watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:31:0226/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Công Xử Án 14 - Hết - Trang 14
Chỉ mục bài viết
Bao Công Xử Án 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 14 trong tổng số 20

Hồi 24(a)

Ỷ THẾ HIẾP NGƯỜI

Anh hầu cận mỉm cười bí mật:
- Chia bớt cho tớ ít bạc, tớ sẽ nói cho mà nghe.
- Chẳng nói thì đừng, lát nữa tụi này cũng biết.
- Được. nhưng coi chừng ta mét ngươi phỉ báng Hoàng Than cho mà coi.
Chú lính nọ đấu dịu và thuận chia chút bạc cho anh hầu cận.
Tên này cười nói tiếp:
- Có thế chứ. Bây giờ vểnh tai mà nghe. Con mụ này đẹp lắm tên là Trương thị. Hoàng thân mê lắm rồi đấy.
Chú lính nọ thở dài đáp:
- Tôi sợ cái thói dập liễu vùi hoa của Hoàng thân, khéo mụ này lại theo số phận như hàng chục mỹ nhân từ trước đến nay.
Tên hầu cận trợn mắt la:
- Này, xin ông ngậm bớt cái miệng lại kẻo thấu tai Hoàng Thân thì lôi thôi đấy. Muốn làm ma không đầu sao?
Chú lính nọ im bặt, lấm lét nhìn hai bạn đồng hành. Ba người lặng lẽ nhắm thẳng tiệm ngủ huỳnh bà mà tiến tới.
Nói về Tú tài Văn Chánh sáng đó trở dậy có ý tìm tên hầu cận của tào Nhị Quốc Cựu mà chẳng thấy đâu. Chàng liền lên nhà hỏi thăm nơi Huỳnh bà:
- Khách trọ ở phòng cận cháu đi ròi sao bác?
- À anh tanói có việc ở quê phải đi ngay từ sớm rồi.
- Tiếc quá, cháu tính nhờ anh ấy dẫn d8i vãng cảnh nơi đế đô.
Nói đoạn, chàng trở về phòng ngồi bó gối uống trà một mình. Trương thị hỏi chồng:
- Bữa nay chàng tính cho mẹ con thiếp đi đâu?
Văn Chánh uể oải đáp:
- Ta thấy mệt mỏi, để lát nữa sẽ hay.
Trương thị nhìn chồng rồi giật mình hỏi:
- Uûa, sao khí sắc chàng bỗng nhiên kém hẳn đi vậy?
- Nàng nói thiệt sao? Thực ra từ lúc ta dậy đến giờ ta thấy tâm thần bất định, lòng bồn chồn như lửa đốt, tự nhiên ta có cảm tưởng ở nơi này không được an vui lắm.
Trương thị dịu dàng đáp:
- Có lẽ bây giờ chàng mới thấm mệt vì cuộc hành trình quá vất vả. Thiếp nghĩ chàng nên tĩnh dưỡng vài ngày cho lại sức còn ôn lại văn bài.
Suốt ngày hôm đó, Văn Chánh đứng ngồi không yên, cho tới chiều giữa lúc chàng đang nằm khàn trong phòng xảy có tiếng Huỳnh bà gọi rối rít:
- Thầy Tú ơi! Thầy Tú ơ! Có các cậu lính đằng hoàng thân lại mời vợ chồng cậu vô phủ chơi đây nè.
Văn Chánh choàng dậy, chạy vội lên. Hai tên lính chắp tay xá dài chàng rồi lễ phép nói:
- Quốc Cựu sai bọn tôi đến rước Tú tài và phu nhân cùng công tử lên phủ ở chơi cho đến ngày thi.
Văn chánh chưa kịp trả lời thì một chú lính nhanh miệng nói luôn:
- Xin Tú tài đừng khước từ. Quốc Cựu vốn trọng hiền đãi sĩ nay nghe danh Tú tài tuổi trẻ tài cao muốn mời tới tương kiến để đường tiến cử sau này. Hiện võng đã thuê chờ ở cửa xin Tú tài đi cho. Tiền trọ tôi đã trả đủ rồi.
