watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:57:0018/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Đoán Án Kỳ Quan Tập 1 - Trang 26
Chỉ mục bài viết
Đoán Án Kỳ Quan Tập 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Tất cả các trang
Trang 26 trong tổng số 32

Chương 19

Truyện Tạ Tiểu Nga


Tạ Tiểu Nga người ở Dự Chương là con gái một hiệp sĩ người lái buôn. Năm lên tám mẹ mất, sau lấy người ở Lịch Dương tên là Đoàn Cư Trinh. Cư Trinh thẳng thắn, trọng nghĩa, quan hệ với nhiều người hào kiệt. Cha Tiểu Nga có gia sản rất lớn nhưng ẩn danh trong đám thương nhân thường cùng con rể họ Đoàn chung thuyền buôn bán, qua lại trong chốn giang hồ. Năm ấy Tiểu Nga mười bốn tuổi, vừa tới tuổi cập kê. Lấy chồng được ít lâu thì cha và chồng đều bị cướp giết chết, lấy hết cả lụa là vàng bạc. Anh em của họ Đoàn, cháu của họ Tạ cùng gia nhân tôi tớ đến mấy chục người đều chết chìm dưới sông. Tạ Tiểu Nga cũng bị thương ở ngực và gãy chân, trôi theo dòng nước, may được thuyền khác vớt lên, qua đêm tỉnh lại, vì thế phải đi đây đó ăn xin. Cho đến khi tới huyện Thượng Nguyên, nàng xin sư thầy Tịnh Ngọc cho ở nhờ trong chùa Diệu Quả.
Trước đó khi cha mới chết, Tiểu Nga nằm mơ thấy cha báo:
- Kẻ giết cha là "khỉ trong xe, cỏ phía đông cửa".
Mấy ngày sau lại nằm mơ thấy chồng báo:
- Kẻ giết anh "đi trong lúa, chồng một ngày".
Tiểu Nga không sao tự giải ra được bèn viết lại những lời đó nhờ các bậc thông tuệ ở khắp nơi đoán giúp nhưng trải mấy năm cũng không ai đoán được.

Mùa xuân năm thứ tám niên hiệu Nguyên Hòa (914), tôi xin từ chức tòng sự ở Giang Tây, cưỡi một chiếc thuyền con xuôi về Đông, dừng thuyền ở Kiến Nghiệp, lên thăm lầu gác chùa Ngõa Quan. Sư Tề Vật ở chùa này là người trọng tài, hiếu học, chơi thân với tôi. Nhân câu chuyện nhà sư bảo tôi:
- Có một quả phụ tên là Tiểu Nga, một lần thăm chùa này có đưa cho tôi xem câu đố mười hai chữ nhưng tôi không cắt nghĩa được.
Tôi bèn xin sư Tề Vật viết ra giấy, tựa vào lan can viết lên không trung rồi tập trung suy nghĩ. Các khách cùng ngồi với tôi chưa thấy mệt mỏi thì tôi đã đoán ra. Tôi sai chú tiểu đi gấp mời Tiểu Nga đến hỏi kỹ nguyên do. Tiểu Nga nức nở hồi lâu, rồi nói:
- Cha tôi và chồng tôi đều bị cướp giết chết. Sau đó tôi từng nằm mơ thấy cha báo rằng người giết ông là "khỉ trong xe, cỏ phía đông cửa". Lại nằm mơ thấy chồng báo người giết chàng "đi trong lúa, chồng một ngày". Nhưng đã lâu năm không ai giải được.
Tôi bảo:
- Nếu đúng vậy thì tôi đã xét kỹ và tìm ra rồi. Kẻ giết cha chị tên là Thân Lan, giết chồng chị tên là Thân Xuân. Khỉ trong xe (xa trung hầu) nếu bỏ một vạch ngang trên và một vạch ngang dưới ở chữ xa đi thì là chữ thân, thân cầm tinh con khỉ cho nên nói là khỉ trong xe. Cỏ phía đông cửa (môn đông thảo), dưới bộ thảo có chữ môn, trong chữ môn có chữ đông ấy là chữ lan vậy. Còn đi trong lúa là đi qua ruộng (xuyên điền quá) cũng là chữ thân; chồng một ngày (nhất nhật phu) nghĩa là trên chữ phu thêm một vạch ngang, dưới có chữ nhật tức là chữ xuân. Vậy kẻ giết cha chị là Thân Lan, kẻ giết chồng chị là Thân Xuân rõ ràng rồi đấy.

