watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:32:0226/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Công Xử Án 14 - Hết - Trang 13
Chỉ mục bài viết
Bao Công Xử Án 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 13 trong tổng số 20

Hồi 24(a)

Ỷ THẾ HIẾP NGƯỜI


Ngày xưa, tại làng Thiết Khâu, xóm Hiếu Liêm, huyện Triều Thủy, thuộc phủ Triều Châu bên tàu, có thanh niên nọ tên là Viên Văn Chánh, dung mạo khôi ngô tuấn tú, trẻ tuổi tài cao, sớm đậu tú tài làm rạng sỡ tổ tông. Điểm đặc biệt của chàng là khí khái, tuy gia cảnh rất là thanh bạch.
Nhiều nhà giàu có muốn kén làm rẻ nhưng chàng chẳng chịu. Bạn bè chế giễu, liệt chàng vào hạng đồ gàn. Chàng chỉ cười đáp:
- Lấy người chớ ai lấy của. Các anh có ham thì mời nhào vô.
Còn tôi thì xin kiếu.
Một bạn đồng môn mới cưới vợ giàu, động lòng bĩu môi nói:
- Làm phách. Nghèo kiết xác còn làm bộ. Chỉ sợ rồi đây đói rã họng lại không đến lạy mà làm rể nhà giàu.
Một anh khác, thi mãi chẳng đậu tú tài, ghen ghét họ Viên, được dịp hùa theo.
- Uùi chà, may mà đậu chớ tài cán gì. Mặt ấy chỉ có chờ chết đói chớ vô kinh thi gì nổi.
Trước những lời phỉ báng của bạn bè, Viên Tú tài vẫn nở nụ cười tươi, không thèm cãi lại và cũng không nản chí, trái lại chàng ra công dùi mài kinh sử.
Cha mẹ chàng dư biết tính con vả lại thấy con còn sức ăn học và ông bà còn lo được nên cũng không hối thúc chàng kết hôn với con nhà giàu. Sau vì họ hàng nói ra nói vào, cụ bà xuôi tai bên lựa lời dọ ý cụ ông.
Cụ ông nhất định không nghe:
- Nhà mình thanh bạch nên chọn người cùng gia cảnh thì con nó đỡ bị kinh rẻ. Vả lại tôi xem ra thằng Chánh nhà ta tánh tình khí khái tất sẽ khổ cho nó.
Cụ ông chẳng chịu, cụ bà đành thôi. Từ đó bà mẹ để ý kiếm dâu hiền, trong các gia đình bằng vai phải vế. Bà chấm con gái họ Trương, là Trương thị, đẹp cả người lẫn nết, liền :báo cáo” cho cụ ông hay. Sau vài lần tới lui thăm hỏi họ Trương, Viên ông không tiếc lời khen ngợi Trương thị với Viên bà. Tú tài Viên Văn Chánh hay biết ý định của song thân cũng vui mừng khôn xiết: đã từ lâu chàng cũng yêu vụng nhớ thầm Trương thị.

Họ Viên nhờ người mai mối. Họ Trương vui vẻ nhận lời. Tin lành bay ra, người ta bàn tán xôn xao,nhưng xem ra khen nhiều chê ít.
Hôm lễ chạm ngõ Viên ông có mời cụ Tư, một ông bạn thâm giao cùng đi cho rậm đám. Sau gần một tiếng đồng hồ hàn huyên, nhà trai cáo từ ra về. Nửa đường, Viên ông hỏi cụ Tư:
- Thế nào bác, đám này được chứ bác?
- Được, được cả người lẫn nết, hiềm một nỗi…
Viên ông chợt nhớ lời đồn đại cụ Tư là một tay tử vi kiêm kỳ môn độn giáp có hạng nhưng Viên ông không hề coi bao giờ. Bữa nay cao hứng. Viên ông tò mò hỏi:
- Bác nói hiềm một mỗi là sao?
Cụ Tư vuốt chòm râu bạc, trầm ngâm một lát rồi thong thả đáp:
- Khó nói quá. Thôi bác cứ bảo cháu Viên Văn Chánh sau này đừng để vợ lọt vào mắt bọn hoàng thân quốc thích quyền cao chức trọng mà sanh đại hoạ…
Viên ông ngắt lời:
- Mà đại hoạ cho ai?
