watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:37:1927/07/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > NƯỚC NGOÀI > Góp Nhặt Cát Đá - Thạch Sa Tập - Trang 2
Chỉ mục bài viết
Góp Nhặt Cát Đá - Thạch Sa Tập
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tất cả các trang
Trang 2 trong tổng số 5

Truyện thứ 11

Hà Tiện Lời Dạy

Một y sĩ trẻ ở Tokyo tên là Kusuda gặp một người bạn đang nghiên cứu Thiền. Vị y sĩ trẻ này hỏi bạn:
“Thiền là gì? “.
Người bạn đáp:
“Tôi không thể bảo bạn nó là gì, nhưng điều chắc chắn, nếu bạn hiểu Thiền, bạn không sợ chết nữa. “
Kusuda nói:
“Hay, Tôi sẽ thử coi. Tôi tìm thầy ở đâu bây giờ? “.
Người bạn đáp:
“Hãy đến thầy Nanin “.
Vì thế Kusuda đến viếng Nan-in. Anh ta manh theo một lưỡi kiếm sài hai tấc rưỡi để coi thầy Nanin có sợ chết không cho biết.
Chợt thấy Kusuda, Nan-in kêu lên:
“Ồ chào anh. Anh khỏe không? Chúng ta lâu lắm rồi không gặp nhau!”.

Việc này khiến Kusuda bối rối, anh ta đáp:
“Trước giờ chúng ta chưa bao giờ gặp nhau mà “. Na-in đáp:
“Ðúng thế. Tôi nhầm anh với một y sĩ khác đã theo học Thiền ở đây “.
Việc bắt đầu như thế, Kusuda mất cơ hội thử thầy, anh ta xin Nan-in học Thiền một cách rất miễn cưỡng.
Nan-in bảo:
“Thiền không khó. Nếu anh là y sĩ hãy chữa trị tử tế cho bệnh nhân. Ðó là Thiền “.
Kusuda viếng Nan-in ba lần. Mỗi lần Nan-in đều bảo:
“Một y sĩ không được phí thời giờ ở đây. Hãy về săn sóc bệnh nhân đi “.
Thật là tối mù mù đối với Kusuda, làm sao một lời dạy như thế có thể làm cho ai hết sợ chết được. Vì thế, trong lần viếng thứ tư, anh ta phàn nàn:
“Bạn con bảo rằng một người học Thiền sẽ không sợ chết. Mỗi khi con đến đây thầy đều bảo về chăm sóc bệnh nhân, Con hiểu điều đó lắm. Nếu cái đó là cái được Thầy gọi là Thiền, con không viếng Thầy nữa đâu “.

Nan-in mỉm cười vổ nhẹ Y sĩ:
“Ta xử với anh hơi có nghiêm khắc. Ðể ta cho anh một công án “.
Nan-in giới thiệu cho Kusuda công án: KHÔNG của thiền sư Triệu Châu để vượt qua. Nó là vấn đề giác ngộ tâm đầu tiên trong một cuốn sách gọ là Vô Môn Quan.
Kusuda suy tư về công án “Không “này trong hai năm. Sau cùng, anh ta nghĩ rằng mình đã đạt được cái tánh chắc chắn của tâm. Nhưng Nan-n phê bình: “Con chưa vào được “. Kusuda tiếp tục chú tâm thêm một năm rưỡi nữa. Tâm anh ta trở nên yên tịnh. Các vấn đề được hóa giải. Cái Không trở thành chân lý, Kusuda phục vụ bệnh nhân tử tế, và không có ngay cả việc hiểu nó nữa, Kusuda thoát khỏi sự lo âu sống chết.
Rồi khi Kusuda viếng Nan-in. Ông thầy già của Kusuda chỉ mỉm cười.


Truyện thứ 12

Một Ngụ Ngôn

Phật kể một ngụ ngôn trong kinh:

Một người đàn ông băng qua một cánh đồng gặp một con cọp giữa đường. Anh ta chạy trốn, cọp đuổi theo. Ðên một vực sâu, anh nắm được rễ nho và đu mình sang bên kia. Cọp ở trên dọa anh ta. Sợ hãi,người đán ông nhìn xuống, dưới xa, một con cọp khác đang đợi anh ta. Giúp anh ta chỉ có dây nho.
Hai con chuột, một trắng một đen, từ từ bắt đầu gặm mòn rễ nho. Người đàn ông nhìn thấy một trái dâu thơm ngon gần đó. Một tay nắm dây nho, một tay thò qua hái trái dâu. Ôi, trái dâu ngon ngọt làm sao!

 

Truyện thứ 13

Âm Thanh Của Một Bàn Tay

Ðại sư đền Kennin là Mokura _ Im Lặng Sấm Sét, Mokurai có một chú bé hầu cận tên là Toyo. Toyo chỉ mới mười hai tuổi. Toya thấy những đệ tử khác mỗi sáng và chiều vào phòng thầy để thụ giáo tham thiền ( hay là sự chỉ dẫn từng người nhận công án để chận đứng sự lang thang của tâm thức ).
Toyo cũng thích tham thiền.
Mokurai bảo: “Hãy đợi ít lâu. Con còn nhỏ lắm “. Nhưng chú bé quyết ý, vì thế cuối cùng Mokurai, phải làm vừa lòng chú.
Một buổi chiều, bé Toyo vào giờ riêng, đến cửa phòng tham thiền của Thầy. Chú đánh chuông báo hiệu sự có mặt của mình, chú cuối đầu đảnh lễ ba lần ngoài cửa rồi bước vào phòng im lặng, kính trọng ngồi xuống trước mặt thầy.
Mokurai hỏi: “Con nghe được âm thanh của hai bà tay vỗ vào nhau. Bây giờ con hãy chỉ cho thầy âm thanh của một bàn tay “.
Toyo cuối đầu bái chào thầy rồi về phòng riêng của chú để soi xét việc này. Từ trong cửa sổ của phòng chú, chú nghe tiếng nhạc của các geisha xa xa bên ngoài.
“A! ta có rồi “, chú reo lên.

Chiều hôm sau, Mokurai bảo chú minh giải âm thanh của một bàn tay. Toyo bắt đầu chơi nhạc của các geisha.
Mokurai bảo:
“Không, không. Cái đó không bao giờ đúng. Ðó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con chưa được chi cả “.
Nghĩ rằng như thế nên chấm dứt nhạc. Toyo dời chổ ở đến một nơi khác. Chu’ lại trầm tư:
“Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay? “Chợt chú nghe tiếng róc rách của nước chảy. Chú nghĩ:” Ta được rồi! “Khi Toyo gặp thầy, chú bắt chước tiếng róc rách của nước chảy.
Mokurai hỏi:” Cái gì thế? Ðó là tiếng nước chảy. Không phải âm thanh của một bàn tay. Hãy cố nữa “.
Vô ích.Toya trầm tư để lắng nghe âm thanh của một bàn tay. Chú nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.
Chú nghe tiếng kêu của chim cú. Âm thanh này cũng lại bị từ chối.
Âm thanh củ một bàn tay không phải là âm thanh của những con châu chấu.

Hơn mười lần Toyo viếng Mokurai với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không phải.
Gần một năm trời Toyo suy tư lung lắm về âm thanh của một bàn tay, có thể là cái gì.
Cuối cùng bé Toyo bước vào dự Thiền định thật sự và siêu việt qua tất cả mọi âm thanh. Sau đó chú giảng giải:
“Ta không còn sưu tập nữa vì ta đã đạt được âm thanh không âm thanh “.
Toyo đã chứng ngộ được âm thanh của một bàn tay.


Truyện thứ 14

Tim Tôi Bừng Cháy Như Lửa


Soyen Shaku, Thiền sư đầu tiên đến Mỹ châu nói:
“Tim tôi bừng cháy như lửa nhưng mắt tôi nguội lạnh như tro tàn “. Shaku đã tạo ra những qui luật sau đây để áp dụng suốt đời mình:
Buổi sáng trước khi mặc áo quần, hãy thắp hương và thiền định.
Hãy nghĩ vào những giờ nhất định. Hãy ăn vào những giờ nhất định. Hãy ăn đều độ và đừng bao giờ ăn đến mức thỏa mãn.
Hãy tiếp khách cùng một thái độ như khi ở một mình. Khi ở một mình hãy giữ y một thái độ như lúc tiếp khách.
Hãy giữ gìn lời nói và bất cứ nói điều gì phải làm theo lời nói.
Khi cơ hội đến đừng để nó qua mất, hãy luôn luôn nghĩ hai lần trước khi hành động.
Ðừng tiếc nuối quá khứ. Hãy nhìn về tương lai.
Hãy có thái độ không sợ hãi của một anh hùng và trái tim yêu của một trẻ thơ.
Lúc ngủ hãy ngủ như đã bước vào giấc ngủ cuối cùng. Lúc dậy, hãy tức kắc rời bỏ giường lại đằng sau như vứt bỏ một đôi giày cũ.


Truyện thứ 15

Tụng Kinh

Một nông dân mời một tu sĩ trường Tendai tụng kinh cho vợ ông đã chết. Sau khi tụng kinh xong, nông dân hỏi:
“Thầy có nghĩ rằng vợ tôi xứng đáng như thế này không?”.
Tu sĩ trả lời:
“Không những vợ ông mà tất cả những chúng sanh hữu tình cũng được lợi ích trong cuộc tụng kinh này “.
Nông dân hỏi:
“Nếu thầy bảo tất cả chúng sanh hữu tình đều được lợi ích, vợ tôi có lẽ rất yếu đuối, như vậy những kẽ khác sẽ tranh hết lợi của nàng, dành hết những công đức của nàng. Vậy hãy làm ơn tụng kinh riêng cho nàng thôi “.
Tu sĩ giảng giải rằng đó là ước vọng của một Phật tử dâng tặng những phước báu và muốn ban ân cho mọi sinh vật.
Nông dân kết luận:
“Ðó là một lời dạy hay nhưng sinh hãy trừ một điều. Tôi có một láng giềng nói năng thô bạo với tôi. Hãy loại trừ hắn ra khỏi tất cả những chúng sinh hữu tình đó đi “.


Truyện thứ 16

Cuộc Ðối Thoại Mặc Cả Chổ Ở

Bất cứ nhà sư lang thang nào cũng có thể được ở lại trong một ngôi đền Thiền miễn là ông ta thắng cuộc tranh luận về giáo lý Phật giáo với những người đang ở nơi đó. Nếu bại, phải đi nơi khác.
Có hai sư huynh đệ cùng đang sổng ở một ngôi đền ở miền Bắc nước Nhật. Sư huynh là một người học rộng nhưng sư đệ là một người ngu đần và chột mắt.
Một nhà sư lang thang đến hỏi xin ở trọ và đặc biệt thách họ tranh luận về giáo lý thượng thừa của Phật giáo. Ngày hôm đó, người sư huynh mệt quá vì học nhiều, bảo người sư đệ thay mình. Người sư huynh cẩn thận dặn trước:
“Hãy đến yêu cầu một cuộc đối thoại im lặng “.
Và nhà sư trẻ cùng ông sư lạ đến ngồi xuống trước bàn thờ Phật.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà sư lang thang đứng dậy đấn nói với người sư huynh:
“Sư đệ anh thật là một người bạn bạn kỳ diệu. Anh ta đã đánh bại tôi “. Người sư huynh bảo:

“Hãy kể tôi nghe cuộc đối thoại “.
Nhà sư lang thang giảng giải:
“Ðược. Ðầu tiên, tôi giơ một ngón tay, tượng trưng cho Ðức Phật, một người đã giác ngộ. Và anh ấy giơ lên hai ngón tay có nghĩa là Ðức Phật và giáo lý của ngài. Tôi giơ lên ba ngón tay, tiêu biểu Ðức Phật, giáo lý của Ngài và những người theo Ngài, sống một cuộc đời hòa hảo. Rồi anh ấy đưa nắm tay siết chặt đập vào mặt tôi, chứng tỏ rằng cả ba xuất phát từ một sự chứng ngộ. Thế là anh ấy đã thắng và tôi không có quyền ở lại đây.” Rồi nhà sư lang thang bỏ đi.
“Ông bạn ở đó đâu rồi? “, người sư đệ vừa chạy đến vừa hỏi.
Người sư huynh nói:
“Tôi biết sư đệ thắng cuộc tranh luận “.

