quan Thanh quân sảnh đích thân xuống tận nhà giam thanh tra. Anh em họ khóc lóc, quỳ xuống van xin:
- Chỉ vì chúng con bỗng chốc ngu tối, kiện nhau về chuyện gia tài, ngài Vũ đã giam chúng con tám chín tháng mà không xét hỏi. Năm hết tết đến, chúng con vẫn không được về thăm mẹ già.
Kêu xong, hai người lại khóc lóc, quan Thanh quân nói với họ rằng:
- Anh em ngươi đã hòa thuận với nhau, chờ ta đi gặp ngài Vũ, các ngươi rồi sẽ được tha.

Hai anh em họ cảm ơn, chờ tin tức. Quả nhiên quan không về dinh thự, tới ngay chỗ quan Hình sảnh bàn việc xin tha cho anh em họ. Được quan Hình sảnh bằng lòng, quan Thanh quân lại cho người báo để anh em họ biết tin.
Đã hai mươi chín tháng chạp họ vẫn không thấy được tha. Nào ngờ, ngay đêm ấy quan Hình sảnh sai lính coi tù viết đơn trình lên nha môn nói hai người này ốm. Người nhà vẫn không hiểu tại sao họ vẫn không được tha, lại mang rất nhiều lễ vật biếu những người coi tù. Lúc ấy họ lại được tin hai người đột ngột mắc bệnh chết. Thế là hai người vợ cùng hai đứa con và tất cả hơn trăm người trong gia đình mua hai chiếc quan tài đặt trước cửa ngục khóc than vang trời dậy đất, người xa kẻ gần đến xem đông nghịt, tắc nghẽn cả đường phố. Ai nhìn thấy cũng phải thương xót.
Hai đứa con trai trạc mười bốn, mười lăm tuổi, mặc áo xô, chít khăn xô khóc lóc thảm thiết, ngất đi sống lại. Chúng cứ gào lên:
- Bà con ơi! Đau đớn khóc lóc cũng chẳng ích gì. Chúng con phải liều mạng, ngay đêm nay tới Bắc Kinh đưa đơn tố cáo may ra mới giải được nỗi oan khuất này.
Ở đó cũng có bốn người từng bị hại nói:
- Các cháu còn bé quá, nếu có chí, chúng tôi cũng tình nguyện đi theo giúp đỡ.
Khâm liệm cha xong, không lo đến việc đưa đám, họ viết ngay bản cáo trạng kể mười hai tội của quan Hình sảnh họ Vũ đi thẳng tới kinh thành đánh trống đăng văn, dâng tấu, mong triều đình cử người Bộ Hình về xét hỏi rồi phúc đáp lên trên. Vâng theo chiếu chỉ, triều đình cách chức Vũ Toàn Tự, lệnh cho Đốc phủ giang Nam xét hỏi, rồi viết tờ tấu, trình bày cụ thể. Đốc phủ hội thẩm thấy hoàn toàn đúng sự thực, bẩm lên hoàng thượng. Theo lệnh vua, trói Hình sảnh họ Vũ điệu ra cửa bắc chém đầu, lệnh cho Hình sảnh họ Vương về nhậm chức.
Hôm ấy, nhân dân Diêm Thành đi xem tới mấy vạn người. Đường sá tắc nghẽn. Đầu tên Hình sảnh họ Vũ bị nhân dân dùng gạch, đá, búa, gậy băm vằm nát như tương. Thời ấy Dự tiên có một người thợ mộc làm cùm, về sau người thợ mộc phạm pháp, người ta đã dùng chính chiếc cùm anh ta làm, cùm anh ta dong ngoài đường cho mọi người xem. Có một thư sinh làm một vế đối như sau:
Thợ mộc làm cùm cùm thợ mộc.

Một năm rồi vẫn không ai đối được, cho mãi tới hôm ấy mới tìm được vế đối sau:
Hình sảnh coi chém chém Hình sảnh.

Thật là kỳ lạ! Thế mới thấy kẻ gây tội ác thì không thể nào sống được. Anh em ruột thịt không thể hại nhau. Quan lại tham lam, tàn khốc nhất định sẽ phải nhận tội chết. Quả báo như thế, thật đáng sợ thay.