Huỳnh bà nghe nói chắp tay xuýt xoa:
- Quốc Cựu thiệt là nhơn ái. Thôi thầy Tú hãy mau sửa soạn lên đường chớ để Ngài phải chờ lâu. Thiệt là hên cho tiệm tui quá.

Văn Chánh trở về phòng nói qua cho vợ biết rồi cả hai thay quần áo đẹp nhứt đi lên nhà.
Vừa trông thấy Trương thị hai chú lính nháy mắt nhìn nhau thì thầm: “Đẹp quá ta”.
Rồi chúng xúm lại mang hộ hành lý của vợ chồng Văn Chánh ra cổng.
Hồi lâu sau, vợ chồng Văn Chánh tới nơi. Tào Nhị Quốc Cựu sai lính mở cổng giữa và đích thân ra tận ngoài đón rước dẫn vô dinh.
Sau khi phân ngôi chủ khách, Quốc Cựu quát lính hầu trà và cho kêu thị tỳ lên bồng con cho trương thị.
Quốc Cựu giả bộ hỏi gia cảnh Văn Chánh. Rồi câu chuyện xoay qua vấn đề vấn đề văn chương thi phú. Quốc cựu làm bộ chăm chú nghe Văn Chánh phun châu nhả ngọc nhưng thực ra đầu óc đang quay cuồng trước sắc đẹp mê hồng của trương thị.
Nắng đã xé chiều rồi tắt hẳn. Trong dinh Quốc Cựu đèn thắp sáng như ban ngày. Quốc Cựu mời Văn Chánh ra ngoài huê viên dự dạ yến cho mát. Lấy cớ mình chưa có vợ, Quốc Cựu xin lỗi rồi kêu nữ tỳ rước trương thị vô Đông cung dùng cơm, lại sai người đem con văn chánh qua Tây cung săn sóc.
Vì đã có lệnh trước nên khi trương thị vừa bước vào hậu cung, bọn tỳ nữ đã đóng sập cửa lại rồi xúm nhau mời Trương thị:
- Tâu lịnh bà, xin lệnh bà tắm mát rồi thay xiêm y mới trước khi dùng bữa.
Thiếu phụ đồng ruộng chẳng hiểu ất giáp gì cứ răm rắp theo sự chỉ dẫn của bọn nữ tỳ nữ.
Khi Trương thị trở ra với y phục lộng lẫy trông như Hằng Nga tái thế, bọn hầu gái không tiếc lời tâng bốc nàng:
- Tâu lịnh bà,lịnh bà đẹp như tiên nga, chắc là Quốc Cựu phải hài lòng.
Trương thị liếc nhìn vào gương. Nàng cũng giật mình, không ngờ nàng lại xinh đẹp đến thế. Rồi nàng ngồi vào dùng cơm một mình, lòng tràn ngập niềm hân hoan vô tận. Nàng yên trí Quốc Cựu thấy Văn Chánh có tài nên vì nể mà hậu đãi nàng.
Giữa lúc ấy, ở ngoài huê viên, Quốc Cựu ra công phục rượu cho Văn Chánh. Chàng trí thức miền quê thực tình uống hết chén này qua chén khác. Gặp thứ rượu mạnh nên tới tuần thứ mười, Văn Chánh gục xuống bàn ngủ vùi. Quốc Cựu mỉm cười rũ áo đứng dậy vẫy bốn tên tâm phúc lại gần và bảo rằng:
- Tụi bây khiêng tên này ra sau vườn thủ tiêu cho ta. Còn đứa con nhỏ của nó cũng … đi theo bố nó luôn thể, cho tiện việc. Nhớ làm cho lẹ rồi vô trình ta mà lãnh thưởng.
Ra lệnh xong, Quốc Cựu trở về phòng riêng.
