watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
20:00:0604/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 51 - 75
Chỉ mục bài viết
Bao Thanh Thiên – Thất Hiệp Ngũ Nghĩa 51 - 75
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tất cả các trang
Trang 1 trong tổng số 8


Hồi Thứ Năm Mươi Mốt

Vì cảm nghĩa, hứa hôn cùng Phương lão,
Cậy đem thư, lắm lúc nhọc Ninh bà.


Ai nấy nghe Võ Bình An khai đều lấy làm lạ. Quan huyện hỏi tiếp rằng: "Đặng Cửu Như năm nay bao nhiêu tuổi?". Võ Bình An đáp: "Mới vừa được bảy tuổi". Quan huyện hỏi: "Mới bảy tuổi vì sao mà lại chết?". Võ Bình An đáp: "Vì sau khi chôn mẹ nó rồi, nó cứ đeo theo tôi mà đòi mẹ, nên tôi nổi giận đá nó chết trong đường núi". Quan huyện lại hỏi tới Lưu Giải, Lưu Trại, thời chúng nó nói rằng vì nghèo nên phải theo Võ Bình An nhập đảng để cướp bóc của người mà nuôi thân. Tra hỏi xong xuôi, quan huyện truyền giam ba tên tội vào ngục rồi bàn với bọn Tưởng Bình nên tìm kiếm Tam công tử.
Bao công tử sau khi được người cứu và đi trốn tới một nhà nọ, chính là nhà của ông Nhiêu Phương Thiện. Ông vốn là người học rộng nhà nghèo, có một người con gái tên là Ngọc Chi, cha con cùng nhau vui thú bút nghiên, cam lòng sống đời thanh bạch. Khi Bao Thế Vinh tới xin ở nhờ thời Phương tiên sinh nhường thư phòng cho ở. Nhưng Thế Vinh vừa bị một trận kinh khủng, lại nhuốm phong sương nên vừa tới ở liền cảm bệnh, nhờ có Phương tiên sinh săn sóc cho, nên cũng đỡ được kha khá.
Một hôm Phương tiên sinh đi hốt thuốc cho Bao công tử dọc đường nhặt được một chiếc vàng, cầm thẳng ra tiệm bạc mượn coi. Ai dè bị tên Tống Thăng thấy, vu cho oa trữ đồ gian, liền kéo tới huyện đối án.
Khi tin đưa tới nhà, tiểu thư Ngọc Chi chỉ biết vật mình kêu khóc mà thôi, may nhờ bên hàng xóm có một bà già họ Ninh, nghe việc như vậy chạy tới hỏi thăm. Tiểu thư Ngọc Chi bèn thuật lại việc oan uổng, và cầu Ninh bà vào ngục thăm cha mình. Ninh bà nhận lời, về nhà sửa soạn lên huyện. Bọn sai nha ở huyện đều quen biết bà lắm, nên không ngại gì, cứ đưa bà vào ra mắt Phương lão tiên sinh. Bà hỏi tới việc án thời Phương tiên sinh đáp rằng: "Mới vừa hỏi sơ sài, kế có người của Bao tướng công nào đó tới cáo rằng cháu của ngài lạc mất phải lo tìm kiếm, nên quan huyện tạm lưu lại, chưa có thời giờ mà xử vội”. Phương tiên sinh thuật chuyện xong lại hỏi thăm con là tiểu thư Ngọc Chi, rồi móc trong tay áo ra một phong thư đưa cho Ninh bà mà rằng: "Tôi có một chuyện muốn cậy chị. Nhà tôi có một người ở đậu tại thư phòng tên Vinh Thế Bảo. Người ấy tướng mạo khác thường, lại học hành thông thái, ý tôi nhắm gá duyên với con Ngọc Chi rất xứng. Xin chị vì tôi mà tính giùm cho xong". Ninh bà nói: "Nay tiên sinh đương có việc, vội chi việc đó mà lo". Phương tiên sinh đáp: “Chị chưa rõ cho lắm, tôi xin thưa lại chị tường. Vả chăng nhà tôi chật hẹp, vắng vẻ, nay tôi lại có việc, e ở nhà hàng xóm láng giềng có điều hiềm nghi mà e ngại việc ra vào ăn ở, vì vậy tôi muốn như thế là có ý làm cho đôi đàng tình nghĩa ràng buộc khỏi điều e ngại đặng lo liệu gia thế cho tôi, nay có bức thư này cậy chị đem về trao cho. Vinh tướng công ấy, nếu người từ chối, xin chị ráng sức nói giùm cho rõ nông nỗi khó khăn và cái khổ tâm của tôi, chắc thế nào người cũng chẳng lỡ cố phụ”. Ninh bà vâng lời trở gót.