Tiểu Nga khóc nức lên, lạy tạ tôi, viết bốn chữ Thân Lan, Thân Xuân vào vạt trong áo, thề sẽ hỏi thăm, giết cho được hai tên cướp ấy để trả nỗi oan của gia đình. Tiểu Nga hỏi tên họ và chức quan của tôi rồi gạt lệ ra đi.
Sau đó Tiểu Nga mặc quần áo đàn ông, đi làm thuê kiếm mướn trong chốn giang hồ. Hơn một năm sau đến quận Tầm Dương, thấy một nhà cửa tre nọ có yết giấy rằng "Cần mướn người". Tiểu Nga đến cửa xin làm thuê hỏi tên người chủ chính là Thân Lan. Lan dẫn về nhà. Tiểu Nga trong lòng phẫn uất nhưng ngoài mặt vẫn vâng lời, giúp việc bên cạnh Lan, được Lan rất tin cậy. Tiền bạc chi ra thu vào Lan đều giao cả cho Tiểu Nga. Đã hơn hai năm không ai biết Nga là gái.
Trước đó, những đồ vàng, ngọc, quần áo gấm thêu của nhà họ Tạ, Lan cướp hết đem về nhà. Tiểu Nga mỗi lần cầm tới vật cũ đều khóc thầm một lúc lâu. Lan và Xuân là anh em họ. Bấy giờ gia đình Thân Xuân ở bến Độc Thụ phía bắc Đại Giang, thường qua lại thân thiết với Thân Lan. Lan và Xuân thường đi với nhau hàng tháng, lấy được rất nhiều của cải mang về. Mỗi lần như thế, Lan để Tiểu Nga ở cùng vợ Lan là Lan thị trông coi, rượu thịt áo quần cho Nga rất nhiều.
Một hôm, Xuân đem cá chép hoa và rượu đến nhà Lan làm bữa nhắm. Tiểu Nga thầm than thở:
- Ông Lý hiểu sâu biết rộng, lời ông đều khớp với lời mộng báo. Chắc là trời gợi mở cho ông, chí của ta cũng sắp thực hiện được rồi!