Bốn tên quân tâm phúc chia nhau thi hành lệnh chủ. Hai đức khiêng Tú tài văn Chánh ra vườn sau còn hai đứa đi kiếm con văn Chánh. Vườn này mênh mông, rộng tới mấy chục mẫu, có chỗ cây mọc như rừng, âm u ghê rợn, đến ban ngày cũng không ai dám tới làm chi.
Hai tên khiêng Văn Chánh đi được một quãng, bỗng tên đi đầu vấp phải rễ cây lảo đảo suýt rồi ngã. Hắn chửu thề một hồi rồi bảo bạn:
- Nè anh, mọi lần trước tụi mình thường thủ tiêu các mỹ nhân vào lúc tờ mờ sáng, nay phải thủ tiêu cha này trong đêm tối nghĩ mà khó quá. Hay là…
Tên đi sau hỏi mau:
- Hay là … sao?
- Hay ta cũng siết cổ như mọi bận rồi xô xác nó xuống giếng Quỳnh Hoa ở gần đây là hơn cả.
Tên đi sau phản đối:
- Không được giếng này ở gần nhà quá, sợ e bại lộ mất, phải đem nó ra chỗ mọi khi.
Tên đi trước đứng dừng lại nói:
- Nếu vậy thì anh chịu khó cõng thằng này đi một mình ra ngoài đó mà giết nó rồi chôn đi như mọi bận. Tôi chờ anh ở đây nghe. Tiền thưởng thì anh cứ việc lãnh cả.
Nói đoạn hắn ngưng lại chờ phản ứng của tên đi sau. Sợ tên này tham bạc làm thiệc, hắn doạ liền:
- Chẳng phải tôi làm biếng đâu mà vì đêm tối ra tận đó. Sợ oan hồn uổng tử hiện lên đòi thường mạng thì nguy. Anh có nhớ tổng số mỹ nhân bị thủ tiêu là bao nhiêu rồi không?… Đúng bốn mươi mạng rồi nghe. Anh chàng này là bốn mốt, đứa bé con là bốn hai và mụ trương thị sẽ là nạn nhơn thứ bốn ba trong ít bữa. Aáy là chưa kể tới những bào thai mà một số mang theo xuống cõi âm ty.
Tên đi sau bắt rùng mình, sợ quá đến lạc cả giọng:
- Anh nói có lý. Tôi bằng lòng xô nó xuống giếng Quỳnh Hoa. Bây giờ tụi mình tạm đặt thằng văn Chánh này xuống đây rồi chờ bọn kia đem con hắn đến mần luôn thể đặng về cùng, kẻo đức trước đứa sau Quốc cựu sinh nghi thì chết.
Tên đi trước tán thành. Thế là cả hai bỏ Văn Chánh xuống đất, đứng chờ.
Lát sau hai tên quân đi kiếm con Trương thị cũng mò tới.
Chúng hỏi nhau:
- Các cậu tài thiệt, làm thế nào mà thằng bé không khóc… Bịt miệng hả?
- Đâu có. Tớ đập cho nó một gậy sau ót chết còng queo từ lâu rồi. Mình vừa rờ đến nó thì đã khóc thét lên cho nên phải xuống tay tay gấp kẻo bại lộ. Còn anh chàng Tú tài đâu?
Hai tên đến trước cắt nghĩa cho hai tên đến sau nghe. Chúng đều đồng ý. Văn Chánh bị khiêng đến bờ giếng Quỳnh Hoa rồi bị siết cổ cho đến chết. Sau khi xô xác chồng Trương thị xuống giếng, chúng liệng luôn đứa con ba tuổi…
Thi hành xong thủ đoạn sát nhân, bốn tên quay về trình Quốc Cựu để lãnh thưởng.
Tên Hoàng Thân độc thân và dâm ô này vứt mấy nén bạc ra bàn rồi hất hàm hỏi:
- Tụi bây chôn ở chỗ cũ chứ?