Ninh bà về nhà đem các việc thuật lại cho tiểu thư Ngọc Chi nghe. Tiểu thư biết có lệnh cha nên làm thinh không nói. Ninh bà cầm phong thư đi thẳng lại thư phòng kêu rằng: "Vinh tướng công có ở đây không?". Chỉ nghe trong có tiếng đáp: "Dạ có tôi ở đây". Ninh bà liền bước vào, thấy Vinh tướng công dựa gối nằm dáng mệt mỏi lắm, song phong tư thanh nhã, liền nói rằng:"Tôi là người ở bên xóm đây, nhân tiểu thư Ngọc Chi cậy vào ngục thăm Phương tiên sinh, nên tiên sinh có gửi về cho tướng công một phong thư, vì vậy đường đột vào, xin tướng công miễn lỗi". Nói rồi rút thư trao ra. Bao Thế Vinh xem xong bèn nói: “Như vậy tính sao được, tôi thọ ơn của tiên sinh đã nhiều chưa biết lấy chi báo đáp. Huống chi việc này lại không có cha mẹ tôi dự vào thời làm sao cho tiện". Ninh bà đáp: "Tướng công nói cũng phải, xong việc này nào phải tại tướng công, mà là bản ý của Phương tiên sinh đó, vả chăng nhà cửa chật hẹp, lại thêm trai gái ra vào có sự hiềm nghi, vì cảnh ngộ bó buộc mà nên. Lại tướng công nói chịu ơn tiên sinh nhiều chưa lấy chi báo đáp, vậy cũng nên vâng lời người, rồi sau sẽ lo gỡ cứu cho người, không phải phụ lòng người mà là đã trả ơn cho người đó". Bao Thế Vinh ngồi trầm ngâm suy nghĩ rằng: "Lòng tốt của tiên sinh, ta lẽ nào phụ, song phải lúc nghịch cảnh, cha mẹ có biết cho chăng?". Ninh bà thấy công tử làm thinh suy nghĩ liền tiếp rằng: "Tướng công nên xét kỹ đi Tiểu thư Ngọc Chi thật là tài sắc song toàn, nào là kim chỉ vá may, cầm kỳ thi họa, cho đến phong tư, dung mạo không thiếu phần nào, sánh với tướng công chẳng khác gấm thêu hoa vậy". Bao Thế Vinh nói: "Lòng tốt của tiên sinh, ý hay của dì, tôi đội ơn lắm, song lúc đi đường, gặp lúc hoạn nạn biết lấy gì gọi là sính lễ bây giờ?". Ninh bà đáp: "Điều đó không ngại, miễn tướng công nói ra rồi chớ nuốt lời là đủ". Bao Thế Vinh nói: "Người quân tử nói ra như dao chém đá, lẽ nào còn chối từ, lại thêm tội mang ơn của tiên sinh rất nặng, lẽ nào cố phụ lòng người”. Ninh bà nói: "Tướng công nói rất phải, vậy bây giờ phải làm thế nào cứu Phương tiên sinh?". Bao Thế Vinh đáp: "Việc ấy không khó, nhưng ngại vì tôi đau chưa mạnh, mà nếu gửi thư thời không có ai đi lên huyện". Ninh bà đáp: “Nếu tướng công muốn gửi thư, tôi xin ráng sức đem đi có được không?". Bao Công tử nói: "Như vậy rất hay, nhưng nếu quan huyện không nhận thư thì dì phải giữ đừng để lọt vào tay ai". Ninh bà gật đầu, chạy lại bàn bên cạnh lấy bút giấy mực đưa cho công tử Thế Vinh đau đã hai ngày cơm nước bỏ liều nên cất bút không nổi, bèn cậy Ninh bà ra sau, kiếm cho bát cháo, ăn xong sẽ viết. Ninh bà lật đật đi ra nói với tiểu thư Ngọc Chi. Tiểu thư lo liệu xong xuôi. Công tử ăn vào trong mình có hơi khỏe, tinh thần thanh sảng, bèn cầm bút, viết xong bức thư xếp lại trao cho Ninh bà.

Ninh bà vốn là người khôn ngoan không kém trượng phu quân tử, tuy là lĩnh mang đem thơ, song ngại trong ấy có điều lầm lạc, ắt huyện quan trách tới mình nên tiếp lấy thư đút vào túi áo, rồi giả vờ quày quả đi ra, len lén quay lại nhà sau, đưa thư ấy cho Ngọc Chi xem trước.
Tiểu thư Ngọc Chi xem xong cả mừng mà rằng: “Thật cha tôi quả tinh mắt, xem người quý tướng, Vinh tướng công đó vốn công tử Bao Thế Vinh, vâng lệnh tướng phủ lên kinh, nửa đường gặp nạn nên đổi tên cải họ ẩn trú nơi đây, nay có thư gửi cho quan huyện dạy đem kiệu tới rước người chớ không chi lạ, vậy dì cứ việc đi đi”.
Ninh bà cả mừng, vội vã chạy ra thư phòng cúi lạy: “Muôn lạy công tử, tha lỗi cho tôi, vì không biết quý ngài đã tới, nên có nhiều điều lỗi lầm". Bao công tử nói: "Dì bất tất phải làm như vậy, xin ráng giúp cho tôi xong chuyện, mà phải nhớ đừng tiết lộ cho ai hay". Ninh bà dạ dạ, lui về nhà tắm rửa thay đổi y phục, cầm nang thư lên huyện. Bọn nha dịch thấy Ninh bà tới áp ra hỏi rằng: "Bữa nay bà lên đây chắc có quà cáp gì cho chúng tôi chớ?". Ninh bà đáp: "Không có quà cáp gì, chỉ có một phong thư dâng cho quan huyện, vậy các ngươi vào bẩm lại, và phải nhớ xin người mở cửa giữa mà tiếp thơ". Nha dịch nạt rằng: "Bà già muốn bị đòn sao mà ăn nói hách dịch như vậy?". Ninh bà đáp: "Thời cứ vào bẩm đi". Nha dịch thấy nói cứng, giận lắm, đi thẳng vào bẩm cho quan huyện hay.
Lúc ấy quan huyện đương ngồi tại công đường bàn bạc việc Tam công tử chợt thấy nha dịch vào bẩm như vậy, thì lấy làm lạ, bảo cho đòi Ninh bà vào Nha dịch ra rồi trở vào bẩm rằng: "Bà ấy đòi cho được mở cửa giữa mới chịu đem thư vào". Quan huyện và ai nấy lấy làm lạ, nghi chắc có điều chi quan trọng lắm, nên truyền lính lệ mở cửa giữa ra, rồi cho đòi Ninh bà vào.
Ninh bà không sợ sệt gì, cứ việc đường bệ đi vào, tay dâng phong thư lên cho quan huyện, rồi đứng một bên. Quan huyện xem xong, đưa cho Tưởng Bình. Ai nấy nghe được tin công tử, nửa sợ nửa mừng, duy có Bao Vượng thì mừng lắm. Tưởng Bình liền thưa quan huyện phái người đem kiệu rước công tử và cho Bao Vượng đi theo, còn cả bọn thời ở lại nha hầu đón.
Quan huyện y lời phái bốn người khiêng kiệu theo Ninh bà, Bao Vượng cưỡi ngựa đi sau.

