watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
15:42:3718/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 51 - 75 - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 51 - 75
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 8

Hồi Thứ Năm Mươi Bảy

Cẩm Mao Thử được phong hộ vệ
Đặng Cửu Như may gặp ân nhân

Bạch Ngọc Đường nghe Tưởng Bình nói, liền khen phải, rồi cậy lo liệu giùm cho mình. Triển Chiêu liền sai đầy tớ đi lấy y phục tội nhân và hình cụ, đem ra thay đổi và mang cho Bạch Ngọc Đường. Triển Chiêu đi vào thư phòng bẩm cho Bao Công hay trước, còn ai nấy cùng theo Bạch Ngọc Đường đứng đợi ngoài thư phòng. Lại thấy Lý Tài ra truyền rằng: “Tướng gia cho mời Bạch nghĩa sĩ". Một câu nói ấy làm cho Bạch Ngọc Đường không biết đi đứng ra sao. Lư Phương liền ra dấu bảo quỳ, Bạch Ngọc Đường vâng lời đỡ rèm bước vào quỳ xuống nói nhỏ rằng: "Tội dân là Bạch Ngọc Đường phạm đến thiên điều, xin Tướng gia xuống phước giúp lời tấu cho". Nói rồi cúi mặt xuống. Bao Công cả cười mà rằng: ”Này Ngũ nghĩa sĩ, bản quan đã có tấu văn đỡ cho rồi". Nói đoạn quay lại dạy Triển Chiêu cởi hình cụ và thay y phục cho Ngọc Đường rồi cho ngồi. Bạch Ngọc Đường không dám ngồi, đứng dưới ngó lên thấy Bao Công mặt sắc trang nghiêm thời đã có lòng khiếp sợ, còn Bao Công xem kỹ Ngọc Đường hình dung tuấn tú, diện mạo khôi ngô thì cả mừng, bèn đem các việc cũ ra hỏi. Ngọc Đường không giấu giếm điều chi, nhất thiết đều cung nhận. Bao Công nghe xong gật đầu nói rằng: "Thánh thượng nhắc nhở bản quan tìm cho được nghĩa sĩ, nhưng không có ý muốn làm tội, mà thật là khát mộ hiền tài, xin nghĩa sĩ yên lòng, mai này bản quan tâu đỡ cho ắt có cơ may". Lại quay ra dặn Triển Chiêu rằng: "Triển hộ vệ và Công tiên sinh thay mặt bản quan đối đãi đằng nghĩa sĩ cho tử tế". Công Tôn Sách và Triển Chiêu vâng dạ cùng các dũng sĩ, nghĩa sĩ lui ra ngoài.
Công Tôn Sách nói: "Bữa nay chúng ta đánh chén mừng cho Bạch Ngũ đệ, sáng ngày nếu được xá tội rồi, chúng ta lại được Ngũ đệ đáp cho chén rượu càng vui hơn". Bạch Ngọc Đường nói: "Chỉ e tiểu đệ, phước mỏng mạng hèn, không hưởng được hàm ân, nếu được như nguyện tiểu đệ sẽ có tiệc rượu túy lao". Bấy giờ rượu thịt đã được dọn ra xong xuôi, ai nấy đều phân theo thứ tự ngồi lại ăn uống, rất hợp ý tâm đầu.

