watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
11:38:4818/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Công Xử Án 14 - Hết - Trang 8
Chỉ mục bài viết
Bao Công Xử Án 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 8 trong tổng số 20

Hồi 20

VỤ ÁN CÁI CHỔI

Bên ngoài, Lý thị vẫn cứ xa xả gọi tên nàng lên mà thoá mạ.
Quá uất ức Nguyệt Anh liền lấy dây lưng bằng vải treo cổ lên xà nhà mà tự vẫn chết.
Qua sáng hôm sau, Lý thị hả hơi men, trở lại lo công việc như thường lệ. Có lẽ thị cũng nhận thấy tối qua thị qu1a lăng loàn, cho nên thị cũng hơi ngượng ngùng.
Thị có ý trông Nguyệt Anh mà không thấy. Lúc nấu cơm xong. Lý thị mới lên nhà kiếm em dâu. Vừa đẩy cửa vô phòng Nguyệt Anh, thị đã la thất thanh gọi chồng.
Sĩ Lương lật đật chạy vào biểu vợ giúp một tay hạ xác em dâu xuống.
Lý thị hấp tấp hỏi chồng:
- Còn sống không?
Sĩ Lương lắc đầu.
Nguyệt Anh mắt mở trừng trừng mặt sưng tím lưỡi lè ra ngoài, Lý thị sợ run người.
Chừng lúc chồng bồng Nguyệt Anh đặt lên giường, Lý thị ại thấy cơn ghen sôi sục. Hị ghen cả với người đã chết. Sự tự vẫn của em dâu càng khiến Lý thị nghi ngờ:
- Nếu chẳng gian dâm với chồng ta, cớ sao nó lại tự tử? Chắc là đúng rồi, nên nó quá xấu hổ mà liều thân.
Lý thị lẩm bẩm đi theo chồng ra ngoài. Sĩ Lương thẫn thờ ngồi xuống ghế rít một hơi thuốc lào.
Rồi chàng thay áo đội nón đi kiếm bác tư ở xóm trên, nhờ qua kêu Sĩ Mỹ về gấp tiện đường chàng ghé mấy nhà lân bang mời sang giúp việc ma chay, nhân thể coi xem họ có hay biết gì về chuyện Lý thị ghen nhau với Nguyệt Anh không.
Ai cũng ngạc nhiên hỏi:
- Vợ Sĩ Mỹ bịnh hồi nào mà qua đời mau vậy? Bữa qua còn thấy đi chợ mà!
Sĩ Lương mắt đỏ hoe, giọng buồn rầu đáp:
Vợ Sĩ Mỹ thắt cổ tự tử hồi đêm, sáng nay vợ chồng tôi mới biết thì quá muộn rồi.
- Trời, tội nghiệp. Vì sao nàng lại làm vậy. Bên nhà yên ấm có chuyện gì đâu.
Sĩ Lương ngập ngừng nói:
- Tôi… tôi cũng không biết nữa. Nói rồi chàng tất tả về nhà. Vừa thấy mặt chồng, Lý thị lo lắng hỏi:
Có ai biết chuyện cãi lộn nhà mình đâm qua không?
- Dường như không.
- Thiệt không?
- Có thể lắm. Vì nhà ở gần sông, lại cách xa nhà khác.
- Vậy thì may rồi.
- Chưa chắc. Thế nào Sĩ Mỹ cũng hỏi về lý do tại sao Nguyệt Anh tự tử. Biết trảû lời ra sao.
- Nếu không ai hay chuyện cãi lộn hồi hôm thì cứ trả lời không rõ lý do vợ y tự vẫn chớ còn gì nữa.

Lý thị vừa nói đến đây thì nghe lối xóm rủ nhau kéo đến hỏi thăm đầy nhà.
Người ta tỏ vẻ tiếc thương người quá cố, rồi mỗi người đưa ra một giả thuyết về cái chết của Nguyệt Anh nhưng tuyệt nhiên không ai hay biết gì về chuyện Lý thị ghen tuông cả.
Rút cuộc ai cũng trông Sĩ Mỹ về.
Tới gần trưa, Sĩ Mỹ về tới.
Chàng chạy bổ về phòng lật mảnh giấy che mặt vợ ra rồi đứng lặng hồi lâu, sự đau khổ hiện lên nét mặt.
