watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
23:34:4426/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Bao Công Xử Án 14 - Hết - Trang 16
Chỉ mục bài viết
Bao Công Xử Án 14 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Tất cả các trang
Trang 16 trong tổng số 20

Hồi 24(b)

Ỷ THẾ HIẾP NGƯỜI


Sáng sau, Trương Công lén thu xếp quần áo tiền bạc rồi thừa lúc không ai để ý, bác trốn ra khỏi dinh Nhị Quốc Cựu và đi mất.
Nói về Trương thị sau khi từ biệt Trương Công liền lần theo lộ ra tới đường cái thì trời đã sáng tỏ mặt người. Nàng ghé vào ngôi chợ nhỏ mua ít đồ dùng rồi lén ra ngoài đồng hoá trang thành mụ đàn bà quần áo lôi thôi, hôi hám, mặt mũ, chơn tay vàng như nghệ, trông thật là thiểu não.
Sau đó nàng hỏi thăm đường về vùng Thạch Kiều và chiều hôm sau, nàng về tới tiệm ngủ huỳnh bà.
Nàng đến bên Huỳnh bà và nói:
- Thưa bác, cháu là vợ Tú tài văn Chánh mới trốn về được đây.
Huỳnh bà hốt hoảng đứng dậy, kéo trương thị vô phòng riêng và bảo:
- Mấy bữa nay bác nghe đồn Bao đại nhơn có tìm thấy dưới giếng Quỳnh Hoa sau vườn tào phủ xác một thanh niên và một đứa bé ba tuổi. Vậy sự thể ra sao, cháu nói bác nghe.
Trương thị ứa nước mắt, thuật lại nguồn cơn. Huỳnh bà nghe xong cũng sa giọt lệ:
- Thế thì tàn ác quá chừng. Cháu hãy tạm ẩn trong phòng này để bác đi dòxem Bao đại nhơn có ở phủ không. Cháu phải thận trọng vì hiện nay khắp vùng ai cũng biết là Bao Công đang truy ra tung tích hai nạn nhơn. Nếu bọn thủ túc của Quốc Cựu biết cháu còn sống và hiện có mặt ở đây, chúng sẽ tìm cách giết cháu để triệt đường Bao Công.
Huỳnh bà tất tả ra phố. Tới lúc lên đèn, bà trở về và bảo Trương thị:
- May cho cháu quá. Bao đại nhơn có nhà và sáng mai hồi canh năm, ngài đi hành hương nơi miễu Thành Hoàng ở gần đây.
Trương thị vội hỏi:
- Thưa bác, biết nhờ ai làm đơn bây giờ. Cháu chỉ võ vẽ đôi ba chữ…
- Ừ nhỉ, còn cái đó mới khó chứ. Biết nhờ ai đây.
- Cháu nghĩ có thể nhờ mấy cậu khoá…
- Cháu nói phải, bác có quen một câu, để bác đi hỏi thử xem.
Huỳnh bà lật đật chạy đi kiếm một câu cũng đã đỗ Tú tài và thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Thấy cậu ta có vẻ ngần ngại, Huỳnh bà tiếp luôn:
- Sở dĩ già nhờ cậy đến cậu là vì già nghĩ rằng nạn nhân cũng là một sĩ tử như cậu. Cổ nhân có nói: “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Nay trong giới sĩ phu có người lâm nạn, cậu nỡ ngoảnh mặt làm ngơ sao đành…
Nghe tới đây, cậu thư sinh nọ mặt đỏ bừng, cướp lời Huỳnh bà:
- Thôi được, để cháu làm dùm.
Rồi cậu lấy bút thảo mọt hồi xong lá đơn. Huỳnh bà cảm tạ ra về.
Sáng hôm sau, mới canh tư Trương thị trở dậy kêu Huỳnh bà mở cửa. Bên ngoài trời lạnh thấu xương, Trương thị cứ lầm lũi tiến theo con lộ mà Huỳnh bà đã chỉ hồi hôm. Nửa giờ sau, nàng dừng chân bên gốc cây gạo, cách miễu thành Hoàng không xa.