Ăn uống xong, Công Tôn Sách về phòng riêng, tả tấu tráp, Bao Công xem lại kỹ càng. Ngày sau Bao Công truyền cho Triển Chiêu, Lư phương, Vương Triều, Mã Hán cùng đem Bạch Ngọc Đường vào triều. Bạch Ngọc Đường vẫn mặc y phục tội nhân đi theo các vị anh hùng, vào đợi tại triều phòng. Còn Bao tướng vào chầu, dâng tráp văn lên Thiên tử.
Vua Nhân Tôn xem xong, vui lòng lắm, vời Bao Công lên điện, Bao Công lại nói cho một lần nữa. Vua liền truyền Trần Lâm cho Bạch Ngọc Đường bỏ y phục tội nhân mà mặc quần áo thường nhân và vào bái kiến. Trần Lâm mang ơn đã cứu mình nên thấy Bạch Ngọc Đường liền trí tạ rồi mới truyền thánh chỉ. Ngọc Đường thay đổi y phục rồi theo Trần Lâm vào trước ngai vàng phủ phục tung hô. Vua thấy người diện mạo anh hùng phong tư lẫm liệt thời rất vui, lập tức xuống chỉ gia phong Triển Chiêu chức Tứ phẩm hộ vệ, còn Bạch Ngọc Đường dự hàm Tứ phẩm hộ vệ, cả hai đều nhận chức tại phủ Khai Phong. Bạch Ngọc Đường bây giờ đã yên lòng cúi dưới ngai vàng bái tạ. Ai nấy đều vui, duy một mình Lư Phương vui hơn hết.
Sau khi bãi chầu, tất cả đều lui về phủ Khai Phong, bấy giờ đã có tin về trước rồi, ai nấy nghe đều mừng rỡ. Triển Chiêu giục Ngọc Đường thay đổi phục sức theo chức hộ vệ rồi dắt đi vào thư phòng ra mắt. Bao Công nhắn nhủ ít lời, rồi cho lui ra. Ngọc Đường y như lời hứa, đặt tiệc đãi các anh em. Các vị anh hùng cất chén nghiêng bầu, chuyện trò vui vẻ, thế mà Lư Phương còn một việc chẳng vui.
Vương Triều nói: "Thưa Lư đại ca, nay là ngày hoan nghỉ, Ngũ đệ đã được gia phong, mà đại ca buồn bã như vậy sao đáng". Tưởng Bình nói: "Đại ca buồn ấy tôi biết rồi". Mã Hán nói: ”Biết thời cho tôi nghe với". Tưởng Bình nói: "Vả chăng anh em chúng tôi cả thảy năm người, thế mà nay bốn người giàu sang, một người khổ cực, thời không buồn sao được!”. Lư Phương nghe nói lời ấy liền sa nước mắt. Tưởng Bình nói: "Xin Đại ca yên dạ, em nguyện sáng nay sẽ đi tìm Nhị ca". Bạch Ngọc Đường cũng xen lời xin đi tìm Hàng Chương. Lư Phương nói: "Ngũ đệ mới chịu ơn vua phấn nước, không nên bỏ chức đi xa, vả lại tìm Nhị đệ thời phải dò hỏi các nơi chớ đông người thời ích gì, để một mình Tứ đệ đi là đủ”. Ngọc Đường vâng lời.

Hôm sau, Tưởng Bình ra mắt Tướng phủ xin đi tìm Hàng Chương, rồi chuẩn bị hành trang, giả dạng đạo nhân nhằm Đơn Phụng Lĩnh, Tuý Vân Phong mà đi.
Lại nói về Hàng Chương sau khi tảo mộ xong, nghe bọn Tưởng Bình đã về phủ thời cũng từ giã Hòa thượng đi qua Khánh Châu, ý muốn du thưởng Tây Hồ. Ngày nọ tới huyện Nhân Hòa, trời tối liền vào trấn điếm mướn phòng ở. Cơm tối xong, vừa muốn yên nghỉ, nghe cách vách có tiếng con nít khóc, và tiếng người Sơn Tây nói líu lo lăng líu không biết là nói những gì, trong bụng vì cớ ấy mà không yên liền bước ra khỏi phòng, đứng ngoài nhìn vào, thấy người Sơn Tây ấy tay phất tay vả đánh đứa nhỏ, bắt gọi mình bằng cha. Đứa nhỏ không chịu. Hàng Chương thấy vậy tội nghiệp nói rằng: ”Bạn ơi, đứa nhỏ như vậy sao mà đánh đập nó quá thế?”. Người nọ đáp: "Khách quan chưa hiểu, nguyên đứa nhỏ này tôi gặp dọc đường, mua hết năm lượng bạc về làm con nuôi, đi đường tốn hao cũng nhiều, nó chỉ gọi tôi bằng chú, đến đây nó không gọi tôi bằng cha mà cũng không gọi bằng chú nữa”. Hàng Chương nói: "Người đời đều có duyên phận, đứa nhỏ này tôi mến lắm, nom rất dễ thương, vậy chú rộng lòng bán nó lại cho tôi". Người nọ đáp: "Nếu quan khách cho thêm tiền lời, tôi sẽ bán lại cho". Hàng Chương gật đầu, móc túi ra hai đĩnh bạc ước tám, chín lượng đưa ra nói rằng: "Trả cho chú năm lượng vốn, còn bao nhiêu là tiền lời có được không?”. Người nọ gật đầu, dắt đứa nhỏ giao cho Hàng Chương, rồi lấy bạc đi thẳng, không ngoái đầu nhìn lại, lại nghe đứa nhỏ nói: "Như vậy càng tốt". Hàng Chương liền dắt nó về phòng mình cật hỏi đầu đuôi, đứa nhỏ vừa khóc vừa nói: ”Tôi tên Đặng Cửu Như, ở tại huyện Bình. Cha tôi đã chết còn lại hai mẹ con. Tôi có một người cậu tên Võ Bình An, là người gian ác, ngày nọ cậu ba tôi cõng tới một người xin gởi, nói rằng đó là người thù của cậu hai tôi, nên tính sẽ dùng mà tế sống cho cậu hai. Khi cậu ba tôi đi rồi, mẹ tôi bèn hỏi người ấy, mới hay là cháu của Bao Thừa tướng nên thả cho đi rồi treo cổ tự vẫn. Cậu tôi thấy vậy trở lại chôn mẹ tôi, tôi nhớ thương mẹ tôi lắm nên kêu khóc, cậu tôi giận, đá tôi chết giấc, đến lúc tỉnh dậy, thấy mình ở trên vai người Sơn Tây đó, người đó cõng lại đây có ý muốn bán, nên dạy tôi kêu bằng cha, chớ y có tốn hao tiền của gì mà năm lượng bảy lượng".
Hàng Chương nghe rõ mừng rỡ vô cùng, Cửu Như nói rồi lại hỏi Hàng Chương rằng: "Chẳng hay bác đi đâu mà ghé trấn điếm này?". Hàng Chương nói: “Ta có chuyện đi qua Khánh Châu, song đường xa xôi, không thể đem cháu theo cho tiện. Vậy sáng ngày bác kiếm chỗ gửi cháu ít ngày, lúc trở lại sẽ đem về Đông Kinh, cháu chịu hay không?”. Cửu Như dạ dạ và hỏi tên họ Hàng Chương.

Sáng ngày Hàng Chương dắt Cửu Như đi, song e nó còn nhỏ hay lót lòng buổi sáng, nên kiếm tiệm bánh mua cho nó ăn. Thấy đầu đường có tiệm bánh, liền dắt nhau đi vào. Ông già chủ tiệm đương làm bánh, thấy có người tới liền chạy ra, nhìn Cửu Như một hồi rồi thở dài. Hàng Chương hỏi: "Lão trượng, vì sao ông thấy tôi lại thở dài như vậy?". Ông già nghe hỏi vừa khóc vừa nói: "Tôi thấy cháu đây hình dung tương tự con tôi, nên tôi nhớ con tôi mà than thở. Tuổi già hiu quạnh, chỉ có một đứa con vừa bảy tuổi, mà nó mới chết cách đây ít lâu”. Hàng Chương nghe nói nghĩ thầm rằng: ”ông già này coi bộ rất thành thật, vả lại đương nhớ con, nếu để Cửu Như ở lại với ông, chắc ông yêu mến lắm". Nghĩ rồi hỏi rằng: ”Chẳng hay lão trượng tên họ là chi?". Ông già đáp: "Tôi họ Trương, người phủ Gia Hưng tới, mở tiệm bánh ở đây đã lâu năm rồi”. Hàng Chương hỏi sơ sài ít câu rồi đem chuyện gửi Đặng Cửu Như cho Trương lão hay. Trương lão nghe nói mừng lắm nhận lời liền. Hàng Chương lại hỏi Cửu Như có chịu không. Cửu Như đáp: “Nếu bác có chuyện đi Khánh Châu, thời cháu xin ở đây đợi, chừng nào về xin ghé rước, chớ đừng bỏ cháu tội nghiệp". Hàng Chương cả mừng móc trong túi ra một đĩnh bạc, đưa cho Trương lão mà rằng: "Xin lão trượng cầm tạm chút của này, dùng làm tiền trà thuốc và chút bánh trái cho cháu tôi".

Hồi Thứ Năm Mươi Tám

Nghê Sinh thưởng tiền, Bao Hưng tới huyện,
Kim Lệnh tặng ngựa, Cửu Như về kinh.

Trương lão đáp: "Khách quan bất tất phải để nhiều tiền như vậy, cháu còn nhỏ mà ăn uống bao nhiêu, dẫu bao nhiêu đi nữa, tôi cũng nguyện liệu lý cho". Hàng Chương năn nỉ đôi ba lần Trương lão mới chịu lấy, rồi căn dặn Cửu Như, ủy thác với Trương lão cặn kẽ rồi từ giã đi lên Khánh Châu. Cửu Như nương náu nơi ấy cũng được yên thân.
Nói về Bao Hưng vâng lệnh Bao tướng đưa Phương tiên sinh và tiểu thư Ngọc Chi về huyện Hợp Phì. Công việc đã xong bèn từ tạ Thái lão gia và Thái phu nhân mà về phủ. Dọc đường đi ngang qua một chỗ nọ, cây cối um tùm cửa nhà cao lớn. Bao Hưng nghĩ thầm rằng: "Chỗ này là nhà của ai mà lầu cao gác kín như thế?”. Đương con suy nghĩ con ngựa vụt sinh chứng nhảy cất lăng xăng, liệng Bao Hưng xuống đất rồi đâm đầu chạy vào nhà ấy. Tùy tùng lật đật chạy tới đỡ. Bao Hưng bảo rằng: "Mi mau mau chạy vào nhà bắt ngựa lại, để ta ở đây giữ hành lý cho". Người ấy vâng lời đi vào, một lát chạy ra nói rằng: "Trên đời chưa thấy ai mà nói trái lẽ như bọn này. Tôi chạy theo tới cửa, thấy có một người tay cầm thương đón bắt ngựa mình lại, tôi liền bước tới nói đầu đuôi rồi xin giao cho tôi. Người ấy nói: Mi nói nghe phát ghét, tao vừa nhắm chim đậu trên cây mà bắn, bị con ngựa mi làm cho chim sợ bay ráo, nếu mi muốn đòi ngựa thì phải bồi thường cho đủ số chim đậu trên cây cho ta, bằng không phải đem năm chục lượng bạc tới chuộc, mi chưa biết phép ở Thái Tuế trang hay sao? Người ấy nói rồi dắt ngựa vào nhà". Bao Hưng nghe nói hỏi rằng: "Ai làm quan cai trị chỗ này?". Y đáp: "Đây nguyên là huyện Nhân Hòa, quan huyện tên là Kim Tất Chánh". Bao Hưng liền ra mắt quan huyện đem việc mình đi ngang Thái Tuế trang bị đoạt ngựa thuật lại. Kim Tất Chánh nói: "Ti chức tới đây cũng khá lâu, vẫn biết đó là nơi hang ổ gian tà, hằng muốn tiễu trừ, song vì bọn dưới quyền kém cỏi nên không được như nguyện, ấy là tội tại ti chức". Nói đoạn sai thư lại đi tới Thái Tuế trang đòi ngựa. Thư lại đi rồi, quan huyện liền đem Nhan Xuân Mẫn, xưng là bạn thân của mình và hỏi thăm ở triều ra thế nào? Bao Hưng đáp: "Nhan tiên sinh là người tài ba, Tướng gia mến lắm, nay tuy còn ở viện Hàn lân, nhưng có lẽ ít lâu sẽ được thăng trật”. Kim Lệnh nghe nói mừng lắm, viết thư cậy Bao Hưng đưa giúp cho Nhan tiên sinh, Bao Hưng ưng nhận.

Đương lúc nói chuyện, bỗng thấy tên thư lại khi nãy trở về nói với Kim Lệnh những gì không rõ, mà Kim Lệnh vội vàng đứng dậy nói với Bao Hưng rằng: "Ti chức đã có phái người đến Thái Tuế trang bắt ngựa, song chưa thấy về, e chậm chạp mà trễ nải việc công, nên đã lựa một con ngựa khác rất tốt cho công sai cưỡi, chừng nào bắt được ngựa nọ sẽ sai người đem tới". Nói chưa dứt lời sai dịch đã dắt ngựa tới, yên cương đủ cả, Bao Hưng từ tạ quan huyện lên ngựa ra đi.
Đi một đoạn bạn đường kêu đói, Bao Hưng cũng kiến cắn ruột bèn cùng nhau vào quán cơm bên đường tên là lầu Hội Tiên. Hai người ngồi yên, nhìn qua bàn bên kia cũng có hai người ngồi, một người mặt xanh râu đỏ, còn một người tuổi trẻ anh tuấn, đều lộ vẻ hào khí dễ khiến cho người nhìn thấy phải đem lòng tuyển mộ.
Nguyên người mặt xanh râu đỏ ấy là Bắc Hiệp Âu Dương Xuân, người ta thường kêu là Tử Nhiêm Bá, người trẻ tuổi anh tuấn là Song Hiệp Đinh Triệu Lang. Hai người xưa nay vẫn nghe tiếng nhau, nay ngẫu nhiên gặp gỡ bèn mời vào quán uống rượu. Bao Hưng vừa kêu nhà hàng đem rượu thịt tới thấy dưới lầu đi lên một thầy một tớ nữa, thầy thời còn trẻ tuổi trạc hai mươi, tớ thời đã đứng tuổi chừng năm mươi, ngồi đối diện với hai người kia. Kế lại có một người khác nữa đi lên, tay dắt một đứa nhỏ đương khóc nỉ non, người ấy lại ngồi ngay trước mặt Bao Hưng. Ngồi vừa yên, có một ông già nhớn nhác tới quỳ trước mặt người ấy mà năn nỉ rằng: "Tôi thiếu tiền ngài thế nào cũng trả đủ chớ chẳng dám để thiếu đâu, song nay chưa lo kịp, chớ thế nào cũng lo cho tròn. Còn như đứa nhỏ này nó còn khờ dại lắm, ngài bắt nó cũng không làm gì". Người ấy không thèm trả lời, giây lâu thấy ông già năn nỉ quá mới mở miệng rằng: "Tôi bắt nó đem về, chừng nào ông có đủ tiền trả sẽ nhận lại nó". Ông già nói: "Đứa nhỏ này chẳng phải con tôi, nó là cháu của một vị khách qua đường gởi gấm cho tôi nuôi dưỡng, nếu ngài bắt nó đi, người khách ấy trở lại hỏi, thời tôi biết liệu làm sao? Xin ngài mở lượng hải hà thả đứa nhỏ trở về, tôi xin hẹn ba bữa sẽ bán đồ đạc đem đủ số nợ tới trả". Người ấy đáp: "Ông cứ về bán đi, ba bữa sẽ đem tiền đến chuộc nó!”. Ông già ấy chưa biết nói sao thấy người tớ già ngồi bàn bên kia bước tới nói với người ấy rằng: "Tướng công tôi xin có chuyện nói cùng chứ”. Người ấy đáp: "Ta với tướng công mi có quen biết gì mà nói chuyện". Dứt lời, tướng công kia bước tới nói với người ấy rằng: "Tiểu sinh là Nghê Kế Tổ xin hỏi Tôn huynh rằng có chuyện chi mà lôi thôi với ông già kia?". Người ấy nói: "Nguyên ông ta có thiếu nợ chủ tôi, lâu rồi mà chưa trả, nên nay tôi bắt đứa nhỏ này về cho chủ tôi cầm làm chắc và buộc ông ta phải lo chuộc, đó là chuyện riêng của người, tướng công cần gì phải can thiệp tới". Nghê Kế Tổ nói: ”Nói vậy thời chú làm chủ quản đi đòi nợ cho chủ phải không? Vậy chớ ông già thiếu bao nhiêu tiền?". Người ấy đáp: "Thiếu bạc vốn năm lượng, đã ba năm chưa trả lời, tính cả thảy hai chục lượng". Ông già nói: "Tôi có trả chút ít rồi mà?". Người ấy nói: “Ông có trả hai lượng mà thôi!”. Hai vị anh hùng nghe nói cũng chen lời vào rằng: "Vậy thời chỉ thiếu có mười tám lượng, sao lại nói tới hai chục lượng?". Nghê Kế Tổ thấy hai vị ấy có sắc giận liền can rằng: "Chuyện nhỏ nhặt, nhị vị tất phải nhọc lòng". Nói rồi bảo người tớ già trả tiền và đòi giấy nợ xé đi. Người lĩnh được bạc liền xuống lầu đi thẳng. Bao Hưng thấy đứa nhỏ khỏi bị bắt liền đưa bánh cho ăn, còn ông già lạy tạ ơn Nghê Kế Tổ.

Kế Tổ lật đật đỡ dậy và hỏi rằng: "Chẳng hay lão trượng tên họ là chi?". Ông già đáp: "Lão hán họ Trương tới đây mở tiệm bánh đã ba năm rồi, trước có vay của Mã viên ngoại ở Thái Tuế trang năm lượng bạc, mới tháng trước đây có trả hai lượng, thế mà Viên ngoại cứ tính gộp lời vốn là hai mươi lượng thành ra phải nhọc lòng ân nhân bố thí, ơn ấy biết lấy chi đền. Vậy chẳng hay ân nhân đi đâu mà ghé bước lại đây?" Nghê Kế Tổ đáp: "Tôi muốn lên Đông Kinh chờ năm tới ứng khảo". Đinh Triệu Lang thấy hai người đã dứt câu chuyện bèn mời Trương lão cùng ngồi uống rượu. Trương lão thấy Đặng Cửu Như ăn bánh với Bao Hưng thời yên lòng liền ngồi lại.
Đinh Triệu Lang vừa ngồi uống rượu vừa hỏi lai lịch của Mã viên ngoại ở Thái Tuế trang. Trương Lão bèn đem việc Mã Cang ỷ thế quan Tổng quản Mã Triêu Hiền, hoành hành ngang ngược, lại có ý làm phản nữa, thuật lại một lượt. Triệu Lang cật hỏi hẳn hoi, còn Bắc Hiệp là Âu Dương Xuân dường như không để ý tới. Bây giờ chủ tớ của Nghê Kế Tổ ăn uống xong xuôi đứng dậy từ giã xuống lầu. Trương Lão cũng kiếu tạ đi lại chỗ Bao Hưng ngồi. Ai dè Bao Hưng đã dỗ Đặng Cửu Như mà hỏi cả nguyên ủy rồi, bất giác vui mừng hớn hở nghĩ thầm rằng: "Lúc ta đi đây, Tam công tử có cậy ta dò kiếm Đặng Cửu Như, nay lại gặp tình cờ như vậy thiệt là may mắn quá lắm”. Nghĩ xong, thấy Trương lão bước tới bèn ngồi lại cùng nhau dùng cơm. Ăn uống xong Bao Hưng theo Trương lão về tiệm bánh, đem cả lai lịch thuật lại và xin rước Đặng Cửu Như về kinh, lại mời Trương lão đi theo.

Hồi Thứ Năm Mươi Chín

Tử Nhiêm Bá quyết lòng trừ Mã Cang,
Đinh Triệu Lang vô ý gặp Mãn Hán.

