watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
04:35:4127/06/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Chung Vô Diệm - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Chung Vô Diệm
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 26

 

Hồi Thứ Mười Sáu

Cao Ly quốc đến dâng bửu bối
Bắc Yên Vương sai tướng thử Tề

Nói về nước Yên vua Khoái vương, ngày kia đang buổi ngự trào, các quán văn võ phân đứng hai bên, bỗng thấy Huỳnh môn quan vào quỳ tâu rằng:
- Nay có xứ Cao Ly đến dâng một cây đờn báu, gọi là Ngẫu tư cầm, còn đang đứng ngoài ngọ môn hầu chỉ.
Khoái vương nghe tâu cả mừng, liền hạ chỉ cho triệu sứ vào. Tên sứ vào quỳ trước kim giai dân cây đờn lên. Nội thị tiếp lấy đem để trước Long án. Khoái vương xem kỹ lại, thấy phía trước cây đờn, có một bài thơ ngũ ngôn như vầy:


Đờn làm bằng hương mộc
Ấy thiệt của báu trân
Khảy đặng cho ra tiếng
Lớn nhỏ mới có phần



Khoái vương xem rồi trong lòng cả mừng, bèn nghĩ thầm rằng:
“Ấy thiệt là báu lạ của trời cho; nếu có ai đem qua nước Tề, đặng mà thử Tuyên vương, thì mới biết va giỏi dở”
Nghĩ rồi bèn cười và nói với các quan rằng:
- Nay trong các nước chư hầu thì duy có nước Tề và nước Tần là mạnh, nên trẫm muốn sai người đem cây Ngẫu tư cầm này qua đố thử Tề vương, như va chẳng biết, thì va chẳng dám khoe giỏi khoe hay với nước Yên ta nữa, hễ như bên nước va có người đờn đặng, thì mình phải tôn làm thượng quốc cũng đành, nếu mà đờn không ra tiếng, thì va phải xưng thần và thường năm phải dâng lễ cống cho nước ta, ý trẫm muốn như vậy, song chẳng có ai dám đi, các quan liệu ra thể nào.
Khoái vương nói vừa dứt lời, bỗng thấy có một người bước ra chịu đi, Khoái vương xem lại người ấy là con cháu dòng công thần, họ Ngụy tên Tấn Anh, đang làm chức Thượng thơ binh bộ. Khoái vương cả mừng, liền gật đầu nói rằg:
- Nếu khanh chịu đi thì chắc thành công, chừng về trào rồi trẫm sẽ gia phong quan chức.
