Hữu ngạn sông Đồng Nai thì có núi Châu Thới (80m), trên đỉnh có chùa Phật là một thắng cảnh; Gò Ông Sảnh (8m) ở Bữu Hòa, có đền thờ Nguyễn Tri Phương ngó qua Hiệp Hòa có đền thờ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, có hầm đá; Núi Vải Lượng ở Long Bình; Núi Ông Viễn ở ấp chợ Hàm Luông. Cũng như ở thượng nguồn có đền thờ đức Trịnh Hoài Đức và dũng tướng Trần Thượng Xuyên. Khúc sông Đồng Nai gần trước đền thờ Nguyễn Tri Phương, hồi xưa, để cản trở tàu bè Pháp ông có đổ các "Cản" bằng đá mà dân địa phương gọi là "ông Nghê". Bên tả ngạn (rive gauche) thì có Núi đất (20m) có hầm đá; núi Long Ẩn (40m) ở Bửu Long, Tân thành; núi Bình Điện (Bửu Long), có ngôi Bửu Phong cổ tự, là một danh thắng hằng năm rất nhiều du khách, đặc biệt mái chùa xung quanh được ghép bằng miểng sành xanh trắng hình Long, Lân, Qui, Phụng rất nghệ thuật, là nơi hẹn hò trai gái, nhìn xuống phi trường Biên Hoà; Núi Đất (sau Câu Lạc Bộ Hồ Tắm Biên Hoà); núi Uất Kim (Đồng Nghệ); Ký Sơn (núi Hòa Phát). Mạn Bắc có núi Dốc Lớn (36m), núi Dốc Cầy (Bà Én, 15m) có cây dâu; núi Bà Cẩm (Lạc an, 80m), trước có chùa Phật, sau Pháp phá làm tháp canh; dốc Kỳ Lân (20m, Mỹ Lộc) có đá đỏ; núi Lồ ồ (50m, Thường Lang) có đá đen, có chùa Phật, nhiều cây ăn trái, có nước mát quanh năm; núi Đào Cương Đào Lư có Lò Gốm; núi Chánh Hưng có lá buông để chằm nón, quạt và đan buồm; núi Yên Cẩm; Văn Sơn; núi Thần Qui (hay Ba Ba) là chỗ phát nguyên sông Phước Long; Na Sơn có nhiều tre lồ ồ; Mông Sơn có mây Thiết Đằng; Thố Sơn; núi Mô Khoa (huyền thoại là có sơn thần); núi Tà Mô Liên có tà thần của thổ dân; núi Trà Cụ; núi Tiên Cước trên đỉnh có dấu chơn tiên; núi Châu Săn có tre lồ ồ; núi Bùng Binh (Thiện Tân, Bào Hang); núi Chà (15m, Tân Định, Thiện Quang); núi Ông Tạ (10m); núi Bà Hiên (15m, sông Mây); núi Giáp (20m, Gò Mọi, Thiện Tân) là doanh trại của một nhóm kháng chiến chống Pháp đầu Thế kỷ 20; núi Gang Toi (Đại An); gò Bà Núi (Cầu Xay Xóm Cháy), núi Bạch Thạch có đá trắng, có nhiều sơn thú; Gò Thạch Hỏa là cồn đá lửa màu đen khi có nắng thường xẹt hỏa quang. Trên Phước Long thì có núi Lư Duẩn (Bà Rá) có nhiều tre lồ ồ, trúc cho măng lai, mây, trái trường, trái bứa, trái xay, trái xay lông, trái trâm (trái cơm nguội), có vườn điều lộn hột của Pháp bỏ hoang, có vườn cao su. Vùng Long Khánh thì có Hương Sơn (núi Sóc Lu, Gia Nhan) nhiều giây mây sa đằng; núi Làng Giao (Bào tra); núi Câu Khánh; núi Bà Rịa, có đường dũng đạo dưới mặt đất, có đền thờ thần nữ; núi Thùy Vân (Mây Tào) có chùa Hải Nhật, có Thần Nữ Phong (Dinh Cô), núi Sa Trúc (Núi nứa) gần Ngãi Giao, Sông Ray; núi Lá Thổ Sơn (Phước Hòa); núi Lãi Kỵ (Gành Rái) đầu núi làm cửa hữu cho Ngọc Tỉnh, đuôi làm ngoại hình cho Cần Giờ; núi Thương Sơn (cạnh sông Xích Lam); núi Thần Mẩu (mũi Thị Khiết, Sa Động) có đền Thần Nữ mà giới ghe thuyền thờ phượng rất kính cẩn; núi Xích Sơn (tại các thôn Long Giới, Long Lập, Long Hiệp, Long Kiên, Long Xuyên, Phước Thúy, Phước Thọ, Phước Hiệp, Hiệp Hòa (Đức Thạnh); núi Tà Lộc ở Rừng Lá; núi Khỉ, núi Bề" 0; núi Thiết Sơn (núi Nghệ gần La Vân); núi Trấn Biên 0 tịch mịch, có tùng lộc, sơn khê, là nơi tịnh cốc của sư Khắc Chân; núi Nữ Tăng 0 tại Phú Mỹ, (Ông Trịnh), xưa có am ni cô Lê Thị Nữ. Vùng Thủ Đức có Gò Lão Tố (giồng Ông Tố); gò Khổng Tước Nguyên 0 tại các thôn Phước Chánh, Nghĩ Chánh, Mỹ An (Long Thạnh Mỹ).