Một dòng máu ứ từ miệng Nguyệt Anh ra, từ từ chảy xuống cổ. Sĩ Mỹ cố vuốt mắt cho vợ nhưng cặp mắt thất thần vẫn hé mở…
Ông chú Sĩ Mỹ (mà mọi người thường kêu là cụ Bá) khẽ kéo tay chàng rồi nói:
- Thôi anh ạ, chị ấy đã chết rồi không làm sống lại được. Anh nên ra ngoài nầy kẻo tử khí nặng nề.
Sĩ Mỹ theo chú đi ra. Chàng thẫn thờ ngồi xuống ghế đối diện với anh. Lý thị vi chạy lại đứng sau lưng chồng. Sĩ Mỹ buồn rầu hỏi anh:
- Vì đâu mà nhà em ra nông nỗi này?
- Anh không biết vì sao thím ấy lại liều thân như vậy. Sáng nay dậy mới hay là thím tự tử từ đêm.
- Ở nhà có chuyện chi không anh?
- Chẳng có chuyện chi.
Một người bà con đứng bên hỏi Sĩ Mỹ:
- Anh có làm điều chi cho chị ấy uất ức không?
- Không. Tới trưa hôm qua, lúc tôi theo anh bảy qua bên giúp bác cất nhà, tôi thấy nhà tôi vẫn vui vẻ lắm. Nếu có điều chi… chắc là ở nhà.
Lý thị vội cãi:
- Aáy chú chớ nói vậu mà để tiếng cho vợ chồng tôi. Tôi đi vắng từ sáng đến tối mới về, còn nhà tôi thì đối xử với chú thím như bát nước đầy, ai cũng biết đấy.
Nói rồi Lý thị bưng mặt khóc hu hu, miệng kể lễ:
- Ơùi thím Mỹ ơi, thím chết đã đành an phận thím nhưng để khổ cho vợ chồng tôi. Bây giờ tới lượt chú ấy dổ vạ cho chúng tôi. Thí ra người ta trả ơn chồng tôi là thế đấy…ới thím Mỹ ơi!…
Mấy bà mấy cô ngồi quanh cũng cất tiếng khóc theo. Cụ Bá đứng phắt dậy trỏ Lý thị mà la rằng:
- Chị này hay nhỉ. Đã phát tan đâu mà khóc lóc lôi thôi. Và các bà này nữa, im cả.
Mọi người nín bặt, chỉ con vài tiếng sụt sịt nhỏ rồi tắt hẳn.
Cụ Bá dõng dạc nói:
- thôi anh Lương đứng lên đi lo công việc đi, còn anh Mỹ liệu làm đơn trình quan mà xin phép chôn cất chứ để đấy à.
Sĩ Mỹ cũng như anh trước có theo học trường làng nên cũng biết đôi chút chữ nghĩa liền làm đơn kể rõ Nguyệt Anh tự tử chết nhưng không biết vì lý do gì.
Huyện quan tiếp đơn xem xong liền cho đòi vợ chồng sĩ Lương đến hầu.
Ông hỏi Sĩ Lương:
- Bữa qua Sĩ Mỹ đi vắng, chỉ có hai vợ chồng ngươi ở nhà vậy chớ ngươi có biết vì sao Nguyệt Anh tự tử không?
- Dạ… thưa không rõ.
- Hừ, vô lý. Thói thường người ta tự tử là vì có điều chi uất ức không minh oan, giãi bày ra được, hai là vì quá xấu hổ, ba là vì bịnh hoạn thất vọng chán đơi và…
Nghe huyện quan nói vậy Sĩ Lương chột dạ lo lắng, đưa mắt nhìn Lý thị. Huyện quan tinh mắt nhận thấy liền quát to:
- Sĩ Lương, có thế nào phải khai cho thiệt, chớ giấu quanh mà mang lụy. Vì cớ gì Nguyệt Anh tự vẫn?
Sĩ Lương lúng túng đáp liều:
- Dạ, thưa…Nguyệt Anh mắc đau bụng không thuốc chữa, đau quá thì tự tử.
Huyện quan chưa kịp nói chi thì Sĩ Mỹ đã nói:
- Thưa quan, tôi không tin. Không thuốc thì kêu người đi kiếm, việc chi phải tự tử.
Lý thị chen vô:
- Chú vắng nhà, thím mắc cỡ không kêu ai. Chừng đến lúc vợ chồng tôi hay thì thím giận hờn cho chúng tôi không thương thím nên tự vẫn. Tánh thím nóng như lửa ấy.