Hồi Thứ Năm Mươi Hai

Tưởng nghĩa sĩ, hai phen lên Túy Vân Phong,
Triển Ngự Miêu, một mình qua Hãm Không đảo.


Quan huyện sai người đi rước công tử rồi, liền lập tức thăng đường đem Tống Thăng ra vả miệng bợp tai về tội vu cáo người ngay, rồi đuổi về. Lại cho đem Phương Thiện ra giữa công đường, truyền cởi xiềng và nói lại đầu đuôi các việc, yên úy cho vui lòng rồi mời ngồi. Phương tiên sinh thấy quan huyện hậu đãi như vậy cũng vui mừng phấp phỏng.
Ai nấy còn ngồi đợi nơi công đường, giây lâu đã thấy kiệu rước Bao công tử về tới. Bọn Tưởng Bình, Trương Long, Triệu Hổ tới ra mắt. Bao Vượng chạy lại mừng chủ. Công tử đáp lễ lại rồi tỏ ít lời cảm kích cùng Phương tiên sinh. Quan huyện mời cả các vị vào thư phòng, bày tiệc khoản đãi, còn Bao Vượng thời cắt người cho ăn uống tử tế.
Tiệc bày sang trọng ăn uống đậm đà. Quan huyện đứng dậy nói với Bao công tử rằng: "Tệ cảnh chẳng may xảy ra việc dữ, nay phạm nhân bị bắt, còn Đặng Cửu Như tìm chưa được thây. Tuy Võ Bình An đã khai rồi, song cần phải tra xét cho lắm mới được. Vậy về tới phủ công tử khéo lời tâu bày cho rõ với Tướng công”. Bao Thế Vinh gật đầu ưng nhận, và nhờ quan huyện chăm nom giùm Phương tiên sinh và Ninh bà. Duy có bọn Tưởng Bình thời nói chuyện khác, đem lệnh tướng gia phái đi tìm Hàng Chương mà thuật lại.
Tiệc xong bọn Tưởng Bình kiếu lên núi Túy Vân, Phương Thiện trở về nhà vui vẻ với con gái còn Bao Thế Vinh thời sửa soạn theo Bao Vượng về phủ Khai Phong.
Nay lại nói về bọn Tưởng Bình. Ba người lên núi Túy Vân vào chùa Linh Hựu ra mắt hòa thượng và hỏi thăm tin Hàng Chương đã ra tới hay chưa. Hòa thượng nghe hỏi đáp rằng: "Rủi cho ba vị quá, Hàng nhị gia lên lễ tảo mộ đã đi hôm qua rồi". Ba người nghe nói tức mình lắm. Tưởng Bình hỏi: "Vậy có nghe Nhị ca tôi cư trú ở đâu không?”. Hòa thượng đáp: “Tiểu tăng có hỏi, song Nhị gia nói rằng: "Bậc đại trượng phu bốn biển là nhà, chân bèo trôi nổi, không chỗ nào là nơi ở nhất định". Tưởng Bình nghe nói thở dài và buồn bã lắm, một lát cùng cả bọn kéo nhau lên mộ của mẹ Hàng Chương thời thấy có tro tàn hương lụn, hoa mới rõ ràng. Ba người liền lạy bốn lạy viếng mộ. Triệu Hổ nói: "Bây giờ tìm không gặp Nhị ca, vậy chúng ta nên trở về huyện Bình". Tưởng Bình đáp: "Bây giờ trời tối rồi, đi không kịp, nên trở về chùa là xong, rồi sáng ngày sẽ xuống huyện".

Ba người đồng ý trở về chùa ngụ tại nhà Vân Đường, tới sáng sớm mới xuống huyện Bình.
Hàng Chương thực vẫn còn ở trong chùa nhưng có dặn hòa thượng rằng: Hễ ba người ấy trở lại thời nói rằng mình đã đi khỏi rồi. Hàng Chương lánh ở trong phòng của hòa thượng. Chuyến này Triệu Hổ hòa với Tưởng Bình, nên ở chung tại nhà Vân Đường thành ra lại hóa hay.
Ba người trở về huyện thì Bao công tử còn ở đó, bèn nói chuyện tìm chẳng được Hàng Chương và tính về Đông Kinh. Quan huyện nghe nói liền sai nha dịch bốn tên chuẩn bị kiệu ngự sẵn sàng, đưa thầy trò công tử theo công sai về phủ. Đi suốt một ngày đã tới kinh thành. Bọn Tưởng Bình quất ngựa chạy riết về phủ Khai Phong, đem việc tìm Hàng Chương không gặp, và việc cứu công tử, bắt Võ Bình An bẩm lại, Bao Công nghe xong, cho các vị lui ra yên nghỉ.
Chẳng bao lâu Bao Thế Vinh cũng vừa tới, ra mắt Bao Công. Nhân hỏi can cớ làm sao mà bị hại, thời công tử liền đem cả đầu đuôi thuật lại và tỏ việc Phương Thiện hứa hôn, quan huyện hậu đãi v. v... Bao Công nghe nói mừng lắm, viết thư cảm tạ quan huyện, mua đất ruộng gấm lụa cho Ninh bà, viết thư về nhà tỏ việc hôn nhân của Thế Vinh, sai người rước Phương Thiện và tiểu thư Ngọc Chi đưa về thôn Tiểu Bao ở chung với Thái lão gia và Thái phu nhân, chờ lúc Thế Vinh thi đậu sẽ làm lễ thành hôn. Còn Võ Bình An thời lên án tử, dùng Cẩu đầu trát mà chém, Lưu giải cũng xử trảm, nhưng giam hậu.
Nói về Tưởng Bình trở về phủ Khai Phong ra mắt các vị anh hùng, ai nấy đủ cả, duy không thấy Triển Chiêu, trong lòng đã sinh nghi, liền hỏi rằng: "Triển đại ca đã đi đâu rồi?". Lư Phương đáp: "Cách đây ba ngày, Hộ vệ bỏ ra đi, có lẽ qua Tùng Giang thì phải". Tưởng Bình nghe nói lật đật hỏi: "Vậy sao không ai cản giùm, lại để đi lôi thôi như vậy?”. Công Tôn Sách nói: "Tôi có cản đôi ba lần, nhưng Hộ vệ không nghe thời biết làm sao!". Tưởng Bình tức mình giậm chân mà rằng: "Đó thật là tại tôi, vì hôm trước tôi có nói tìm được nhị ca làm nội ứng, rồi Hộ vệ sẽ đi, té ra tôi nói thật mà Hộ vệ tưởng là tôi nói khích, nên bỏ đi trước một mình. Nè anh em, ai lại không biết tâm tính của Ngũ đệ, nếu Triển hộ vệ đi đây, có xảy ra điều gì thật là khổ lắm. Lúc tôi đi dọc đường về đây, có nghĩ rằng: Chúng ta phải đi cả tới thôn Mạc Hoa bàn tính với hai anh em họ Đinh việc ấy thì mới xong, ai dè Triển hộ vệ là như vậy biết làm sao?". Công Tôn Sách hỏi: "Chuyện đã lỡ rồi, bây giờ Tứ đệ nghĩ phải thế nào?". Tưởng Bình nói: "Tốt hơn hết là chúng ta xin với tướng gia qua thôn Mạc Hoa, rồi tùy tình thế ra sao mà hành động". Ai nấy đều cho là phải.
Nguyên Triển Nam Hiệp ở tại phủ đợi Tưởng Bình mấy ngày nay chưa thấy về, trong bụng nghĩ rằng: "Tưởng Trạch Trường có ý nói khích ta, nếu đợi y về, té ra ta bất tài phải chờ y sao, chi bằng xin phép tướng gia đi tới đó trước coi thế nào?". Nghĩ rồi vào ra mắt Bao Công, lĩnh mệnh đi ra phủ Tùng Giang.
Tới nơi đưa văn thư vào ra mắt quan Thái thú, thái thú liền thỉnh vào thư phòng, Triển Chiêu thấy quan Thái thú người còn trai trẻ, lại có một vị quản gia đã già. Đương ngồi nói chuyện, lại thấy một người đi ra nhìn mình một hồi rồi kéo vai vị quan gia ấy lại trở vào kê miệng vào tai Thái thú nói nhỏ ít câu. Thái thú liền thỉnh Nam Hiệp vào nhà trong đàm đạo. Triển Chiêu không rõ ý tứ gì, cứ việc đi theo vào trong. Vừa ngồi yên, bỗng thấy bọn hầu gái nâng đỡ một vị phu nhân từ trong bước ra, vừa thấy Triển Chiêu liền sụp xuống quỳ lạy, cả gia quyến Thái Thú cũng quỳ mọp cả. Triển Chiêu thấy vậy thất kinh, chưa rõ chuyện gì, kế nghe quan Thái thú nói: "Thưa ân nhân, tôi đây là Điền Khởi Nguyên, vợ là Kim Ngọc Tiêu, nhiều phen được ân công cứu khỏi nạn to, nên được còn mạng thi đậu và làm quan, ấy là nhờ ân công tái tạo đó”. Triển Chiêu nghe rõ liền đáp lễ lại. Kim phu nhân và Vương Thị lui vào, Thái thú liền đặt tiệc khoản đãi.