Chương 13

Ngọc Lại Trở Về

Xưa nay tình dục vốn rất nguy hại, nó làm băng hoại danh dự, trí khôn và tính mạng con người. Ta hãy thử xem "Trại Tây Thi", sắc đẹp của nàng khiến cho trăng lu hoa thẹn, nếu giữ mình trong sạch, thì há chẳng được thiên hạ xa gần kính phục sao! Cô ta thấy ai trẻ đẹp là đem lòng yêu mến, giả vờ thân thiết nghĩ đến tình cá nước, hoàn toàn không nghĩ tới Viên Công. Vì sao "Trại Tây Thi" đối đãi trọng hậu đến thế? Khi đã tung tiền ra như vỏ hến, thì ai mà biết được người tình sau này sẽ bội ước. Chết vì hình phạt thảm khốc, há chẳng phải cái hại của tình dục sao? Viên Công đường đường là một vị thứ sử không chịu tu thân tề gia, chỉ quen thói bóp nặn dân để cung phụng gái đẹp, cuối cùng người ngọc đi đâu về đâu? Thanh danh nhơ nhuốc, há chẳng phải là cái hại của tình dục sao? Tức giận hơn nữa là Phủ Thần không biết tự trọng, táng tận lương tâm, đến nỗi chết một cách thê thảm. Ta cho rằng, hắn ta quá thừa tội chết, chứ chẳng phải nói đến tình dục làm hại. Thế mà đời nay người ta vẫn tiếp tục lao vào con đường tình dục mà không hề tỉnh ngộ. Thật đáng buồn thay.
Phủ Thần là người biết suy nghĩ và có kiến thức, song ta tức giận vì hắn đã đánh mất tiết tháo, về sau lại bội ước. Tức giận hơn nữa là làm cho "Trại Tây Thi" phải chết một cách thảm hại. Đọc tới đó mà rơi nước mắt, quả thật ngay cả chó lợn cũng không làm thế. Sự bạc tình phụ nghĩa độc ác ấy còn hơn cả Vương Khôi, không hẳn bị báo oán mà về sau còn bị đánh chết bằng gậy. Há chẳng khoái sao?

Trong số những người lục lâm luôn có những người trọng nghĩa khinh tài. Phủ Thần táng tận lương tâm, nếu không có sự báo oán liên quan này, thì "Trại Tây Thi" chết một cách oan uổng, chứ sao được minh oan? Đọc tới đây ta cảm thấy vô cùng khoái chí. Viên Công dùng vàng cứu tên cướp thoát chết, ấy cũng là lấy nghĩa báo nghĩa.
Những người nghèo không dám làm điều ô uế, sợ người xung quanh biết được. Song những nhà giàu có, mặc sức hoang dâm, không hề kiêng kỵ, người xưa cho rằng, những nhà giàu có thường đa dâm, quả là rất đúng thay. Nhưng nhiều người cũng bị quả báo vì dâm đãng.
Những nhà giàu có cần hiểu rằng, vợ bao giờ cũng ghen tuông, đừng miễn cưỡng cưới thiếp để làm hại vợ con mình, hủy hoại đạo đức, tự chuốc lấy ô nhục. Hãy xem gương Viên Công để tự răn mình.
Bên cầu Thái Bình, Phủ Đông, có một chàng trai tên là Đường Phủ Thần. Anh ta hai mươi tuổi, đẹp như một viên ngọc, môi đỏ hơn cả mỹ nữ. Nhân dịp năm mới anh ta đến phủ Hoài mừng tuổi người thân. Đúng dịp ấy phủ Hoài đón xuân, anh ta dừng lại đứng ở đường phố Đông Môn xem mọi người đánh trống múa sư tử lũ lượt đi qua.
Đang xem, bỗng thấy một đứa đầy tớ gái còn ít tuổi, đứng sát vào anh ta ghé tai nói nhỏ:
- Bà chủ nhà tôi rất ngưỡng mộ ông, tối nay đến đợi ở đây tôi có câu chuyện muốn nói với ông. Rồi đưa cho anh ta một tặng vật, gói trong chiếc khăn tay. Phủ thần mở ra xem, thì đó là chiếc quạt và chiếc như ý đều bằng vàng. Phủ Thần vừa kinh ngạc vừa vui mừng, rối rít nhận lời.