Đêm ấy, Lan và Xuân gọi tất cả bọn cướp đến uống rượu. Khi bọn chúng đã về, Xuân say quá nằm ở trong nhà, Lan nằm ngủ ngoài sân. Tiểu Nga lẻn đến khóa trái Xuân ở trong nhà, rút dao giắt lưng chặt đầu Lan, rồi hô hoán cho hàng xóm kéo đến. Xuân bị nhốt trong nhà, Lan chết ở ngoài sân, thu được tang vật của cải tính đến hàng nghìn vạn. Trước đó đảng của xuân và Lan có mấy chục đứa, Tiểu Nga đều ghi nhớ tên chúng, cho nên chúng đều bị bắt và bị giết hết.
Khi ấy quan thái thú Tầm Dương là Trương Công rất ngợi khen đức hạnh và ý chí của Tiểu Nga, đã trình đầy đủ gửi lên trên xin ban khen, vì thế Tiểu Nga được miễn tội chết. Bấy giờ là mùa hè năm thứ mươi hai niên hiệu Nguyên Hòa (918).
Sau khi phục thù cho cha và chồng xong, Tiểu Nga về quê gặp lại họ hàng. Các nhà hào phú trong làng tranh nhau hỏi cô làm vợ nhưng Nga thề với lòng mình không lấy ai nữa. Rồi cô cắt tóc mặt nâu sòng tìm đường đến núi Ngưu Đầu làm đệ tử của sư thầy họ Tương ở chùa Đại Sĩ.
Tiểu Nga bền lòng chịu khổ, giã gạo lúc còn sương, kiếm củi khi mưa gió, không biết mệt mỏi. Sau mươi ba năm bốn tháng, cô được thụ giới ở chùa Khai Nguyên thuộc Tứ Châu, vẫn lấy pháp hiệu là Tiểu Nga để tỏ ra không quên gốc gác.
Mùa hè năm ấy tôi bắt đầu trở lại Trường An. Khi qua Tứ Tân, tôi ghé thăm đại đức ni tên là Lệnh ở chùa Thiện Nghĩa. Mấy chục người mới được trì giới, đầu trọc áo mới ung dung uy nghi xếp hàng hầu ở bên trái và bên phải nhà sư, trong số đó có một sư nữ hỏi vị đại đức:
- Thưa vị quan kia có phải là Nhị thập tam lang họ Lý làm phán quan ở Hồng Châu không ạ?
Sư trưởng đáp:
- Phải.
Sư nữ lại nói:
- Giúp con báo được thù nhà, rửa được nỗi oan, ấy là ơn đức của vị phán quan này cả.
Nói rồi ngoảnh nhìn tôi mà khóc. Tôi không biết là ai bèn hỏi nguyên do. Tiểu Nga thưa:
- Tôi tên là Tiểu Nga, trước đây là kẻ góa chồng ăn xin. Bấy giờ phán quan đã giải giúp tôi tên của hai tên cướp Thân Lan, Thân Xuân, lẽ nào ngài đã quên sao?
Tôi đáp:
- Lúc đầu tôi quên, bây giờ nhớ ra rồi.
Rồi Tiểu Nga vừa khóc vừa kể lại đầu đuôi việc lo toan gian khổ từ lúc viết tên Thân Lan, Thân Xuân, báo thù cho cha, cho chồng cho tới lúc chí nguyện được thực hiện. Tiểu Nga lại nói với tôi:
- Thế nào cũng có ngày xin đền ơn phán quan.
Chương 20

Yên Chi


Người họ Biện ở Đông Xương(1) làm nghề chữa bệnh cho trâu bò, có một gái tên thuở nhỏ là Yên Chi. Yên Chi xinh đẹp, thông minh, cha yêu quý như của báu, muốn gả cho con nhà dòng dõi nhưng các thế tộc đều khinh là hèn hạ, không thèm đính ước. Vì vậy tuổi đã cập kê mà vẫn chưa hứa gả cho ai.
(1) Đông Xương: thuộc tỉnh Sơn Đông (ND).

Nhà đối diện họ Cung, vợ là Vương thị, tính đong đưa, bỡn cợt là bạn chuyện trò chốn phòng khuê với Yên Chi. Một hôm Yên Chi tiễn Vương thị ra đến cửa, thấy một chàng trẻ tuổi đi qua, mặc đồ trắng, vẻ người phong nhã. Yên Chi chừng thấy lòng rung động, ánh mắt vấn vương. Chàng trẻ tuổi cúi đầu đi nhanh, đi đã xa mà Yên Chi vẫn đăm đắm trông theo. Vương thị biết ý, bỡn rằng:
- Tài sắc như cô nếu được sánh đôi với người như thế thì mới không hận.
Yên Chi ửng hồng hai má, ý tình chan chứa, nhưng chỉ lặng thinh. Vương thị hỏi:
- Cô có biết chàng ấy không?
Yên Chi đáp:
- Em không biết.
Vương thị bảo:
- Đó là cậu tú họ Ngạc, tên là Thu Chuẩn ở ngõ Nam, con cụ Cử đã quá cố. Tôi vốn cùng làng với cụ ấy, nên biết cậu ta. Đàn ông trên đời này không có ai ôn hòa nhã nhặn như cậu ấy. Hôm nay cậu ấy mặc đồ trắng là vì chưa mãn tang vợ. Nếu cô có tình tôi sẽ đánh tiếng bảo cậu ấy nhờ người làm mối.