Chương 7 Lâm Sản
Trên diện tích tỉnh, rừng đã chiếm hết phân nửa diện tích và nằm trọn vùng Đông Bắc. Trong rừng già, nhiều loại cổ thụ sống hàng bao thế kỷ, gốc lớn đến cả chục người ôm không giáp vòng. Thú rừng cung cấp ngà voi, sừng tê giác, nanh heo rừng, da beo, da cọp, mật gấu, gà rừng, gà xước, công, cá sấu, kỳ đà, lộc nhung, bao tử nhím, lông nhím, lông công, heo mọi, sáp ong, mật ong, sữa ong chúa v... v... Ngoài các thứ danh mộc gổ quý như huỳnh đường, gõ đỏ, giáng hương, gỗ lim, cẩm lai, trắc, trắc bá diệp, giá tị, gõ nu, hồng tâm, cây lòng mứt, thao lao (bằng lăng), gỗ teak, và các loại cây thường như vên vên, sao, dầu, trắc, giá tị, căm xe, vấp, sến, cà chác, ram, sắn, ca chi, vỏ vàng, bàng, chay, dà, đước, vẹt, cầy, trẩu, bòn bon, thầu dầu, bả đậu, vừng. Các loại thảo mộc có dược tánh như quế, hậu phác, chùm bao, sai hò, thạch hộc, trầm, khuynh diệp, long não. Các loại tiểu mộc có tre lồ ồ, nứa, măng lai, mật cật, kè, cọ, cây duối, lá buông làm quạt chiếm phần hạ tầng. Các loại cây kỷ nghệ có cao su, cà phê, sợi ky náp, điều, đu đủ, cam sành, trái cóc, thơm, cây me, cây keo, đủ loại chuối như chuối hột, chuối cau, chuối sáp, chuối già, chuối lửa, chuối tiêu, chuối si mon, chuối chà, chuối hương, chuối sứ. Rừng Biên Hoà còn cho gần đủ thứ thịt rừng như nai, mển, heo rừng, nhím, trăn, trúc, khỉ, giọc, vượn, kỳ đà, kỳ nhông, cheo, thỏ rừng, le le, vịt trời, kể cả voi, cọp, chim cu, rừng Biên Hoà còn có chim Hồng Hoàng, Cao Các, chim Trỉ, chim Trích, dơi, quạ, dòng dọc, nấm dẽ, nấm mối, nấm rơm... Bến Gổ sau có vườn nho, còn chôm chôm, măng cụt, điều lộn hột, sầu riêng, khế, đu đủ, vú sữa, xoài cát, xoài tượng, xoài ăng ca, cây sơn trà, dâu, bòn bon, dưa hấu, dưa gan, dưa chuột, bí rợ, mướp, bầu nậm, bí, bầu tây, khổ qua, trái gấc, trái sấu, trái sim, trái thanh long, lý, quần quân, hồng nhung, hồng mềm, hồng dòn, mận xanh, mận đỏ, mận trắng, ô môi, trái mắm (passion fruit), mảng cầu dai, mảng cầu xiêm, trái nhàu (noni), củ năng, củ sắn, sắn dây, bắp, khoai lang, khoai mì, khoai dương châu, củ chuối, khoai mỡ, khoai sọ, khoai bình tinh, củ từ, hột sen, đậu ván, đậu nành, đậu xanh, đậu phọng, bạc hà, môn, bông thiên ly, trái chùm bao, lá mơ (lá thúi địt), lá lốp, lá cách quận nào cũng có. Bưởi thì có bưởi da láng, bưởi đường, bưởi đường cam da láng, bưởi da cóc, bưởi thanh, bưởi ổi, bưởi lựu, bưởi đỏ...
Chương 8 Hải Sản
Quận Nhơn Trạch thì có đồ biển như cua đá, ghẹ, ba khía, còng, cua đồng để nấu bún riêu, sam (horseshoe crab), tôm hùm, rùa mai vàng, nghêu, sò, ốc, hến, chem chép, ba khía, bào ngư, con ruốc (krill), sá sùng (sá sùng hay sa trùng, seaworm dùng để nấu nước lèo phở bắc), rau câu (seaweed), lá sinh săm, lá vang thì mọc hoang trên các rào dậu; cá nước lợ thì có cá bông lau; cá biển thì đủ loại, từ cá nục, cá đường, cá thu, cá bạc má, cá hồng, cá bẹ, cá chim, cá ngừ, cá úc, cá dứa, cá cháy, cá nược (cá heo), cá đuối, mực nang, mực ống, chôm chôm biển (sea urchin), đồn đột đỉa biển (sea cucumber), rùa biển, đồi mồi, cua đinh, ba ba đến cá mập mà người Tàu Chợ lớn rất thích mua lấy vi cá để làm súp và bánh trung thu. Các loại cá sông như cá vảnh, cá he, cá chép, cá lòng tong, cá bóng thệ, cá mè, cá tra, tôm càng, tôm xú, cá linh, cá vồ, cá tra, cá chạch, lươn, cá lìm kìm, cá rô, cá sặt bướm, cá sặt, cá trê, cá tai tượng, cá lóc, cá trèn, rắn rằn ri cá, rắn rằn ri cóc nấu cháo rất ngon, cá sát thì dân địa phương không dám ăn vì nó ăn tạp, nhưng sau 1954 nó tuyệt chủng vì bị lưới hết cùng với rừng gổ teak Tổng thống Ngô Đình Diệm cấy rừng ở khu công viên Quốc Gia Lâm Viên, Trảng Bom, nơi hướng đạo sinh Việt Nam thường tổ chức cấm trại Jamboree, đã bị đốn lậu không còn một cây. Tiếc thay nguời ta hủy diệt không tiếc thương công trình kiến tạo của tiền nhân.