Nàng đứng lặng yên như pho tượng, hai tay ấp lá đơn vào ngực như sợ cơn gió bấc vô tình và giật cuốn đi mất. Trong đêm trường tĩnh mịch, không một tiếng động, ngoài tiếng gió rít trên ngọn cây và tiếng dế khóc than dưới đám cỏ.
Bỗng có tiếng vó ngựa từ xa vẳng đưa lại. Nàng chú ý nghe. Tiếng vó ngựa kèm theo tiếng chân người đi rầm rập tiến gần lại phía nàng. Nàng nhớn nhác ngó quanh. Phía tay mặt nàng, hoàn toàn im lặng. Theo lời Huỳnh bà. Bao Công sẽ từ phía mặt đi tới.Trương thị đứng ra giữa lộ dán mắt nhìn về phía trên. Phút sau nàng thấy có anh đèn lồng xuất hiện rồi thì tới toán lính cầm đuốc sáng rực, đi hai bên một vị quan cưỡi con bạch mã: Đúng là Bao Công rồi, Trương thị vùng chạy tới quỳ trước chân ngựa, hai tay nâng lá đơn lên khỏi đầu.
Đoàn quan quân dừng lại. Hàng chục bó đuốc rọi vào phía Trương thị. Giữa lúc ấy, một bóng đen nhẹ nhàng lướt bên bờ đường tới nấp sau bụi rậm, cách đó lối hơn mười bước.
Viên quan quay lưng ngựa, tay phải nắn cây roi sắt, còn tay trái cầm lá đơn của trương thị do lính hầu vừa dâng lên. Ông ta hô lính giơ cao ngọn đuốc. Viên quan mặc áo đại thần, mặt trắng như thoa phấn, môi đỏ chót như son. Bóng đen trông thấy khẽ giậm chơn thốt lên ba tiếng: “Trờ, lầm rồi”.
Vừa lúc ấy viên quan cũng vò nát lá đơn rồi quắc mắt la Trương thị:
- Hay cho con tiện tỳ này khi không dám chặn đầu ngựa ta. Phen này ta phải đánh chết mi.
Miệng nói tay ông ta vung roi sắt nhằm Trương thị quất xuống liên hồi.
Trương thị ngã gục xuống đất mê man bất tỉnh, máu chảy đỏ một bên mặt.
- Bây đâu lục soát nó cho ta.
Hai tên lính không mang đuốc cúi xuống. Chúng tìm thấy mười lạng bạc trong túi áo của Trương thị liền nạp cho chủ:
- Tâu Hoàng Thân, có số bạc này trong mình nó.
- Đưa đây, rồi xách cổ nó vứt vào bụi rậm bên đường cho ta.
Lính hầu dạ ran xúm lại khiêng Trương thị vứt ngay gần bụi rậm có bóng đen đứng núp nẫy.
Viên quan được lính kêu là Hoàng Thân ấy, đốt ngay lá đơn rồi lầm bầm nói:
- Không hiểu em ta làm ăn thế nào mà để cho con mụ này xổng ra. May mà gặp ta chứ gặp phải Bao Công thì khốn rồi.

Thì ra viên quan ấy là Tào Đại Quốc Cựu! ! Hèn chi. Nghĩ mà tội nghiệp cho Trương thị.
Bốn tên lính vất Trương thị vào bụi râm xong liền trở lại mặt đường.
Tào Đại Quốc Cựu hất hàm hỏi:
- Xong chưa?
Một tên mau miệng thưa:
- Dạ xong rồi.
- Liệu nó đã chết chưa?
- Dạ, chắc chết chứ sống gì nổi với ngọn roi sắt của Hoàng Thân. Vả lại nó hết cựa quậy lại không thấy rên la gì.
Một tên khác góp ý kiến:
- Tâu Hoàng Thân, với cái rét này thì nó cũng phải chết.
Tào Đại Quốc Cựu gật đầu tán thưởng rồi chia mười lạng bạc cho đám thủ túc. Xong hắn ra lệnh:
- Thôi lên đường gấp kéo không kịp vào triều kiến Hoàng thượng. Bữa nay đức vua lâm trào bất thường.