Yên Chi im lặng, Vương thị cười rồi ra về. Đợi mấy hôm không thấy có tin gì, Yên Chi ngờ Vương thị chưa rảnh việc đi ngay được, lại ngờ con cái nhà quan không bằng lòng hạ cố, buồn bã bâng khuâng, nghĩ ngợi khổ sở, dần dần bỏ cả ăn uống rồi đâm ốm nặng. Vương thị vừa lúc ấy sang thăm, gạn hỏi vì sao mà ốm. Yên Chi đáp:
- Em cũng chẳng biết. Chỉ có điều hôm ấy sau lúc chị ra về em thấy người bồn chồn khó chịu, bây giờ chỉ là mượn hơi nấn ná, sống được một sớm một chiều mà thôi.
Vương thị hỏi nhỏ:
- Nhà tôi đi buôn chưa về nên không có ai đánh tiếng với chàng họ Ngạc. Quý thể bất an, chẳng phải vì việc đó chăng?
Yên Chi đỏ mặt hồi lâu. Vương thị đùa rằng:
- Nếu quả vậy, mà bệnh đến thế này thì còn e dè gì nữa? Tôi tính cứ bảo cậu ta đêm nay đến đây họp mặt, chẳng lẽ cậu ta lại không ưng?
Yên Chi thở dài:
- Việc đã đến nước này, cũng không thể thôi được nữa. Nếu cậu ấy chẳng hiềm nghèo hèn, nên nhờ ngay người làm mối đến, bệnh sẽ khỏi liền. Còn như hẹn hò riêng với nhau thì dứt khoát không thể được.

Vương thị gật đầu ra về. Mụ Vương này hồi nhỏ đã tư thông với anh chàng hàng xóm là Túc Giới. Khi đã lấy chồng, Túc vẫn rình lúc người chồng vắng nhà là tìm đến với người tình cũ. Đêm ấy Túc vừa đến, Vương thị thuật lại lời lẽ của Yên Chi để cười với nhau, lại đùa bảo Túc đến nói với Ngạc Sinh. Từ lâu Túc đã biết Yên Chi đẹp, nghe chuyện mừng thầm, lấy làm may có thể thừa cơ kiếm chác. Túc đã toan bàn với Vương thị, lại sợ mụ ghen, bèn giả vờ vô tâm, hỏi han cửa ngõ phòng the nhà Yên Chi thật kỹ. Đêm hôm sau, Túc trèo tường vào đi thẳng đến phòng Yên Chi, lấy ngón tay gõ vào cửa sổ. Trong phòng hỏi vọng ra:
- Ai đấy?
Túc đáp:
- Ngạc sinh đây.
Yên Chi nói:
- Thiếp nghĩ đến chàng là tính việc trăm năm, đâu phải vì một tối. Nếu chàng quả thật thương thiếp, nên mau chóng nhờ người làm mối. Còn như chỉ đến gặp riêng với nhau, thiếp không dám vâng mệnh.

Túc tạm nghe theo nhưng vật nài được nắm cổ tay một cái làm tin. Yên Chi không nỡ cự tuyệt quá căng, gượng dậy mở cửa. Túc ập vào, ôm choàng ngay lấy cầu hoan. Yên Chi không còn sức chống đỡ, ngã lăn ra đất, hơi thở đứt quãng.
Túc sợ bại lộ việc giả mạo, không dám cưỡng ép nữa, chỉ xin hẹn lần gặp mặt sau. Nàng hẹn đến ngày rước dâu, Túc cho là lâu quá, lại nài nỉ. Yên Chi không chịu nổi quấy nhiễu, hẹn đến khi khỏi ốm. Túc xin một vật làm tin, nàng không cho, hắn liền nắm lấy chân tháo chiếc giày thêu rồi mới chịu đi. Nàng gọi lại bảo:
- Thân này đã ước hẹn với chàng, còn tiếc chi nữa. Chỉ sợ vẽ hổ thành chó (1) chuốc lấy chê bai. Nay vật mọn đã vào tay chàng, liệu chừng cũng chẳng đòi lại được. Nếu chàng phụ thiếp, chỉ có một chết mà thôi.
(1) Vẽ hổ thành chó: ý nói sợ làm hỏng việc (ND).

