Chỉ mục bài viết |
---|
Góp Nhặt Cát Đá - Thạch Sa Tập |
Trang 2 |
Trang 3 |
Trang 4 |
Trang 5 |
Tất cả các trang |
Truyện thứ 21
Nụ Cười Trong Ðời MoKuGen
Mokugen không bao giờ biết cười cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời ông ở trên dương thế. Khi giờ ra đi ông đến, Mokugen nói với các đệ tử:
Các anh đã theo ta học tập hơn mười năm rồi. Bây giờ hãy bày tỏ cho ta biết sự tri giải chân thật của các anh về Thiền. Bất cứ anh nào diễn tả điều này rõ ràng nhất sẽ là người đắc đạo của ta và được phó chúc y bát này.
Các đệ tử nhìn khuôn mặt khắc khổ của Mokugen nhưng không ai dám lên tiếng.
Encho, một đệ tử theo học đã lâu, đến bên giường Mokugen, đẩy chén thuốc tới trước một chút. Ðây là câu trả lời của Encho.
Khuông mặt của Mokugen trở nên nghiêm trọng hơn, hỏi:
Ðó là tất cả sự hiểu biết của anh?
Encho bước tới đem chén thuốc trở lại.
Một nụ cười tươi đẹp làm tan vỡ những nét nghiêm nghị trên khuôn mặt của Mokugen.
Ông nói với Encho:
Mày, thằng lõi. Mày đã học với ta hơn mười năm mà chưa thấy toàn thân ta. Hãy lấy y bát của ta đi. Chúng thuộc về mày đó.
Truyện thứ 22
Mưa Hoa
Subhuti là một đệ tử của Phật. Ông có khả năng hiểu sâu xa tiềm thể của tánh không, lập trường này cho rằng không có gì hiện hữu trừ sự tương quan giữa chủ thể và khách thể.
Một hôm Subhuti đang ngồi dưới một gốc cây hoa, trong một tâm cảnh không cao độ. Hoa bắt đầu rơi quanh ông.
Rồi có tiếng thì thầm của các thần ở bên tai:
“Chúng tôi đang ca ngợi ngài về bài thuyết pháp tánh không của ngài “.
Subhuti đáp:
“Nhưng tôi không nói về tánh không “.
Tiếng thì thầm của các thần lại vang lên:
“Ngài không nói tính không, chúng tôi cũng không nghe tính không. Ðây là tính không chân thật “.
Và hoa tiếp tục rơi xuống Subhuti như mưa.
Truyện thứ 23
Tác Phẩm Của GiSho
Gisho được chấp nhận làm ni cô lúc mười tuổi. Gisho nhận sự giáo huấn như những chú tiểu khác. Khi được mười sáu tuổi, Gisho viếng từ Thiền sư này đến Thiền sư khác để học với họ.
Gisho lưu lại với Inzan ba năm, với Gukei sáu năm nhưng vẫn không đạt được giác ngộ.
Inzan chẳng phân biệt Gisho là người khác phái chi cả. Ông mắng nhiếc Gisho như mưa bão. Inzan đã tát Gisho để đánh thức bổn tánh của Gisho. Gisho ở lại với Inzan mười ba năm, và Gisho đã tìm được cái mình muốn tìm!
Ðể tôn vinh Gisho, Inzan viết một bài thơ:
Ni cô này đã theo học sự hướng dẫn của ta mười ba năm.
Buổi sáng cô ta xam xét một công án sâu xa nhất,
Buổi chiều cô ta dấn thân vào một công án khác.
Tetsuma, ni cô Trung Hoa, đã vượt qua tất cả trước Gisho,
Và kể từ Mujaka, không ai có chân tài như Gisho này.
Hẳn còn nhiều cửa nữa để Gisho vượt qua.
Gisho sẽ còn nhận nhiều cú đấm của bàn tay sắt ta.
Sau khi giác ngộ, Gisho đến tỉnh Banshi, bắt đầu sống trong một ngôi đền riêng và dạy hai trăm ni cô khác cho đến khi Gisho qua đời vào tháng tám một năm nọ.
Truyện thứ 24
Ngủ Ngày
Ðại sư Soyen Shaku qua đời lúc sáu mươi mốt tuổi. Soyen Shaku đã làm trọn việc đời mình. Soyen đã để lại một giáo lý vĩ đại, phong phú hơn rất nhiều giáo lý của hầu hết các Thiền sư khác. Các đệ tử Soyen hay ngủ ngày giữa mùa hè, trong khi Soyen bỏ qua điều này và chính mình không lãng phí một phút nào.
Vừa được mười hai tuổi, Soyen, đã học tư tưởng triết lý của trường phái Tendai. Vào một ngày mùa hạ khí trời rất oi bức, chú bé Soyen vãi chân ra ngủ trong khi thầy chú đi vắng.
Ba tiếng đồng hồ êm ả trôi qua, bổng dưng chú Soyen thức giấc, nghe tiếng chân thầy bước gần, nhưng quá trể rồi. Chú nằm ì ra đó, chắn ngang lối vào cửa.
“Xin lỗi con, xin lỗi con “, thầy chú thì thầm, và nhè nhẹ bước qua người chú như là một người khách đặc biệt. Sau vụ này, Soyen không bao giờ ngủ ngày nữa.
Truyện thứ 25
Ðúng Và Sai
Trong những tuần an cư để thiền định của Bankei, nhiều đệ tử khắp nơi trên đất Nhật đến theo học. Trong những cuộc tụ tập này, có một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Việc này được trình lên Bankei với lời yêu cầu là phải trục xuất tội phạm. Bankei làm ngơ vụ này.
Sau đó, người đệ tử này lại bị bắt trong một hành vi tương tự, và Bankei cũng bỏ qua luôn. Việc nà làm cho những người đệ tử nổi giận, họ làm tờ khiếu nại hành động xấu của kẽ ăn cắp, và tuyên bố rằng nếu không họ sẽ bỏ đi nơi khác.
Bankei đọc xong lời khiếu nại, ông gọi tất cả mọi người đến và nói với họ:
_ “Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc gì đúng, việc gì không đúng. Các anh có thể đến nơi nào khác để học nếu các anh muốn. Nhưng người anh em đáng thương này không biết phân biệt đúng sai. Nếu tôi không dạy thì ai dạy cho anh ta. tôi sẽ giữ người anh em này lại dù cho tất cả các anh em bỏ đi hết “.
Một suối nước mắt chảy xuống rửa sạch khuôn mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất.
Truyện thứ 26
Cỏ Và Cây Sẽ Giác Ngộ Thể Nào
Vào thời Kamakura, Shinkan học ở trường Tendai sáu năm, và học Thiền bảy năm ; rồi Shinkan sang Trung Hoa chiêm ngưỡng Thiền mười ba năm.
Khi trở về Nhật, nhiều người muốn viếng Shinkan và hỏi nhiều câu hỏi khó. Nhưng khi tiếp khách, thường hiếm khi Shinkan trả lời những câu hỏi của khách.
Một hôm, một Thiền sinh năm mươi tuổi đạo đến nói với Shinkan:
_ “Tôi đã học ở Tendai về tư tưởng khi tôi còn bé, nhưng có mộ điều tôi không thể hiểu được. Tendai dạy rằng cả đến cỏ cây cũng sẽ giác ngộ. Ðối với tôi điều này có vẻ kỳ lạ quá.”
Shinkan hỏi: “Bàn luận về cỏ cây sẽ giác ngộ thể nào có ích chi đâu? Vấn đề làm sao chính ông có thể giác ngộ được; ông có xét thấy điều này không?”
Người già lạnh lùng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều này.”
Shinkan kết thúc: “Rồi, hãy về nghĩ thử xem.”
Truyện thứ 27
Nghệ Sĩ Bần Tiện
Gessan là một nhà sư nghệ sĩ. Trước Gessan bắt đầu vẽ hay họa, Gessan luôn luôn bắt trả công trước và giá công Gessan rất cao. Gessan nổi tiếng là “Nghệ Sĩ Bần Tiện ”.
Một lần kia, một cô gesha nhờ Gessan họa. Gessan hỏi: “Cô có thể trả tôi bao nhiêu?”
Cô geisha đáp: “Bất cứ cái gì ông đòi, nhưng tôi thích ông làm việc trước mặt tôi.”
Như thế một hôm cô geisha mời Gessan đến. Nàng đang dọn tiệc cho chủ nàng.
Với cây cọ tốt Gessan vẽ tranh. Khi bức tranh vẽ xong, Gessan đòi một giá cao nhất trong đời ông.
Gessan nhận tiền công. Cô seisha quay lại nói với người chủ:
“Ông nghệ sĩ này chỉ có tiền là trên hết. Những bức họa của ông đẹp nhưng tâm hồn của ông bần tiện; tiền đã làm tâm hồn ông thành bùn. Ðược vẽ bằng một tâm hồn bẩn thiểu như thế, tác phẩm của ông không đáng đem trưng bày. Nó chỉ đáng giá bằng một cái áo lót của tôi thôi.”
Nàng cởi váy ra, xoay lưng lại bảo Gessan vẽ một bức khác về phần sau chiếc áo lót của nàng.
Gessan hỏi: “Cô trả tôi bao nhiêu?”