Bao Hưng nói với Trương lão rằng: "Dám thỉnh lão trượng cùng đi với Đặng Cửu Như lên Đông Kinh ra mắt Tam công tử. Đặng Cửu Như được làm con nuôi của công tử, thời lão trượng cũng được theo săn sóc mà nhờ tấm thân. Chẳng rõ lão trượng nghĩ thế nào?". Trương lão nghe nói cả mừng tỏ ý vâng lời. Bao Hưng liền hối hả sắm sửa hành trang rồi cùng Cửu Như lên xe rong ruổi. Lúc ra đi còn căn dặn người trong tiệm bánh rằng: "Nếu Hàng gia gia có trở lại, thì nói rằng cùng nhau đã tới phủ Khai Phong rồi".
Lúc Bao Hưng và Trương lão ra khỏi lầu Hội Tiên thời Đinh Triệu Lang hỏi Bắc Hiệp Âu Dương Xuân rằng: "Khi nãy tên ác nô của Mã Cang làm càn và Trương lão đã kể như thế, bụng anh nghĩ sao?". Bắc Hiệp nói: "Hiền đệ, chúng ta cứ ăn uống, lo chi tới việc người ta". Đinh Song Hiệp nói thầm trong bụng rằng: "Đã lâu rồi ta nghe tiếng Bắc Hiệp võ nghệ siêu quần, hào hiệp vô tỉ, thế mà nay lại nói những lời như thế ấy! Mà thôi, có lẽ mới gặp nhau lần đầu nên còn hồ đồ như thế, vậy để ta dò ý người coi thế nào?". Nghĩ đoạn bèn nói: “Chúng ta vẫn một lòng hào hiệp trượng nghĩa, cứu khốn phò nguy, lẽ nào thấy việc bất bình lại nỡ làm thinh, theo ý tôi thời nên lập kế trừ phứt chúng nó cho rồi". Bắc Hiệp khoát tay mà rằng: ”Hiền đệ chớ nói như vậy, há chẳng nghe lời nói: Rừng có mạch vách có tai hay sao?”. Song Hiệp nghĩ rằng: “Ối! Tiếng là hiệp sĩ mà gan như tép, mặt như đậu, thì còn làm được việc gì? Tiếc thay trong mình không có gươm đao, được rồi tôi nay sẽ trổ tài cho y biết danh Song Hiệp. À à. Ta nên cùng y ngủ chung một đêm nay, chờ mê giấc sẽ mượn đao của y mà đi". Nghĩ như vậy liền nói: "Thôi chuyện đâu bỏ đó. Chúng ta cứ việc ăn cơm, bây giờ bụng đói lắm rồi". Bắc Hiệp nói: "Tôi cũng vậy". Hai người bèn kêu nhà hàng đem cơm thịt, cùng ăn no, tính tiền trả rồi đi xuống lầu.

Ra tới đường lộ, bây giờ trời đương đứng trưa, Triệu Lang làm ra dáng mệt mỏi, nói với Bắc Hiệp rằng: “Ngày nay tôi đi đường mệt mỏi lắm, muốn kiếm chỗ nghỉ tại đây, ý nhân huynh tính lẽ nào?". Bắc Hiệp đáp: "Phải, chúng ta mới gặp nhau, đáng lẽ cùng chuyện trò cho thỏa chí, nhưng tôi cũng mệt lắm, chúng ta đi kiếm chỗ nghỉ đi". Triệu Lang nghe nói mừng lắm, vừa đi tới cửa chùa, hai người bèn dắt nhau đi vào, thấy có một ông sãi già, bèn ra mắt, tỏ ý xin ngủ nhờ một đêm, sáng ra sẽ đền ơn tiền nhang khói. Ông sãi vui lòng, đưa hai người tới chỗ có ba căn nhà sạch sẽ và tĩnh mịch lắm. Hai người bèn để hành lý vào đâu đó yên ổn, Bắc Hiệp mở túi gươm treo lên trên vách. Đến chiều tối, hòa thượng đem cơm chay cho hai người ăn. Bắc Hiệp có điều ngụ ý trước nên ăn rất lẹ làng, ăn xong há họng ngáp dài. Đinh Triệu Lang thấy vậy cười thầm trong bụng rằng: "Rõ là hạng người giá áo túi cơm, thế mà dám xưng là Bắc Hiệp”. Cười đoạn nói với Bắc Hiệp rằng: "Nếu nhân huynh có mệt thì xin nghỉ trước đi". Âu Dương Xuân đáp: "Xin lỗi hiền đệ, liệt huynh biết trong mình nhọc mệt nhiều”. Nói rồi lấy gối gối đầu, vừa nắm xuống thì đã nhắm mắt ngáy như sấm.
Đinh Triệu Lang ngồi nhắm mắt định thần, đến bước đầu canh hai bèn nai nịt gọn gàng, với tay lên vách lấy túi gươm đeo vào mình, chỉ nghe Bắc Hiệp ngáy to hơn nữa, vội vàng bước ra, khép cửa lại, nhắm Thái Tuế trang đi tới.
Đi được vài dặm đường, xem lại đã đến nơi, thấy trước mặt có một vòng tường rất cao, liền giậm chân nhảy vào, xem lại thì còn một vòng tường nữa mới tới trong bèn đi lại chân tường giậm chân nhảy lên trên đầu tường, thấy một bên có một cái phòng ló mái ra, nhắm thế qua được, bèn đi lần tới, vừa lẹ bước chuyền qua, bỗng miếng gạch trên đầu tường tróc ra muốn rớt. Triệu Lang sợ để miếng gạch ấy rơi làm kinh động trong nhà, nên gắng ghìm cẳng lại, rồi mới chuyền qua phòng nhỏ rồi lại leo thẳng tới phòng lớn, ngồi trên nhìn xuống, thấy nào là con hầu đầy tớ chạy đi chạy lại hô cơm kêu thịt dâng rượu lấy rau lăng xăng. Triệu Lang bèn nhân lúc chúng nó đi qua khỏi bò lần vào chỗ tối bên vách mà rình, nghe bên trong có tiếng của bọn nàng hầu năn nỉ rằng: "Sao Thiên Tuế uống rượu của mấy nàng kia, lại không dùng của chúng tôi, thế thời chúng tôi không vừa lòng". Rồi nghe có tiếng đàn ông đáp: "Bọn chúng bây cả thảy là tám người, vậy Cô gia* phải theo thứ tự mà uống chứ". Đinh Song Hiệp nghe xong nghĩ bụng rằng: "Hèn chi mà Trương lão nói nó có ý làm phản! có oan đâu! Nó dám xưng cô là quả, không trừ nó sao được".
* Cô gia: Tiếng xưng hô của vua.