Đương lúc chén tạc chén thù, Điền Thái thú liền hỏi: "Chẳng hay ân công vâng lệnh tới đảo Hãm Không có việc chi?". Triển Chiêu liền kể việc đi bắt khâm phạm là Bạch Ngọc Đường cho Thái thú nghe. Điền Thái thú nói: "Nghe đâu tại đảo Hãm Không đường lối ngoắt ngoéo, thế núi gay go, ân nhân đi một mình sao được. Vả lại Bạch Ngọc Đường là người tài giỏi, lại lui về giữ trong núi, e có nhiều mưu mai phục, xin ân nhân suy xét cho kỹ rồi hãy đi!”. Triển Chiêu nói: "Tôi với Bạch Ngọc Đường tuy chẳng phải thân thiết, song cũng là cùng nghề võ, hàng ngày lại không thù khích, nếu gặp được y, tôi sẽ lấy đại nghĩa cảm hóa, nếu y nghe thời tốt, sẽ về phủ Khai Phong chịu lệnh Bao đại nhân, nếu chẳng nghe tôi quyết liều mạng cho rõ tài cao thấp". Điền Thái thú nghe nói lòng cũng được yên ổn chút ít. Triển Chiêu lại nói: “Nay xin phiền Thái thú lựa người nào thông thạo đường lối, đưa giùm tới Lư gia trang, ấy là đủ đáp hậu tình rồi". Thái thú liền sai Điền Trung đi kêu tên quan sát đầu là Dư Bưu tới dạy rõ các việc. Dư Bưu vâng lệnh sắm sửa thuyền chèo, đợi hết canh một lúc sẽ đi Triển Chiêu dùng cơm nước rồi, yên nghỉ một lúc tới đầu canh hai, bèn cùng Dư Bưu xuống thuyền nhắm Lư gia trang chèo tới. Thuyền tới Phi Phong lĩnh bèn đậu lại ở đó.
Triển Chiêu dặn Dư Bưu rằng: "Mi nên ở đây thám thính, nếu quá ba ngày mà ta chưa trở lại, thời lập tức về phủ báo gấp với Thái thú, đợi quá một tuần ta chưa về phủ thời phải báo lên phủ Khai Phong". Dư Bưu vâng lời, Triển Chiêu liền nhảy lên bờ, bây giờ đã quá canh hai, cứ theo bóng trăng đi tới Lư gia trang, chỉ thấy một dải tường cao chắc chắn lắm, tìm tới cửa thời thấy đóng bịt bùng, liền tìm một cục đá đập vào cửa rầm rầm và kêu rằng: "Có ai ở trong không?". Nghe có tiếng hỏi: "Ai đó?", Triển Chiêu đáp: "Ta là họ Triển tới ra mắt Ngũ viên ngoại đây". Người ở trong lại hỏi: "Có phải là Nam Hiệp xưng hiệu Ngự miêu Triển lão gia đó không?". Triển Chiêu đáp: "Phải, vậy có viên ngoại ở nhà hay không?". Người ở trong nói: "Có, vậy xin ngài nán lại đợi tôi trở vào bẩm lại". Triển Chiêu đứng đợi đã lâu không thấy ai ra, máu giận đã sôi, vác đá đập vào cửa. Chợt thấy mé tây nam đi lại một người, nói lè nhè như người say rằng: "Mi là ai, nửa đêm tăm tối lại dám tới đây réo, có đợi được thời đợi, không đợi được giỏi thời làm sao vào được thời vào". Nói rồi bỏ đi. Triển Nam hiệp nổi giận nghĩ rằng: !”Đó là người của Bạch Ngọc Đường sai ra chọc ta, ắt trong ấy có mai phục, vậy ta há sợ hay sao". Nghĩ rồi đeo theo cửa, leo lên đầu tường, dòm xuống mé trong là đất bằng, liền nhảy xuống đi vòng lại cửa Huỳnh Lương, cũng thấy khóa chặt; lại qua nhà hai bên xem cũng không thấy ai. Đi vòng tới mé tây, gặp một cái cửa Huỳnh Lương nữa, giống hệt với cái khi nãy, bèn bước lên thềm thời thấy hai cánh cửa mở rộng, ngay trên có treo lồng đèn, trên” có bản chữ son đề Đại môn, bình phong trước mặt có treo một tấm biển đề hai chữ "Nghênh tường". Triển Chiêu nói thầm rằng: "Chắc họ Bạch ở tại đây rồi!”. Nói rồi rảo bước vừa đi vừa giữ mình phòng ngừa. Nhón gót đi vào tới hai tầng cửa nữa, qua khỏi hai tầng cửa đó thời tới dãy nhà khách năm căn. Nơi ấy tối om, chỉ thấy góc mé đông lấp ló bóng đèn, chẳng rõ nơi đó là chỗ gì, liền vòng qua cửa ngách mé đông, thấy cửa ấy thềm cao hơn hai tầng cửa ngoài. Triển Chiêu bụng nghĩ rằng: "Đây là theo dốc núi mà cất nhà, thế ấy rất gay go". Nghĩ đoạn nhìn lại thời đó là một cái nhà năm căn, nện bằng thẳng lắm. Trong ấy đèn đuốc rực rỡ, nhưng chỉ thấy mở có một cái cửa tại đầu phía bắc. Triển Chiêu lấy làm lạ nghĩ rằng: "Năm căn nhà như thế này sao lại không chừa cửa ở căn giữa, mà lại mở ở đầu phía bắc". Nghĩ rồi đi lên cửa, thời cửa ấy là cái cửa sổ nhỏ, dùng mở cho thoáng khí; đương còn nhìn xem, thời cửa mở toang ra, nhìn vào trong thấy bàn ghế la liệt, vừa có người quay lưng đi vào, mặc áo xanh màu lục có thêu hoa rất đẹp. Triển Chiêu định chắc đó là Bạch Ngọc Đường, liền vội vã đi theo tới căn thứ ba, người ấy quay mặt một cái, coi thoáng qua giống hệt Bạch Ngọc Đường, rồi vén bức rèm bước vào trong. Triển Chiêu nghĩ bụng rằng: “Thật là lạ, ta đã tới đây, Ngũ viên ngoại còn mắc mớ gì mà chẳng tiếp rước, ta thử đường đột đi vào coi y làm sao". Nghĩ rồi vén rèm bước vào thấy người ấy ngồi quay lưng trở lại đầu đội mũ võ sinh, mình mặc áo thêu hoa, chân đi giày da láng, trước mặt đèn đuốc sáng trưng. Triển Chiêu bước vào vừa kêu: "Ngũ hiền đệ, mạnh giỏi há!". Kêu như vậy đôi ba lần, không thấy trả lời, liền bước tới vỗ vai, té ra không phải Ngọc Đường, mà là hình nộm bằng cỗ lồng đèn vậy. Triển Chiêu kinh hãi than rằng: "Thôi ta đã trúng kế rồi!".