Cô gái đáp: “Ối, bất cứ giá nào! ”
Gessan kêu một giá rất thích thú, vẽ bức tranh theo cách thức đòi hỏi. Xong rồi, bỏ đi.
Sau này, người ta biết rằng Gessan có những lý do sau đây để cần tiền:
Nạn đói khốc liệt thường viếng tỉnh Gessan ở. Người giàu không giúp kẻ nghèo, vì thế Gessan có một ngôi nhà chứa bí mật, không ai biết, nơi đó Gessan chứa thóc, chuẩn bị chi những trận đói xảy ra.
Từ làng Gessan đến Thánh Ðiện Quốc Gia, con đường đi rất khó khăn và nhiều du khách khổ tâm khi phải đi qua đó. Gessan muốn làm một con đường tốt hơn.
Thầy Gessan qua đời, không biết Gessan muốn xay một ngôi đền, và Gessan muốn làm xong ngôi đền này cho thầy mình.
Sau khi hoàn thành ba ý muốn của mình, Gessan vất cọ và những vật dụng nghệ sĩ, rút lui vào núi ẩn tu, không bao giờ vẽ nữa.
Truyện thứ 28
Ông Phật Mũi Đen
Một ni cô cầu tìm giác ngộ, tạo một tượng Phật và bọc tượng bằng vàng lá. Bất cứ đi đâu cô cũng mang tượng Phật này theo.
Nhiều năm qua, vẫn cứ mang ông Phật vàng theo, ni cô đến sống trong một ngôi đền nhỏ ở vùng đồng quê, đền co nhiều tượng Phật, mỗi tượng đều có một bàn thờ đặc biệt.
Ni cô muống đốt hương trước ông Phật vàng của mình. Có ý không thích hương thơm bay lạc sang những ông Phật khác, cô tạo một đường hầm nhỏ để khói xuyên qua đó chỉ đến ông Phật của mình thôi. Khói xông lên làm đen chiếc mũi của ông Phật vàng, khiến nó xấu đi một cách đặc biệt.
Truyện thứ 29
MISO Chua
Dairyo là nhà sư nấu ăn ở tu viện của Bankei, quyết định sẽ chăm sóc chu đáo sức khỏe vị thầy già của mình và chỉ cho thầy ăn miso tươi, một thứ bột khuấy gồm có đậu tương trộn với gạo và men rượu thường lên men.
Bankei để ý thấy mình được ăn miso ngon hơn những đệ tử, hỏi: “Hôm nay ai nấu ăn? ”
Dairyo được gọi đến ra mắt Bankei. Bankei biết rằng theo tuổi tác và địa vị của mình thì phải ăn miso tươi. Vì thế Bankei nói với Dairyo: “Rồi anh xem, tôi sẽ không ăn chi cả. ” Nói xong, Bankei bước vào phòng đóng cửa lại.
Dairyo ngồi ngoài cửa phòng, xin thầy tha thứ. Bankei không trả lời. Dairyo ngồi ngoài cửa và Bankei ở trong phòng bảy ngày.
Cuối cùng thất vọng, một đệ tử gọi lớn với Bankei: “Có thể ông đúng đấy, ông thầy già ơi, nhưng tên đồ đệ trẻ này phải ăn. Hắn không thể tuyệt thực mãi được đâu!”
Lúc đó Bankei mở cửa, mỉm cười nói với Dairyo: “Ta nhất định ăn cùng món ăn ít nhất như các đệ tử của ta. Khi anh làm thầy, ta không muốn anh quên điều này.”
Truyện thứ 30
Người Cho Phải Cám Ơn
Vào thời Kamakura, khi Seisetsu là đại sư của đền Engaku, ông đòi một nơi rộng hơn vì nơi ông dạy đã quá chật vì đông người. Umezu, một thương gia ở thành phố Edo quyết định cúng năm trăm đồng tiền vàng ryo để xây dựng một trường học rộng rãi hơn. Umezu mang số tiền này đến Seisetsu.
Seisetsu nói: “Ðược rồi. Tôi sẽ nhận “.
Umezu biếu túi vàng cho Seisetsu nhưng Umezu không hài lòng thái độ của Seisetsu. Với ba ryo người ta có thể sống trọn một năm và ông thương gia không được Seisetsu cám ơn về việc tặng năm trăm đồng vàng này.
Umezu ám chỉ: “Trong túi đó là năm trăm ryo”.
Seisetsu đáp: “Ông đã nói với tôi rồi ”.
Umezu nói: “Mặc dù tôi là một thương gia giàu có nhưng năm trăm ryo là một món tiền lớn ”.
Seisetsu hỏi: “Ông muốn tôi cảm ơn ông?”.
Umezu đáp: “Vâng, phải vậy ”.
Seisetsu hỏi: “Sau lại tôi? Người cho phải cảm ơn chứ ”.