- Đại hoạ cho một vài người ngoài ra còn kiến toàn quốc bàn tán và hàng triệu người phải rơi luỵ xót thương.
- Chi mà dữ vậy.
- Định mệnh mà. Vả lại chưa biết thế nào mà nói.
Nói đoạn cụ Tư nói lảng sang chuyện khác mà Viên ông cũng chẳng vặn hỏi làm chi.
Ít lâu sau, lễ thành hôn giữa Văn Chánh –Trương thị được cử hành. Trương thị ra công thu vén giang sơn nhà chồng khiến cho ai cũng phải ghen với số phận Văn Chánh cưới được vợ đã đẹp lại đảm đang, thùy mị, nết na.
Mấy năm sau cha Trương thị rồi đến Viên ông và Viên bà lần lượt cưỡi hạt quy tiên.
Đoạn tang Viên bà xong, Trương thị mang thai và sau sanh hạ được một đứa con trai rất kháu kỉnh. Khi nó lên ba tuổi thì Văn Chánh cũng vừa tròn ba mươi còn Trương thị thì mới có hai bốn cái xuân xanh.
Một sáng, theo thường lệ, Văn Chánh cắp sách đến nhà một cụ nghè để trao dồi thêm kiến thức. Tới ửa, chàng thấy sĩ tử bàn tán lao xao về tin nhà vua sẽ mở kỳ thi tại Đông Kinh vào đầu thu năm ấy. Chàng lật đật lên huyện lỵ dọ hỏi lại cho chắc chắn rồi trở về nhà bàn tính với Trương thị:
- Nàng ơi, sắp đến ngày ta phải xa mẹ con nàng rồi.
Trương thị đang cho con ăn cơm, giật mình hỏi:
- Chàng nói chi gở vậy?
- Nàng khéo mê tín dị đoan. Ta sắp vô kinh dự thi, phải xa mẹ con nàng chẳng đúng hay sao?
Trương thị dịu dàng nhìn chồng:
- Thế là chàng tạm xa mẹ con thiếp chứ. Nhưng chàng ôi nhà nghèo, biết chạy đâu cho đủ tiền cho chàng vô Kinh dự thi?
- Nàng xem có cầm cố, phát mại được chi thì ráng lên một phen. Công mười năm đèn sách, bỏ thi thì uổng quá. Hay là nàng ngại ta không chiếm được bảng vàng.
- Thiếp đâu dám nghĩ vậy. Chàng là “vị vũ chi giao long, tại sơn chi hổ báo”. Với sức học uyên thâm, lo gì mà chẳng bảng hổ đề danh, ngựa chàng đi trước, võng thiếp theo sau? Nhưng thiếp e sợ một điều…
Văn Chánh ngắt lời cô vợ quý:
- Nàng còn lo sợ điều chi?
- Nhà ta nghèo, nay bán sạch cửa nhà cho chàng đủ tiền ăn đường và nằm chờ thi, ở nhà mẹ con thiếp biết nương tựa vào đâu.
Nghe vợ nói, Văn Chánh thở dài, buồn bã nói:
- Để thủng thẳng mình tính cách.
Thấy chồng nét mặt buồn hiu Trương thị ái ngại không dám nói chi hơn nhưng nàng cũng suy nghĩ, cố tìm một giải pháp.
Lát sau Văn Chánh bảo vợ:
- Nàng hãy xem gia sản có chi cầm bán được thì tính trước để ta đi dọ hỏi xem tổn phí hết bao nhiêu rồi sau sẽ định liệu. Nhất định phải đi thi phen này, bỏ thì uổng lắm phần thì ta tuổi ngày càng lớn phần vì không biết bao giờ mới lại mở khoa thi.
Nói đoạn, văn Chánh đi yết kiến các chân khoa bảng trong vùng để hỏi thăm các điều cần biết. Trương thị cũng bồng con chạy đi kiếm bà con cô bác thân tình xin giúp đỡ bằng cách mua dùm căn nhà lá đơn sơ và hơn sào ruộng với giá cao. Tôi nghiệp họ hàng cũng đồng cảnh với vợ chồng Văn Chánh chỉ đủ bát ăn là may có dư giả gì đâu mà nói chuyện mua bán cầm cô. Họ chỉ có thể khuyên Trương thị nên tìm đến mấy tay phú hộ trình bày hoàn cảnh may ra có người hảo tâm giúp đỡ cho chăng.