- Dạ ở chỗ cũ.
- Chôn kỹ không?
- Dạ kỹ, có bó chiếu cột hai đầu và đầm đất cẩn thận lắm.
- Tốt, mai nhớ ra làm lại cho kỹ nghe. Thôi cho bây lui.

Bốn tên dạ ran, lượm bạc rồi quay trở ra.
Lúc bấy giờ mới bắt đầu sang canh hai.
Lại nói về Trương thị, cơm nước xong nàng được một tỳ nữ áo xanh rước vô phòng ngủ của Quốc Cựu. Phòng này trưng bày cực kỳ lộng lẫy, giữa phòng có kê giường bát bảo, gấm rủ màn che.
Trương thị ngồi xuống chiếc cẩm đôn ở góc phòng rồi bảo tỳ nữ:
- Nhị Quốc cựu thật là đấng hiền nhân.
Còn tỳ nữ mỉm cười đáp:
- Lệnh bà ở với Hoàng Thân thật là xứng đáng.
Trương thị chột dạ:
- Phòng này không phải của Hoàng thân dành cho vợ chồng chị ở đậu cho đến ngày thi sao?
Biết mình lỡ lời, tiết lộ quá sớm kế hoạch của chủ, nữ tỳ nói chữa:
- Tâu lệnh bà, ý em muốn nói lệnh bà ở phòng này của Hoàng Thân mới là xứng đáng với sắc đẹp kiều diễm của lệnh bà.
- Sao em cứ gọi chị là lệnh bà hoài. Thôi kêu bằng chị cho tiện. Ta đâu phải là mệnh phụ phu nhơn?
- Tâu lệnh bà, Đó là lệnh của Hoàng Thân. Vả lại rồi lệnh bà cũng tiến đến địa vị đó.
Tới đây tỳ nữ sợ bị vặn hỏi lôi thôi liền xin phép lui ra. Lát sau, nó dẫn vào sáu cung tần mang theo đờn phách để ca hát giải trí cho Trương thị.
Trương thị càng ngẫm nghĩ về lời con tỳ nữ, càng lo lắng vô cùng. Có lẽ nàng xa vào cạm bẫy của Hoàng Thân chăng? Chồng con hiện giờ ở đâu? Tự nhiên nàng thấy bồn chồn, lòng như lửa đốt.
Giữa lúc ấy mấy ngọn bạch lạp bỗng nhiên lung lay cơ hồ như muốn tắt mặc dầu trời lặng gió yên. Và trong bóng lửa chợp chờn Trương thị thoáng thấy hiện lên nơi khung cửa sổ, chồng nàng mặt sưng, tay bồng đứa con yêu quí đầu quật ra đằng sau như gẫy cổ, miệng tràn máu tươi…
Nàng sợ quá khẽ rú lên thì hình ảnh rùng rợn đó biến mất và ánh bạch lạp lại sáng tỏ như ban ngày. Bọn cung phi vẫn nghịp nhàng ca hát. Trương thị nhìn quanh có ý kiếm tỳ nữ áo xanh song chẳng thấy nó đâu cả. Nàng toan bảo bọn cung phi ngừng ca hát thì tỳ nữ áo xanh đã mở cửa vô phòng và tiến đến bên trương thị. Nó vừa ra gặp Nhị Quốc cựu để xin chỉ thị.
Trương thị mừng rỡ nắm tay tỳ nữ và bảo:
- Em đưa chị gắp chồng con.
Vì được chủ dặn trước, tỳ nữ nói gạt Trương thị:
- Tú tài uống rượu say quá, Hoàng Thân dìu về phòng ngủ ở Tây cung rồi.
- Sao không đưa chàng vào đây?
- Em không biết. Đó là lệnh Hoàng Thân.
- Còn cháu bé của chị đâu?
- Cháu cũng ở bên tây cung có người chăm sóc, lệnh bà khỏi lo.