Nói rồi liền rót ba chén rượu cho Tấn Anh uống. Tấn Anh uống rồi, tạ ơn lãnh đờn về dinh kiểm điểm binh đinh hai mươi bốn người tuốt qua nước Tề. ( Nguyên Tấn Anh nầy là con dòng công thần, mình cao tám thước, lưng lớn mười vây, mắt chim, tai chuột, sức mạnh vô cùng, văn võ gồm đủ nhờ phụ ấm làm quan đến chức Thượng binh bộ kiêm Thừa tướng vụ, các quan lớn nhỏ đều thuột về một tay va quản thúc, bởi binh quyền lớn như vậy, cho nên trong lòng đã lăm le muốn thâu đoạt nước Yên, duy còn kiêng có Công chúa Yên Đơn và Phò mã Tôn Tháo nên chưa dám rục rịch, nay sẵn dịp này nên lãnh mạng ra đi, là có ý muốn giao thông với nước Tề mà mưu phản).
Khi qua đến Tề thành, tìm đến Ngọ môn cậy quan Huỳnh môn, đễ bổn vào trào. Nhằm lúc Tề Tuyên vương đang ngự nơi đại điện, quan Huỳnh môn vào quỳ xuống tâu rằng:
- Nay có sứ nước Yên tấn cống, còn đang ở ngoài Ngọ môn chờ hầu chỉ .
Tề vương liền truyền chỉ triệu Yên sứ vào trào kiến giá, Tấn Anh nghe triệu liền xóc sửa áo mão vào trước kim ngai quỳ xuống tung hô Thiên tuế và lạy đủ hai mươi bốn lạy. Tề vương hạ chỉ cho ngồi rồi hỏi rằng:
- Khanh qua đây tấn cống những báu vật chi, hãy tâu cho trẫm nghe thử?
Tấn Anh tầu rằng:
- Tôi là tôi nước Yên, làm chức Thượng thơ binh bộ, họ Ngụy tên Tấn Anh, vì chúa tôi ngưỡng mộ oai danh của Bệ hạ đã lâu, nên nay sai tôi đem bửu bối qua dâng, trong ấy có một bài thơ, xin bệ hạ hãy xem thì rõ.
Tề vương nghe nói trong lòng nghi hoặc, bèn nghĩ rằng:
“ Bấy lâu nước Yên vẫn có ý muốn tranh cường, nay sao lại đem báu vật dâng thì kỳ trong ắt có duyên cớ chi đây, trông thế cái báu vật này cũng có điều chi khó biện cho ra, nên nó muốn thử nước ta coi có ai biết đặng chăng; thôi đễ ta xem thì rõ”
Nghĩ rồi liến lấy cây đờn mà coi, thấy có bài thơ ngũ ngôn chữ khắc rõ ràng, trong lòng khiếp sợ bèn nghĩ thầm rằng:
Cây đờn này là Ngẫu tư cầm nguyên là của ngoại bang, biết đờn làm sao cho ra tiếng, vậy thì phải thương nghị với Yến quân sư mới đặng.
Nghĩ rồi bèn nói với Yên sứ rằng:
- Khanh hãy lui ra công xá mà nghỉ, để trẫm thương nghị với quần thần rồi trẫm sẽ cho hay.
Yên sứ tạ ơn lui ra nhà công xá ở nghỉ ngơi mà đợi.
Rồi đó Tề vương bèn nhóm hết quần thần bốn trăm văn quan, ba trăm võ tướng thảy đều đủ mặt, Tề vương liền nói rằng:
- Nay nhơn nước Yên sai sứ đem qua một cây đờn mà đố nước ta khảy làm sao cho kêu đặng, vậy thì trong hàng trào sĩ các quan, như ai khảy đặng thì trẫm sẽ phong làm chức Tịnh kiên vương cho vinh thê ấm tử.
Bá quan nghe nói thảy đếu lấy mắt nhìn nhau, chẳng có ai dám ra lãnh chỉ.