Trương thị bồng con đến gõ cửa mấy tay cự phú làng trên, xon dưới. Nàng nói đã khô cả cổ mà chẳng được kết quả gì: họ trả giá rẻ như bèo. Hơn nữa, qua những cái nhìn cú vọ của họ, cùng những lời nói ỡm ờ nàng hiểu rằng họ sẵn sàng … mua nàng với giá đắt gấp trăm lần ngôi nhà và sào đất.
Trương thị buồn bèn quay về nhà. Càng thương chồng bao nhiêu, nàng lại căm giận bọn phú hào bấy nhiêu. Nàng về nhà được một lát thì chồng nàng cũng lủi thủi bước vào.
Trương thị toan nói cho chồng biết kết quả sự thăm dò của nàng thì Văn Chánh đã uể oải bảo vợ:
- Ta đã hỏi kỹ rồi. Thôi phen này đành bó tay. Ta tính có bán hết gia sản cũng chưa đủ tiền ăn đường. Còn sự vay mượn cũng vô hy vọng. Bạn bè lánh mặt hết.
Hai vợ chồng nhìn nhau thương cảm. Thôi thế là hết hy vọng. Để phá tan bầu không khí nặng nề, Văn Chánh bồng đứa con trai đầu lòng rồi cù cho nó cười như nắc nẻ. Chàng cũng cất tiếng cười theo rồi hai cha con ngồi đùa với nhau thật là vui vẻ.
Giữa lúc ấy có tiếng chó sủa ran, nơi sân nhà.
Trương thị đã trở xuống bếp lo nấu cơm chiều liền chạy vội ra cổng.
Văn Chánh lắng tai nghe. Tiếng vợ chàng nói gần như reo lên:
- Trời, cụ tư, lạy cụ ạ, nhà cháu có nhà xin rước cụ vô. Xa xôi thế mà cụ còn đến thăm chún cháu luôn.
Giọng cụ Tư ấm áp vang lên:
- Chà, có điều chi mà cha con nó cười đùa vui vẻ làm vậy!
Vừa nói, cụ vừa tiến vô nhà. Văn Chánh cũng lật đật trao con cho vợ, sửa lại áo rồi vòng tay thi lễ.
Cụ Tư thong thả ngồi xuống giường rồi chậm rãi hỏi Văn Chánh:
- Thế nào, anh nhất định vô kinh dự thi chứ?
- Dạ thưa cụ cháu muốn đi lắm, ngặt một điều…
Cụ Tư cười khà khà ngắt lời:
- Thôi lão biết rồi. Anh thiếu tiền phải không. Đây lảo có đem bạc sang mua nhà và ruộng giúp anh đây.
Miệng nói tay cụ Tư mở túi vải xếp ra mấy lạng bạc và hàng chuỗi tiền kẽm.
Văn Chánh ngạc nhiên:
- Cụ ở xa lại, sao cụ biết cháu tính bán gia sản để có tiền đi thi? Cụ giả thế này là quá đáng, cháu không dám nhận.
Cụ Tư vuốt chòm râu bạc nhìn Văn Chánh và nói:
- Làm sao lão biết, cái đó dễ hiểu. Cha anh với lão là chỗ thâm giao mà. Còn nhà và ruộng lão trả giá mắc vì không muốn gia sản của cha anh rơi vào tay kẻ khác. Từ ngày cha anh qua đời, lão vẫn năng tới lui đây trước là để nhìn cảnh cũ, nhớ đến người xưa sau nữa là để thăm gia đình anh mà lão coi như con.
Văn Chánh cảm động nhìn cụ Tư. Chàng ngẹn ngào nói:
- Cụ đối với cháu thế này thì thật là chu đáo quá, cháu biết lấy gì trả ơn.
Cụ Tư khoát tay đáp:
- Anh đừng nói chi tới ân với huệ. Đây là bổn phận của tôi. Ta tiếc là không được dư dả để giúp anh nhiều hơn. À mà chuyến này anh có đi thì cho chị ấy và cháu qua bên lão mà ở với lũ cháu gái của lão. Tiện lắm. Anh nghĩ sao?