Trương thị năn nỉ:
- Em làm phước co chị gặp chồng con, chị đội ơn em muôn vàn.
- Em nói thiệt mà. Xin lệnh bà cứ yên tâm.
- Lạ hơi con chị nó khóc hết nước mắt, tội nghiệp, em cho chị gặp con chị đi. Chị van em.
Nữ tỳ lúng túng:
- Cháu nó khóc nhớ lệnh bà… Chừng đem đặt bên Tú tài thì nó … nín khe và ngủ rồi. Lệnh bà hãy tin em và đi nghỉ cho đỡ mệt.
Nói đoạn tỳ nữ ra lệnh cho đám cung phi lui ra ngoài.
Mặc dù tỳ nữ thúc giục đôi ba lần, Trương thị cứ vẫn ngồi yên trên cẩm đôn và một mực đòi gặp chồng con.
Cuối cùng thấy tỳ nữ có vẻ lúng túng, Trương thị đứng phắt dậy đi ra cửa toan mở ra ngoài. Tỳ nữ áo xanh vội níu nàng lại:
- Xin lệnh bà chớ hấp tấp làm kinh động Hoàng Thân e sợ ngài giận. Lệnh bà vui lòng nán lại đây, em xin trình Hoàng Thân quyết định.
Nói đoạn nó đẩy trương thị trở về giường rồi mở cửa đi kiếm Nhị Quốc Cựu trình bày tự sự.
Nhị Quốc Cựu cau mày đáp:
- Mi vô nói với mụ ấy là ta muốn mụ là vợ của ta. Xưa nay không ai dám trái lệnh ta bao giờ. Nếu nó không chịu thì nói thẳng cho nó biết là chồng con nó đã chết cả rồi. Trái lời ta, ta sẽ giết nốt.
Tỳ nữ áo xanh trở vô phòng. Trương thị lo lắng hỏi:
- Thế nào em? Hoàng Thân dạy sao?
- Tâu lệnh bà.. Hoàng Thân muốn từ nay cùng chung sống với lệnh bà như vợ chồng.
Trương thị tái mặt hỏi lại:
- Sao? Em nói gì chị chưa hiểu. Chị là gái có chồng và lại có con rồi. Chắc em nghe lầm.
- Tâu lệnh bà, em không lầm đâu. Hoàng Thân muốn lấy lệnh bà làm vợ.
Trương thị quắt mắt:
- Không khi nào. Hãy thả ta cùng với chồng con ta ra. Nếu không ta sẽ phá cửa cho mà coi.
Tỳ nữ lắc đầu:
- Vô ích lệnh bà ơi. Tú tài và con đã chết cả rồi, lệnh bà hết nơi nương tựa, nên ở lại kết nghĩa với hoàng Thân là hơn cả.

Trương thị nghe vậy vật mình than khóc ầm ĩ rồi toan đập đầu vào cột nhà mà tự vẫn. Tỳ nữ áo xanh nhanh tay níu lại, miệng la cầu cứu chói lói.
Nhị Quốc Cựu vội sai người tỳ nữ khác vô trợ lực tỳ nữ áo xanh dìu Trương thị đem giam trong phòng kín, và thay phiên nhau canh giữ, khuyên dỗ.
Chúng dùng mọi thủ đoạn: hết ngọt đến xẵng, hết ve vãn đến doạ nạt, mà Trương thị chẳng nguôi tấc dạ, vẫn một hai toan tự tử chết theo chồng con.
Thấy vậy Nhị Quốc Cựu bèn cho mời lương y đến bốc thuốc an thần va ra lệnh cho tỳ nữ ép buộc trương thị uống. Thuốc ngấm, làm nàng ngủ thiếp đến hơn mọt ngày mới lại tỉnh.
Bọn tỳ nữ lại xúm lại khuyên giải. Nàng không vật mình than khóc nữa. Trái lại trở nên trầm lặng.