Sĩ Mỹ không chịu cãi:
- Điều chị nói khó tin quá. Trước hết là vợ tôi tánh tình thuần huận, không nóng nẩy như chị nói không biết vợ tôi tự tử vì lý do gì.
Hướng về phía huyện quan, Sĩ Mỹ nói:
- Thưa quan, trong vụ này có uẩn khúc chi đây. Xin quan minh xét để vợ tôi được ngậm cười nơi chín suối.
Huyện quan gật đầu phán:
- Ta nghĩ cũng như vậy. Lính đâu, lôi hai vợ chồng tê này ra tra tấn cho ta.
Bọn lính “dạ” ran xúm lại lấy roi đánh hai vợ chồng Sĩ Lương túi bụi.
Lý thị chịu đòn không thấu vừa khóc vừa la lên:
- Xin ngừng tay, tôi xin khai thiệt.
Huyện quan truyền lính rãn ra. Lý thị mếu máo thuật lại câu chuyện ghen trong đêm qua rồi kết luận:
- Vì thấy nhà quét sạch sẽ và chổi cùng giỏ rác trống dựng trong buồng nên tôi nghi hai người có bậy bạ với nhau, trong lúc tôi và Sĩ Mỹ vắng nhà. Dọ đó tôi có gây lộn với chồng tôi rồi chồng tôi đánh đập tôi. Tôi tức giận có réo Nguyệt Anh lên mà thoá mạ còn sự y tự tử thì quả tình tôi không hiểu vì sao cả! Chắc là hai người có thông dâm nên thị xấu hổ mà liều thân.
Huyện quan vỗ án la:
- Sĩ Lương, mi có nghe rõ lới khai của vợ mi đó không?
- Dạ…thưa có.
- Mi có nhận đã thông dâm với em dâu không?
- Dạ…. Thưa không…
- Thế ai để chổi vàgiỏ rác trong phòng vợ chồng mi?
- Có lẽ, là Nguyệt Anh, vì bữa đó tới phiên thị quét nhà.
- Tại sao thị không cất dưới bếp như mọi lần lại đem để trong phòng mi.
- Dạ… thưa cái đó thì tôi không hiểu nổi.
- Thôi mi đừng chối nữa vô ích, chỉ có mi và Nguyệt Anh ở nhà. Chắc là nó đang quét nhà thì mi gọi vô làm chuyện đồi bại. Nó tiện tay mang luôn cả chổi và giỏ rác vô,chừng sau bỏ quên lại và Lý thị bắt được bằng chứng này mới nổi cơn ghen. Phải không?
- Dạ… thưa oan cho tôi. Bữa đó tôi vắng nhà gần hết ngày. Vả lại nếu Nguyệt Anh bị tôi kêu lúc đang quét nhà, tất nhiên nhà và giỏ rác đâu có sạch được như thế .Hơn nữa khi vợ và em tôi đi khỏi, thì Nguyệt Anh đi chợ luôn. Kịp tới khi em dâu về tôi lại đi lên nhà bác tư xóm trên ngay để hoạn heo…

Huyện quan bựa mình ngắt lời Sĩ Lương.
- Tên này gớm thiệt. Dám cãi lý với ta. Dù em dâu mi chưa quét nhà xong hay đang quét nhà hoặc quét nhà đã xong thì mi kêu vô phòng, điều đó không quan hệ. Điểm đáng nói là cớ sao có chôi và giỏ rác để trong phòng mi.
Ngưng một lát. Huyện quan nói tiếp:
- Đích thị là y có thông dâm với Nguyệt Anh nên y thị sợ bị bại lộ mới tự tử. Mi sẽ bị chém đầu về tội lấu em dâu. Lính đâu, đem tên này hạ ngục cho ta, chờ ngày đền tội hạ ngục cho ta, chờ ngày đền tội còn Sĩ Mỹ và Lý thị được thong thả ra lo về việc ma chay cho Nguyệt Anh.
Hai người vái tạ huyện quan rồi lui khỏi công đường.
Sau đó huyện quan đệ đơn lên Thượng Ty xin cho trảm quyết Sĩ Lương để làm gương cho kẻ khác.
Ngày tháng lặng lẽ qua. Sĩ Lương bị giam chờ lệnh Thượng Ty, đã được hơn một năm, xảy bữa đó Bao Công đi tuần án các nơi, ghé tới huyện hà Chiêu.