Đến tối, anh ta tới chỗ hẹn, đã thấy đứa hầu gái chờ ở đó. Đứa hầu gái dẫn Phủ thần đi ngoắt ngoéo một lúc thì tới một ngôi nhà rất sang trọng. Một người đàn bà đẹp, ăn mặc lộng lẫy tươi cười bước ra đón anh ta.
Người đàn bà ấy không phải ai xa lạ, đó chính là "Trại Tây Thi". Nàng là người cực kỳ diễm lệ, chỉ hiềm một nỗi, khi còn nhỏ, do được cưng chiều, không bó chân, nên đôi chân rất to, nàng là thiếp của Viên Công. Viên Công người tham lam, khi được nhậm chức ông ta đã bỏ ra rất nhiều vàng bạc cưới người đàn bà này, cốt mua được tiếng cười của cô, ông ta đã dùng quá nửa số tài sản chiếm đoạt được để cung phụng "Trại Tây Thi". Biết chuyện, người vợ cả ghen tuông ầm ĩ, khiến Viên Công không lúc nào yên, bèn xin chuyển đến Dương Châu, cách phủ Hoài một ngàn dặm. Khi đến nhậm chức ở Dương Châu, người vợ cả không cho Viên Công mang thiếp theo. Ông ta nói với "Trại Tây Thi", khi nào đến nhiệm sở sẽ cử người về đón, chỉ để lại người hầu già và ông chú già ở lại thôi.
Hôm đón xuân "Trại Tây Thi" nhìn thấy Phủ Thần, như cá gặp nước, như rồng gặp mây, bởi thế sai người hẹn đến gặp nhau. Sau đó họ giả vờ là chị em, lén lút đi lại, không sao dứt ra được.
Khoảng hơn hai tháng, người đàn bà ấy bàn với Phủ Thần rằng:
- Thiếp có nhiều tiền của, nếu một lòng một dạ cùng thiếp thì thiếp sẽ dốc hết tài sản để dâng hiến cho chàng, chàng phải ở đây lập nghiệp. Có thể mua ruộng vườn, nhà cửa kiếm lời, hoặc cứ thế mà sống, để mãi mãi bên thiếp.

Phủ Thần nghe ngay, song lại nghĩ: "Người đàn bà này tuy đẹp thật nhưng rất đa dâm, nếu có người khác hơn mình thì lời hẹn ước sẽ nhạt phai, ấy là điều lo thứ nhất; người đàn bà này chân quá to, đã hơn ba mươi tuổi, ta không xứng đôi vừa lứa, đó là nỗi lo thứ hai; chồng người đàn bà này đang làm quan, nếu trở về, biết được chuyện vụng thầm thì tính mạng khó mà giữ nổi, đó là nỗi lo thứ ba. Thôi thì ta dùng những lời đường mật lừa người ấy thật nhiều vàng bạc, rồi tìm cách tới Dương Châu lập nghiệp, cưới cô gái trẻ khác, há chẳng tốt lắm sao?". Ý đã định, bề ngoài anh ta nói là về Dương Châu lo liệu việc gia đình, trong vòng non tháng sẽ trở lại phủ Hoài lập nghiệp. Người đàn bà rất vui mừng, dốc hết túi đưa cho Phủ thần khoảng hơn bốn trăm lạng vàng. Rồi lại giao cho Phủ Thần đôi rồng bằng bạch ngọc, vật hiếm có trên đời, do tổ tiên để lại làm vật tin gắn bó họ với nhau. Rồi khóc sướt mướt dặn rằng:
- Nhìn viên ngọc này, như được nhìn thấy nhau. Chúng ta mãi mãi không bao giờ quên nhau.