Nghĩ rồi bò lần gần tới chỗ bày tiệc ôm đầu cột ngồi nhìn xuống, thấy mé bên kia cách một bức rèm, vắng vẻ không có ai bèn tuột xuống, đứng nép vào len lén nhìn qua. Thấy giữa bàn có một người trạc ba mươi tuổi ngồi chễm chệ, chung quanh rất nhiều tỳ thiếp cười cười giỡn giỡn buông ra những lời bất đạo vô quân, thời nổi giận với tay ra sau lưng rút đao ra, ai dè bảo đao mất tự lúc nào rồi, chỉ còn cái vỏ không mà thôi. Bây giờ trong tay không một tấc sắt, biết tính làm sao! Đương lúc suy nghĩ bỗng nghe bọn tỳ thiếp la hoảng lên rằng: "Không xong rồi, không xong rồi. Đầu của Thái Tuế đã bị yêu tinh cắt mất rồi". Chúng nó vừa la vừa chạy làm rối rít cả lên. Đinh Triệu Lang nghe như vậy nghĩ thầm rằng. "Yêu tinh nào biết trừ bạo trừ hung như vậy, thôi ta khỏi phải lo nghĩ gì nữa, trở về chùa cho xong". Nghĩ đoạn liền lén lén đi ra, nhảy qua tường thứ nhất, vừa đi được ít bước, thấy một người to lớn tay cầm cây nhảy tới đánh đập tứ tung, Đinh Triệu Lang tài cao mắt lẹ nên tránh trớ khỏi, song chỉ có hai tay không, chẳng lấy gì chống cho lại. Đương lúc nguy hiểm bỗng thấy trên đầu tường có một người ngồi, tay xách vật chi không rõ, ném đại vào mình người to lớn kia, người to lớn bị ném té lăn. Triệu Lang liền nhảy tới đè, thời người ngồi trên đầu tường cũng vừa xuống kịp. Đình Triệu Lang nhìn kỹ lại thời chẳng ai đâu lạ, đó chính là người mà mình chê là mật thỏ nhát gan mà xưng hiệu Bắc Hiệp tên Âu Dương Xuân. Triệu Lang thấy vậy cả mừng, song lấy làm lạ một điều là trong tay Bắc Hiệp lại cầm bảo đao của y.
Người to lớn kia bị đè la to lên rằng: “Ơ Hoa Hồ Điệp! Chúng ta kiếp trước có oan nghiệt chi sao mà anh em ta đều bị hại nơi tay mi?". Triệu Lang nói: "Đại hán, chớ lên vô lễ, ai là Hoa Hồ Điệp mà gọi như thế?". Người to lớn nói: "Vậy chẳng phải là Hoa Xung đó hay sao?". Triệu Lang nói: "Không phải, ta là Đinh Triệu Lang đây". Người to lớn nói: "Vây thời tôi nhìn lầm rồi”. Triệu Lang nghe nói lật đật buông người to lớn ấy đứng dậy, phủi bụi giùm cho, nhân thấy trên vai người ấy có một vết máu, hỏi ra mới biết vật của Bắc Hiệp ném khi nãy là thủ cấp của Mã Cang, liền bảo nhau rằng: "Chỗ này không tiện cho chúng ta chuyện vãn, xin hãy mau mau đi ra". Ba người liền nhảy khỏi vòng tường thứ hai, ra tới ngoài đường trống. Đinh Triệu Lang liền hỏi người to lớn ấy rằng: “Túc hạ tên gọi là chi?”. Người ấy đáp: "Tôi tên là Long Đào, nhân vì Hoa Hồ Điệp Hoa Xung giết anh tôi là Long Uyên, nên tôi không lúc nào là không quyết ý báo cừu, nhưng tung tích của Hoa Xung bí mật lắm, khó mà rõ trước được. Mới đây, người trong bọn tôi là Dạ Tinh Tử Phùng Thất nói rằng có người vào nhà Mã Cang, tôi nghĩ chắc là Hoa Xung, té ra lại là hai ngài; tôi vẫn đã nghe tiếng Song Hiệp ở thôn Mạc Hoa, nay tình cờ lại gặp, may mắn biết bao”.