Theo thường lệ, sau khi hỏi huyện quan về dân tình sở tại Bao Công truyền đem hồ sơ các vụ án còn lòng vòng ra coi lại.
Tới vụ Nguyệt Anh, bao Công đọc xong biên bản, liền cho mời quan huyện vô phòng nói chuyện.
Bao Công chậm rãi hỏi:
- Theo quan thì tại sao Nguyệt Anh tự tử.
- Thưa thượng quan, y thị thông dâm với anh chồng nay bại lộ, quá xấu hổ nên tự tử?
- Căn cứ vào đâu mà quan quả quyết như vậy?
- Dạ, bằng chứng hiển nhiên là chổi và giỏ rác để trong phòng Sĩ Lương.
- Có bao giờ quan nghĩ rằng Nguyệt Anh có thể vì bị hiểu lầm nên uất ức mà tự tử không?
- Dạ, thưa không.Thượng quan cho là y thị tình ngay lý gian?
Ta mới đặt một giả thiết, chớ chưa quả quyết là như vậy. À biên bản có ghi quan cho rằng việc Sĩ Lương kêu Nguyệt Anh vô buồng trước, đang hay sau khi quét nhà không quan hệ, phải không?
- Dạ phải, thưa tượng quan có chi sai lầm?
- Chính đấy là điểm quan trọng. Mặt khác, quan có cho điều tra về Sĩ Lương khai lên xóm trên hoạn heo nhà ông Tư không?
- Thưa không!
- Chà, sao sơ suất quá vậy. Bây giờ ông cho đòi tên tư đến hỏi cho rõ. À luông tiện ông cũng hỏi Sĩ Mỹ và Lý thị về giờ giấc đi về của họ bữa đó ra sao rồi trình gấp cho tôi nghe.
Huyện quan tuân lệnh lui ra. Hồi lâu sau ông đem nạp Bao Công tờ trình đầy đủ về các điểm trên đây.
Bao Công coi qua rồi bảo:
- Bây giờ đã xế chiều rồi, mai sáng quan cho đòi nội bọn lên ta xét hỏi lại một lượt.
Qua sáng sau, Bao Công đăng đường cho kêu lần lượt: Bác Tư, Sĩ Mỹ, Lý thị vô hỏi về giờ giấc đi về và công việc làm cua họ trong ngày đó. Đoạn ông dạy họ ra chờ ngoài sân rồi cho áp giải Sĩ Lương lên.
Ông nhìn Sĩ Lương hồi lâu mới cất tiếng hỏi rằng:
- Ngươi sẽ bị chém đầu về tội thông gian với em dâu. Vậy ngươi nghĩ sao?
- Thưa thượng quan, chét thì ai cũng có ngày phải chết, bằng cách này hay cách khác. Nhưng tôi không khỏi đau lòng vì bị chết một cách oan uổng, chết mà bị ô danh, chết nhục nhã.
Ngạc nhiên vì câu trả lời của anh nông dân nên Bao Công tò mò hỏi:
- Trước kia ngươi có học hành gì không?
- Dạ thưa hồi nhỏ tôi có được cha mẹ cho đi học ít lâu.
Bao Công liền hỏi thăm gia cảnh Sĩ Lương và giờ giấc đi về của chàng cùng các sự việc xảy ra trước và sau khi Nguyệt Anh tự tử.
Sĩ Lương thiệt tình khai hết.
Nghe xong, Bao Công trỏ đống hồ sơ nói:
- Về vụ Nguyệt Anh này, Lý thị khai rõ tội loạn luân của ngươi, còn kêu oan cho đặng?

Sĩ Lương bình tĩnh đáp:
- Thưa, quả tình là oan. Tôi vô phước lấy phải người vợ hay ghen bậy. Vì nó mà tôi nhơ danh, Nguyệt Anh nhơ tiết và em ruột tôi ngờ vực tôi. Ba điều oan tầy trời như vậy, sao thượng quan bảo tôi không oan cho đành.
- Để ta coi lại xem sao.
Nói đoạn Bao Công truyền lính gọi Lý thị vô và hỏi:
- Thị khai chồng thị gian dâm với em dâu và trưng bằng cớ là cây chổi và giỏ rác đựng trong phòng phải không?
- Dạ phải.
- Lúc ngươi về nhà đã được quét dọn sạch sẽ chưa?
- Dạ thưa trong ngoài đều sạch sẽ.
- Thế giỏ rác và cây chổi ra sao?
- Dạ dựng trong phòng vợ chồng tôi.
- Biết rồi, ý ta muốn hỏi chổi có sạch và giỏ có còn rác không?
- Thưa chổi và giỏ đều sạch. Rác đã đổ hết rồi.
- Chắc đúng như vậy không?
- Dạ đúng vì tôi rất chú ý đến hai vật đó lúc vô phòng. Hơn nữa chính chồng tôi trong lúc xô xác với tôi, đã đá trúng giỏ rác và cầm chổi đánh tôi túi bụi.
- Ý thị muốn nói là hai vật đó đã được Nguyệt anh đập sạch sẽ trước khi dựng vô phòng nếu không thì lúc chồng thị đá giỏ, tất rác đã vung cùng nhàvà lúc chồng chị quơ chổi đánh thị thì thị đã bị dơ bẩn nếu chổi không sạch. Phải vậy không?
- Dạ phải.
- Bao Công quát lớn:
- Nếu như vậy thì mi đáng tội chết rồi.
Lý thị xanh mặt, run rẩy thưa:
- hưa thượng quan, tôi nào có tội chi. Nguyệt Anh tự tử là tại ý thị chớ đâu phải tại tôi.
- Mi hãy vểnh tai mà nghe cho rõ đây. Giỏ rác đã đổ, nhà đã quét sạch sẽ thế thì rõ ràng Nguyệt Anh đem chổi và giỏ rác qua dựng bên phòng mi để mi khỏi mất công đi kiếm. Nó thương mi mà làm vậy chớ đâu phải tại nó gian dâm với chồng mi rồi bỏ quên ở đó.
Bao Công ngưng một chút rồi cao giọng phán tiếp rằng:
- Nếu chồn mi kéo Nguyệt Anh vô phòng khi nó lên thu dọn thì nhà chưa thể quét sạch được. Trái lại nếu nó quét sạch rồi chồng mi mới kéo vô phòng thì giỏ rác tất chưa kịp đổ. Còn nếu nó quét sạch rồi và cũng đổ rác rến xon xuôi thì chồng mi mới kêu nó lên và kéo nó vô phòng thì chẳng lẽ nó đem theo cả chổi lẫn giỏ rác ngờ ngờ làm chi? Nay giỏ chổi để vô buồng một chỗ, sau khiquét tước xong, thiệt đã quá rõ ràng là Nguyệt Anh có ý để sẵn cho mi khỏi phải tìm kiếm, đâu phải vì gian dâm.
Vả lại, xét theo giờ giấc đi về của mọi người, ta thấy từ sau lúc mi ra đi, tới lúc mi quay về nhà, Sĩ Lương cũng không có ở nhà, thì làm sao thông dâm với em dâu cho đặng.
Còn về việc Nguyệt Anh tự tử, ta chắc là y uất ức vì tình ngay mà lý gian, cãi chẳng lại nên liều mình để trỏ tiết trinh. Chắc chắn không phải là thông dâm với anh chồng rồi sợ bại lo mà tự vẫn.
Rồi Bao Công trỏ mặt Lý thị mà mắng rằng:
- Cũng tại mi ghen bậy lại vu vạ cho Nguyệt Anh đến nỗi người ta uất ức mà ự tử. Rồi cũng vì mi mà Sĩ Mỹ nghi nờ vợ, em nghi anh, chồn mi lâm vào còng lao lý chút xíu bay đầu về một tội do mi tưởng tượng. Ta xét mi đáng tội tử hình.

Lý thị nghe vậy thất kinh sụp xuống lạy Bao Công rồi vừa khóc vừa thưa rằng:
- Xin thượng quan tha cho tội chết. Tôi đàn bà ngu dại, nông nổi nên ghen bậy thành ra mang tội.
Sĩ Lương cũng cất tiếng xin dùm vợ:
- Thưa thượng quan, tôi tự xét cũng có lỗi phần nào trong vụ này vì thực ra tôi không biết răn dạy vợ và kém sự giải thích phân minh. Xin đại quan ngó lại, vì đứa con thơ của tôi mà tha tội chết cho mẹ nó.
Sĩ Lương vừa dứt lời thì Sĩ Mỹ cũng chắp tay xá dài Bao Công và thưa rằng:
- Thưa thượng quan, nhờ ơn trời xoi xét, vợ tôi đã được giải oan. Tài xử án của đại quan đã phục hồi danh dự cho vợ tôi, cho anh tôi và cả tôi nữa. Lý thị đáng tội thật nhưng xét vì y thị nông nổi và vì hoàn cảnh gia đình nên cúi xin đại quan dung tha cho y thị.