À thì ra có cuộc hội bất thường này mà Bao Công phải bỏ cuộc hành hương tại miễu Thành Hoàng va Trương thị mất cơ hội trả thù nhà
Chờ cho bọn Tào Đại Quốc đi đã khá xa, bóng đem mới từ bụi rậm chui ra, chạy đến bên Trương thị cúi xuống nghe ngóng một lát rồi lẩm bẩm:
- Còn thoi thóp thở, may ra cứu sống được.
Nói đoạn, bóng đen cõng Trương thị lần theo lề đường và thẳng tiệm ngủ của Huỳnh bà:
Bóng đen đó chẳng phải ai xa lạ, chính là Huỳnh bà. Số là khi mở cửa cho Trương thịra đi, Huỳnh bà lén gọi đứa cháu trai dạy trông nhà rồi bà cũng đi theo hút Trương thị nên được chứng kiến cảnh tượng trên từ đầu đến cuối.
Về tới nha,ø Huỳnh bà hô cháu đem nước nóng rửa vết thương cho Trương thị rồi bà đi kiếm lương y về chạy chữa. Nhờ thầy giỏi lại được Huỳnh bà tận tâm săn sóc, nên trương thị, sau một ngày mê man đã tỉnh lại và qua mấy bữa vết thương trên đầu se lại và nàng đã ngồi dậy đi lại được như thường.
Trương thị quỳ xuống ta ơn Huỳnh bà rồi khóc mà rằng:
- May nhờ có bác chớ không thì cháu đã ra người thiên cổ, chẳng báo được thù nhà. Ơn cứu tử biết bao giờ đáp được.
Huỳnh bà lật đật đỡ Trương thị dậy và bảo:
- Cháu chớ nói đến ân huệ. Ở đời giúp đỡ nhau , có cho mà cháu phải bận tâm. Cháu khá bình tĩnh, lo ăn uống cho mau lại sức mà báo thù cừu.
Trương thị nghen ngào đáp:
- Cháu có mười lạng bạc ròng nó lột mất, nay nhờ vả bác mãi cháu áy náy vô cùng. Thôi răm sự nhờ bác…
Huỳnh bà khoác tay ngắt lời trương thị:
- Bác đã nói là bác giúp mà. Bây giờ cháu cứ tĩnh dưỡng đi. Bác đã nhờ cậu khoá làm lại cái đơn khác rồi. Để tới ngày rằm đây Bao đại nhơn qua miễu Thành Hoàng hành hương cháu sẽ ra đón đường đệ đơn cáo.
- Cháu nghĩ hya là đem đơn vô phủ nạp còn tiện và chắc ăn hơn. Lần này mà lầm nữa thì chắc chết quá bác à.
- Có lúc bác cũng nghĩ như cháu song thấy bất tiện vì giờ này bọn thủ túc của hai Quốc Cựu tất rình rập xung quanh phủ Bao Công để bắt cháu.
- Họ chắc là cháu chết rồi còn chi.
Huỳnh bà lắc đầu:
- Chúng nghe ngóng mấy bữa nầy không thấy ai nói đến xác chết ên đường tất sinh nghi đoán là cháu còn sống nên sẽ lùng kiếm cháu. Cũng vì vậy nên bác sẽ đưa cháu qua lánh nạn tại một nơi khác. Đến sáng ngày rằm bác sẽ đến đưa cháu đi đón đường Bao Công. Lần này bác có kế rồi, không sợ bị lầm nữa. Cháu hãy yên tâm.
Cuối canh tư ngày rằm, cảnh vật hãy còn chìm trong bóng đêm, bỗng trên con đường tới miếu Thành Hoàng, có ba bóng đem lầm lũi tiến bước.
Tới gốc cây gạo đứng núp bữa trước, cả ba dừng lại. Cứ trông hình dáng thì hai người trước là đàn bà còn người đi tập hậu là đàn ông.
- Cháu hãy cầm sẵn lá đơn nơi tay và núp sau gốc cây gạo này, bác sẽ đi xuống phía dưới miễu Thành Hoàng còn thằng cháu trai của bác đây sẽ đi lần lên phía trên. Hễ có đèn đuốc quan quân đi tới, thì bác hay thằng cháu đây sẽ nhận diện. Nếu đúng là Bao đại nhơn, bác hay nó sẽ đứng lên làm hiệu, cháu cứ việc tiền tới mà cản ngựa dâng đơn. Hai cháu đã hiểu chưa?
