watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:46:2229/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 6 - Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 21-30 - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Tập 6 - Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 21-30
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 17

Chương 23b

Thiệu-Cực vâng lệnh Khai-Quốc vương, chàng gọi một số thuộc hạ dặn dò, rồi giả bộ rủ đám trẻ dạo chơi.
Sáng hôm sau. Trong đám trẻ, Thiệu-Cực, Thanh-Trúc lớn tuổi hơn hết. Hai người dẫn năm ông mãnh Đản, Mai, Lãm, Tông, Văn cùng Kim-Thành, Trường-Ninh dạo chơi khắp suối rừng vùng Lạng-châu.
Thiện-Lãm, Thuận-Tông trước đây đã được Mỹ-Linh cho ăn cỗ Trung-thu với Kim-Thành, Trường-Ninh. Tuy cả bốn tuổi chưa ai quá mười bẩy, nhưng trong lòng họ đã sớm nảy ra mối nhu tình nhẹ nhàng. Thế rồi từ đấy đến giờ, cả bốn không có dịp gặp nhau. Bây giờ họ được tự do truyện trò, hỏi còn gì hạnh phúc hơn?
Tôn Đản, Tự-Mai, có lần kể về mối tình chớm nở giữa Thiện-Lãm với Trường-Ninh; Thuận-Tông với Kim-Thành cho Thiệu-Cực, Thanh-Trúc nghe. Vì vậy Thiệu-Cực chia cho Thuận-Tông, Kim-Thành đi chung một voi. Thiện-Lãm, Trường-Ninh đi chung một voi. Bẩy người đi trên bốn voi.
Thiện-Lãm, Thuận-Tông gì mà không hiểu hảo ý của Thiệu-Cực. Cả hai nguyện thầm trong lòng:
- Hôm trước trong lòng chị Mỹ-Linh nở ra bông sen tươi hồng, ban cho mình ngồi ăn cỗ với Kim-Thành, Trường-Ninh. Bây giờ tới anh Thiệu-Cực. Mình đã niệm Nam mô Mỹ-Linh bồ tát. Bọn mình là những đứa trẻ rắn mặt thôn dã. Chỉ vì nhờ phụ huynh dạy kỹ lưỡng về chủ đạo tộc Việt, rồi gặp kỳ duyên, cùng nhau lo quốc sự. Bây giờ được gần công-chúa cao quý biết bao.
Bất giác nó đưa mắt nhìn Thiệu-Cực, trong lòng thấm niềm biết ơn sâu sa vô kể. Sáu mắt giao nhau. Thiệu-Cực như đọc được tâm tư hai đứa em. Chàng cười, nói bâng quơ:
- Anh hùng đâu quản xuất thân. Ông ngọai anh khởi đầu làm người chăn trâu cho chùa để kiếm miếng ăn.
Lãm, Tông kính cẩn:
- Đa tạ đại ca chỉ dạy.
Bàn về võ công, Thiệu-Cực không cao. Nhưng chàng là người tinh minh mẫn cán, thông minh tuyệt thế. Lại nữa, thay bố mẹ cầm đầu hệ thống tế tác Bắc-biên, nơi Tống, Việt xẩy ra cuộc tranh dành ảnh hưởng 207 khê động. Có thể nói, hôm nay khê động này còn trung thành với Việt. Hôm sau bừng mắt dậy, đã biến ra của Tống. Hoá cho nên chàng thành người cẩn thận, tinh tế vô cùng. Dù đi chơi, chàng cũng mang theo đàn chim ưng tuần tiễu trên trời, cùng cặp chó sói phòng gian nhân hãm hại.
Vừa đi trên voi, chàng vừa chỉ suối, đồi giảng giải cho các em nghe. Thỉnh thoảng chàng nhìn lên trời quan sát động tĩnh của đàn chim ưng bay tuần phòng. Chàng chỉ lên đỉnh ngọn núi cao chót vót:
- Các em hãy nhìn: Trước mặt chúng ta có ngọn núi Tản-viên. Núi này chưa từng ai lên nổi. Xung quanh núi Tản-viên có bốn ngọn núi chầu vào, đều mang tên núi vua Bà.
Trường-Ninh ngước mắt nhìn lên. Trước mặt nàng, một ngọn núi cao chót vót, hình dáng như cái bát úp. Đỉnh thóp lại, rồi phình ra, vượt lên cao, giống như trái bầu. Đỉnh núi, mây trắng che khuất, mờ mờ không nhìn rõ. Nàng hỏi Thiệu-Cực:
- Hồi còn bé, vương mẫu kể cho em nghe rằng: Đời vua Hùng thứ tám mươi tám, có công chúa Mỵ-Nương xinh đẹp vô cùng. Vua truyền võ lâm thiên hạ tới đấu võ tuyển phò mã. Cuối cùng có hai võ sư thắng khắp anh hùng. Một người làm nghề đốn củi. Một người làm nghề câu cá. Vua truyền hai người đấu với nhau. Đấu đến hơn nghìn hiệp, vẫn bất phân thắng bại. Vua sợ đấu nữa, ắt có một người chết, khiến đất nước mất một anh tài. Vua truyền ai mang lễ vật tới trước, vua gả công chúa cho.
Nghe truyện ngồ ngộ, Thuận-Tông hỏi:
- Lễ vua đòi gồm những gì?
- Một đôi voi trắng, một đôi cá sấu lớn. Mười con ngựa câu lông đỏ, mười con rùa to. Năm hũ rượu, phải là thứ rượu có tăm bốc lên.
- Vua cũng công bằng đấy chứ? Ngài đòi vừa thú rừng vừa hải sản, cho ông câu, ông tiều có dịp thi thố tài năng. Thế ai đem lễ tới trước?
- Ông tiều! Chỉ mấy ngày sau, ông tiều nộp đủ lễ số. Vua truyền gả Công-chúa cho. Ông tiều mang Công-chúa lên núi Tản-viên hưởng thanh phúc. Khi ông ngư kiếm đủ lễ vật đem tới, đã trễ mười ngày. Ông ngư nổi giận, đi thuyền dọc sông tới đây tìm ông tiều. Hai bên đại chiến hơn tháng. Ông tiều dẫn Công-chúa lên đỉnh núi ở. Từ đấy về sau, mỗi năm, mùa nước lớn, ông ngư tìm ông tiều trả hận. Vì vậy dân chúng đồn ông ngư dâng nước lên đánh ông tiều, làm dân chúng bị lụt.
Thuận-Tông hỏi tiếp:
- Thế ông ngư, ông tiều tên gì?
- Không ai biết. Vì ông ngư ở dưới sông, dân chúng đặt cho ông tên Thủy-Tinh. Ông tiều ở núi, được đặt tên Sơn-Tinh. Ông Thủy-Tinh ra sao, không ai rõ. Còn ông Sơn-Tinh thu đệ tử lập ra phái Tản-viên.
Lê Văn nhìn lên núi, nó chau mày lại hỏi Thiệu-Cực:
- Đỉnh núi thắt thế kia, bố ai lên cho được. Làm cách nào cụ Sơn-Tinh đưa Công-chúa tới đỉnh nổi? Không lẽ cụ biết bay?
Thiệu-Cực nháy mắt cười:
- Có nhiều đường lên theo hang bí mật. Hang xuyên trong lòng núi lên đỉnh. Xưa kia, chỉ chưởng môn phải Tản-Viên mới biết hết những hang, đường mà thôi. Sau núi bị Đỗ Xích-Thập mưu chiếm ngụ. Chưởng môn Đặng Đại-Khê chống trả biết bao lần. Từ khi mạ mạ về đây, ông trao múi cho mạ mạ. Mạ mạ phái đạo quân hơn trăm con hổ canh giữ, Xích-Thập mới bỏ ý định chiếm. Từ sau đại hội Thăng-long, Xích-Thập qui phục anh Thiệu-Thái. Mạ mạ truyền trả núi lại cho phái Tản-viên. Bảo-Hoà làm chưởng môn, nhưng vì quốc sự, trao cho Đào Nhị, Đào Tam-Bách trông coi.
Trường-Ninh đề nghị:
- Anh Thiệu-Cực à! Anh dẫn bọn em lên núi lễ thánh Tản-viên đi.
Trường-Ninh vốn dịu dàng, lời nói của nàng ngọt ngào nhu mì, ai nghe cũng phải động lòng. Thiệu-Cực gật đầu:
- Ừ, anh sẽ đưa các em lên lễ tổ sư phái Tản-viên. Nhất là Thiện-Lãm. Chú được đạo sư Nùng-Sơn tử thu làm đồ đệ, chú đã lên tổng đàn bái tổ lần nào chưa?
- Có, sư phụ dẫn em lên hai lần tất cả. Người nói, có nhiều đường lên lắm. Tất cả đều phải thông qua hang đá rất hiểm trở. Tản-viên là nơi chôn cất kho tàng Âu-Việt, vì vậy, những con đường này đều có cạm bẫy. Không được người trong phái dẫn lên, e bị đá đè chết.
Nó nhấn mạnh:
- Sư phụ nói: Người ngoài muốn lên lễ thánh Tản phải xin phép. Chị Bảo-Hòa đang cùng anh Thông-Mai bận quốc sự vắng nhà. Trên đỉnh do anh em họ Đào thay thế chưởng quản. Tuy anh là anh chị Bảo-Hòa, song em nghĩ, anh cũng nên viết thư sai chim ưng đem lên xin phép cho phải đạo.
Cả bọn ngửa mặt nhìn lên. Đỉnh núi ẩn hiện trong làn mây trắng. Thiệu-Cực viết mấy chữ vào tờ giấy, bỏ vào ống tre dưới chân chim ưng, rồi sai đi. Đôi chim ưng tung cánh biến vào đám mây trắng trên bầu trời xanh.
Chợt nhớ ra điều gì, Tự-Mai hỏi Lê Văn:
- Này chú mười. Hôm trước bố anh nói, dường như tháng này Đại-Việt ngũ long họp nhau trên Tản-lĩnh bàn việc đào kho tàng. Chú có nghe bác nói họp ngày nào không?