Bao Công suy nghĩ một lát rồi phán rằng:
- Lẽ raLý thị phải bị chém đầu về tội vu cáo đến nỗi người ta phải chết. Nay xét vì y thị còn trẻ lại nông nổi quá ghen vả lại đã có lời nài xin của chồng và em chồng nên ta cũng khoan dung phạt tù y thị mà thôi.
Phán rồi Bao Công truyền hạ ngục Lý thị và trả tự do cho Sĩ Lương.
LỜI BÀN
Huyện quan khi thẩm vấn nôi vụ đã nói ngay rằng:
- Thói thường người ta tự tử một là có điều chi uất ức không minh oan phơi bày ra được, hay là vì quá xấu hổ, ba là bị binh hoạn thất vọng chán đời.
Trong ba nguyên nhân đưa đến việc tự tử của người ta, thì nguyên nhân thứ ba phải loại bỏ trong nội vụ bởi lẽ Nguyệt nh chẳng phải là kẻ chán đời bệnh hoạn và thất vọng, trái lại là một thiếu phụ lạc quan yêu đời, còn lại hai nguyên nhân, hyện quan không do dự để phỏng đoán rằng Nguyệt Anh đã tự tử vì nguyên nhân thứ hai: quá xấu hổ vì thông gian với anh chồng. Tội loạn luân ngay trong pháp chế kim thời khi luật pháp và luân lý chỉ là một. Vì thế huyện quan khi hướng cuộc điều tra về tội thông gian, ra lệnh hạ ngục Sĩ Lương và báo trước cho nghi phạm biết: “mi sẽ bị chém đầu về tội lấy em dâu” cũng không có chi đáng ngạc nhiên.
Nhưng ông thẩm phán thượng thẩm Bao Công không suy luận như ông thẩm phán sơ thẩm huyện quan. Bao Công cho rằng Nguyệt Anh tự tử do nguyên nhân thứ nhất: có điều chi uất ức không minh oan giải bày ra được. Thế nên cuộc điều tra thượng thẩm lại hướng vào việc tìm lý do của sự uất ức khiến nạn nhân phải kết lieui cuộc đời, hay nói khác đi hướng về tội búc tử, để tìm thủ phạm này, Bao Công đã có định ý ông phán:
Còn về Nguyệt Anh tự tử ta chắc Y thị uất ức vì tình ngay mà lý gian cãi không lại nên liều mình để tỏ triết trinh chớ không phải vì thông dâm với anh chồng rồi sợ bại lộ mà tự vẫn”
Nghĩ như thế rồi, Bao Công phải thử lại bài toán bằng một chứng minh cụ thể để loại trừ một cách chắc chắn giả thuyết thông dâm. Và tới đây Bao Công mới dựa vào những chi tiết về cái chổi và giỏ rác để suy luận một cách thần tình. Cách suy luận của Bao Công khiến ta liên tưởng tới cách suy luận độc đáo của Sherlock Holmès một nhân sự nổi tiếng trong các tiểu thuyết trinh thám Anh Cát Lợi (cho nên hậu sinh chưa hẳn đã là hơn được cổ nhân) Do sự suy luận, giả thuyết thông dâm bị gat bỏ vĩnh viễn. Vậy thì, Bao Công chỉ việc trỏ mặt Lý thị mà mắng rằng:
“Cũng tại vì mi ghen bậy, lại vu vạ cho Nguyệt Anh đến đỗi người ta uất ức mà tự tử” Thế mà cái ghen bậy này, cái sự vu vạ này cộng thêm với sự tự vẫn của nạn nhân hội đầy đủ điều kiện của tội bức tử (nếu Nguyệt Anh chỉ vì xấu hổ, hối hận mà tự tử thì Lý thị chẳng có tội này. Và kẻ ra khám (Sĩ Lương) người vào khám (Lý thị) cũng là nhờ biệt tài suy luận của ông thẩm phán. Sự thẩm án của Bao Công còn đáng khen ở chỗ khỏi dùng đến cực hình tra tấn như huyện quan mà sự thật vẫn được phơi bày, một lần nữa lại thấy: Bạo tàn chưa phải là thượng sách.

HOMECHAT
1 | 1 | 148
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com