Nàng nằm yên suy nghĩ. Nàng nhớ lại tích xưa ghi trong sách thánh hiền mà hồi sanh tiền Văn Chánh thường đọc và giảng giải cho nàng nghe. Nàng phải thủ tiết với chồng. Điều đó rất đúng. Nhưng nàng phải sống. Sống để trả thù cho chồng con và nhất là để tố cáo với Bao Công hầu loại trừ tên quỉ dâm ô, ỷ thế hiếp người, dẹp bỏ một hiểm hoạ cho phụ nữ có đôi chút nhan sắc.
Nghĩ vậy nàng gượng sầu làm vui.
Nhị Quốc Cựu hay tin cười ha hả lấy bạc vàng gấm vóc thưởng cho đám tỳ nữ và truyền cho rước trương thị trở lại Đông cung. Rồi thì Trương thị đành chịu thất thân với tên Hoàng Thân dâm đãng, độc ác, để chờ dịp báo cừu.
Nàng lấy trộm bạc vàng mua chuộc tỳ nữ để tìm cách trốn ra ngoài phủ.
Chừng một tuần sau ngày bố con Văn Chánh bị sát hại, và bị xô thây xuống giếng, một sáng từng đàn quạ ngửi mùi tử khí, kéo đến đầy khu vườn sau phủ, kêu “quạ, quạ”suốt ngày.
Nhị Quốc Cựu sợ hãi gọi một tên quân tâm phúc vô phòng riêng và hỏi rằng:
- Tụi bây chôn nó ra sao mà quạ đến đông như vậy?
Một tên vội thưa:
- Dạ, chôn chặt dưới ba thước đất.
- Thiệt không hay là trong đêm tối làm ẩu? Có ra xem lại chưa?
- Dạ có xem lại rồi. Nếu Hoàng thân không tin xin mời ra coi. Tay chúng con chôn có hơn bốn chục mạng qua mấy năm nay rồi, đâu có phải lần đầu.
Thực ra thì sáng hôm có quạ kéo đến, bốn tên đã nháy nhau chạy ra giếng thấy xác bố con Văn Chánh nổi lên lờ mờ dưới đáy giếng nên đã lấy đá tảng thả xuống để nhận chìm đi. Bởi vậy cúng mới dám quả quyết như trên.
Nghe nhắc đến số nạn nhân đã qua tay mình, Nhị Quốc Cựu chột dạ nhìn bốn tên thủ túc bằng cặp mắt khó hiểu. Phút sau Nhị Quốc Cựu ra lệnh:
- Tụi bây trở ngay ra chõ đó hun khói cho đàn quạ bay đi. Mà phải kín miệng không thì chớ có trách ta.
Bốn đứa dạ ran, chạy đi thi hành lệnh chủ. Từng đám khói đen bốc lên từ vườn cây, sau dinh Nhị Quốc cựu. Bầy quạ bay tứ tán nhưng lát sau dường như quen với khói chẳng những chúng tụ lại như trước mà còn kêu to hơn như để phản đối nữa.
Trước tình thế ấy, Nhị Quốc Cựu suy nghĩ trọn một ngày đêm rồi qua sáng sau y ra lệnh dời toàn bộ cơ sở về vùng Trịnh Châu. Kể ra thì hắn cũng khôn ngoan. Nếu ở lại đây, người quanh vùng tất sinh nghi. Nay bỏ dinh thự hoang phế thì dù quạ có kéo đến đông gấp mười lần, cũng chẳng có gì phải ngại.
Cho được chắc chắn hơn. Nhị Quốc Cựu ngầm ra lệnh thủ tiêu bốn tên quân tâm phúc, trên con đường từ Thạch Kiều về đất Trịnh Châu.
Y yên trí từ nay không ai có thể tìm ra tội ác của y.
Nhưng mà ông trời có mắt.
Ba tháng sau ngày Nhị Quốc Cựu bỏ dinh mà đi, xẩy có Bao Công nhân khi tuần tra về, có việc trọng đại phải ghé qua Kinh Đô vào triều kiến vua Nhơn Tôn.