Hồi Thứ Năm Mươi Ba

Hang Thông Thiên, Nam Hiệp gặp Quách lão
Vịnh Lư Hoa, Bắc Hiệp bắt Hồ Kỳ

Triển Chiêu than dứt lời vội vã trở ra, ai dè đạp phải một tấm ván, trật chân té nhào, lại nghe có tiếng chiêng và người kêu rằng: "Được rồi! Được rồi!”. Kế có người giở bức rèm lên, trang đinh kéo vào nườm nượp, đè Triển Chiêu xuống giật đao rồi trói lại. Lúc chúng nó trói, lại mắng nhiếc nhiều điều tàn nhẫn ngoa ngoắt, song Triển Chiêu không đáp một lời. Trói xong có một tên trang đinh nói rằng: "Viên ngoại uống rượu với khách đã say, mà bây giờ đã canh năm rồi, không cần gì phải bẩm lại, tạm giam hắn vào hang Thông Thiên còn ta đem gươm này giao cho Hổ Đầu Nhi, rồi sẽ trở lại". Nói đoạn kéo Nam Hiệp đi qua mé nam, đi một đỗi thấy có một cái cửa đá, có hai cánh, một cánh mở được một cánh giả, trên cánh có hai cái khoen đồng. Một đứa trang đinh lại ráng hết sức kéo khoen đồng ấy thời mở cửa toang ra, rồi một đứa khác dắt Triển Chiêu vào trong bỏ đó, đi trở ra, tên trang đinh kia buông khoen đồng, cánh cửa đóng lại như cũ. Nếu cửa ấy không có ai ở ngoài kéo khoen, thì không thể nào mở được.
Triển Chiêu bị nhốt trong ấy, lạnh thấu xương, chung quanh vách đá sừng sững và mài trơn bóng, lại có thêm dầu nhớt, không chỗ nào níu tay leo lên cho được. Ngước mặt dòm lên thì có một lỗ trống nhìn thấu trời, nhờ vậy mới có tên Thông Thiên. Nhờ có bóng sáng chiếu vào, Triển Chiêu thấy được một tấm biển đỏ đề ba chữ phấn rằng: "Khí tử miếu”, thời trong lòng buồn bã bèn than rằng: "Hỡi ôi! Uổng cho Triển Hùng Phi nhận chức Tứ phẩm hộ vệ của triều đình, chẳng dè ngày nay phải mưu gian mà tấm thân phải vất vả". Than tới đây chợt nghe có tiếng rên rỉ làm cho Triển Chiêu giật mình, vội vã hỏi rằng: "Mi là ai đó?".
Có tiếng trả lời rằng: "Tôi họ Quách tên Chương người phủ Trấn Giang, nhân đem con gái tới Qua Châu tìm bà con, chẳng dè thuyền đi ngang qua tới đây, gặp người đầu đảng tên Hồ Liệt, bắt cả cha con tôi, nói rằng sẽ đem con gái tới dâng cho Ngũ viên ngoại nào đó làm vợ, rồi bắt tôi trói lại giam cầm vào đây". Triển Chiêu nghe nói máu giận sôi sùng sục. Quách Chương lại hỏi tới Triển Chiêu vì sao mà ra nỗi này. Triển Chiêu bèn đem cả công việc thuật rõ lại. Vừa dứt lời chợt nghe ở ngoài có tiếng kêu: "Mau đem tên ấy ra, Viên ngoại còn chờ ở trên đó".