Hồi Thứ Mười Bảy

Yến quân sư bảo cử Chung hậu
Tề Tuyên vương quỳ trước lãnh cung

Khi Tề vương thấy quần thần thảy đều làm thinh, chẳng ai nói rằng chi hết thì giận lắm mắng lớn rằng:
- Trẫm lấy ơn đãi các ngươi cũng hậu, lẽ thì các ngươi phải vì trẫm mà phân ưu, lời xưa có nói rằng: “ Nuôi quân ngàn bữa dùng nội một giờ” có đâu lúc thái bình ăn bổng lộc cho nhiều, cơm thác loạn lại co đầu, rút cổ, là lý chi vậy?
Tề vương đang mắng om sòm, bỗng có Thừa tướng Yến Anh vội vã bước ra quỳ xuống tâu rằng:
- Xin Bệ hạ bớt nóng giận mà mệt mình rồng.
Yến Anh nói chưa dứt lời Tề vương liền hỏi rằng:
- Tiên sanh biết khảy đờn ấy hay sao?
Yến Anh nói:
- Tôi có biết chi mà khảy đặng, song tôi bảo cử một người liệu ắt xong.
Tề vương cả mừng bèn nói rằng:
- Tiên sanh bảo cử người nào hãy nói phức đi cho trẫm rõ.
Yến Anh cười rằng:
- Nếu muốn khảy đặng cây đờn này trừ Chung quốc mẫu ra thì có ai khảy đặng.
Tề vương cười rằng:
- Tiên sanh khéo giả ngộ thì thôi, vả chăng cây đờn ấy làm bằng cây sen mảnh lắm, nếu ai mạnh sức mà thổi thì cũng đủ đứt, chẳng những là khảy mà thôi, huống chi Quốc mẫu của khanh tay chơn kịch cợm như tay cọp, lại thêm tánh tình thô lỗ, dây đồng dây sắt kia mà nó động tới thì cũng phải đứt, huống chi là dây đờn này. Thôi thôi từ này về sau hãy nhận làm hạ quốc, hãy viết hàng thơ hàng biểu mà dâng cho Yên quốc cho rồi.
Yến Anh nói:
- Cái giang san của Chúa công đây rất trượng vuông dài, hơn muôn dặm, lẽ thì lo mừng xưng đế vương, đặng có tranh danh đoạt lợi, định quốc an bang, có đâu lại đem giang san mà nhường cho người khác, nếu viết hàng thơ hàng biểu bây giờ , thì chỉ cho khỏi bị thiên hạ chư hầu khi dể và chê Chúa công là vua vô dụng, xin Chúa công hãy nghe theo lời tôi mà thỉnh Quốc mẫu ra, nếu người khảy đặng hơn nước Yên thì chẳng tốt lắm sao, bằng mà người khảy không đặng thì chừng ấy Chúa công sẽ nạp hàng biểu cũng chẳng muộn chi.
Tề vương nói:
- Lúc trước trẫm nhân trong cơn nóng giận mà biếm Chung hậu vào chốn Lãng cung, nay còn mặt mũi nào đi cầu nàng, trẫm liệu chắc nàng cũng chẳng khứng vì trẫm mà khảy đâu.
Yến Anh tâu rằng:
- Quốc mẫu chẳng phải như người thường đâu, tôi vẫn biết người có lòng trung nghĩa, vì nước vì dân; chẳng những bà đợi Bệ hạ đi thỉnh làm chi, hễ người nghe đặng tin ngoại bang dâng đờn thì người cũng muốn ra, tôi biết chắc người làm xong việc, xin Bệ hạ chớ lo, hãy đi đến Lãnh cung thỉnh người mới đặng.
Tề vương nghe nói cả mừng, liền hạ chỉ bãi trào các quan ai về dinh nấy, duy còn có một mình Yến Anh ở lại hộ giá mà thôi. Rồi đó Tề vương truyền chỉ hai tên Thái giám xách đèn đi trước dẫn đường, chúa tôi dắt nhau vào Lãnh cung mà thỉnh Chung hậu.
Nói về Chung nương ở trong Lãnh cung đánh tay mà coi thì đã biết trước rồi, liền đọc thần chú đòi Kiệt địa thần lên, khiến giữ gìn trước cửa Lãnh cung chặt cứng, chẳng cho Tề vương vào đặng. Khi chúa tôi đến cửa cung. Tề vương bèn khiến cung nhân mở cửa. Cung nhân vâng lịnh mở khóa rồi mà xô cửa ra không nổi. Tề vương cả giận mắng rằng:
- Sắp nầy nó ăn rồi dưỡng vóc cho mập, chớ không nhờ chi đặng hết, sức có một cái cửa mà mở không ra, thì làm chi cho đặng?
Yến Anh bèn tâu rằng:
- Chúa công chưa rõ, việc nầy chẳng phải là lỗi của cung nhơn, đây chắc là tại Nương nương dùng phép chi đây, vậy xin Chúc công phải lấy lời dịu ngọt mà năn nỉ với người thì người mới cho mở.
Yến Anh tâu chưa dứt lời, bỗng thấy gió thổi một lá thiệp bay tới trước mặt. Yến Anh cả mừng, vộ vã lượm lên mà coi thấy có chữ viết như vầy:
- Chánh cung ngự thiệp, bái Tề Vương
Như muôn cho Lãnh cung mở ra, thì phải quỳ trước cửa mà làm lễ cho đủ ba ngày, bằng chẳn,g vậy thì chớ trông cửa mở.
Yến Anh xem rồi bèn dâng cho Tề vương xem lại; Tề vương thấy vậy ngã lòng, bèn, làm thinh mà ngẫm nghĩ. Yến Anh bước tới trước tâu rằng:
- Xin Chúa công hãy lấy giang san làm trọng, ráng chịu khó mà quỳ cho nên việc.
Tề vương cực chẳng đã không biết nói làm sao, phải quỳ xuống cửa Lãnh cung mà cầu khẩn.