- Thưa cụ cháu tính cho hai mẹ con nó đi cùng.
Cụ Tư giật mình:
- Uûa, anh đem cả vợ con đi theo thì làm sao đủ tiền?
- Chẳng nói giấu gì cụ, nhà cháu còn ít tư trang và cháu cũng có ít đồ gia bảo mang theo, lên tới kinh đô sẽ bán sau.
- Chà, anh đừng tính quẩn, cứ để vợ con sang ăn ở bên tôi, có tốn kém là bao.
- Thưa cụ, cháu không dám. Cụ giúp cho thế này là quá đủ rồi.
- Anh khí khái giống hệt cha anh vậy. Thôi thế này thì anh hết thắc mắc nhé. Vợ con anh cứ sang nhà tôi nuôi cho. Chừng nào anh vinh quy bái tổ, được hưởng ân vua lộc nước rồi thì muốn trả tiền trọ cũng không muộn.
Văn Chánh một mực không chịu. Cụ Tư không biết nói sao đành chịu, nhưng nếu ai chú ý sẽ thấy nét mặt cụ trở nên đăm chiêu hơn. Cụ ngồi yên lặng hồi lâu rồi lẩm bẩm một mình: “số trời đã định”.
Tối đó cụ Tư ngủ lại nhà văn Chánh. Cụ vẫy đứa con văn Chánh lại gần, xoa đầu, hỏi chuyện nói hồi lâu rồi khẽ thở dài, nói qua hơi thở: “Tội nghiệp thằng bé đầu xanh tuổi trẻ”.
Đêm ấy cụ thức rất khuya, chăm chú ngồi đọc mấy cuốn sách nhỏ chi chít những chữ.
Lâu lâu, cụ lại ngửng đầu nhìn lên vách, nhíu lông mày, ra chiều suy nghĩ lung lắm.
Sáng sau, cụ dậy sớm sửa soạn ra về. Trong lúc ngồi uống trà, cụ dặn văn Chánh:
- Nếu như anh nhất định cho vợ con đi theo thì lão khuyên hai vợ chồng nên ăn mặc xoàng xĩnh thôi.

Riêng về phần vợ anh lại càng phải thận trọng lắm mới được. Cho tới khi anh hiển vinh anh phải bắt nó mặc áo rộng, che bớt mặt đi và nếu cần làm cho nó xấu xí đi. Đường trường nhiều cảnh nguy nan và khi tới kinh đô lại cần phải đề phòng bọn quan quyền ỷ thế hiếp người.
Văn Chánh lãnh ý rồi cả hai vợ chồng tiễn đưa cụ Tư đến tận đầu làng mới trở về. Lúc chia tay cụ tư còn dặn con bạn thêm lần chót:
- Anh nhớ làm theo lời tôi dặn nhé… Có chuyện chi thì …vợ hay chồng… cho tôi biết nghe. Thôi lão chúc cho anh công thành danh toại.
Văn Chánh chợt nhớ ra điều gì vội móc túi lấy cuộn giấy đưa cho cụ Tư:
- Thưa cụ, đây là văn tự bán nhà và ruộng xin cụ cầm giùm cho.
- Chà, anh khéo vẽ vời. Thôi được đưa tôi.
- Thưa bao giờ cụ sang nhận nhà và ruộng?
- Chừng nào anh đi?
- Thưa cụ cũng ngày này tháng sau.
- Được đúng ngày đó tôi sẽ cho người sang.
Nói đoạn cụ chống gậy trúc, thong thả bước đi.
Vợ chồng Văn Chánh đứng trông theo đến khi cụ Tư khuất dạng mới quay về. Dọc đường Trương thị hỏi chồng:
- Cụ Tư dặn gì anh mà xem ra có vẻ nghiêm trọng quá vậy?
Văn Chánh thuật lại đầu đủ cho vợ nghe rồi kết luận:
- Ta thấy cụ nói có lý lắm. Đờn bà đẹp đi đường xa nên làm cho xấu xí đi để khỏi có kẻ động tà tâm…
Trương thị gật đầu:
- Thiếp cũng cho là phải. Tuy hiên có điều thiếp hơi thắc mắc. Lúc đi đường vắng vẻ sợ có đứa ẩu hỗn làm bậy. Cái đó đã đành.