Hai bóng đen gật đầu. Thế rồi cả ba chia nhau đứng vào vị trí ấn định.
Trời bắt đầu rạng sáng. Xa xa có tiếng trống cầm canh thong thả điểm năm tiếng. Ông thủ từ miễu Thành Hoàng đã trở dậy lên đèn thắp nhang và thỉnh thoảng một hồi chuông. Tiếng chuông rền rĩ ngân vang, lúc đầu còn khoan thai sau trở nên dồn dập và chấm dứt bằng ba tiếng mạnh và rời rạc. Tiếng chuông vừa tan trong không gian thì xa xa từ phía tay trái Trương thị có ánh đèn đuốc nổi lên đỏ rực. Lát sau một vị quan cưỡi ngựa đi giữa đoàn quân mang đuốc sáng choang.
Có lẽ Bao đại nhơn vì lần này đoàn quân đi từ dưới lên. Lần trước Tào đại Quốc Cựu và đám thủ túc đổ từ trên xuống. Trương thị cầm chắc lá đơn trong tay, sửa soạn lại quần áo cho tề chỉnh rồi ngóng trông về phía Huỳnh bà ẩn núp.
Đoàn quan quân gần tới rồi, Trương thị sốt ruột lẩm bẩm:
- Quái sao mãi không thấy Huỳnh bà làm hiệu. Hay là không phải.
Tiếng chân người hoà lẫn tiếng vó ngựa va tiếng đuốc nổ tanh tách càng lúc càng nghe rõ. Vầng ánh sáng của hơn hai chục bó đuốc toả ra tiến dần tới miếu Thành Hoàng. Trương thị dán mắt nhìn về phía Huỳnh bà. Vị quan đã sắp tới trước bụi rậm Huỳnh bà ẩn núp. Vẫn chưa thấy bà đứng dậy ra hiệu. Trương thị miệng lâm râm khấn vong hồn chồng về giúp.
Bỗng nàng thấy bóng Huỳnh bà nổi bật trên vùng ánh đuốc đỏ hồng. Trương thị băng ra lộ cắm cổ chạy tới trước đoàn quân và quỳ xuống giữa đường, tay nâng cao lá đơn lên khỏi con bạch mã của vị đường quan. Thoáng thấy bóng người quỳ trước mặt, con ngựa liền hí lên một hồi rồi đứng dừng lại.
Lính hầu đổ xô đến chĩa giáo rọi đuốc vào người Trương thị. Quan ngồi trên mình ngựa, mặt sắt đen sì, mình bận áo đại bào, mắt sáng như sao, đầu đội bình thiên trông thật oan phong lẫm liệt. Đúng là Bao Công rồi. Thật là may cho Trương thị.
Bao Công cất tiếng sang sảng gọi quân hầu:
- Tụi bây chớ làm người ta sợ.
Thơ lại mau ra tiếp lá đơn đem ta coi.
Một anh thơ lại trẻ tuổi phóng trước cầm lá đơn đem đến trao Bao Công.
Bao Công đón lấy mở ra coi rồi bảo Trương thị:
- Nhà ngươi hãy đứng dậy theo lính của ta về phủ trước để ta hành hương về sẽ hỏi sau.
Đoạn ông ra lệnh cho bốn chú đứng bên:
- Các ngươi khá dẫn người về phủ cho ta. Cấm ng81t không được tò mò hỏi han chi và phải cẩn thận không cho xâm phạm đến y thị. Trái lệnh sẽ bị xử trảm tức khắc nghe chưa?
Bốn anh lính dạ ran áp giải Trương thị về phủ, Bao Công cất lá đơn vào túi thúc ngựa tiến về phía miếu Thành Hoàng.
Hành hương xong, Bao Công vội vã lên ngựa trở về phủ, lúc này trời đã sáng tỏ mặt rồi.
Huỳnh bà chui ra khỏi bụi rậm lên lộ thì đứa cháu trai từ trên cũng huỳnh huỵch chạy lại hỏi:
- Đúng là Bao đại nhơn rồi phải không bà?
Huỳnh bà gật đầu:
- Lần này thì không còn lầm được nữa. Thôi thế là đỡ khổ cho Trương thị. Bây giờ bà cháu ta hãy đi lễ trước khi về nhà.