Hồi Thứ Mười Tám

Chốn Lãnh cung, Quốc mẫu nhục Tề vương
Nơi Kim điện, Nương nương chào Yên sứ

Khi ấy Chung nương ở trong lãnh cung giả ý không hay, để cho Tề vương quỳ trót nửa đêm, rồi mới khiến Kiệt địa thần mở cửa. Lúc ấy trời đã canh ba, chúa tôi đang quỳ, thấy cửa mở ra thì mừng lắm bèn khiến Nội giám xách đèn, Yến Anh đi trước bái kiến. Nương nương . Chung hậu xem thấy Yến Anh bèn hỏi rằng:
- Tiên sanh vào đây có việc chi, mà đi tối tăm như vậy?
Yến Anh liền chỉ lại sau lưng mà nói rằng:
- Tôi theo Chúa công vào đây mà viếng Nương nương.
Yến Anh chưa nói dứt lời, Tề vương liền bước tới làm bộ cười mơn mà nói rằng:
- Xin Ngự thê chớ chấp, nay trẫm biết lỗi thì việc đã rồi, nên phải vào đây xin lỗi và thỉnh Ngự thê ra khỏi chốn Lãnh cung...
Tề vương nói chưa dứt lời, Chung hậu cả giận mắng:
- Ngươi là đứa hôn quân, bất nhơn thái thậm, đã biếm ta vào chốn Lãnh cung sau còn cấm tuyệt đồ ăn muốn bỏ ta chết đói, nay có việc gấp lại đến cầu ta, nếu ta chết rồi còn ai mà cẩu khẩn, thôi người biếm ta ba tháng, thì ta phải ở cho đủ một trăm ngày, hãy đi về phức cho rồi chớ ngồi lâu mà mang nhục.
Tề vương ngẹn ngào mở miệng chẳng ra. Yến Anh thấy vậy liền quỳ xuống tâu rằng:
- Xin Quốc mẫu mở rộng lượng từ bi thứ tội cho tôi, đặng tôi tâu với Quốc mẫu một điều cho rõ.
Chung hậu nói:
- Có việc chi thì khanh hãy tâu đi, có can chi mà ngại.
Yến Anh nói:
- Vì nay có Yên vương sai sứ đem qua một cây đờn gọi là Trầm hương Ngẫu tư cầm mà đố nước ta khảy thử, như không ai khảy đặng thì phải dâng biểu hàng đầu, mỗi năm cũng phải tấn cống, nay cả trào văn võ không ai văn võ không ai khảy đặng, làm cho Chúa công lo sợ hằng ngày, tôi thấy vậy nên phải dâng kế cho Chúa công vào đây mà cầu Quốc mẫu, xin Quốc mẫu liệu giùm.
Yến Anh nói vừa dứt lời, Tề vương cũng nói tiếp theo rằng:
- Nội giang san nhà Tề thì sở ỷ có một mình Ngự thê mà thôi. Lời xưa có nói: Nhà nghèo mới biết lòng con thảo, nước loạn mới hay dạ tôi ngay. Vậy xin Ngự thê hãy vì tình trẫm với Yến quân sư mà lo lắng việc này, đặng làm cho thiên hạ thái bình, nước nhà bền vững, thì ân sâu nghĩa nặng nầy, ngàn năm trẫm chẳng dám quên.
Yến quân sư cũng quỳ lạy và năn nỉ đôi ba phen rằng:
- Xin Nương nương hãy lấy giang san làm trọng, nếu Nương nương chẳng khứng ra tài, thì cơ nghiệp nhà Tề sẽ về tay người khác.
Chung hậy thấy Yến Anh ân cần năn nỉ lắm, thì cầm lòng chẳng đặng bèn nói rằng:
- Ta vị tình quân sư đó thôi, chớ như Tề vương nầy là một người ngoa ngôn xảo ngữ, đầu thì đầu thỏ, mắt thì mắt rắn, mũi thì mũi chim oanh, ấy là người vô ơn bạc nghĩa, chẳng phải đấng nhân quân, lưng thì eo, vai thì mỏng, đi như chồn, bước như hạc, thiệt là kẻ bạc ác bất nhơn, chẳng phải vị Thiên tử, duy có Yến quân sư là người gan đồng dạ sắt, thiệt là đấng trung thành nên ta phải vị tình, ráng lo việc ấy.