Nhưng một khi tới kinh đô, đông đảo người ta lại có quan quân trật tự nghiêm minh, cần chi phải ngụy trang làm xấu đi?
- Nàng nói có lý một phần thôi. Cụ Tư ngại rằng với sắc đẹp tuyệt trần của nàng, tuy ở kinh đô không sợ phường hạ tiện làm hại nhưng lại phải đề phòng bọn phong kiến mũ cao áo dài.
Thứ đó còn đáng sợ hơn.
- Chàng làm như thiếp là Hằng Nga tái thế không bằng, ở ruộng thì khá chớ lên kinh đô nhà vua thì thiếp còn kém xa.
Văn Chánh nhìn vợ rồi mỉm cười đáp:
- Chưa chắc gái đế đo đã hơn nàng. Mà thôi cứ để lên tới chốn thị thành sẽ hay.
Trương thị sung sướng, má đỏ hây, miệng chúm chím cười khiến Văn Chánh cũng phải ngây ngất.
Tháng sau Văn Chánh cùng vợ con lên đường sau khi giao nhà và ruộng cho người nhà cụ Tư.
Chồng đi trước đeo ống quyển, vai mang bọc hành lý và sách vở. Vợ đi theo sau, con cột trên lưng, tay xách bọc quần áo. Lúc đó mặt trời đã lên khỏi ngọn tre. Tới đầu làng vợ chồng Văn Chánh gặp mấy bà lối xóm đi chợ thôn bên về.
Họ ngạc nhiên:
- Làm sao mà ăn vận lôi thôi thế này? Trông như con lọ lem vậy.
Trương thị cười xoà chưa kịp đáp thì một bà đã bô bô nói:
- À bà chị khôn thiệt. Thế này thì đến quỷ sứ cũng lắc đầu khỏi phải lo gì nữa.

Mọi người cười ồ vui vẻ rồi sau mấy câu chúc tụng thường lệ họ chia tayd9e63 vợ chồng Văn Chánh tiếp tục lên đường.
Ngày đi đêm nghỉ, sau nhiều ngày trèo đèo lội suối, Văn Chánh và vợ con lên tới Đông Kinhbình yên vô sự.
Vợ chồng Văn Chánh vô tiệm Huỳnh bàhỏi thăm giá cả. Thấy tiệm ngủ cũng sạch sẽ có thổi cơm trọ giá phải chăng lại thêm Huỳnh bà tánh tình vui vẻ, đứng đắn, vợ chồng Văn Chánh thuê liềm một phòng nhỏ trông ra sân sau.
Hai vợ chồng vô cùng mừng rỡ vì nhờ ăn tiêu dè sẻn lúc đi đường nên tiền lưng còn đủ cho vợ chồng và đứa con sinh sống tới lúc chàng thi xong.
Sau khi sắp đặt xong nơi ăn chốn ở, vợ chồng văn chánh tắm rửa thay quần áo sạch sẽ rồi bồng con ra phố phường Đông Kinh, quên cả lời dặn của cụ Tư.
Khi Trương thị đi qua trước mặt nữ chủ quán họ Huỳnh, bà này ngạc nhiên trỏ nàng hỏi Văn Chánh:
- Kìa, lạ quá nhỉ, có phải cô lúc nãy vô cùng với thầy không?
Văn Chánh cười đáp:
- Dạ phải, chắc bác thấy nhà cháu thay hình đổi dạnh hoàn toàn phải không?
- Phải, nếu không có thằng nhỏ đeo trên lưng thì tôi không tin lời thầy nói đâu. Thầy cẩn thận thế là đúng lắm. Thân gái dặm trường kỵ nhất là phô bày nhan sắc và đồ trang sức. Đã lâu lắm tôi mới lại gặp một người đẹp như vợ thầy đây. Thầy và cô tốt đôi thế này, chắc là phen này thầy phải đậu cao và ra làm quan rồi.
- Bác quá khen, cháu thì tài hèn chí mọn, còn nhà cháu đây đẹp đâu bằng các cô gái đế đô.