Hai bà cháu theo nhau vô miễu Thành Hoàng làm lễ rồi trở về tiệm ngủ.
Nói về Bao Công khi vừa tới phủ đã đăng đường ngay. Oâng đuổi hết tả hữu ra ngoài rồi lấy lá đơn của Trương thị ra coi kỹ từ đầu đên cuối. Đoạn ông lấy hồ sơ hai xác chết dưới giếng Quỳnh Hoa ra coi lại.
Bao Công chống cằm suy nghĩ hồi lâu rồi cầm bút viết lia viết lịa trên lá đơn. Sau đó ông kêu lính dẫn Trương thị lên xét hỏi:
Vừa trông thấy Trương thị đầu còn mang thương tích chưa lành Bao Công liền hỏi:
- Làn sao nhà ngươi đến nông nỗi này?
- Dạ, bị Tào Đại Quốc Cựu đánh bằng roi sắt.
- Tào Đại Quốc hay Nhị Quốc ?
- Dạ, Tào Đại, vì bữa trước tiện thiếp lầm thượng quan với Quốc Cựu, nên đệ đơn và bị đòn.
- Sao không kể trong đơn một thể?
- Dạ… vì chỉ nghĩ đến thù chồng con ph3i trả nên tiện thiếp quên việc nhỏ mọn này.
Bao Công ái gại nhìn Trương thị rồi nói:
- Việc này rất quan hệ… Nhưng thôi nhà ngươi hãy trả lời các câu ta hỏi đây. Vì vụ này quan trọng, ta sẽ đích thân lấy cung ngươi cứ khai cho thật, đừng sợ hãi chi cả.
Rồi Bao Công hỏi tỉ mỉ Trương thị về các sự việc đã xẩy ra. Sau môt tiếng đồng hồ hỏi cung, Bao Công hỏi tiếp:
- Việc ngưoi bị Tào Đại Quốc Cựu đánh, chẳng hay có ai sẵn sàng làm chứng không?
- Dạ, có Huỳnh bà chủ tiệm ngủ.
- Thôi được, bây giờ ngươi hãy theo lính xuống phía sau phủ coi hai thi hài có đúng là chồng con ngươi không.
Dứt lời, Bao Công vỗ tay làm hiệu, lính hầu tiến vào chờ lệnh. Bao Công truyền:
- Bây đưa người này ra bảo thơ lại dẩn đi nhìn hai xác đem về bữa nọ.
Trương thị vừa lui ra, Bao Công đã kêu ngay hai thám tử thân tín vô mà dạy rằng:
Hai người đi theo người đàn bà vừa ra khỏi đây, xem phản ứng của y thị lúc coi hai xác chết ra sao, rồi về trình ta tức khắc nghe.
Lát sau hai thám tử vô bẩm:
- Thưa thượng quan, sau khi thơ lại cho mở nắp quan tài ra, y thị xem xét kỹ rồi oà lên khóc nhận chắc là hai thi hài là chồng y thị bị Tào Nhị Quốc Cựu sát hại.
Bao Công cho thám tử lui ra rồi đòi viên thơ lại vô mà bảo rằng:
- Ngươi cho làm ngy bốn việc sau đây cho ta: Một là cho chôn hai quan tài cha con Văn Chánh nơi nghĩa địa, hai là cho lính hoả bài đòi Huỳnh bà đến hầu ngay, ba là cho săn sóc Trương thị và giữ y ở lại trong phủ, bốn là bảo lính kiểm soát chắt chẽ mọi sự ra vô và tuyệt đối cấm tiết lộ các điều hay biết ra ngoài. Ai trái lệnh sẽ bị nghiêm trị.
Viên thơ lại già vái chào rồi ra ngoài phân công cho thuộc hạ thi hành.
Nửa giờ sau, Huỳnh bà theo chân lính hầu đến trình diện và trả lời rành rẽ các câu hỏi của Bao Công. Sau khi ghi chép đầy đủ. Bao Công ôn tồn bảo Huỳnh bà:
- Ta có lời khen ngợi bà lão đã nhân từ lại can đảm và thiết tha với công lý. Chính nhờ những người như bà lão mà triều đình mới có thể bền vững. Đây ta cho bà lão ít lượng bạc gọi là để thưởng công.