Tề vương nghe Chung hậu ý đã chịu đi thì mừng lắm, bèn cười và nió rằng:
- Ngự thê chê trẫm xấu xa cũng phải, nhưng mà sánh lại dung mạo của Ngự thê, thì còn hơn trẫm mấy phân, thiệt là tạo hóa cũng khéo đưa cho quỷ sư Quân vương mà sánh với Dạ sao Quốc mẫu. Ấy rõ ràng ông Kẹ mà lấy bà Chằng, rất xứng đào, xứng kép.
Nói rồi vùng cười xòa. Chung hậu cũng tức cười, bền đổi giận làm vui. Yến Anh biết ý liền nói rằng:
- Trống lầu đã trở canh năm rồi, xin Nương nương hãy về Chiêu Dương cung thay đổi xiêm y , đặng vào trào đối đáp cùng Yên sứ.
Tề vương cùng bước lên phụng liễn, Cung nga và Thái giám đều ủng hộ về cung, còn Tề vương với Yến Anh thì dắt nhau trở lại đại diện.
Khi Nương nương thay đổi y phục rồi, liền bước lên phụng liễn, hai bên Cung nga, Thế nữ theo hầu, đi thẳng vào đại diện, các quan văn võ đều quỳ lạy tiếp nghinh, còn tề vương cũng bước xuống Kim giai mà rước, và mời ngồi rồi nói rằng:
- Nay Yên sứ còn ở nơi công xá, Ngự thê ý liệu thể nào?
Chung nương nương liền hạ chỉ đòi Yên sứ vào trào. tấn Anh dâng chiếu vào quỳ trước Kim giai làm lễ tung hô và nói rằng:
- Tôi là Ngụy Tấn Anh, sứ thần của Yên quốc, vào ra mắt, chúc Nương nương muôn tuổi, muôn tuổi.
Nương nương nói:
- Ta miễn lễ cho khanh đó, khanh hãy đứng dậy cho ta hỏi một điều, nay khanh phụng chỉ Chúa khanh, qua đây mà dâng những báu vật gì, hãy nói rõ ta rõ?
Tấn Anh nói:
- Bên nước tôi hẹp nhỏ, chẳng có chi làm báu, nay may nhờ của ngoại quốc đến dâng một cây Ngẫu tư cầm, thì gọi là của báu, Chúa tôi lại nghĩ vì Đông Tề là nước nhơn nghĩa, chứa rồng tôi hiền, đất cát rộng rãi, dân giàu nước thạnh, lại thêm nhân vật cũng nhiều, Chúa tôi lại ngưỡng mộ oai danh Quốc mẫu, thần thông quảng đại, cái thế anh hùng, nên phải đem cây đờn này dâng cho thượng quốc, như Quốc mẫu mà đờn cho ra tiếng thí Chúa tôi dâng biểu xưng thần, thường năm phải tấn công. Nếu bên này mà chẳng có ai khảy cây cầm ấy cho kêu, thì cũng phải làm hàng thơ hàng biểu mà xưng thần lại nước tôi, chừng ấy nước Yên làm thượng quốc, nước Tề phải đứng tiểu bang, thường năm phải tấn công cho nước tôi, cho khỏi việc đao binh dấy động, nay tôi đợi cũng lâu rồi, xin Nương nương công nghị mà cho tôi về cho sớm.
Chung nuơng nương nghe nói mỉm cười, rồi nói rằng:
- Như cây đờn này, mà hễ đờn đặng thì làm Thượng quốc, còn đờn không đặng thì phải làm hạ bang hay sao?
Tấn Anh nói:
- Phải.
Chung nương nương nói:
- Vậy thì khanh hãy ra nơi Ngọ môn mà đợi, ta sẽ đờn cho mà nghe.
Ngụy Tấn Anh vâng chỉ lui ra, ở tại Ngọ môn mà nghe động tịnh

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 156
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com