Triệu Lang nhân tiện giới thiệu Âu Dương Xuân cho Long Đào, Long Đào cả mừng nói rằng: "Tôi có ý muốn tới cầu nhị vị giúp sức trả thù anh, song chưa dò hỏi được quý phủ, nay dịp may lại gặp, cúi xin nhị vị vui lòng giúp sức cho". Nói đoạn cúi đầu lạy. Triệu Lang đỡ dậy mà rằng: "Túc hạ bất tất phải làm như vậy" Long Đào đứng lên nói: "Tôi nguyên là kẻ sai dịch trong huyện này, hôm qua vâng lệnh quan huyện đi dò phòng việc kín của Mã Cang, và nhân tiện thăm tin tức của Hoa Hồ Điệp". Bắc Hiệp nói: "Mã Cang làm ác đã gặp tai trời, vậy không còn lo chi nữa, ngặt có Hoa Hồ Điệp tôi không biết mặt nó, thời tính làm sao?". Long Đào nói: "Hoa Hồ Điệp là một vị thiếu niên công tử, võ nghệ cao cường, bên mí tóc hay cài một cây trâm hình bươm bướm cho nên mới có hiệu là Hoa Hồ Điệp. Thường nơi đông đảo, thời y hay tới giả danh du ngoạn, mà hễ gặp đàn bà con gái có sắc đẹp là bắt ngay, hay tới nhà bức hiếp, làm nhiều điều ác không thể kể xiết. Hôm nào đây nghe nói y lên Táo Quân Từ, vậy tôi tính phải theo lên đó mới được" Bắc Hiệp nói: “Táo Quân Từ ở đâu?". Long Đào đáp: “Ở tại huyện này, song cách xa ba mươi dặm, đó là một chỗ rất náo nhiệt". Song Hiệp Đinh Triệu Lang nói: "Hiện nay chúng ta còn phải trở về nhà ít lâu, vậy xin ước rằng, lúc tới đây sẽ cùng nhau hội tại Táo Quân Từ!”. Long Đào nhận lời rồi từ giã ra đi. Hai người liền đi về chùa thay đổi y phục. Triệu Lang mở giỏ đao trả lại cho Bắc Hiệp và hỏi rằng: "Tại cách nào mà nhân huynh lại lấy đao đặng?". Bắc Hiệp nói: "Lúc hiền đệ ngồi xuống lượm cục gạch trên đầu tường để qua một bên, thời đao này đã vào tay tôi rồi”. Triệu Lang nói: "Tài của nhân huynh thật em xin bái phục, song còn một điều lạ, là tỳ thiếp của Mã Cang la hoảng là yêu tinh ấy bởi cớ làm sao?”. Bắc Hiệp đáp: "Chúng ta vì lòng nghĩa hiệp mà làm việc cho nên phải giữ gìn cho người khỏi biết mặt và không mang tiếng". Song Hiệp nói: ”Phải, nhân huynh nghĩ thế ấy thật hay". Bắc Hiệp cả cười móc trong đẫy ra món đồ đưa cho Triệu Lang coi và nói: “ Đây hiền đệ coi vật yêu quái này!”. Triệu Lang tiếp lấy xem, đó là ba cái mặt giả bằng da, hèn cười rằng: “Từ nay em mới rõ nhân huynh là người hai mặt". Bắc Hiệp nói: "Tôi không phải là người hai mặt, song lúc cần dùng tới mới đem ra làm quỷ làm yêu, chuyến này đội mặt giả giết Mã Cang thật hay lắm!”.

HOMECHAT
1 | 1 | 146
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com