Miệng nói, tay Bao Công kéo ô kéo lấy mười lượng bạc trao cho Huỳnh bà và dặn thêm:
- Ra về ai có hỏi cứ nói là ta gọi hỏi thăm và ngợi khen về công việc làm ăn đứng đắn. Chớ có tiết lộ điều chi, một là có thể vì thế mà mang hoạ đó, hai là để ta tiện tiến hành cuộc điều tra.
Huỳnh bà vái tạ lui ra về.
Suốt chiều và đêm hôm đó Bao Công đóng cửa phòng cặm cụi làm việc. Việc chán ông lại ngồi lặng yên suy nghĩ. Đến khuya Bao Công, mới làm xong tờ cáo trạng hài rõ tội ác của tào Đại Quốc Cựu và Tào Nhị Quốc Cựu. Ông đọc lại một lượt rồi áp triện xuống cuối tờ cáo trạng, niêm kín và cất vào tủ khoá lại. Xong xuôi Bao Công lững thững đi ra ngắm trăng sao một lát rồi trở vô phòng, miệng lẩm bẩm:
- Giờ phải tính kế bắt Tào Đại Quốc Cựu trước đã, sau mới tóm em hắn. Đến nhà bắt thì không xong rồi, phải lừa cho hắn đến phủ này mới được.
Sáng sau, Bao Công dậy sớm sai lính bày biện tại phòng khách. Ông cho khiêng một tấm bình phong lớn đặt bên bộ bàn ghế. Đoạn ông gọi hai thám tử Vương Trung, Lý Kiết vô dặn nhỏ một hồi. Cả hai tuân lệnh chia nhau, một người chạy ra nói nhỏ với viên đội gác, một người xuống hậu dinh thì thào hồi lâu với Trương thị.
Trong khi ấy Bao Công lấy giấy bút thảo một tờ biểu dâng lên vua rồi sai thơ lại đem vô Hoàng cung nạp quan thái giám. Viên thuộc hạ đi khỏi. Bao Công mỉm cười lẩm bẩm “thế nào hắn cũng đến”.
Tiếp được tờ biểu của Bao Công, Vua Nhơn Tôn liền hội đình thần lại và phán rằng:
- Nay trẫm được tin Bao Công khang mang bịnh không vào chầu được vậy trẫm muốn đến thăm, các khanh nghĩ sao?
Tào đại Quốc Cựu lúc đó có mặt tại trào muốn mình là người trước nhất để lấy lòng Bao Công liền bước ra bệ rồng và tâu rằng:
- Muôn tâu bệ hạ, xin bệ hạ cho kẻ hạ thần ngày mai tới trước xem sự thể ra sao. Nếu quả thật Bao Công đau nặng thì lúc thần trở về, bệ hạ đi cũng không muộn.
Vua Nhơn Tôn khen phải. Thế là hôm sau Tào Đại Quốc Cựu ngồi kiệu tới phủ Bao Công. Hai thám tử theo lệnh Bao Công đứng rình ở ngoài, thấy Quốc Cựu đi tới liền chạy về cấp báo.
Bao Công cả cười nói:
- Trúng kế ta rồi. Thôi hai ngươi mau làm theo lời ta dặn.
Tào Đại Quốc Cựu đã tới trước phủ Bao Công. Lính canh nổi một hồi trống lệnh. Cửa phủ từ từ mở ra cho Quốc Cựu và đoàn quân hầu vô rồi đóng sập lại. Có điều lạ là lính gác đã được tăng cường gấp đôi và cổng phủ được khoá chặt.
Viên thơ lại già ra nghênh đón và hướng dẫn Tào Đại Quốc Cựu vô nơi phòng khách. Lúc đó Bao Công mới khoan thai bước ra thi lễ.
Tào Đại Quốc Cựu ân cần thăm hỏi:
- Nghe tin đại nhân đau, tôi vộisang ngay. Chẳng hay đại nhân thấy trong người thế nào? Có cần ngự y thì để tôi tâu với Hoàng thượng.