- Tôi đã nói là đẹp hơn mà. Rồi thầy nghiệm xem lời tôi nói không phải là nịnh bợ đâu nhé. Phen này tiệm ngủ tôi hên rồi đa.
Vợ chồng Văn Chánh vui vẻ dắt nhau ra phố nhàn du. Cái gì đối với họ cũng là lạ mắt, là đẹp cả. Thấy thiên hạ cứ ngó hết chàng rồi đến vợ chàng, Văn Chánh mới đầu rất hãnh diện vì có cô vợ đẹp. Nhưng thét rồi chàng lại hơi… ghen, nhất là từ lúc lời bình phẩm tục tĩu của đôi ba chàng trai kém giáo dục bay đến tai chàng.
Hai vợ chồng đi mãi, đi mãi hết phố này qua phố khác rồi cả hai tới trước một cây cầu xây bằng đá bắc qua con rạch nhỏ. Thành cầu có khắc hai chữ “Thạch Kiều”.
Vui chân, hai vợ chồng rủ nhau vượt qua cầu sang bên kia thấy nhà cửa không nằm san sát như bát úp nữa, nhà nào cũng khang trang sạch sẽ với vường cây chạy xung quanh. Rõ ràng là khu của những tay quyền quý cao sang. Văn Chánh thấy một toà nhà nguy nga lộng lẫy, bốn bề có tường cao bao bọc, cửa ra vào đóng kín, trên cổng có chòi lính gác. Bên cổng có tấm biển ghi mấy hàng chữ nho. Vừa thoáng đọc xong Văn Chánh giật mình quay phắt lại, bảo vợ hãy về nhà ngay.
Trương thị chẳng hiểu ất giáp gì cũng vội vã đi theo chồng trở lại cầu Thạch Kiều.
Được vài bước nàng khẽ hỏi chồng:
- Chi mà gấp vậy chàng?
- Không nên qua đó kẻo sơ ý thì bị khoét mắt, chặt tay như không.
Trương thị bắt rùng mình vội rảo cẳng đi mau. Khi hai vợ chồng sắp lên tới chân cầu, xảy có tiếng quân lính hô dẹp đường. Cũng như các bộ hành kh1c, vợ chồng Văn Chánh phải đứng nép bên lề đường. Phút sau, một toán chừng mười tên lính rầm rộ đổ từ trên cầu xuống mở đường cho một thanh niên mặt trái xoan, đôi mắt lẳng lơ, mặc áo đại thần cỡi ngựa bạch thong thả tiền tới. Phía sau lại có một toán lính khác đi tập hậu. Một ông già đứng bên văn Chánh lẩm bẩm: “Hoàng thân”. Gã thanh niên cưỡi con bạch mã nhìn Trương thị chằm chằm. Không biết hắn nghĩ gì chỉ thấy hắn vẫy tay gọi tên hầu cận bận thường phục lại gần và cúi xuống nói nhỏ một hồi.
Tên hầu cận cúi rạp ra chiều tuân lệnh rồi chậm bước lại để cho toán quân hậu tập đi vượt lên, mắt liếc nhìn về phía Trương thị.
Vợ chồng Văn Chánh vô tình không hay biết gì cả, cứ thản nhiên đi lên cầu. Văn Chánh hỏi nhỏ cụ già lúc nãy đứng bên cạnh:
- Thưa lão trượng, chẳng hy người vừa rồi cụ gọi là “Hoàng thân” là ai vậy?
- Chắc câu ở xa về đây chơi hẳn?
- Dạ cháu từ phủ Triều Châu về đây dự thi.
- À thế thì cậu không biết thì phải. Người vừa đi qua là Tào Nhị Quốc Cựu. Nguyên vợ vua Nhơn Tôn là Tào Hậu, con gái Thái phụ phu nhơn.bà này còn có hai con trai được phong là Đại quốc Cựu và Nhị Quốc Cựu, và liệt vào hàng Hoàng Thân.
Ông già vừa nói tới đây thì hai người cũng vừa qua khỏi cầu Thạch Kiều. Ông già chào Văn Chánh rồi rẽ qua tay mặt còn vợ chồng văn Chánh thì cứ thẳng đường về nhà trọ.