Cửa đá mở ra, Triển Chiêu bụng giận ấm ách, bước tới theo tên trang đinh một mạch, đi thẳng tới nhà khách. Tới nơi thấy đèn đuốc sáng trưng, trước mặt dọn tiệc rượu có hai người ngồi, một người mặt trắng râu thưa, đó là Bạch diện phán quan Liễu Thanh, còn người nữa là Bạch Ngọc Đường. Ngọc Đường biết Triển Chiêu tới, song giả bộ không hay, cứ cười nói như thường. Triển Chiêu càng thêm tức giận hét rằng: "Bạch Ngọc Đường, mi cố ý bắt ta làm gì?". Bạch Ngọc Đường quay lại giả bộ giật mình nói rằng: "A! Triển huynh đây mà, sao mà gia đinh lại nói là kẻ nào?". Nói đoạn chạy lại mở trói cho Triển Chiêu và tạ tội rằng: "Xin Triển huynh xá lỗi, tưởng là kẻ thích khách nào chớ có dè Triển huynh quá bộ tới đây, đệ không biết trước được". Lại giới thiệu với Liễu Thanh rằng: "Liễu huynh không biết người này sao? Đây là Nam Hiệp Triển Hùng Phi, làm chức Tứ phẩm hộ vệ, nghề nghiệp giỏi, quyền thuật cao, đao kiếm cũng rành, lại được Thánh thượng cho hiệu là Ngự miêu nữa". Triển Chiêu nghe nói cười nhạt rằng: “Cần chi phải nhiều lời như thế, chúng bây là bọn cướp rừng không biết oai vua phép nước, dám lập mưu bắt người triều đình, ta đây rủi nên mới lọt vào tay chúng mi chớ chúng mi có giỏi gì mà kiêu ngạo". Ngọc Đường biết Triển Chiêu giận bèn cười mà rằng: "Tôi là Bạch Ngọc Đường, chuộng nghĩa ưa nhân, chớ có cướp giật của nhà ai mà Triển huynh nỡ buông lời là bọn ăn cướp như vậy?". Triển Chiêu trợn mắt nạt rằng: "Đừng có già mồm, mi không cướp giật của ai, sao lại bắt cha con Quách Chương mà đoạt con gái của người về làm vợ, người ta không chịu, lại giam cầm tại hang Thông Thiên, đó là điều hào hiệp trượng nghĩa của mi phải không?". Ngọc Đường nghe nói cả kinh mà rằng: “Chuyện ấy Triển huynh nghe ở đâu?". Triển Chiêu liền thuật rõ câu chuyện của Quách Chương đã nói trong hang Thông Thiên cho Ngọc Đường nghe. Ngọc Đường nghe xong nói rằng: "Nếu quả Hồ Liệt thời càng hay, xin mời Triển huynh ngồi coi tôi xử án". Nói đoạn sai người đòi Quách Chương tới. Quách Chương vào quỳ trước tiệc, tỏ cả nông nỗi nguy nan của mình. Bạch Ngọc Đường liền hỏi: ”Bây giờ con gái ông ở đâu?". Quách Chương thưa: "Cứ như lời Hồ Liệt thời con tôi đã bị dắt ra nhà sau, không rõ đem đi đâu”. Bạch Ngọc Đường liền sai người đi kêu Hồ Liệt và dặn không cho nói hở việc Quách Chương ra. Giây lâu Hồ Liệt tới ra mắt Ngọc Đường. Bấy giờ Quách Chương đã ẩn mặt rồi. Bạch Ngọc Đường cả cười hỏi Hồ Liệt rằng: "Hồ Đầu Nhi, mi suốt ngày vất vả, vậy mấy bữa rày ở dưới thuyền có điều chi xảy ra không?". Hồ Liệt đáp: "Tôi có một việc muốn bẩm với Viên ngoại: “Nhân ngày hôm qua có cha con người nọ đi ngang qua, tôi thấy người con gái ấy có chút nhan sắc, mà Viên ngoại thời chưa có người sửa túi nâng khăn, sánh ra có thể xứng lắm, nên tôi lưu lại để cùng Viên ngoại kết hôn, song chưa rõ ý Viên ngoại thế nào?". Nói rồi có vẻ vui mừng. Bạch Ngọc Đường nghe đã không giận lại nói: "Mi mới tới đây sao lại biết chiều chuộng ta như vậy". (Nguyên Hồ Liệt có em là Hồ Kỳ, người của Liễu Thanh mới đưa sang). Hồ Liệt nói: "Tiểu nhân đã tới đây hầu hạ Viên ngoại, lẽ phải hết lòng hết sức chớ sao". Bạch Ngọc Đường hỏi: "Việc mi làm đó có phải là tự ta bảo hay là ai bảo, hoặc tại bản ý của mi?". Hồ Liệt nghe sợ chúng tranh công của mình, lật đật đáp rằng: “Không phải Viên ngoại bảo, hay là ai sai, đó là chủ ý của tôi vậy".
Bạch Ngọc Đường hỏi xong quay lại nói với Triển Chiêu rằng: "Đó Triển huynh đã nghe rõ chưa?”. Triển Chiêu hiểu rõ việc ấy vốn là tại Hồ Liệt làm ra, nên làm thinh không đáp. Bạch Ngọc Đường lại hỏi: "Người con gái ấy bây giờ ở đâu?". Hồ Liệt đáp: "Tôi đã giao cho vợ tôi đãi đằng rất tử tế". Bạch Ngọc Đường nghe dứt, đứng dậy đá Hồ Liệt một đá lăn cù lại rút dao vạch một dấu nơi mặt rồi sai người sáng ngày giải xuống phủ Tùng Giang tra xử. Rồi sai người mời con Quách lão là nàng Tăng Kiều ra giao cho Quách lão và cho thêm hai chục lượng bạc, lại sai Hà đầu lĩnh đem thuyền đưa sang Qua Châu.

