watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:32:2328/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 6 - Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 4
Chỉ mục bài viết
Tập 6 - Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Tất cả các trang
Trang 4 trong tổng số 19

Chương 2a

Thượng giới Hồng-xà

Y đến trước Triệu Thành quỳ gối:
- Vương gia! Tiểu tướng làm không tròn nhiệm vụ, hỏng đại kế của triều đình. Tiểu tướng xin chịu tội với vương gia.
Triệu Thành nguyền rủa thầm Nguyên-Hạnh, nhưng y vẫn hướng vào Thuận-Thiên hoàng-đế:
- Nam-Bình vương. Hồ nguyên-soái là đại công thần của thiên triều. Vương gia không thể bắt tội được. Vương gia đừng quên rằng vương gia nhận chức tước phong của thiên triều. Vương gia thành đồng liêu với Hồ nguyên soái.
Thanh-Mai biết Thuận-Thiên hoàng-đế khó có thể đối đáp trong vụ này. Nàng chỉ vào Nguyên-Hạnh:
- Bình-Nam vương công nhận Hồ Dương-Bá, được phong Đô nguyên-soái, đại công-thần thiên triều. Như vậy vương gia công nhận thiên triều chuẩn bị đánh Đại-Việt.
Nàng chắp tay hướng vào quần hùng:
- Thưa các vị anh hùng. Bình-Nam vương nhà Đại-Tống hiện giữ trọng trách việc binh bị đã công nhận rằng nhà Tống chuẩn bị đánh chiếm Đại-Việt. Vấn đề đã rõ ràng. Các vị nghĩ xem, chúng ta nên đánh hay hàng?
Hàng mấy vạn người cùng rút kiếm ra hô lớn:
- Đánh! Diệt bọn chó Ngô.

Đợi cho tiếng nguyền rủa bớt, nàng tiếp:
- Thuận-Thiên hoàng-đế dĩ nhiên không bắt tội Dương-Bá vì việc y giam công-chúa Bình-Dương, thế tử Thiệu-Thái. Bởi khi Dương-Bá làm việc đó vì bảo vệ cơ mật cuộc họp ở Hồng-hương cốc, vì Tống, vì thi hành nhiệm vụ. Vậy xin Triệu vương gia cho biết việc y giam Đỗ Lệ-Thanh thuộc truyện riêng của y hay cũng của triều Tống?
Triệu Thành lắc đầu:
- Dĩ nhiên đó thuộc truyện riêng của Hồ
nguyên soái.
Đại-sư Sùng-Đức, viện trưởng viện giới luật chùa Sơn-tĩnh bước lên đài, hướng vào Nguyên-Hạnh:
- A-di-đà Phật. Phương trượng! Người làm nhục bản tự quá đáng. Chiếu giới luật, mong phương trượng thụ hình, để giải bớt nghiệp quả.
Hồ Dương-Bá lộ mặt thực ra:
- Hồ mỗ nguyên làm đại thần Tống triều. Mỗ chỉ mượn quý tự để ẩn thân. Mỗ không hề làm cao tăng. Đã không cao tăng, thì tam qui, ngũ giới hay thất bát, hay vạn giới đối với mỗ chẳng là cái đéo gì cả. Mỗ có quyền lấy vợ, có con. Mỗ nói cho đại sư biết, trong thời gian ở Sơn-tĩnh, mỗi tháng mỗ ăn thịt một con chó. Đêm nào mỗ cũng hành lạc với trinh nữ. Mỗi tháng mỗ hút kinh nguyệt của hai thiếu nữ để luyện Hồng-thiết công. Mỗi ngày mỗ uống nước tiểu của thiếu nữ để điều khí. Đại sư đừng đem giới luật ra dọa mỗ nữa.
Sùng-Văn quát lên một tiếng. Ông phát chưởng tấn công Dương-Bá. Dương-Bá lùi một bước, trả lại một chưởng. So vai vế, Sùng-Văn ngang vai với sư phụ Nguyên-Hạnh, ông lớn tuổi hơn, nhập môn trước. Vì vậy công lực cao thâm hơn Nguyên-Hạnh nhiều. Chưởng phong của ông hùng hậu vô cùng.

Bình, bình, bình, Hồ Dương-Bá bật lui liền ba bước. Y trả lại một chưởng rất thô kệch. Chưởng của y có mùi tanh hôi không thể tưởng tượng được. Đỗ Lệ-Thanh kêu lên:
- Chu-sa nhật hồ độc chưởng.
Sùng-Văn tránh, không giám đỡ vào chưởng của y. Ông lùi bước, rồi trả lại một chưởng. Bây giờ Nguyên-Hạnh mới phản công được mấy chiêu. Mỗi chưởng của y đánh ra, có mùi tanh hôi khủng khiếp.
Quần hùng quan sát cuộc đấu đều nghĩ thầm:
- Tên Hồ Dương-Bá này quả xứng thiên tài võ học. Y dâm đãng như vậy, mà công lực đến dường này, có thua gì Đại-Việt ngũ long?
Chính Nhật-Hồ lão nhân đứng cạnh cũng phải kinh ngạc. Lão chửi thầm:
- Tên Nguyên-Hạnh này học võ công của bang Nhật-hồ Trung-quốc. Y lại bái Bố-Đại hoà thượng làm thầy. Y khéo léo phối hợp được nội công hai phái, thành một thứ nội công mới. Vì vậy tuổi y còn nhỏ, mà đâu có thua gì bọn trưởng lão của mình. Nếu y thất bại, mình phải cứu y, thu dụng y làm đệ tử, lợi biết bao?
Cuộc đấu vẫn bất phân thắng bại. Công lực Sùng-Văn cao thâm, nhưng không giám đối chưởng với Nguyên-Hạnh. Ngược lại Nguyên-Hạnh tìm đủ cách để hai chưởng chạm vào nhau, khiến Sùng-Văn bị trúng độc. Nguyên-Hạnh đánh liền mười chưởng, Sùng-Văn đều tránh được. Đến chưởng thứ mười một hai chưởng giao nhau. Bộp một tiếng. Hai chưởng dính liền. Thế là trở thành cuộc đấu nội lực.

Khoảng nhai dập miếng trầu, Nguyên-Hạnh cảm thấy nguy cơ gần kề. Vì Sùng-Văn dồn chân khí sang người hắn cuồn cuộn. Hắn nghiến răng chịu đựng được một lát, châm tay bủn rủn, mắt hoa đầu váng.
Nhật-Hồ đứng cạnh, y nghĩ thầm:
- Tên Nguyên-Hạnh quên mất rằng trong máu y đầy chất độc. Y chỉ cần phun một búng vào mặt Sùng-Văn, Sùng-Văn chịu sao thấu?
Nghĩ vậy y nhắc:
- Dùng máu cứu mạng, nguy cơ gì cũng qua.
Nguyên-Hạnh tỉnh ngộ, hắn nghiến răng cắn môi, máu chảy ra đầy miệng. Thình lình hắn phun vào mặt Sùng-Văn. Hai người đứng quá gần nhau. Vả Sùng-Văn không bao giờ ngờ một người như Nguyên-Hạnh lại phun nước miếng vào mặt ông. Tẹt một tiếng, mặt Sùng-Văn đầy nước bọt, máu.
Sùng-Văn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, rồi bắp thịt co giật, chân khí muốn tuyệt. Ông vội thu tay, nhảy lùi lại. Nguyên-Hạnh được thoát chết. Y đứng thẳng, hít một hơi chân khí, điều hoà nội tức, rồi nói:
- Sùng-Văn, người trúng Nhật-hồ độc thủ của ta rồi. Ta không đấu với người nữa.
Hai bóng vàng thấp thoáng, Sùng-Đức, Sùng-Minh đại sư lên đài đỡ Sùng-Văn. Sùng-Đức chỉ mặt Nguyên-Hạnh:
- Người... người thực mặt dầy. Người dùng...

Nguyên-Hạnh thản nhiên:
- Theo luật lệ Sơn-tĩnh, khi một người thắng viện trưởng giới luật viện coi như sạch tội. Ta đã thắng Sùng-Văn. Vậy bọn Sơn-tĩnh các người không thể gây rắc rối với ta nữa.
Sùng-Văn run lẩy bẩy, tỏ vẻ đau đớn vô cùng. Nguyên-Hạnh hướng vào Minh-Không đại sư:
- Đại sư! Nếu đại sư muốn tại hạ trao thuốc giải Chu-sa độc chưởng cứu đại sư Sùng-Văn, xin đại sư tha cho tại hạ rời khỏi nơi đây. Tại hạ xin nói trước thuốc giải Chu-sa độc chưởng Trung-quốc khác hẳn với Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng Đại-Việt. Vì vậy thuốc giải của Hồng-thiết giáo Đại-Việt vô dụng.
Minh-Không đưa mắt nhìn Sùng-Văn đang đau đớn. Ngài chưa quyết định, Đỗ Lệ-Thanh lên đài cười nhạt:
- Dương-Bá! Một đời mi sảo quyệt chưa đủ sao mà mi còn dối người. Nếu mi biết chế thuốc giải Chu-sa độc chưởng, mi đâu có giam ta mười năm? Mi không có thuốc giải, mà lại nói có. Mi định lừa Minh-Không đại sư, nhưng ta đã chết đâu?
Dương-Bá bị vợ lột mặt nạ. Y giận quá, thình lình phát chiêu hướng Đỗ Lệ-Thanh. Binh một tiếng, bà bị bay tung lên cao, rơi xuống đài. Quần hùng la hoảng lên. Thanh-Mai lại bên bà bắt mạch. Bà lắc đầu, miệng phun máu có vòi, nói với Tự-An:
- Đại hiệp! Tiểu tỳ muốn nhìn thấy y đền tội.

Tự-An giận run lên. Trước đây ông đã hứa với Đỗ Lệ-Thanh rằng ông sẽ đứng chủ trì công đạo, trừng phạt Nguyên-Hạnh. Nay ông chưa ra tay, y lại giết vợ. Ông nói với Triệu Thành:
- Triệu vương gia! Trần mỗ không phải vua quan Đại-Việt, nên dù Nguyên-Hạnh có làm tam công, thượng thư Tống triều, mỗ cũng phải giết y. Mà dù ngay y có phải Ngọc-Hoàng đại đế, Diêm-La, mỗ cũng không tha.
Ông vận khí, định trong một hai chiêu đập chết y, thì Thanh-Mai đã tấn công Dương-Bá. Dương-Bá cười thầm:
- Võ công con nhỏ này mình đã biết rồi. Y thị từng bị bọn Tung-sơn tam kiệt bắt sống, dẫn đi khắp trấn Thanh-hóa. Không biết y thị có điên không, mà giám ra tay tấn công mình?
Y phát chiêu đánh trả. Bình một tiếng, y cảm thấy trời đất đảo lộn, lồng ngực muốn nổ tung ra. Tai kêu o o kéo đài vô tận. Y kinh hãi:
- Rõ ràng chưởng của con nhỏ vừa rồi không có kình lực. Tại sao chạm vào chưởng mình lại mạnh như vậy?
Y lùi lại đánh ra một chiêu Chu-sa độc chưởng. Thanh-Mai thấy mùi tanh hôi, nàng cười thầm:
- Đối với ai mi dùng độc chưởng được, chứ đối với ta e vô dụng.

Nàng nhàn tản trả lại một chiêu rất bình thường. Bình, Nguyên-Hạnh cảm thấy tay ê ê. Y phát chiêu khác.
Nhật-Hồ đứng cạnh, thấy Thanh-Mai đối chưởng với Nguyên-Hạnh, ông kinh hãi nghĩ thầm:
- Chu-sa độc chưởng khi phát ra, ai chạm vào, chỉ mấy khắc sau đau đớn vô cùng, rồi mất hết kình lực. Nay sao con nhỏ này trúng đến bốn chưởng mà vẫn vô sự. Ngược lại dường như Dương-Bá tỏ vẻ đau đớn thì phải.
Nguyên cách đây ít lâu, trong dịp viếng Thiên-trường, Đỗ Lệ-Thanh đề nghị Tự-An nghiên cứu ra một thứ võ công khắc chế Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Đỗ đã giúp Tự-An một phần. Tự-An phối hợp thiền công, cùng nội công Đông-a, học thuyết kinh-ạc của y học, hoàn thành. Thiền-công vận ra ba kinh âm hoá giải độc chất cùng kình lực đối thủ. Còn nội công Đông-a phát ra ba kinh dương tấn công. Sau đó ông dạy cho các sư đệ cùng đệ tử, Bảo-Hoà, Mỹ-Linh.
Hôm nay Thanh-Mai đem ra áp dụng đấu với Nguyên-Hạnh, nên y tấn công, nàng đỡ, mà y cảm thấy đau đớn. Vì khi nàng đỡ, trong cái thủ có cái công.
Thuận-Thiên hoàng-đế cùng Khai-Quốc vương ngồi trên đài, thấy mỗi chiêu Thanh-Mai đánh ra mạnh muốn nghiêng trời lệch đất, cả hai đều kinh ngạc đến ngẩn người ra:
- Mới hôm nào, trong Long-hoa cung, công lực nàng tuy có cao, nhưng đâu có thể đến trình độ này?
Cả hai người không hiểu là phải. Nguyên Thanh-Mai được phụ thân dạy, công lực đã tới trình độ hiếm có. Tuy vậy hồi gặp Tung-sơn tam kiệt, nàng vẫn không phải đối thủ của chúng. Trên đường đi, nàng được Huệ-Sinh dạy cho cách khai thông, hoà hợp thủy hỏa, nàng tiến tới chỗ không thua gì các sư thúc. Khi đến Vạn-thảo sơn trang, được Hồng-sơn đại phu dạy học thuyết kinh lạc, nàng tự đả thông kinh mạch, nên công lực tiến tới chỗ sâu vô cùng. Khi trở về Thiên-trường lại được thân phụ dạy cho cách đả thông hết kỳ kinh bát mạch. Đến đây nàng trở thành đại cao thủ.

Tại Long-hoa đường, nàng trị bệnh cho Đoàn Huy, vô tình hút hết nội lực của một đại cao thủ bậc nhất Đại-lý. Đến đây công lực của nàng cao thâm khôn lường. Rồi Thiệu-Thái, Huệ-Sinh vận công trị bệnh, cũng truyền công lực cho nàng. Thành ra trong người nàng nội tức muốn nổ tung ra.
Nguyên-Hạnh càng đấu càng kinh sợ, vì y cảm thấy võ công của Thanh-Mai khắc chế với y. Y lùi lại đánh ra một chưởng hết sức vũ dũng. Thanh-Mai hít một hơi nói lớn:
- Đỗ phu nhân! Hãy nhìn cháu trả thù cho phu nhân đây.
Nàng đánh ngay vào giữa chưởng Nguyên-Hạnh. Bình một tiếng, người y bay bổng lên cao, rồi rơi xuống đài. Y nghiến răng, cố gắng bò dậy, nhưng rồi lại ngã xuống. Y hộc lên một tiếng, miệng phun máu có vòi.
Đỗ Lệ-Thanh cố gắng đến gần Thanh-Mai lạy bốn lạy:
- Đa tạ vương phi chu toàn cho tiểu tỳ.

Không ai hiểu tại sao Đỗ Lệ-Thanh lại gọi Thanh-Mai bằng vương phi. Chỉ duy bọn Thuận-Thiên cửu hùng biết rõ nguyên ủy. Thanh-Mai kinh ngạc, vì rõ ràng Đỗ Lệ-Thanh trúng chưởng của Nguyên-Hạnh đến không ngồi dậy được, mà sao nay bà có thể hành lễ dễ dàng. Chợt nàng hiểu ra:
- Dù sao Đỗ phu nhân cũng từng là đệ tử Hồng-thiết giáo. Mà Hồng-thiết giáo toàn một bọn dối trá đã quen. Nhân thấy Nguyên-Hạnh tấn công. Bà có thể đỡ được, mà không đỡ, đành vận công chịu đòn, gây căm phẫn cho bố con mình, đễ mình ra tay trừ Nguyên-Hạnh.
Hạnh-Chân, Hạnh-Như thấy Nguyên-Hạnh bị trúng đòn. Hai đứa chạy lại vực y lên, miệng gọi:
- Gia gia! Gia gia có sao không?
Thình lình Nguyên-Hạnh vọt dậy. Y chuyển động một cái, hai tay kẹp Hạnh-Chân, Hạnh-Như vào hai nách. Y nhảy lùi lại quát lớn:
- Minh-Không! Nếu người không mở đường cho ra rời khỏi nơi đây. Ta kẹp nách một cái, hai đứa trẻ này chết liền.
Nguyên Hồ Dương-Bá vốn đại xảo quyệt. Y nghĩ muốn thoát thân, thực muôn vàn khó khăn. Vì vậy y nghiến răng chịu một chưởng của Thanh-Mai rồi bắt hai con như tín vật, hầu làm mộc cứu mạng.
Đỗ Lệ-Thanh thét lên:
- Dương-Bá, mi nhẫn tâm hại hai con mi ư?

Hồ Dương-Bá lạnh lùng, không lên tiếng.
Minh-Không đại sư nói với Trần Tự-An:
- Trần đại hiệp. Xin đại hiệp vì hai sinh mạng trẻ thơ, tha cho Hồ thí chủ rời khỏi nơi này.
Hồ Dương-Bá thản nhiên cặp hai đứa con vào nách, nhảy xuống đài, chạy thẳng một mạch.
Đỗ Lệ-Thanh đến trước Triệu Thành. Bà thủng thẳng nói:
- Vương gia, tiểu tỳ cùng Hồ Dương-Bá vốn người của Khu-mật viện sai sang Đại-Việt hành sự. Nhưng bây giờ vì hoàn cảnh, tiểu tỳ không còn của Tống nữa. Khi tiểu tỳ bị giam, đã hứa rằng nếu ai cứu thoát tiểu tỳ khỏi vòng lao lý, nguyện trọn đời làm nô bộc để đền ơn. Tiểu tỳ được Thân thế tử cứu thoát khỏi nhà tù, vì vậy tiểu tỳ xin từ giã vương gia ở đây.
Bà cúi lạy Triệu Thành bốn lạy, rồi xuống đài.
Triệu Thành bị Thanh-Mai cùng quần hùng lôi bộ mặt gian xảo, giả trá ra. Tuy biết không còn hy vọng gì nữa, y vẫn nói cứng:
- Nam-Bình vương gia. Tôi xin nhắc lại với vương gia rằng thiên triều đã nhất quyết hưng diệt, kế tuyệt. Một, lập lại nhà Lê. Hai, để một vị đại tôn sư võ lâm lên ngôi, mới có quốc danh Đại-Việt, mới có hoàng-đế với niên hiệu. Bằng không mảnh đất này vẫn mang tên Giao-chỉ, và người đứng đầu vẫn tước Giao-chỉ quận vương. Quân thiên triều sẽ tiến sang.
Nói rồi y hô bộ hạ, cùng lên ngựa, rời quảng trường.

Lập tức cả quảng trường ồn lên những tiếng bàn tán. Huệ-Phương hướng vào quần hùng:
- Thưa các vị võ lâm anh hùng. Các vị thấy rõ ràng rằng bọn Triệu Thành sang đây không với mục đích tìm con cháu nhà Lê, mà với ý đồ chuẩn bị xâm lăng Đại-Việt. Đất nước chúng ta, phải do người Việt tự cai trị. Dù Đinh, dù Lê, dù Lý cũng vậy. Ai đem lại hạnh phúc cho dân, người đó chính thống, minh quân, anh hùng. Người nào gây cho dân đói khổ, người đó thành giặc nước, hôn quân, trộm cướp.
Dương Ẩn hỏi Huệ-Phương:
- Nam-Quốc vương-phi. Nhưng lời vương-phi nói đó dường như ám chỉ đến một số người. Số người tốt thuộc họ Lý. Số người xấu, thuộc họ Lê. Vương-phi từ cô gái bình thường, một thoáng trở thành vợ một đại võ lâm cao thủ, hơn nữa Nam-Quốc vương của triều Lê đã từng có chiến công đánh Tống, bình Chiêm. Đáng lẽ vương-phi phải hết tâm bênh vực danh dự cho nhà chồng, cùng chồng đòi lại ngôi báu, bị cường thần tiếm vị. Đây vương-phi chống lại chí phục hưng của chồng đã là điều không tha thứ. Vương-phi còn bêu xấu tiên-vương bản triều. Đạo lý ở chỗ nào?
Huệ-Phương vẫn cười tươi:
- Lê tiền bối! Tiền bối dạy như vậy e sai.

Dương Ẩn quát lớn:
- Này Nam-Quốc vương-phi. Ta gọi người bằng vương-phi. Thì ít ra người cũng không thể quên rằng ta ngồi trên ghế tôn sư phái Sài-sơn, sư thúc của Nam-Quốc vương. Vương-phi không thể gọi ta bằng tiền bối, mà phải gọi bằng sư thúc.
Huệ-Phương định đem việc Dương Ẩn bắt giam Vũ Thiếu-Nhung làm cây thuốc cho Nhật-Hồ ra, để lột mặt nạ y. Nhưng tiếng Hồng-Sơn đại phu dùng Lăng-không truyền ngữ nói như rót vào tai:
- Huệ-Phương! Em đừng lột mặt nạ y vội. Cứ để cho y đóng kịch. Khi nào tối cần thiết, ta hãy đem ra.
Huệ-Phương nghe chồng nói, nàng đánh trống lảng:
- Lê tiền bối! Tôi biết chút ít về tướng mệnh. Tôi thấy tướng mệnh của tiền bối giống như con mèo ngủ, rình vồ chuột. Tôi tin rằng tiền bối đã làm điều gì không xứng đáng với vai sư thúc của phu quân tôi. Vì thế tôi mới không gọi tiền bối bằng sư thúc.
Nghe Huệ-Phương nói, Dương Ẩn kinh hồn động phách:
- Ta làm trưởng lão Hồng-thiết giáo, chỉ đệ tử thân tín cùng các vị trưởng lão biết. Con nhỏ này làm sao rõ được. Có lẽ nó đoán mò mà thôi.
Nghĩ vậy y nói:
- Nếu phu nhân cùng bất cứ đệ tử bản phái nào chứng minh được ta có hành vi trái với võ đạo phái Sài-sơn. Ta xin tự xử bằng cách rời môn phái.
Huệ-Phương chửi thầm:
- Mi tự trói mình, đừng trách ai nhé.

Nàng chắp tay:
- Nếu như vậy tiện nữ xin sư thúc đại xá cho. Còn việc sư thúc bảo tiểu nữ phải hết sức cùng chồng lo đòi lại ngôi báu. Điều này tiện nữ nào dám trễ nải. Có điều đòi lại ngôi vua bằng danh chính ngôn thuận nhất định chúng ta phải làm. Chứ đòi lại ngôi vua do bọn Tống áp lực, gây nội chiến, rồi đi đến mất nước, thà đừng đòi.
Dương Ẩn đứng dậy, chỉ tay vào mặt Huệ-Phương:
- Huệ-Phương! Người không phải chính thất của Hồng-Sơn đại phu. Người không có tư cách gì đại diện cho họ Lê. Người lại chẳng phải đệ tử bản phái, nên càng không có quyền nhân danh phái Sài-sơn. Lời người nói hoàn toàn vô giá trị. Ở đây chỉ mình ta mới có quyền đại diện bản phái. Mình Hồng-Sơn đại phu có quyền đại diện họ Lê.
Huệ-Phương thấy Dương Ẩn nổi nóng, mất bình tĩnh, nàng càng trêu già:
- Sư thúc ơi! Tiện nữ không hề nhân danh họ Lê, cũng không hề nhân danh phái Sài-sơn. Tiện nữ chỉ nhân danh một con dân Đại-Việt mà thôi.
Sư thái Tịnh-Tuệ xá Dương Ẩn, Huệ-Phương:
- Xin Dương đạo sư với Hồng-Sơn phu nhân tạm gác việc tranh luận lại. Chúng ta có nhiều điều phải làm ngay. Thứ nhất định rõ ngôi vua Đại-Việt, mà họ Lý tạm cầm bấy lâu nay.
Hoàng Liên ngồi trên ghế tôn sư phái Mê-linh. Mụ nạt:
- Tịnh-Tuệ, Bình-Nam vương Thiên-triều nói rằng người chờ kết quả quyết định của tôn sư võ lâm. Mi không phải tôn sư bản phái. Mi không có quyền bàn truyện này.
Tịnh-Tuệ chỉ vào Hoàng Liên:
- Thưa chư vị anh hùng. Vị sư thúc của bần ni đã nhận sắc phong của Tống triều, chuẩn bi cướp ngôi chưởng môn phái Mê-linh, hầu làm nội ứng cho giặc. Vì vậy phái Mê-linh không công nhận người ngồi trên ghế tôn sư nữa. