Chỉ mục bài viết |
---|
Góp Nhặt Cát Đá - Thạch Sa Tập |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Tất cả các trang |
Truyện thứ 31
Trà Sư Và Kẻ Ám Sát
Truyện thứ 32
Cửa Thiên Đường
Một người lính tên là Nobushige đến hỏi Hakuin:
“Thật có thiên đàng và địa ngục không?”
Hakuin hỏi lại: “Anh là ai?”
Người lính đáp: “Tôi là một samurai ”.
Hakuin kêu lên: “Hứ, anh mà lính! Luật nào bảo anh là cận vệ của ông ta. Mặt anh trông như một tên ăn mày không bằng.”
Nobushige giận dữ, anh ta bắt đầu rút kiếm, nhưng Hakuin đã tiếp: “Anh cũng có kiếm! Có lẽ kiếm của anh không buồn cắt đầu tôi đâu ”.
Khi Nobusshige rút kiếm Hakuin nói: “Ðây hãy mở cửa địa ngục đi!”
Nghe lời này, Nobushige nhận thức được sự giáo huấn của thầy, cho kiếm vào vỏ và cúi đầu đảnh lể.
Hakuin nói: “Ðây hãy mở cửa thiên đàng”.
Truyện thứ 33
Bắt Ông Phật Đá
Một người buôn bán mang năm mươi cuộn hàng trên vai, dừng lại nghỉ vì sức nóng của ánh nắng ban ngày nơi bóng mát của một tượng Phật bằng đá. Anh ta ngủ một giấc. Sau khi thức dậy, hàng hóa của anh ta không cánh mà bay. Anh ta liền báo với nhà chức trách.
Một quan tòa tên là O-oka mở một phiên tòa để xét xử. Cuối cùng quan tòa kết luận:
“Rằng ông Phật đá phải ăn cắp hàng hóa. Ổng có là để săn sóc sự an vui của dân chúng, nhưng ổng đã không làm tròn bổn phận. Hãy bắt giam ổng.”
Cảnh sát bắt ông Phật đá mang đến tòa. Một đám đông ồn ào theo sau, tò mò muốn biết lời phán xét của quan tòa ra sao về vụ án này.
Khi O-oka xuất hiện trên ghế thẩm phán, ông ta trách cử tọa lớn tiếng ồn ào: “Các ngươi có quyền gì đến trước tòa cười đùa như thế? Các người đã khinh khi tòa, phải phạt vạ và bắt bỏ tù hết.”
Người ta vội vàng xin lỗi. Quan tòa tiếp: “Tôi phạt vạ các người, nhưng tôi sẽ khoan hồng với điều kiện là mỗi người phải mang một cuộn hàng bông đến tòa nội trong ba ngày. Ai không tuân sẽ bị bắt giam.”
Một trong những cuộn hàng bông người ta mang lại người khách thương nhận được ngay nó là của anh ta và như thế tên trộm hàng hóa bị khám phá ra dễ dàng.
Người khách thương gói hàng hóa của mình lại, và những cuộn bông kia được trả lại cho mọi người.
Truyện thứ 34
Gudo và Hoàng đế
Hoàng đế Goyozei theo học Thiền với Thiền sư Gudo. Hoàng đế hỏi: “Bạch thầy, trong Thiền nói chính tâm này là Phật. Có đúng không?”
Gudo đáp: “Nếu tôi bảo đúng thì ngài sẽ nghĩ rằng ngài hiểu mà không hiểu. Nếu tôi bảo không, thì tôi phản lại một sự thật mà nhiều người hiểu hoàn toàn.”
Một ngày khác, hoàng đế hỏi Gudo: “Người giác ngộ đi đâu khi chết?”
Gudo đáp: “Tôi không biết.”
Hoàng đế hỏi: “Tại sao thầy không biết?”
Gudo đáp: “Bởi vì tôi chưa chết. ”
Hoàng đế còn phân vân hỏi nhiều việc nữa mà tâm ông không hiểu được. Vì thế Gudo đập tay lên sàn nhà như để thức tỉnh hoàng đế và hoàng đế giác ngộ!
Sau khi giác ngộ, hoàng đế kính trọng Thiền và ông già Gudo hơn nữa, và ông còn cho phép Gudo đội mũ trong cung điện vào mùa đông. Khi hơn tám mươi tuổi, Gudo thường hay ngủ gục trong lúc dạy, và hoàng đế im lặng rút lui sang phòng khác như thế người thầy kính yêu của ông có thể hưởng được những gì còn lại mà tấm thân già của Gudo đòi hỏi.
Truyện thứ 35
Trong Bàn Tay Ðịnh Mệnh
Một đại chiến sĩ Nhật tên là Nobunaga quyết định tấn công phe địch mặc dù ông chỉ có một phần mười số người mà cuộc chiến đòi hỏi. Nobunaga biết mình sẽ thắng, nhưng những người lính của ông nghi ngờ.
Trên đường di quân, Nobunaga dừng lại nơi một đền thờ ở Shinto và bảo những người lính của mình:
“Sau khi tôi vào đền thờ, tôi sẽ dùng đồng tiền xin keo gieo một quẻ. Nếu mặt có đầu trình lên, chúng ta sẽ thắng, nếu mặt có đuôi trình lên, chúng ta bại. Ðinh mệnh chúng ta trong tay này.”
Nobugana vào đền thờ im lặng cầu nguyện. Rồi ông bước tới tung đồng tiền lên. Mặt đầu hiện ra. Lính ông hănh hái chiến đấu và họ thắng dễ dàng.
Sau trận chiến, một người hầu cận nói với Nobugana:
“Không ai thay đổi được bàn tay của Ðịnh Mệnh.” Nobugana đáp:
“Thật sự không phải thế ”, rồi ông đưa đồng tiền ra, hai mặt của đồng tiền đều có đầu.
Truyện thứ 36
Không Vướng Bụi Trần
Zengeisu, một đại sư Trung Hoa sống vào đời Ðường, đã viết những lời dưới đây để khuyên đệ tử:
Sống trong cõi trần mà không để vướng bụi trần là đường đi của một người học Thiền chân thật.
Khi thấy hành vi tốt của kẻ khác, con hãy tự khuyến khích mình noi theo. Khi nghe việc lầm lỗi của kẻ khác, con hãy tự khuyên mình chớ đua tranh.
Dù cho một mình trong phòng tối, con hãy làm như con đang đối diện với với một người khách quí.
Hãy biểu lộ những tình cảm của con, nhưng đừng để đi quá bổn tánh chân thật của mình.
Sự nghèo khó là kho tàng của con. Ðừng bao giờ đổi nó để lấy một đời sống dễ dãi.
Một người có thể có vẻ như là một người ngu và không phải là ngu. Có thể người đó giữ gìn sự khôn ngoan của mình một cách cẩn thận.
Những đức hạnh là thành quả của sự tự giữ giới luật và đừng để chúng rơi bầu trời của chúng như mưa tuyết.
Khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để những người chung quanh con khám phá ra con trước khi tự con cho họ biết.
Một tấm lòng cao quí không bao giờ tự buộc mình tiến tới trước. Những lời của nó quí như châu ngọc, ít khi nó bộc lộ và có một giá trị lớn.
Ðối với một người học Thiền chân thật, mỗi ngày là một ngày may mắn. Thời gian qua đi nhưng người học không bao giờ lùi lại phía sau. Vinh cũng như nhục không bao giờ làm nó động tâm.
Hãy tự trách con, đừng bao giờ trách kẻ khác. Ðừng bao giờ tranh cãi đúng sai.
Một vài điều, mặc dù đúng, bị coi là sai trong nhiều thế hệ. Bởi vì giá trị chân chánh có thể nhận được ra sau nhiều thế kỷ, không cần thèm khát sự đánh giá nhất thời.
Hãy sống với nguyên nhân và hãy bỏ lại những thành quả cho đại luật vũ trụ vận hành. Hãy vượt qua mỗi ngày trong sự chiêm ngưỡng thanh bình.
Truyện thứ 37
Phép Lạ Chân Thật
Khi Bankei đang giảng dạy ở đền Ruymon, một tu sĩ Shinshu, tin vào sự cứu độ qua sự niệm danh hiệu của đức Phật Adi đà, ghen tị với số cử tọa to lớn của Bankei nên muốn tranh luận với Bankei.
Bankei đang giữa cuộc nói chuyện, vị tu sĩ Shinshu xuất hiện và làm ồn quá nên Bankei dừng lại hỏi lý do của việc ồn ào.
Tu sĩ Shinshu huênh hoang:
“Người sáng lập ra môn phái chúng tôi có nhiều năng lực huyền diệu, ngài cầm một cây viết trong tay đứng bên này bờ sông, một đệ tử của ngài giơ cao một tấm giấy đứng bên bờ sông bên kia, ngài viết thánh danh của đức A di đà qua không khí. Ông có thể làm một việc kỳ diệu như thế không?”
Bankei đáp nhẹ nhàng:
“Có lẽ con cáo của anh đang làm một trò xảo thuật nhưng đó không phải là thể cách của Thiền. Phép lạ của ta là khi nào ta thấy đói ta ăn, và khi nào ta thấy khác ta uống.”
Truyện thứ 38
Không Có Gì Hiện Hữu
Yamaoka Tesshu lúc còn nhỏ đi học Thiền, viếng hết thầy nầy đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokoku.
Muốn tỏ sự sở đắc của mình Yamaoka nói:
“Tâm, Phật, loài hữu tình, rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tướng là cái không. Không có cái có, không có huyền ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không không có gì để thọ nhận.”
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói gì. Thình lình đập Yamaoka một điếu tre, làm chàng thanh niên này phát xùng. Dokuon hỏi:
“Nếu không có gì có, thế cái giận của anh từ đâu đến?”
Truyện thứ 39
Tri Âm
Xưa ở Trung Hoa có hai người bạn. Một người chơi đàn tì bà rất điêu luyện và một người nghe đàn rất sành điệu.
Khi người chơi đàn hay có ý diễn tả về núi cao, người kia bảo: “Tôi thấy núi trước mặt chúng ta.”
Khi người kia đàn có ý diễ tả về nước, người kia kêu lên: “Ðây là dòng nước đang chảy!”
Nhưng chẳng bao lâu ngã bệnh rồi chết. Người chơi đàn cắt đưt dây đàn và không bao giờ chơi đàn nữa. Vì thế từ đó, sự cắt đứt dây đàn tỳ bà là dấu hiệu của tình bạn tri âm.
Tích Bá Nha, Tử Kỳ
Truyện thứ 40
Ông Phật Sống Và Người Ðóng Thùng Gổ
Các thiền sư thường hướng dẫn từng người trong một phòng riêng biệt, không ai được vào lúc thầy và trò cùng ở trong phòng.
Mokurai, Thiền sư của đền Kennin ở Kyoto, thường thích nói chuyện với những người buôn bán và những người làm báo cũng như các đệ tử ông. Một người đóng thùng gỗ nào đó hầu như thất học. Anh ta thường hỏi những câu điên điên, uống trà rồi bỏ đi.
Một hôm trong khi anh ta có mặt ở đấy, Mokurai muốn dạy riêng một đệ tử, vì thế ông yêu cầu anh ta chờ ở một phòng khác.
Anh ta phản đối:
“Tôi biết ông là một ông Phật sống. Cả những ông Phật đá trong đền này cũng không bao giờ từ chối một đám đông người tụ họp trước mặt các ổng. Tai sao tôi lại bị đuổi đi.”
Mokurai phải ra ngoài xem các đệ tử của mình.