Bây giờ đêm đã canh năm, Bạch Ngọc Đường cười hắc hắc nói với Triển Chiêu rằng: "Việc ấy nếu không có Triển huynh bị cầm trong hang Thông Thiên, ắt danh tiếng tôi bại hoại cả. Bây giờ việc riêng tôi đã xong rồi, còn việc quan của Triển huynh thế nào? Chắc là Triển huynh vâng lệnh tướng phủ tới đây bắt tôi về kinh đô, song Bạch mỗ bao giờ lại chịu đi?". Triển Chiêu hỏi: "Như lời hiền đệ nói thời thế nào?". Bạch Ngọc Đường đáp: "Có gì lạ đâu, vả chăng tôi đã đem Tam Bảo về đây, nếu Triển huynh muốn cho tôi khiếp phục mà theo về phủ, thời làm sao trong mười ngày phải lấy lại cho được, nếu quá mười hôm không lấy được, thời úp mặt xuống đất mà về cho xong". Triển Chiêu nói: "Không tới mười ngày, hẹn trong ba ngày tôi sẽ lấy lại được. Chừng đó xin chớ nuốt lời". Bạch Ngọc Đường nói: "Được vậy càng tốt, nếu nuốt lời ai gọi là trượng phu”. Nói xong hai người vỗ tay cười xòa, Bạch Ngọc Đường lại sai người đem nhốt Triển Chiêu vào trong hang Thông Thiên như cũ.
Lúc này cha con Quách Chương theo Hà Thọ xuống thuyền, cha mới hỏi con rằng: "Con bị bắt rồi chúng đem giam cầm ở đâu?”. Tăng Kiều đáp: "Người họ Hồ đem con giao cho vợ y, tiếp đãi tử tế quá. À! Mà sao cha ra mắt đại vương rồi lại được tha như vậy?". Quách Chương liền đem rõ việc tại hang Thông Thiên tới lúc ra mắt Ngọc Đường, thuật lại một lượt. Tăng Kiều nghe nói cảm kích ơn Triển Chiêu lắm.
Cha con đang nói chuyện, bỗng nghe sau lái thuyền xa xa có tiếng kêu rằng: ”Thuyền đi trước đó lơi chèo ngừng lại, Ngũ viên ngoại còn có lệnh truyền đây". Hà Thọ nghe kêu sinh nghi, nghĩ rằng: "Đã căn dặn rõ ràng lắm mà còn truyền lệnh gì nữa". Vừa ngó lại thời thấy chiếc thuyền kêu ấy chèo tới như tên bay, khi hai bên gặp nhau có một người nhảy qua xem kỹ thời chính là Hồ Kỳ tay cầm gươm bén mắt trợn lên nói với Hà Thọ rằng: "Hà huynh mau giao cha con nó cho tôi, tôi sẽ vì anh tôi mà báo thù!”. Hà Thọ nói: "Hồ nhị ca nói thế sai rồi, ấy là tại anh cả chớ cha con nó có can cớ gì, muốn nói gì, xin về nói với Ngũ viên ngoại". Hồ Kỳ cả giận hét rằng: “Hà Thọ! Thật mi không chịu giao hay sao?". Hà Thọ đáp: "Ta không giao, mi muốn làm chi làm đi!". Hồ Kỳ nhảy tót chém, Hà Thọ trong tay không có khí giới liền lượm ván sập mà đỡ. Cha con Quách Chương thấy vậy thất kinh kêu cứu chẳng dứt.
Hà Thọ chống đỡ với Hồ Kỳ một chập nhắm thế cự không lại, bèn nhảy đùng xuống sông, hai tên bạn chèo cũng nhảy theo. Cha con Quách Chương thấy nguy, chắc không khỏi chết. Bỗng thấy trên dòng nước thả xuôi xuống một chiếc thuyền lẹ làng như chớp, có một người đứng lên kêu rằng: "Tên kia, mi sao chẳng hiểu phép tắc ở Lư Hoa Thang này như vậy? Đừng làm hại danh giá người ta, có ta tới đây". Nói dứt lời thuyền vừa cập gần tới liền nhảy đại qua, ai dè cách xa quá, lại bị Hồ Kỳ giơ gươm ra đỡ nên té ùm xuống sông. Bây giờ thuyền đã lại gần lắm, ba người kia bèn nhảy qua rút gươm cự với Hồ Kỳ, Hồ Kỳ cũng đánh lại không sợ sệt gì cả.

Đương lúc giao đấu, người té dưới sông khi nãy lén thò tay lên nắm chân Hồ Kỳ kéo nhào xuống nước, nhận một hồi rồi đưa lên cho mấy người trên trói lại. Đoạn dắt luôn chiếc thuyền của Quách Chương cùng trở lại thôn Mạc Hoa.
Nguyên thuyền ấy là thuyền của anh em họ Đinh sai đi tuần, nhân nghe kêu cứu liền đến bắt Hồ Kỳ giải nạn cho cha con Quách Chương, rồi đưa về thôn Mạc Hoa bẩm lại với Đinh viên ngoại. Hai anh em Đinh Triệu Lang nghe bẩm liền ra nhà khách dạy giao Tăng Kiều cho tiểu thơ Nguyệt Hoa, rồi hỏi Quách Chương nguyên cớ làm sao mà bị hại, nhân hỏi tới lai lịch Hồ Kỳ thời y là người mới tới, nên chưa rõ luật phép ở Lư Hoa Thang.
Đương lúc tra hỏi, có hầu gái ra thưa rằng: "Lão thái thái truyền mời nhị vị quan nhân".

HOMECHAT
1 | 1 | 502
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com