Túc trở ra, lại đến ngủ ở nhà Vương thị. Khi đã đi nằm vẫn không quên chiếc giày, ngầm nắn tay áo thì không còn ở đấy nữa. Vội vàng châm cái đèn có chụp, rũ áo tìm mò, Vương thị gạn hỏi, Túc không đáp, lại ngờ mụ giấu đi. Vương thị cố ý cười cợt để Túc thêm ngờ. Hắn không giấu nổi, phải nói thật. Nói xong, cầm đèn soi khắp ngoài cửa, vẫn không thấy, đành phiền muộn trở về nằm, lại thầm lấy làm may đêm khuya không có ai, nếu có đánh rơi hẳn còn ở trên đường. Sáng sớm Túc trở dậy đi tìm, vẫn không thấy.
Trước đó, trong ngõ có tên Mao Đại vốn là một kẻ lêu lổng, không có hộ khẩu, có lần đã ghẹo Vương thị mà không được. Biết Túc thân với mụ, hắn nghĩ phải rình chộp lấy để rồi bức bách mụ. Đêm ấy, hắn đi qua cổng nhà mụ, đẩy thử thấy cổng chưa cài bèn lẻn vào. Vừa đến ngoài cửa sổ, giẫm phải một vật mềm như bông vải, nhặt lên xem thì ra chiếc giày phụ nữ bọc trong khăn. Hắn phục xuống núp nghe, thấy Túc kể lại rõ ràng, mừng quá, lẻn ra về. Sau đó mấy đêm Mao Đại trèo tưởng vào nhà Yên Chi. Vì không thông thuộc cửa ngõ, hắn đến lầm phòng ông bố. Ông Biện nhòm qua cửa sổ thấy một gã đàn ông, quan sát tung tích, biết kẻ ấy đến vì con gái mình, bèn nổi giận cầm dao chạy thẳng đến. Mao Đại kinh hãi quay trở ra, đang tính leo tường thì ông Biện đã đuổi đến nơi, kíp quá không chạy lối nào được, Mao quay lại giật lấy dao. Bà Biện tỉnh dậy kêu ầm lên, Mao chạy không thoát nhân thế đâm ông Biện. Bấy giờ Yên Chi đã hơi đỡ, nghe tiếng huyên náo cũng trở dậy, cùng nhau cầm đèn ra soi. Ông Biện không nói được nữa, lát sau tắt thở tìm thấy dưới chân tường chiếc giày thêu, bà Biện cầm lên xem nhận ra giày của Yên Chi. Bà vặn hỏi, Yên Chi khóc thưa thực với mẹ, nhưng không nỡ làm lụy đến Vương thị, chỉ nói là Ngạc sinh tự tìm đến mà thôi.