Hai người lau nước mắt chia tay. Phủ Thần lừa được nhiều vàng, ngay đêm đó trở về Dương Châu. Thời ấy, chức thư lại ở Vũ Hình sảnh sao có thể kiếm được rất nhiều tiền của. Phủ Thần dùng một trăm lạng vàng xin vào làm chức thư lại, rồi lại dùng một trăm lạng vàng cưới người con gái xinh đẹp, mới mười bảy tuổi làm vợ. Họ sống với nhau rất hòa hợp. Phủ Thần hoàn toàn không nghĩ tới những chuyện ân ái với "Trại Tây Thi" nữa. Ngày ngày phục dịch tại sảnh đường, Phủ Thần rất đắc ý. Thấy Phủ Thần trẻ đẹp, quan Vũ Hình sảnh rất mê, và nghiễm nhiên Phủ Thần trở thành người tình cùng giới với ông ta.
"Trại Tây Thi" trông chờ tới nửa năm, Phủ Thần vẫn bặt vô âm tín, bèn gửi thư tới Dương Châu. Người đưa thư tới nhà Phủ thần, nhưng Phủ thần chối đây đẩy không quen biết, gửi thư trả lại. "Trại Tây Thi" đau buồn rồi sinh bệnh.
Hai tháng sau, không còn cách nào, "Trại Tây Thi" vốn có đôi chân to nên đi giày rất hợp, lại dùng mũ áo của Viên Công giả làm đàn ông. "Trại Tây Thi” dẫn theo một thằng nhỏ, lên thuyền tới nhà Phủ thần ở Nhai Đường, Thái Bình, Dương Châu. Phủ Thần thấy người đàn bà ốm đau, mặt bằng da vàng, không còn đẹp như xưa càng chán ngán, lắc đầu từ chối không quen biết. Người đàn bà làm ầm ĩ, song Phủ Thần nói với mọi người rằng:
- Người đàn bà này là một gái làng chơi có tiếng, quen thói vu vạ cho người. Từ phủ Hoài tới đây, thấy ta là người thành thực bèn đặt điều vu cáo. Về tình và lý thì khó mà chấp nhận được!
Người đàn bà ấy chỉ vào mặt Phủ Thần chửi bới thậm tệ:
- Đồ vong ân bội nghĩa, quỷ thần sẽ không tha. Rồi "Trại Tây Thi" vẫn mặc trang phục nam giới đến dinh quan Hình sảnh, định tố cáo nỗi khổ bị phụ tình bạc nghĩa. Phủ Thần biết được, vu cho người đàn bà này vô cớ vu cáo bừa cho mình, rồi bẩm lên quan Hình sảnh. Lúc ấy quan Hình sảnh đang làm việc tại công đường, cho Phủ Thần nói thế là đúng sự thực, rồi bắt ngay người đàn bà cải trang thành nam giới ấy. Chẳng cần hỏi han, lệnh đánh ba mươi gậy. Vừa khỏi bệnh, vừa uất ức chẹn ngang cổ, lại bị hình phạt nặng, vừa khiêng ra khỏi cửa thì "Trại Tây Thi" tắt thở. Hôm ấy có tới mấy trăm người đến xem xét xử. Quan Hình sảnh lệnh cho lính lệ mua ngay chiếu, bó lại đem chôn ở ngoại thành. Phủ Thần thấy người đàn bà ấy chết rất mừng.

Nửa năm sau, ở đạo Hoài Dương gửi một bản án về bọn cướp của giết người. Trong đó có một đồng đảng là Đường Phủ Thần, hiện đang làm thư lại tại Hình sảnh, phải lập tức bắt giải lên đạo để xét hỏi. Vốn là có một tên cướp ở phủ Hoài, trong lúc qua phủ Dương đã tới xem xử án tại Hình sảnh. Thấy "Trại Tây Thi" bị đánh chết, biết "Trại Tây Thi" hoàn toàn chết oan, hắn nghiến răng căm giận. Về sau vì phạm tội, hắn bị sử tại đạo Hoài. Hắn khai Phủ Thần đã oa trữ viên ngọc, tang vật hắn đã lấy cắp. Vì thế Phủ Thần bị bắt.
Quan Vũ Hình sảnh không thể vì tình riêng mà che chở, ngay hôm ấy đành giải Phủ Thần lên đạo. Đồng thời viết tờ trình bẩm với quan, kêu oan cho Phủ Thần. Hai hôm sau, quan đạo hỏi Phủ Thần rằng:
- Có thể bọn trộm đã vu hại, nhưng nội trong ba ngày phải dâng viên ngọc chạm rồng đó lên quan đạo khám nghiệm, nếu không đúng sẽ tha.
Phủ Thần buộc phải cung khai. Sau đó tạm tha, chờ lấy ngọc về xử tiếp.
Ngay đêm ấy, Phủ Thần về Dương Châu, đưa viên ngọc trình lên quan đạo. Thấy viên ngọc quan đạo đùng đùng nổi giận quát:
- Đây đúng là tang vật thế mà ngươi còn dám chối quanh!