Cả hai đều không biết có tên hầu cận của Nhị Quốc Cựu đeo sát sau lưng. Đến nhà trọ của Huỳnh bà, nó dòm theo biết phòng của vợ chồng Văn Chánh liền đi loanh quanh một lát rồi lại tiệm ngủ thuê một phòng.
Tới đó, hắn lân la bắt chuyện với Văn Chánh, sáng sau hắn dời nhà trọ từ sáng sớm với đầu đủ tin tức về vợ chồng nhà này.
Tới tư dinh Nhị Quốc Cựu, hắn vô thẳng phòng chủ phúc trình kết quả cuộc điều tra. Nghe xong Nhị Quốc Cựu mở ô kéo lấy một đĩnh bạc ném cho tên hầu cận rồi nói:
- Tốt lắm, ta đã có cách chiếm người ngọc ấy.
Tên hầu cận được bạc, hót thêm:
- Được cậu chiếu cố, mụ ấy thật là đại phước. Nhưng còn thằng chồng nó cậu tính sao!
- Ta nói đã có cách mà. À bây trông kỹ nó có đẹp thiệt không? hay là ta hoa mắt trông lầm?
- Dạ thưa cậu nó đẹp lắm, gái kinh đô này dễ thường chưa ai sánh kịp. Con mà lấy đặng nó cậu có chém bay đầu con cũng cam tâm.
Nhị Quốc Cựu lim dim đôi mắt, mở một nụ cười khả ố ném cho tên hầu cận một đĩnh bạc nữa rồi truyền cho lui ra.
Ngay sáng đó, Nhị Quốc Cựu đuổi hết cung tần mỹ nữ ước đến hai chục người, sang ở bên Tây cung để nghinh đón Trương thị. Nhi Quốc Cựu cũng chọn sáu tỳ nữ kín tiếng giữ lại để hầu hạ bên Đông cung.

Đoạn Nhị Quốc Cựu truyền cho đầu bếp chuẩn bị mở tiệc rượu đêm nay.
Chiều lại, Nhị Quốc Cựu chọn hai tên lính ăn nói hoạt bát, kêu vô phòng cùng với tên hầu cận mà bảo rằng:
- Hai người khá theo tên này (trỏ hầu cận) đến tiệm ngủ Huỳnh bà vô nói với Tú tài Viên Văn Chánh rằng ta nghe người quen ở phủ Triều Châu ca tục sức học uyên thâm của Văn Chánh từ lâu nay được biết tú tài mới cùng vợ lên kinh đô để chờ ngày thi, ta có lời mời cả ba đến phủ ta, trước là để có dịp hiểu biết thêm về tài năng sau là để tiện tiến cử. Phải nói là ta xưa nay vẫn có tính trọng hiềm đãi sĩ, thường hay vì đức Vua mà chiêu mộ hiền tài, nghe chưa?
Chú lính dạ ran:
- Dạ chúng con nghe rõ rồi.
Nhị Quốc Cựu gật đầu:
- Tốt. Nhưng chưa hết đâu. Bảo họ đem tất cả hành lý lên đây ta có trú ngụ tại phủ này cho đến ngày hiển đạt. Nhớ đón vợ chồng và đứa con lên tất cả nghe.
Nói đoạn, Nhị Quốc Cựu mở tủ lấy bạc trao cho hai người lính và dặn thêm:
- Trả hết phí tổn ở tiệm ngủ Huỳnh bà cho họ và thuê cáng đưa họ về đây. Còn dư bao nhiêu cho tụi bây chia nhau mà xài. Còn tên này (trỏ hầu cận) ngươi chỉ đưa họ tới nơi, trỏ nhà cho biết rồi rút lẹ về đây, ẩn mặt đi vài bữa chớ để hai vợ chồng nó nhận diện được, hỏng việc của ta thì tù mọt gông đó. Thôi tụi bây đi ngay cho được việc.
Ba người vái Nhị Quốc Cựu rồi lui ra sửa soạn lên đường ngay tức khắc.
Ra khỏi phủ, một chú lính hỏi anh hầu cận:
- Nè bác, chiêu phụ sát phu chớ chiêu hiền sĩ gì phải không? Con mụ này đẹp lắm sao bác?


HOMECHAT
1 | 1 | 198
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com