- Không! Từ sau đại hội Thăng-long, bố bảo việc đất nước bố trao cho anh cả, việc nhà giao cho anh Hoàng Giang. Còn em, em lớn rồi, bố không cần quản chế nữa. Bố dắt bà Huệ-Phương ngao du tứ phương, trị bệnh cho thiên hạ. Em đâu có gần mà nghe bố nói?
Thiệu-Cực nhớ ra điều gì, chàng hỏi Tự-Mai:
- À anh quên hỏi, cuộc thi võ của triều đình vừa rồi, những ai trúng cách. Họ được bổ vào chức vụ gì?
- Trước khi thi, bố em đề nghị rằng: Thi cử là gì? Là giúp cho nhân tài thôn dã, núi rừng có dịp xuất hiện, góp công bảo vệ đất nước. Vì vậy phàm đệ tử danh môn, tài đương nhiên có. Khi đất nước hữu sự, bổn phận phải cầm gươm, vì vậy không nên dự thi. Thành ra những người trúng tuyển, toàn khuôn mặt mới không à. Đa số họ thuộc Lạc-long giáo.
Thuận-Tông sướng quá reo:
- Ý kiến Trần sư bá thực tuyệt. Như bọn anh em mình, chả cần thi cử, cũng chẳng cần chức tước. Ấy vậy mà nước có sự, e bọn mình đứng lên trước.
Kim-Thành đưa mắt nhìn Thuận-Tông:
- Tông này, nước chưa có sự, mà chúng mình đã phải làm rồi. Đạo lý tộc Việt mình hay đấy
chứ.
- Thế võ công những người trúng cách có khá không?
Thiệu-Cực vỗ vai Lê Văn hỏi. Lê Văn xịu mặt xuống:
- Sau đại hội Lộc-hà, em với Tự-Mai phải theo linh cữu mẫu thân về quê, nên không được chứng kiến. Kim-Thành, Trường-Ninh chắc biết rõ hơn.
Thấy nét mặt Tự-Mai, Lê Văn buồn man mác, Trường-Ninh quên mất việc nam nữ thụ thụ bất tương thân. Nàng cầm tay hai người:
- Các anh buồn mà chi. Mỗi người trong chúng ta sinh ra vốn đã có cái nghiệp quả từ muôn vàn kiếp trước kết lại. Hai bác qua đời tuy thảm thiết. Thế nhưng còn hơn sống. Chúng mình sống chưa chắc đã sướng hơn người chết.
Thấy vẻ buồn chưa dứt hẳn trên mặt hai người. Nàng nói lảng:
- Để em thuật cho các anh nghe về cuộc tuyển võ.
Thanh-Trúc hiểu ý Trường-Ninh, nàng xen vào:
- Ừ, hôm ấy Kim-Thành, Trường-Ninh đứng hầu bên Hoàng-thượng, ắt biết hết chi tiết. Kim-Thành thuật đi.
Kim-Thành khoan thai kể:
- Kỳ này giám khảo không giống các kỳ trước. Theo như luật định, giám khảo có ba người. Một là do Quốc-sư đề cử. Hai là do Thái-úy tổng đốc binh mã đề cử. Ba là do môn phái đứng tổ chức đề cử, tức phái Mê-Linh. Năm nay chính ông nội xin cải tổ. Ông nội cho rằng cần có những võ lâm tộc Việt làm giáo khảo. Vì những vị đó mới hiểu dân tình, binh tình. Ông nội nhờ Đại-Việt ngũ long cử giám khảo.
Tự-Mai tán thành:
- Có ra ngoài mới biết dân tình. Thế Đại-Việt ngũ long cử ai?
- Các ngài họp, rồi mời Đoàn vương-gia nước Đại-lý làm chánh chủ khảo. Phó chủ khảo có ba vị. Chấm về nội lực, cụ Sử Anh được mời vào chức vụ này. Một vị chấm về chiêu số, Hoàng-thúc Rát Ta Na phái Tha-nôm được mời. Một vị hỏi về võ đạo, chủ đạo tộc Việt. Đến đây Đại-Việt ngũ long bất đồng ý kiến.
Thiện-Lãm kinh ngạc:
- Ủa, tôi nghe từ sau đại hội Lộc-hà, Ngũ-long nhất nhất thuận nhau lắm kia mà?
Trường-Ninh cười rất tươi, ánh mắt nàng như sương mờ đẹp vô cùng:
- Nguyên do, bốn vị đề cử một người. Hồng-Sơn đại phu lại không chống, cũng không thuận.
Thiệu-Cực hỏi:
- Lê sư bá có nêu lý do tại sao không?
Trường-Ninh mỉm cười rung đôi vai gầy:
- Vì người được đề cử là bà Lâm Huệ-Phương.
- À thì ra thế!
Tự-Mai đã quên đi chốc lát thảm cảnh mẹ chết, nó buột miệng: Tôi nghĩ võ đạo, chủ đạo tộc Việt của bà đến sư bá Hồng-Sơn với bố tôi cũng không theo kịp.
Trường-Ninh tiếp:
- Số tuyển sinh dự trù một trăm. Thí sinh trước do các đại môn phái đề cử. Ngoài ra dành hai mươi chỗ cho thí sinh tự do. Những thí sinh này phải dự cuộc sơ tuyển ở bộ binh. Sau bà Huệ-Phương tâu rằng: Lệ thí vốn ban bố trước đại hội Lộc-hà. Trong lệ cấm một số người không được dự vì phạm tội. Nay ông nội mới ban lệnh ân xá trong đại hội Lộc-hà, vì vậy cho ghi danh lại. Ai cũng được dự thi hết.
Nàng nhìn Lê Văn rồi tiếp:
- Bà còn nêu lý do: Trước, ông nội tuy làm vua, chỉ được thiên hạ quy phục chưa quá một nửa. Vì một nửa còn hướng về họ Lê, họ Đinh, về Hồng-thiết giáo. Nay tất cả đều một lòng. Vì vậy xin nâng số tuyển lên thành trăm rưởi. Ông nội đồng ý tăng lên ba trăm. Lê-Văn nghĩ sao?
- Còn sao nữa? Như vậy nhân tài thảo dã đều không bỏ phí cuộc đời với cỏ cây. Thuận-Thiên hoàng-đế thua bố tôi về võ công, về y học. Nhưng về việc trị dân, ngài bỏ xa bố tôi đã đành. Tôi e vua Trưng sống lại cũng phải khen ngợi.
Kim-Thành tiếp:
- Sau khi tuyển xong. Những người trúng cách được đưa đến lễ tạ Quốc-tổ, Quốc-mẫu, rồi đến điện Càn-nguyên bái yết ông nội. Ông nội ban mũ áo, vàng bạc, rồi ban yến. Sau đó họ phải đến lễ ở đền thờ vua Trưng, Bắc-bình vương. Cuối cùng họ được nghỉ về quê tế cáo tổ tiên, tạ ơn sư phụ, bố mẹ, trong một tháng. Lệnh binh-bộ ban ra, sau một tháng, họ phải tụ về điện Giảng-võ học phép hành binh, bố trận, cùng luật lệ, rồi mới tùy theo tài bổ dụng.
Lê Văn suýt xoa:
- Từ khi dựng nước đến giờ, nay mới có thể lệ thi cử hay như vậy. Xét cho cùng, sở dĩ Thuận-Thiên hoàng-đế thành công, chẳng qua ngài có đức, biết trọng ý kiến người hiền, nhất là biết lấy chủ đạo tộc Việt làm căn bản.
Thiện-Lãm hỏi:
- Chú mười à! Chú được sư bá dạy thực kỹ, chú nắm vững đạo lý dân tộc. Chú giảng cho bọn này nguyên lý mà chú khen Thuận-Thiên hoàng đế biết giữ chủ đạo tộc Việt đi.
Lê Văn sửa quần áo ngay ngắn lại rồi trịnh trọng nói:
- Bên Tống, lấy Nho làm chủ đạo. Vua với đại thần là tất cả. Vua ban chỉ, đại thần cúi đầu tuân theo. Đại thần tâu gì, vua không thích cứ thẳng tay gạt bỏ. Một vài đại thần triều Lý cũng chủ trương theo Tống. Thuận-Thiên hoàng-đế không thế, ngài lắng nghe mọi giới phát biểu ý kiến. Nào các thiền sư Tiêu-sơn. Nào võ lâm thiên hạ. Nào quan trấn ở biên cương. Cho chí đến một người phụ nữ trẻ như dưỡng mẫu tôi. Đúng như Thiên-địa kinh của tộc Việt chép: "...Làm vua không phải ngồi trên đầu trăm họ. Không phải để ban phúc giáng họa khắp dân. Khi ngồi vào ngôi vua, việc đầu tiên, lắng tai nghe người hiền. Rồi sao cho trăm họ yên vui hạnh phúc...".
Nó ngừng lại cho mọi người theo kịp, rồi tiếp:
- Sau khi trúng tuyển, các thí sinh phải đến lễ tiến trình ở đền thờ Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Việc này có nghĩa: Từ nay các người không còn là dân dã nữa. Các người là của quốc dân, phải gánh vác trọng trách sơn hà. Về việc về quê bái yết sư phụ, tạ ơn tổ tiên, phụ mẫu, mục đích khuyến khích hương đảng thi nhau dạy dỗ con em, để được hưởng vinh hạnh.
Thiệu-Cực hỏi Kim-Thành:
- Anh có thấy một số người đỗ đạt gốc Bắc-biên vinh qui. Dân trong khê động nghe tin con em mình trúng cách. Họ góp tiền làm tiệc linh đình lắm. Có khê động hai bố con dự thi. Bố đậu thấp, con đậu cao mới vui. Thế trong cuộc thi có truyện vui buồn gì không?
- Nhiều lắm. Có ba tường hợp gái giả trai, sau khi trúng tuyển, bà Huệ-Phương mật tâu với ông. Ông không trị tội, mà bổ làm quan dạy ở Quốc-tử giám cùng cung nữ học tập. Lại có nhiều người Khê-động không biết nói tiếng Việt, họ nói tiếng Thái, tiếng Mường, tiếng Mèo, tiếng Ra-đê. Bà Huệ-Phương phải nhờ cô hai kiếm người thông dịch. Ông nội thích mấy thí sinh này lắm. Người đậu đã đành, người không đậu cũng được bổ làm quan.
Chờ mãi không thấy hai chim ưng trở về. Tự-Mai hỏi Thiệu-Cực:
- Anh thử sai chim ưng lên dò thám xem. Biết đâu trên ấy chẳng có bọn khác đến ở? Em nghi bọn Hoa-sơn đến bái kiến ắt có dã tâm.
- Tại sao?
- Vì như anh trình bầy, trong kỳ tranh tài động chủ, có Khúc Chẩn, Triệu Tiết thuộc phái Hoa-sơn. Vì vậy bọn Hoa-sơn đi dọn đường trước chăng?
Thiệu-Cực gật đầu:
- Tự-Mai tinh tế hơn anh.
Chàng hú hột hồi dài. Mười con chim ưng đang bay trên trời từ từ đáp xuống các ngọn cây xung quanh. Thiệu-Cực huýt sáo, chỉ trỏ một lát. Năm chim ưng cất cánh bay bổng lên làn mây. Còn năm con bay lượn tuần phòng.
Kim-Thành hỏi:
- Anh đã lên đỉnh núi bao giờ chưa?
- Chưa! Vì đỉnh núi thuộc tổng đàn phái Tản-viên. Luật phái này cấm không cho người ngoài lên đó. Chỉ đệ tử mới có quyền lên. Cho nên dù gan bằng trời anh cũng không dám tò mò.
Chờ một lát không thấy năm chim ưng trở lại. Tôn Đản nhắc Thiệu-Cực:
- Anh Cực! Từ đây lên đến đỉnh núi tuy cao thực. Song không lẽ chim ưng bay lâu như vậy?
Thiệu-Cực cũng sốt ruột, chàng lại sai hai chim ưng nữa bay lên. Không phải đợi lâu. Hai con ưng bay xuống. Chúng kêu lên những tiếng dài, thê lương. Thiệu-Cực kinh hãi nói:
- Như vậy năm chim ưng trước lành ít, dữ nhiều.
Chàng cầm tù và rúc lên ba hồi dài. Lát sau, một đàn hơn trăm chim ưng bay đến. Chàng chỉ trỏ lên núi nói với chúng. Chúng cùng cất cánh bay lên cao tuyệt mù.
Thanh-Trúc giải thích:
- Anh Cực sai cả đoàn chim ưng lên cứu viện toán trước đấy.
Ước khoảng ăn xong bữa cơm, đàn chim ưng bay trở xuống với những con bị mất tích lúc đầu. Chúng kêu lên nhiều tiếng khẩn cấp.
Tự-Mai đề nghị:
- Anh Cực à! Em nghĩ trên núi có cái gì kỳ quái. Chúng ta phải lên dò thám cho biết rõ tình hình.
Thiệu-Cực đề nghị:
- Ở đây võ công Tự-Mai, Tôn Đản với Lê Văn cao nhất. Ba người theo anh leo núi. Còn các em ở lại với Thanh-Trúc.
Tôn Đản đã từng đi ra ngoài, nhiều kinh nghiệm. Nó đề nghị:
- Có lẽ tất cả trở về nhà trước, báo cho anh cả biết rõ việc chúng mình làm thì hay hơn.
Thanh-Trúc tán thành:
- Đúng vậy.
Thiệu-Cực chỉ vào ngọn suối đang chảy từ trên đỉnh xuống:
- Chúng ta leo theo ngọn suối mà lên núi.
Tự-Mai, Lê Văn xuất thân võ học danh gia, được huấn luyện cực kỳ chu đáo. Vì vậy bản lĩnh cao thâm không kém gì một cao thủ. Còn Thiệu-Cực, tuy có luyện tập, nhưng bản lĩnh không làm bao. Tôn Đản đã ở trong động Xuân-đài với Lý Long, Tự-Mai, được học di thư chân truyền. Nhưng thời gian luyện tập chưa có, thành ra bản lĩnh cũng chưa tới chỗ siêu việt.
Bốn người leo núi thoăn thoắt. Thiệu-Cực tuy chưa lên đỉnh Tản-viên bao giờ. Song nghiên cứu bản đồ rất kỹ, nên chàng dẫn đầu cả bọn. Vừa leo, chàng vừa quan sát mấy con chim ưng tuần tiễu, để phòng bị ám toán.
Leo được nửa chừng, Thiệu-Cực bắt đầu thở dốc. Tôn Đản, Tự-Mai, Lê Văn phải ngừng lại chờ. Tự-Mai hỏi:
- Anh Cực này. Đường chúng mình leo là đường tắt. Dường như còn đường chính lên nữa phải không?
Thiệu-Cực vừa thở vừa đáp:
- Đúng vậy. Đường chính có thể dùng trâu, voi lên được, nhưng ngoằn ngèo khúc khủy quanh co, xa lắm. Tuy vậy tới chỗ phình ra, cũng phải theo đường hang. Đường chúng ta lên này, lát nữa có hang ngầm tới đỉnh, ít người biết. Ngay cả hồi Đỗ Xích-Thập trấn tại đây y cũng chẳng tường. Cửa hang bị lấp đá kín, chỉ để hở một lỗ nhỏ thông hơi. Ta phải khuân đá, mở cửa hầm, mới ra được.
Thình lình chim ưng dẫn đường kêu ré lên, rồi đâm bổ vào hốc đá trước mặt. Thiệu-Cực nói
nhỏ:
- Coi chừng trước mặt có người. Không biết tiều phu, hay đệ tử phái Tản-viên.
Tự-Mai tung mình lên phía trước. Một hình ảnh làm nó mở to mắt ra: Trên cành cây mọc ngang, treo lủng lẳng một người đàn bà. Nó gọi Lê-Văn:
- Văn đệ, lên đây mau. Mau, mau, mau.
Tiếng mau cuối cùng vừa dứt thì Lê Văn đã lên tới nơi. Nó rút kiếm đưa một nhát, dây dứt, thiếu phụ rơi xuống. Nó dùng tay trái đỡ lấy nạn nhân, rồi đặt xuống bãi cỏ bằng phẳng. Không tỵ hiềm nam nữ, tay phải nó để lên ngực nạn nhân, tay trái bắt mạch.
Thiệu-Cực hỏi:
- Có hy vọng gì không?
- Người còn nóng, nhưng mạch hết nhảy rồi. Để em dùng kim châm cứu xem... may chăng.
Nó mở bọc lấy cái hộp bằng bạc ra. Trong hộp đầy kim. Nó cầm lấy một cây rồi bảo Tự-Mai:
- Công lực Tự-Mai cao, hãy để tay lên huyệt Đản-trung rồi dồn chân khí vào.
Tự-Mai vận khí, xòe bàn tay rồi để lên huyệt Đản-trung nạn nhân. Nó dồn chân khí ra. Trong khi đó Lê Văn châm vào huyệt Nhân-trung thiếu phụ. Thiếu phụ mở mắt, rồi bật lên tiếng khóc. Máu theo tiếng khóc tràn ra mũi, miệng.
Tự-Mai nhận ra thiếu phụ, nó nói với Thiệu-Cực:
- Anh Cú rừng! Bà này người trang Thiên-trường nhà em. Chị ta là con của thầy lang Trần Tấn-Cang và con điếm già Anh-Tần.
Lời nói của Tự-Mai làm Thiệu-Cực suy nghĩ:
- Từ Thiên-trường lên đây đường xa diệu vợi, thân gái dặm trường mà bà dám ra đi là một điều đáng chú ý. Hai là tại sao bà ta lại leo lên sườn núi này mà treo cổ tự tử?
Lê Văn dùng châm cứu trị cho nạn nhân, lát sau máu đã ngừng chảy. Nó để bà ngồi tựa lưng vào tảng đá. Thiếu phụ gọi Tự-Mai:
- Trần công tử! Người cũng có ở đây sao?
- Tôi cũng đang muốn hỏi lại cô câu này: Tại sao cô lại tự ải?
Hai giòng lệ thiếu phụ tuôn dài trên má. Bà ta móc trong bọc ra bức thư trao cho Tự-Mai:
- Tôi không muốn sống nữa, mà dù có muốn sống cũng không nổi. Vì tôi đã bị bọn Hồng-thiết giáo hạ độc. Trần công tử! Đây là thư tuyệt mệnh của tôi, nhờ công tử mang về trao cho bố tôi. Như vậy, sau khi chết tôi mới yên tâm.
Tự-Mai tiếp lấy thư bỏ vào túi. Nó định hỏi mấy câu, thì thình lình thiếu phụ rút trong bọc ra con dao, tự đâm vào ngực. Lê Văn, Tự-Mai tuy võ công cao, nhưng bà ta ra tay đột ngột. Cả hai đều chỉ biết kêu lên tiếng ngăn cản:
- Không nên.
Nhưng đã trễ. Lê Văn chạy lại bắt mạch. Nó lắc đầu:
- Dao đâm trúng tim. Lần này bà ta chết rồi.
Thiệu-Cực bảo Tự-Mai:
- Em lấy thư tuyệt mệnh đọc lên xem tại sao bà ta lại cố đi tìm cái chết.
Tự-Mai trao thư cho Lê Văn. Lê Văn đọc:
Kính đệ thư này lên phụ thân là Trần y sư, trang Thiên-trường.
Lê Văn đọc tiếp:
Bố ơi, khi bố nhận được thư này thì con đã chết từ lâu rồi. Con chết ở trên sườn núi Tản-lĩnh vùng Bắc-cương.
Con sinh ra làm con một danh y, lòng dạ nhân từ, như vậy thực còn gì sung sướng bằng. Nhưng tại sao mẹ con không phải là một người bình thường? Tại sao mẹ con lại đi làm những chuyện điếm nhục cho bố, cho ông bà ngoại, cho tổ tiên?
Khi con mới có trí khôn, thì mẹ bỏ bố, bỏ anh chị em con để theo Hồng-thiết giáo, rồi lại lập hội giao hoan tập thể, tự hiến thân làm điếm thí cho thiên hạ. Thế mà khi con lấy chồng, bố vẫn khuyên con, mỗi tháng đôi lần dẫn chồng đến thăm mẹ. Con tuân lời bố. Bố có biết đâu nỗi đau khổ đứt ruột cho con, mỗi khi đến thăm mẹ không? Trong nhà mẹ lúc nào cũng đầy bọn trốn chúa lộn chồng quần tụ nhau nói truyện dâm đãng kinh tởm.
Con có đưa lời khuyên can mẹ. Không những mẹ không nghe, mà còn khuyên con nhập hội Vu-sơn, hành dâm tập thể.
Gần đây, con thấy mẹ hay đến nhà con trong những lần con đi vắng. Một vài lần không sao, sau gần như thành lệ. Vì vậy con phải tìm hiểu cho ra lẽ. Một lần con giả đi xa, rồi quay trở về ẩn ở trong vườn. Quả nhiên chỉ lát sau, mẹ đến. Chồng con đón mẹ, rồi đóng kín cửa lại. Chờ một lát không thấy mẹ ra, con theo lối bếp vào nhà, thì... hỡi ôi! Mẹ với chồng con trần truồng, đang hành dâm trên giường. Kinh tởm qúa, con hét lên: "Mẹ ơi ! Kinh tởm, kinh tởm".
Chồng con nghe tiếng hét, hơi có vẻ luống cuống. Nhưng mẹ con vòng tay ra ôm chặt lấy nó rồi nói: Kệ , việc ta ta cứ làm.
Rồi hai người tiếp tục hành dâm. Con ngồi chết lặng trước cảnh đó. Bố ơi, không biết bố có tưởng tượng nỗi cái đau đớn của con khi ấy không bố. Mãn cuộc, mẹ xỉa xói vào mặt con mà chửi bới rằng con theo bố, tin những gì thằng Thích, thằng Khổng, thằng Mạnh nói.
Sau hôm ấy chồng con với mẹ biến mất. Con dò hỏi được biết mẹ với chồng con lên Bắc-cương. Con quyết định lấy cái chết để thức tỉnh hai người. Con dự định sẽ dùng dao đâm vào ngực chết trước mặt mẹ để mẹ hồi tâm. Không quản đường đất xa xôi, con lên đường đi Bắc-cương. Thực không uổng công, con đã gặp mẹ giữa lúc mẹ đang hành dâm với một tên Hồng-thiết giáo Tây-vực lông lá như vượn.
Một bọn khác ngồi xung quanh vừa xem vừa uống rượu. Con nhìn cảnh tượng mà kinh khiếp trong lòng, rồi không giữ được, con bỏ chạy.
Bọn Hồng-thiết giáo Tây-vực đuổi theo, bắt được con. Mẹ không một lời can ngăn chúng thì chớ, lại còn khuyên con nên tình nguyện làm cây thuốc cho chúng. Suốt đêm hôm ấy con bị bốn tên mọi lông lá hãm hiếp đến ngất đi. Khi con tỉnh dậy thì mẹ với bọn chúng đã đi mất. Biết rằng con có tự tử trước mặt một bà mẹ dâm dãng hơn thú vật để mong tìm lấy cái hồi tâm cũng vô ích. Con đành viết thư này cho bố, rồi mượn dây lưng tự kết liễu đời mình.
Con biết chết như thế này là bất hiếu với bố. Nhưng bố ơi, dù con có sống cũng thành điên khùng, càng làm cho bố thêm đau lòng mà thôi. Con mong bố hãy tha hết tội lỗi cho con...»Thiệu-Cực nghiến răng:
- Con điếm già Anh-Tần chắc chỉ luẩn quẩn quanh Bắc-cương này chứ không xa đâu. Việc ở đây xong, hai em sẽ cùng anh bắt nó đem cho voi dày, ngựa xé để răn chúng.
Ba người lấy củi chất thành đống, để xác nạn nhân lên, rồi châm lửa đốt. Phút chốc lửa chảy đỏ rực. Tự-Mai lẩm nhẩm đọc kinh vãnh sinh.
Ba người tiếp tục leo núi. Leo được quãng nữa. Bỗng có tiếng quát:
- Ba đứa trẻ kia, đứng lại.
Hai người từ sau mỏm đá, tay cầm vũ khí bước ra. Một người béo tròn. Một người hình dạng kỳ dị: Râu tóc đỏ hoe, mũi cao, mắt xanh to. Cả hai chặn mất lối đi.
Thiệu-Cực hỏi:
- Phải chăng hai vị thuộc phái Tản-viên?
Người to béo lắc đầu:
- Không phải! Ta là đạo trưởng Thiên-trường thuộc Hồng-thiết giáo Đại-Việt. Họ Vũ tên Huy.
Y chỉ vào người dị hình:
- Vị đại huynh đây đại danh Ma-Lăng thuộc Hồng-thiết giáo Tây-vực. Chúng ta được lệnh trấn đây, không cho bất cứ ai lên núi.
Tự-Mai kinh ngạc:
- Dường như các vị chưa biết thay đổi lớn trong quý giáo thì phải. Nhật-Hồ giáo chủ ngộ đạo, đi tu rồi. Hồng-thiết giáo đổi tên thành Lạc-long giáo, do tân giáo chủ Thân Thiệu-Thái thống lĩnh.
Vũ Huy cười nhạt:
- Chú bé chỉ biết một mà không biết hai. Truyện mới xẩy ra đây. Giáo chủ Hồng-thiết giáo Tây-thiên cử Ngũ-sứ sang Đông-phương kinh lược. Lão nhân gia cách chức tên Thiệu-Thái, phong đệ tử người là Trần Đông-Thiên làm giáo chủ. Tân giáo chủ giá lâm Tản-lĩnh. Người truyền chúng ta trấn nơi này.
Cả bọn kinh hoàng đưa mắt nhìn nhau. Thiệu-Cực không hiểu những gì xẩy ra. Tuy vậy, chàng cũng nói:
- Truyện quý giáo, bản chức không biết. Bản chức hiện là mệnh quan triều đình Bắc-biên lĩnh Khu-mật viện sứ. Bản chức tuần phòng lãnh thổ qua đây. Các người phải tránh đường mau.
Vũ Huy nói một tràng tiếng ộp ệp với Ma-Lăng. Ma-Lăng cũng đáp lại một tràng tiếng ốp ệp. Vũ Huy khoa đao lên:
- Vị nhân huynh này nói: Người chỉ biết lệnh trên, chứ không biết gì tới Bắc-biên. Các người không lui thì đừng trách chúng ta tàn độc.
Ma-Lăng, Vũ Huy cùng vần viên đá lớn. Viên đá lăn xuống với tốc độ kinh khủng. Bốn người vọt mình lên tránh khỏi. Thiệu-Cực ra lệnh:
- Kiềm chế chúng.
Tự-Mai tung mình lên cao. Nhấp nhô mấy cái, nó đã đến bên Vũ Huy. Vũ Huy vung đao chém nó. Nó vung tay, kẹp sống đao cứng ngắt. Vũ-Huy hết sức gỡ ra. Nhưng đao như đóng vào cột không nhúc nhích.
Ma-Lăng cầm búa sắt bổ vào đầu Tự-Mai. Lê Văn rút kiếm gạt búa. Choảng một tiếng, búa văng lên không. Người Ma-Lăng ngã ngửa về sau, đầu va vào tảng đá đến bốp một cái. Nó dí kiếm vào cổ y, nhưng không thấy y động đậy. Nó nhìn lại: Đầu y vỡ đôi, máu tuôn xối xả. Y chết rồi.
Tự-Mai đoạt đao của Vũ Huy. Tay nó đè lên vai y. Y vận công chống lại, nhưng không nổi. Y từ từ cúi xuống, như người quỳ gối. Tự-Mai sợ kình lực mạnh quá có thể khiến y chết. Nó vội buông tay ra. Không ngờ giữa lúc đó, Huy cố vận sức đứng dậy. Thành ra người y vọt lên cao, rơi xuống tảng đá nhọn. Bộp một tiếng, y dẫy mấy cái, rồi nằm im.
Thiệu-Cực chạy lại bắt mạch. Mạch y không còn nhảy, xương sống y bị gẫy. Y chết từ bao giờ.
Tự-Mai hỏi Thiệu-Cực:
- Anh nghĩ xem, cái gì đang xẩy ra trên
Tản-lĩnh?
- Khó hiểu! Chúng ta cứ leo lên, rồi tùy cơ ứng biến.
Leo được hơn trăm trượng, Thiệu-Cực chỉ vào hốc đá:
- Sau hốc đá kia, có hang ngầm lên đỉnh núi. Để anh cho chó sói đi trước dẫn đường.
Tôn Đản nhìn những viên đá xếp lại thành đống, che khuất cửa hang. Nó than:
- Bí mật thế này. Ai mà biết được!
Bốn anh em xúm vào khuân đá, lát sau, hiện ra một cửa hang. Thiệu-Cực vẫy tay gọi hai con sói, chàng hú lên một tiếng, chỉ vào hang đá. Cặp sói rừng chui vào trước. Lát sau, một con trở ra vẫy đuôi. Thiệu-Cực vui mừng:
- Vô sự. Chúng ta vào thôi.
Thiệu-Cực móc trong bọc ra bó bổi. Chàng lấy một thanh, châm lửa đốt, rồi dẫn đầu.
Đường trong hang không dốc cho lắm, nhưng gồ ghề khó đi. Bốn người vừa đi, vừa nói truyện. Thình lình một con sói chạy ngược trở lại, chúi mõm xuống đất gật đầu. Thiệu-Cực nghiêm trọng:
- Sắp tới đỉnh rồi. Trên đỉnh có gì kỳ quái lắm, nên sói báo cho mình biềt trước.
Chàng dặn nhỏ:
- Các em nhớ nhé, bất cứ gặp chuyện gì, cũng không được dụng võ.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 154
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com