Quan quát lính đánh ba mươi gậy, giam vào ngục định tội sau. Vừa khiêng ra khỏi cửa quan, Phủ Thần tắt thở. Quan đạo bảo tay chân bó chiếu, chôn ở ngoại thành theo đúng như cái chết của "Trại Tây Thi". Quan đạo lại ra lệnh cho huyện Giang Đô tịch thu toàn bộ gia sản, cộng tất cả là bốn trăm lạng vàng dùng số vàng đó cứu tế người nghèo.
Lúc ấy Viên Công vì tham ô cũng bị cách chức. Về quê, Viên Công mới biết người thiếp của mình giả nam giới, rồi bị đánh chết, tên kẻ trộm đã khai ra sự thục. Viên Công vô cùng xấu hổ, đã dùng lễ hậu nói với quan đạo, chuyển tội chết của tên trộm sang tội lưu đày để đền ơn. Quan đạo biết rất rõ Viên Công nhận luôn tiền đút lót, và trả lại viên ngọc, một kỷ vật của người thiếp ông ta. Thương thay Phủ Thần xinh đẹp nhưng lòng dạ xấu xa, đã chết một cách thê thảm, gia tài khánh kiệt, vợ đi lấy người khác. Sự báo ứng đáng sợ thay.

Chương 14

Tham Ô Bất Chấp Pháp Luật

Nếu quan tham ô, tất sẽ phá hoại luật pháp, theo tình riêng mà dung túng kẻ ác, giết người lương thiện, dùng tiền của dân tiêu xài, để lại cho con cháu. Ta cho rằng trời sẽ chẳng dung tha, cuối cùng, lợi chưa được hưởng mà hại đã theo sau. Hãy coi việc mình bóp nặn dân chúng là vết xe đổ đang ở ngay trước mắt.
Cấp trên nhận quà tặng của cấp dưới, cho rằng mình chẳng có gì đáng ngại. Họ hoàn toàn biết rằng, quan cấp dưới ai dám dốc tiền túi cho mình, chẳng qua họ bóp nặn dân mà dâng hiến. Chính việc đó, họ ngầm bảo cấp dưới tham ô, làm hại dân. Vậy thì họ làm sao hy vọng cấp dưới liêm khiết? Hãy trông gương Viện X. lấy quỹ của huyện, đấy chính là vết xe đổ ngay trước mắt.
Quan tham ô chưa kịp hưởng đã bị tai họa. Bọn cướp của chưa kịp hưởng đã bị chém đầu. Tầng tầng lớp lớp chịu quả báo, nhìn thấy mà kinh sợ.
Việc này không nói đến tên tuổi của viên quan tham ô, vì ông ta là người thân trong họ, ta cũng không muốn đem sự xấu xa của ông ta ra. Xin các bạn đừng nghi ngờ đây là câu chuyện bịa đặt.

Vào thời Thuận Trị, ở Giang Đô có một vị quan huyện, sáu mươi tuổi, song ông ta chỉ khai mới năm mươi mốt tuổi. Râu đã bạc trắng nhưng ông ta dùng thuốc nhuộm cho đen lại. Viên quan huyện này không cần danh vọng, cũng chẳng muốn thăng quan, ông ta làm quan là chỉ mong sao kiếm được nhiều tiền của, sau này dưỡng già và để lại cho con cháu. Bởi thế mọi việc, dù lớn hay nhỏ, không cần xét đến đúng sai, nếu tiền đến tay thì sai cũng thành đúng, không đút tiền thì đúng cũng thành sai. Tay thước và cùm kẹp là dụng cụ kiếm tiền, thượng vàng, hạ cám ông ta đều vơ vét sạch. Nhân dân cả huyện ai nấy đều căm giận viên quan tham lam, tàn ác, chỉ có điều không lột được da ông ta mà thôi. Người trong huyện gọi ông ta là Lão Lột Da". Gặp nhau họ hỏi: "Lão Lột Da có đánh không?”. "Lão Lột Da đã về huyện đường chưa?" Chưa đầy nửa năm, số bạc phi pháp mà hắn tích cóp được lên tới bảy tám ngàn lạng, và cũng không biết bao nhiêu người đã bị xử oan, tiếng kêu ai oán vang trời dậy đất.

Một hôm cấp trên gửi về một bức công văn, đó là một tờ trát mật của Phủ Viện gửi cho quan huyện. Ông ta vội mở ra xem, trong đó có viết:
"Bản viện thấy ông, vì nhậm chức quan huyện mới được nửa năm, khắp nơi ta thán, dân chúng oán hận. Lại nghe nói bọn tay chân bắt người vô tội, quyền hành rơi vào tay sai nha, nên nhiều việc bê trễ, công khai đòi hối lộ, phép quan bại hoại. Độc ác như thế khiến dân sống trong tình cảnh dầu sôi lửa bỏng: Lẽ ra phải bắt tức thời, song ta khoan thứ, từ nay phải làm lại từ đầu, nhanh chóng gột rửa tội lỗi. Nếu vẫn còn u mê như cũ, tuổi già muốn trở về quê liệu có được không? Đừng bảo bản viện không nói trước? Hãy thận trọng đừng xem thường".
Xem xong quan huyện vô cùng kinh sợ, không còn cách nào bèn gọi đứa con cả lên bàn:
- Quan trên nghiêm khắc, ta phải thu gom tiền bạc, nhân tháng tư này là dịp tấu trình, ta sẽ đích thân tới Tô Châu đút lót cho Viện đài, xin ông ta che chở. Nếu ông nhận lễ vật thì yên tâm, còn không, e rằng chức quan huyện khó mà giữ được.

Ý đã quyết ông ta thu xếp mang đi hơn hai ngàn lạng bạc. Tới phủ ông ta nộp giấy xin được gặp Phủ Viện. Song đợi đến ba ngày vẫn không được lệnh cho vào. Lão Lột Da rất lo sợ lại chuẩn bị thêm lễ vật. Nhờ người chức trách ở làng nọ thuộc huyện Ngô dâng lên Phủ Viện một ngàn lạng bạc, sau lại tăng lên tới ba ngàn lạng. Bạc mang theo không đủ, ông ta lại vay thêm ở Tô Châu với lãi suất cao, đủ số tiền dâng lên. Phủ Viện mới chịu nhận, sau đó mới lệnh cho vào gặp. Phủ Viện dặn:
- Về huyện, phải cố gắng sửa chửa lỗi lầm. Ngươi phải biết ơn, con mắt ta rất sáng suốt.
Lão Lột Da vô cùng sung sướng, vâng dạ rồi xin cáo từ, yên tâm trở về nhà trọ. Đang lúc tới nhà một người chức trách ở làng nọ tạ ơn, bỗng thấy hai người nhà từ Dương Châu đi suốt đêm tới báo tin khẩn cấp.
- Nguy to, nguy to rồi! Sau khi ngài tới Tô Châu, thì vào nửa đêm hôm sau, bỗng thấy người ta khiêng tới một cỗ kiệu lớn theo sau là sáu người đàn ông lục lưỡng, mặc áo the Quảng, đai mũ chỉnh tề, tự xưng là ngài X ở Bộ X từ Bắc Kinh về hội kiến. Lúc đó người nhà bảo: "Ngài đi Tô Châu công cán". Họ vội vàng nói: "Đây là việc khẩn. Tri huyện đi công cán thì xin mời công tử ra hội kiến”. Nghe thấy thế, công tử ra đón tiếp tại sảnh đường. Một người từ trong kiệu bước ra, giữ chặt lấy công tử. Sáu người đàn ông lực lượng kia, cùng với phu khiêng kiệu tất cả là mười người, rút dao sáng loáng kề vào cổ công tử nói: "Chúng tao là hảo hán, từ lâu biết cha ngươi đã tham ô rất nhiều tiền bạc, hãy mau đem tiền bạc ra đây, chúng tao sẽ tha chết, chậm một phút sẽ toi mạng". Công tử sợ quá, hồn xiêu phách lạc, run cầm cập nói: "Chỉ có hơn sáu ngàn lạng bạc chính hạng, hiện đang để tại chỗ X, trong dinh thự". Bọn đàn ông lực lượng kia cứ giữ chặt công tử nói: "Dù bạc nhà nước hay bạc tư nhân cũng phải mang ra ngay". Công tử muốn sống, đành phải sai người nhà mang ra. Tất cả số bạc đều bỏ lên kiệu, bốn người vẫn khiêng như cũ. Sáu người lực lưỡng theo sau, cùng với người ngồi trên kiệu lôi công tử tới huyện đường, lấy một tờ lệnh nói là có việc khẩn cấp phải mở cửa thành, ép công tử lên thuyền, được hai dặm mới thả ra. Bây giờ chỉ mong ngài về gấp bàn cách đi bắt.