Bao Công mỉm cười đáp:
- Đa tạ lòng tốt của quí quan. Tôi đau xoàng thôi. Bữa nay đã đỡ nhiều. Xin mời quí quan ngồi chơi cùng tôi uống chén rượu nhạt trước là để tôi tạ ơn quí qun sau là tôi có việc trình bày một việc… có liên quan đến ngài.
Tào Đại Quốc Cựu ngồi xuống cẩm đôn trong khi Bao Công lớn tiếng hỏi:
- Bây đâu đã chuẩn bị xong chưa?
Thám tử Vương Hưng dạ ran rồi dẫn lính hầu bưng mâm rượu và đồ nhậu vào đặt lên bàn.
Quốc Cựu nhìn Bao Công như dò xét. Bao Công vẫn thản nhiên rót rượu mời khách:
- Nào mời quí qun cạn chén.
Qua ba tuần rượu chưa thấy Bao Công nói chi cả, quốc Cựu mới ngập ngừng hỏi:
- Vừa rồi, đại nhơn nói… có việc liên quan tới tôi… chẳng hay việc chi vậy, xin ho biết.
Bao Công đặt ly rượu xuống mâm rồi chậm rãi đáp:
- Nếu quí quasn không nhắc thì tôi cũng… sắp nói đây. Số là bữa qua, ngày rằm, tôi đi hành hương tại miễu Thành Hoàng… quí quan biết miễu Thành Hoàng chứ?
- Biết.
- Lúc ấy vào đầu canh năm. Tôi cỡi ngựa cho mát. Ngựa tôi cũng giống con bạch mã của quí quan nhưng có một điều tôi không mang roi sắt khi cưỡi ngựa như quí quan…
Tới đây Bao Công ngừng lại nhắp một hớp rượu và liếc mắt nhìn Quốc Cựu để dò phản ứng. Quốc Cựu hơi chột dạ song vẫn bình tĩnh, mỉm cười nói:
- Đại nhơn quả có tài nhận xét.
Bao Công cũng mỉm cười đáp:
- Tài nhận xét thì chưa dám. Vì lẽ chuyện cây roi sắt của quan mà tôi được biết lại là do một người đàn bà thuật lại…
Đại Quốc Cựu hơi run tay Bao Công nhận thấy, nói mau:
- Người đàn bà đó quì trước ngựa tôi à đệ đơn nói chồng bị giết, thị bị hãm hiếp và bị giam mới trốn được sang Đông Kinh làm trạng cáo chẳng dè lại dâng trạng nhầm nơi quí quan dùng roi sắt đánh may nhờ Huỳnh bà cứu sống. Tôi đã chấp đơn của người. Quí quan có biết ai không? Tào Đại Quốc Cựu tái mặt lúng túng chưa biết đối đáp ra sao thì Bao Công đã vỗ tay làm hiệu. Trương thị và Huỳnh bà theo lời dặn của Bao Công núp từ bình phong từ nãy, bước ra đến trước mặt hai người. Bao Công hất hàm ý hỏi. Huỳnh bà trỏ Quốc Cựu nói:
- Chính người này đã cầm roi sắt đánh chết ngất Trương thị.
Trương thị cũng khai tiếp:
- Người này và người hôm nọ đánh tôi, giọng giống hệt nhau, tôi nhớ lắm.
Quốc Cựu vùng đứng dậy trỏ mặt Trương thị mà quát rằng:
- Hay cho con tiện tỳ này, vô cớ phao vu cho ta là một Quốc Cựu. Rồi ta sẽ cắt lưỡi cho mi chừa thói ăn nói không nói có.
Hướng về Bao Công, Quốc Cựu nói:
- Đại nhơn bắt giam hai con tiện tỳ này lại cho tôi.
Bao Công vẫn ngồi vuốt râu mỉm cười, không nói chi cả.
Quốc Cựu vừa sợ vừa tức, nạt luôn Bao Công:
- Tôi sẽ tâu lên Hoàng thượng rõ tôi của đại nhơn đã để con tiện tỳ này vu cáo, sỉ nhục một Quốc Cựu. Đại nhơn không làm thì tôi phải ra tay.
Nói rồi, Quốc Cựu quay mặt ra cửa gọi quân tâm phúc theo hầu:
- Bây đâu, vô trói cổ hai mụ này đem về dinh cho ta.


HOMECHAT
1 | 1 | 156
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com