Sáng ra thưa kiện lên ấp, trưởng ấp cho bắt Ngạc sinh. Chàng Ngạc tính tình cẩn thận, nói năng rụt rè, mười chín tuổi rồi mà thấy khách vẫn xấu hổ như trai chưa vợ. Chàng bị bắt thì hãi quá, lên đến công đường, chẳng biết gửi thưa cứ run cầm cập. Quan càng tin thắc là Ngạc, cho gông cùm lại. Thư sinh không chịu nổi đau đớn, Ngạc đành nhận bừa. Khi giải lên quận, chàng cũng bị đánh đập như ở ấp. Nỗi oan chất chứa trong lòng, chàng chỉ mong gặp được Yên Chi để đối chất. Đến khi hai bên thấy nhau, Yên Chi mắng chửi, thế là chàng líu lưỡi không biện bạch được gì cho mình, vì vậy bị kết án tử hình. Phúc vấn nhiều nơi, trải mấy vị quan cũng không ai có lời bàn khác. Sau giao cho phủ Tế Nam xem lại bản án.
Khi ấy ông Ngô Nam Đại trông coi phủ Tế Nam, thoạt thấy Ngạc đã sinh nghi không phải loại giết người. Ông ngầm cho người đến, thong thả hỏi riêng chàng để chàng có thể nói hết ra, vì vậy ông biết chắc chàng bị oan. Nghĩ ngợi vài ngày rồi ông mới thẩm vấn. Trước hết, ông hỏi Yên Chi:
- Sau khi đính ước, có ai biết không?
Yên Chi đáp:
- Thưa không có ai.
- Khi mới gặp Ngạc sinh, có ai khác nữa không?
Cô gái trả lời:
- Không có ai.
Ông gọi Ngạc sinh lên ôn tồn hỏi han. Chàng thưa:
- Tiểu sinh có lần đi qua cửa nhà ấy, thấy Vương thị là người láng giềng cũ cùng một thiếu nữ đi ra, liền rảo bước để tránh, từ đó không hề trò chuyện gì.
Ông bèn quát Yên Chi:
- Vừa nói bên mình không có ai, sao lại có người láng giềng ở đó?
Nói xong, toan kìm kẹp. Yên Chi sợ hãi khai:
- Tuy có Vương thị, nhưng thực không liên can gì đến việc này.
Ông cho ngừng đối chất, sai đi bắt Vương thị. Vài ngày sau đưa đến, ông cấm không cho gặp Yên Chi, lập tức đem ra thẩm vấn. Ông hỏi mụ Vương:
- Kẻ giết người là ai?
Vương đáp:
- Tôi không biết.
Ông nói gạt:
- Yên Chi cũng khai mụ biết rõ kẻ nào giết ông Biện, sao còn giấu giếm.
Vương kêu lên:
- Oan uổng thay! Con đĩ phải lòng trai là tự nó, tôi tuy có nhận làm mối nhưng chỉ là đùa vui thôi. Tự nó dẫn kẻ gian vào nhà tôi biết đâu được.
Ông hỏi tỉ mỉ. Bấy giờ mụ mới thuật lại đầu đuôi những lời bỡn cợt. Ông lại gọi Yên Chi lên, giận dữ hỏi:
- Ngươi nói mụ không biết chuyện, sao bây giờ mụ lại tự khai việc làm mối?
Yên Chi rơi lệ thưa:
- Tự mình bất hiếu để đến nỗi cha chết thảm, kiện cáo không biết đến năm nào mới xong, lại còn làm lụy đến người khác thực lòng tôi không nỡ. ông hỏi Vương thị:
- Sau khi nói bỡn, có kể cho ai biết không?
Vương khai:
- Không.
Ông nổi giận:
- Vợ chồng chung giường, lẽ ra chẳng chuyện gì không nói sao lại chối rằng không?
Vương thưa:
- Chồng tôi vắng nhà lâu chưa về.
Ông nói:
- Tuy nhiên, phàm những kẻ bỡn cợt người đều cười người là ngu để khoe mình thông tuệ, thế mà mụ lại nói không kể với một ai cả, toàn lừa dối sao?
Bèn sai kẹp mười ngón tay. Bất đắc dĩ Vương phải khai thực:
- Tôi có nói với người họ Túc.
Tức thì ông Ngô tha Ngạc sinh, cho bắt Túc. Túc đến khai:
- Tôi không biết. Ông bảo:
- Đã ngủ đêm ở nhà dâm phụ ắt chẳng phải kẻ sĩ lương thiện.
Sai kìm kẹp nghiêm ngặt. Túc phải khai:
- Quả thật có lường gạt cô gái, nhưng từ khi đánh mất giày thì không dám đến nữa. Thực không biết gì về việc giết người.
Ông nổi giận mắng:
- Những đứa đã leo tường thì có việc gì mà không dám làm.
Lại sai kìm kẹp, Túc Giới không chịu nổi tra tấn, bèn tự nhận cả. Tờ khai trình lên, ai cũng khen Ngô công xét đoán như thần. Bản án đanh thép vững vàng như núi, Túc Giới đành vươn cổ chờ ngày hành quyết vào mùa thu.