Lão Lột Da nghe xong giãy đành đạch, máu tươi ộc ta đằng mồm, nằm ngất xỉu. Người nhà vội đi mời thầy thuốc cứu chữa, song vẫn bất tỉnh nhân sự. Thuốc thang không uống được, chưa đầy nửa tháng thì chết tại quán trọ. Người nhà trình báo lên huyện Ngô, xin Phủ Viện cho chôn. Người nhà không mang nhiều tiền, trời lại nóng nực, vội vàng mua chiếc quan tài mỏng, khâm liệm ngay tại quán trọ. Bọn sai dịch nghe thấy quan chết, đang đêm chúng tản mát bỏ về huyện.
Quan phủ thấy vậy, ngay đêm ấy truyền lệnh cho sai dịch, lính lệ, nhanh chóng tới huyện đường. Trước hết bắt công tử tống ngục, rồi sai người đến lục soát, kiểm kê đồ vật, ghi hết vào sổ rồi lại cho người kiểm tra kho tàng thì thấy hơn tám ngàn lạng bạc và hơn hai ngàn thạch thóc đã hết nhẵn. Quan phủ hoảng hốt, báo cáo tỉ mỉ lên cấp trên để xem xét truy cứu. Cấp trên sức giấy xuống, bắt công tử và gia thuộc phải bồi thường đầy đủ. Song đã mất hết chẳng còn gì để nộp. Người oán hận rất đông, bẩm lên quan huyện mới. Quan lập tức ra lệnh đánh rất đau, rồi lại giam vào ngục nửa năm trời. Công tử không sao gỡ nổi, nghĩ rằng Phủ Viện từng lấy không mấy ngàn lạng, rồi bảo người tới Tô Châu cầu cứu. Người nhà trở về báo: "Phủ Viện mắc tội tham ô, quan đạo đã bắt giải về Bắc Kinh trị tội". Công tử lo sợ khóc lóc thảm thương.

Quan huyện truy hoàn không được, vì là người Thiệu Hưng nên đã giải công tử về quê quán, để quan huyện Thiệu Hưng tiếp tục truy hoàn.
Trên đường qua huyện Đan Đồ, đúng vào lúc mùa đông hành quyết tử tù, công tử chen vào xem, kẻ bị chém đầu đều là những tên đã vào huyện cướp trước đây. Vốn là bọn cướp này bị Bổ dịch bắt được, xét hỏi thấy đúng sự thực, khép vào tội chém đầu, giam vào ngục chờ xử trảm. Số bạc đã sung vào kho lương. Sợ liên lụy, công tử không dám nhận, về tới quê lại bị tống ngục truy cứu. Gặp những cụ già ở Giang Đông, công tử vô cùng xấu hổ, lo lắng quá rồi chết trong ngục. Nhìn thấy bọn tham quan và con cái họ chết thê thảm như vậy, quả là một bài học cho mỗi chúng ta.

HOMECHAT
1 | 1 | 211
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com