Người sư đệ nói:
“Không có thắng. Tôi sẽ đánh hắn “.
Người sư huynh bảo:
“Hãy nói tôi nghe đề tài tranh luận “.
Người sư đệ trả lời:
“Tại sao, lúc hắn đưa lên một ngón tay, lăng nhục em bằng cách ám chỉ rằng em chỉ có một mắt. Vì hắn là người lạ, em nghĩ phải lịch sự một chút, vì thế em giơ lên hai ngón tay, khen ngợi hắn có đủ hai mắt. Rồi hắn vô lễ giơ lên ba ngón tay, bảo rằng giữa hắn và em chỉ có ba mắt. Vì thế, em nổi khùng lên và bắt đầu đấm hắn, nhưng hắn bỏ chạy và cuộc tranh luận chấm dứt “.


Truyện thứ 17

Hãy Mở Kho Tàng Của Riêng Anh

Daigu viếng đại sư Baso ở Trung Hoa, Baso hỏi:
"Anh tìm gì?”.
Daigu đáp:
“Giác ngộ “
Baso hỏi:
“Anh có một kho tàng của riêng anh. Tại sao anh đi tìm bên ngoài? “.
Daigu lại hỏi:
“Kho tàng của tôi ở đâu? “
Baso đáp:
“Cái gì anh nói là kho tàng của anh “.
Daigu giác ngộ! Từ đó về sau Daigu luôn luôn thúc giục bạn bè:
“Hãy mở kho tàng của riêng anh mà dùng “.


Truyện thứ 18

Danh Thiếp

Keichu, một Thiền sinh thời Minh Trị, là sư trưởng đền Tofuku, một tu viên ở Kyoto. Một hôm, thống đốc Kyoto viếng Keichu lần đầu tiên.
Một đệ tử đưa lên Keichu một danh thiếp của nhà cầm quyền, thiếp ghi:
“Kitagachi, Thống đốc Kyoto “.
Keichu bảo với người đệ tử:
“Ta không có việc gì với một con người như thế. Hãy bảo hắn ra khỏi nơi này “.
Người đệ tử hoànlại tấm thiếp với lời xin lỗi. Viên thống đốc nói:
“Ðây là lỗi của tôi “và với cây bút chì trong tay, ông xóa mấy chữ “Thống đốc Kyoto “Rồi bảo người đệ tử _ “Hãy hỏi lại thầy anh “.
Lần này thấy tấm danh thiếp, Keichu kêu lên:
"Ồ, Kitagaki đấy à? Ta muốn gặp người đó


Truyện thứ 19

Một Phân Thời Gian Ngàn Phân Ngọc

Một lãnh chúa yêu cầu Takuan, một Thiền sư vẽ cho ông làm cách nào để giết thời giờ.
Ông cảm thấy cuộc đời mình kéo dài lê thê trong việc theo dõi những công việc đều đều chán nản ở văn phòng và phải chết một chổ ở đó để nhận sự tôn kính của những người khác.
Takuan viết cho vị lãnh chúa tám chữ ( chữ Nho ):
“Ngày này không đến hai lần
Một phân thời khắc ngàn phân ngọc ngà
Ngày này không đến nữa đâu
Một giây thời khắc ngọc châu một nhà “.


Truyện thứ 20

Bàn Tay Của MoKuSen

Mokusen Hiki đang sống trong một ngôi đền ở tỉnh Tamba. Một trong những đệ tử của Mokusen phàn nàn về tính hà tiện của vợ anh ta.
Mokusen viếng vợ của người đệ tử và đưa ra trước mặt nàng cú nắm tay nắm chặt của ông.
Người đàn bà ngạc nhiên hỏi:
“Ngài muốn nói gì thế?”.
Mokusen hỏi:
“Giả sử cú tay ta luôn luôn thế này. Ngươi sẽ gọi nó là cái gì? “
Người đàn bà đáp:
“Dị dạng “.
Rồi Mokusen xòe thẳng bàn tay ra úp sát vào mặt nàng, hỏi:
“Giả như nó luôn luôn thế này. Là gì? “.
Người đàn bà đáp:
“Một thứ dị dạng khác “.
Mokusen kết thúc:
“Nếu ngươi hiểu nhiều, ngươi là một người vợ hiền “.
Rồi Mokusen bỏ đi.
Sau cuộc viếng của Mokusen, người vợ giúp chồng nàng trong việc chi tiêu cũng như việc để dành.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 259
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com