Nhưng Túc tuy buông thả vô hạnh, vẫn là danh sĩ xứ Đông. Nghe tiếng quan học sứ Thi Ngu Sơn là người giỏi giang bậc nhất, lại có đức thương xót kẻ sĩ có tài, bèn viết một tờ đơn kêu oan, lời lẽ thảm thiết. Học sứ xem tờ khai, trăn trở suy nghĩ rồi vỗ bàn nói:
- Người này oan thật rồi!
Bèn xin với Viện, với Ty chuyển bản án về xét lại. Ông hỏi Túc:
- Giày đánh rơi chỗ nào?
Túc nói:
- Tôi quên mất, nhưng khi gõ cửa nhà Vương thị thì vẫn còn trong ống tay áo.
Ông chuyển qua vặn hỏi Vương thị:
- Ngoài Túc Giới ra, còn mấy gian phu nữa?
Vương thưa:
- Không có ai khác.
Ông nói:
- Người đã dâm loạn, há chỉ tư thông với một người sao?
Vương khai:
- Tôi và Túc Giới quen thân nhau từ thuở nhỏ cho nên chưa thể dứt tình. Sau đó, không phải không có kẻ trêu ghẹo nhưng quả thật tôi chưa dám theo ai.
Nhân đó ông bảo phải chỉ ra người nào đấy để chứng thực. Vương thị khai:
- Mao Đại là người cùng làng mấy lần chọc ghẹo, tôi đều cự tuyệt cả.
Ông nói:
- Sao bỗng dưng mụ lại trinh bạch đến thế?
Sai đánh đòn. Vương thị rập đầu đến chảy máu, cố sức biện bạch là không có ai. Ông bèn tha cho, lại gạn hỏi:
- Chồng mụ đi xa, chẳng lẽ không có ai mượn cớ mà đến chăng?
Vương thị đáp:
- Có Tên Giáp, tên ất đều lấy cớ vay mượn, biếu xén đến nhà tôi một vài lần.
Thì ra Giáp, Ất đều là loại du đãng trong ngõ, có ý với Vương thị nhưng chưa bộc lộ ra mà thôi. Ông Thi ghi hết tên chúng, rồi cho bắt đến. Khi đã đủ mặt, ông đưa đến miếu Thành Hoàng, cho phủ phục trước án thờ rồi bảo:
- Hôm trước ta mộng thấy thần nhân báo rằng kẻ giết người không ngoài bốn năm người bọn bay. Nay trước đấng thần linh, các người không được nói dối. Chịu thú tội còn được khoan thứ nếu gian dối, khi xét ra quyết không tha.
Bọn chúng đồng thanh nói không biết việc giết người. Ông sai đem ba loại gông cùm chân tay và cổ ra đặt trên đất, chuẩn bị đóng vào người. Khi túm tóc lột áo, bọn chúng đều kêu oan. Ông truyền buông chúng ra, bảo:
- Đã không tự thú thì để cho quỷ thần chỉ ra vậy.
Sai người lấy đệm lông che các cửa sổ trong miếu, không được để một kẽ hở nhỏ nào. Đoạn để bọn chúng lưng trần xua vào trong tối, bấy giờ mới trao cho chậu nước bắt tất cả phải rửa tay. Xong, sắp thành hàng dưới vách, ra lệnh: "Quay mặt vào tường không được động đậy. Kẻ nào giết người thần sẽ viết chữ vào lưng". Lát sau gọi ra nghiệm xét. Ông chỉ vào Mao Đại nói:
- Đây mới thực là kẻ giết người!
Thì ra trước đó ông sai ngươi trát vôi lên vách, lại lấy người bồ hóng cho rửa tay. Kẻ giết người sợ thần đánh dấu bèn áp lưng vào vách nên lưng dính vôi. Khi đi ra lại lấy tay xoa lưng nên lưng có bồ hóng. Ông vốn đã ngờ Mao, đến lúc này càng tin, dọa tra tấn cực hình, Mao phải khai hết sự thực...

Bản án kết thúc, xa gần đều truyền tụng.
Sau khi Ngô công xét hỏi, Yên Chi mới biết Ngạc sinh oan. Lúc gặp nhau ngoài công đường, Yên Chi bẽn lẽn, nước mắt rưng rưng như có nỗi đau khổ tiếc nuối mà chẳng thành lời. Ngạc sinh cảm mối tình quyến luyến ấy, đem lòng yêu mến thiết tha, nhưng lại nghĩ nàng con nhà thấp hèn, vả mấy ngày liền ra chốn công đường, ngàn người dòm nom chỉ trỏ, cưới về sợ người cười chê, ngày đêm băn khoăn không quyết định được. Khi tờ phê gửi xuống, chàng mới yên lòng. Quan huyện bèn đứng ra dẫn lễ ăn hỏi cho chàng.

HOMECHAT
1 | 1 | 278
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com