Bao Công cỡi con bạch mã thong thả tiến qua vùng Thạch kiều để vào đất đế đô.
Lúc bao Công đi gần tới Phủ cũ của Nhị Quốc Cựu, bỗng một cơn gió trốt thổi ào qua, làm ông suýt bay cả mũ. Cơn sốt soáy trên đầu ngựa của Bao Công rồi di chuyển dần dần đến trên miệng giếng nơi sau vườn Nhị Quốc Cựu thì dừng lại và xoáy mạnh hơn. Bầy quạ sợ hãi bốc cánh bay lên trời và cứ lượn quanh con trốt.
Bao Công dừng ngựa nhìn địa thế hồi lâu rồi trỏ tay về phía con trốt bảo hai anh lính đứng bên:
- Lạ nhỉ. Ta xem chỗ này không đất trống hay sông lớn mà sao con trốt cứ xoáy mãi vào chỗ kia. Chắc là nơi dó có giếng sâu lắm hoặc hang hốc chi đó. Lại thêm có quạ nhiều như vậy hẳn là có chi xu uế. Vây hai người đi ra phía đó coi sự thể thế nào rồi về trình cho ta rõ. Đi lẹ lên, ta chờ ở đây.
Nói đoạn Bao Công xuống ngựa đến dưới bóng mát nghỉ chân.
Hai chú lính công sai hướng theo phía con trốt mà đi. Hồi sau, họ tới phủ của Nhị Quốc Cựu. Thấy bốn bề tường cao vòi vọi, hai chú lính lần tới trước cửa phủ định bụng dòm vô. Bất ngờ thấy cửa đóng im ỉm lại có bảng lớn đề mấy hàng chữ.
Hai lính công sai hoảng hồn, co giò chạy về phi báo với Bao Công:
- Tuân lệnh thượng quan chúng tôi dò theo con trốt thì thấy có tụ ở phía trong dinh thự có tường cao bo bọc.
Bao Công tai nghe, mắt nhìn theo con trốt thấy nó tan dần. Ông liền hỏi thuộc hạ:
- Sao không dòm vô coi sự thể ra sao?
- Dạ, chúng tôi không dám vì ở cổng có bảng đề “Nếu ai dòm ngó thì khoét mắt, còn ai chỉ trỏ thì chặt tay”.
(Bạn đọc còn nhớ chính vì mấy hàng chữ này mà bữa trước Văn chánh sợ hãi kêu vợ quay về không dám đi tới nữa).
Bao Công nghe nói, cau mày, nổi giận:
- Không phải là cung điện Đức Vua mà sao dám đề như vậy?
Viên thơ lại già đứng bên góp ý kiến:
- Thưa thượng quan, chắc là Vương phủ của bậc nào đó.
Bao Công gắt:
- Ngoại trừ Hoàng Cung , không nơi nào được phép đề như vậy dù là Hoàng Thân quốc thích hay quan nhất phẩm trào đình. Bây đâu, dắt ngựa lại đây để ta đích thân đến coi xem ai mà lộng hành như vậy?
Tới trước phủ Nhị Quốc Cựu, Bao Công thấy cửa đóng im ỉm. Ngoại trừ tấm bảng đe doạ trên đây, không thấy có bảng hiệu chi cho biết danh chức tước của chủ nhân dinh cơ này.
Bao Công sai lính gõ cửa hồi lâu cũng không thấy bên trong động tĩnh gì . Ông bảo viên thơ lại cho quân đi kiếm quanh đó xem có ông già bà cả nào thì mời đến cho ông hỏi chuyện.
Lát sau lính dẫn một ông già lối sáu mươi tuổi nhưng còn quắt thước, về trình.
Bao Công liền cho tả hữu lui ra xa rồi ông xuống ngựa ôn tồn hỏi ông già:
- Lão cho biết phủ này của ai không?
- Dạ, của một Hoàng thân là Tào nhị Quốc Cựu.
Bao Công cau mày:
- Dẫu cho Hoàng thân đi nữa, cũng không cất nhà lớn như vậy được.
Ông già thiệt thà nói thêm:
- Hoàng thân xây dinh thự lớn như vầy ở ngay đất thần kinh, chắc hẳn có sự ưng thuận với đức Vua.
- Triều đình có đặt ra phẩm trật, luật lệ hẳn hoi. Nếu biết tất Hoàng thượng không khi nào chịu để như vậy, dù người đó là Nhị Quốc Cựu.
Ông già thở dài:
- Thượng quan đi tuần tra các nơi ít về chốn kinh đô nên chưa biết rõ Nhị Quốc cựu đó thôi…
- Lão nói sao?
- Quyền thế của Nhị Quốc Cựu xem ra còn lớn hơn nhà vua.
Nói đến đây ông nín bặt, nhìn Bao Công như dò xét. Bao Công cười bảo:
- Lão cứ nói đi. Cứ trông dinh cơ rộng lớn huy hoàng thế này ta cũng đã đoán ra phần nào rồi. Lão hãy nói tất cả sự thật đặng giúp ta loại trừ bớt bọn phản thần, hại vua, hại dân.
- Thưa thượng quan… Đây là Nhị Quốc Cựu…
- Lão cứ nói, ta sẽ làm theo lẽ phải. Nếu vua không nghe ta thì ta sẽ phải chết. Nhưng ta chắc không đến nỗi nào. Ta biết tánh đức vua lắm. Lão hãy nói mau đi.
- Đại nhân có hỏi tôi mới dám nói. Nhị Quốc Cựu này lộng hành quá lắm. Mỗi lần ông ta ra đường dân phải kép nép cung kính như đối với vua. Kẻ nào phạm tới ông ta là bị bắt giam, xiềng xích liền. Ông ta lại là người dâm đãng vô cùng. Tuy còn là độc thân mà trong dinh chia ra Đông Cung và Tây cung với hàng chục mỹ nữ. Vậy mà hễ gặp đàn bà con gái có nhan sắc là ông ta lại cho theo dò rồi dụ vào trong phủ thoả mãn thú tính. Người ta đồn nạn nhân không bao giờ thấy trở về nhà.
- Theo lão thì họ đã bị Nhị Quốc cựu giết chết?
- Thưa không rõ. Giết hay giữ lại nuôi trong phủ điều đó tôi không rành lắm.
- Thế sao không thấy gia đình nạn nhân khiếu nại?
- Thưa đại nhân, phần thì họ sợ vua đã không chạm được Nhị Quốc Cựu mà còn bị trả thù là khác phần thì có nhiều người hoặc bị bắt từ xa đưa về hoặc bị sa vào bẫy của Hoàng thân khi đi ngang qua kinh đô này, như thế mà người nhà biết đâu và biết ai mà cáo?
- Chà, bọn này quỷ quyệt thật.
- Dạ, mưu mẹo lắm. Riêng tôi, tôi có biết trường hợp vợ chồng nhà nọ có đứa con ba tuổi cách đây hơn ba tháng được mời vô phủ chơi, chừng tới bữa Nhị Quốc Cựu dọn đi, tôi không thấy cha con nhà ấy.
- Còn người vợ đâu? Họ làm nghề gì?
- Tôi không biết? Có lẽ vợ đi theo đám mỹ nữ của Nhị Quốc Cựu. Nghe nói người vợ đẹp lắm còn chồng là học trò.
- Đi đâu?
- Dạ không biết rõ, nghe nói về vịnh Trịnh Châu.
- Lão có chắc chồng con người đó bị giết không?
- Dạ không biết đích xác.
- Thế là khó tra quá. Chỉ còn cách khám xét Phủ này mà thôi.
- Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng nêu nhỡ không tìm thấy bằng chứng gì thì đại nhân sẽ bị nguy hiểm.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4  
<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 166
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com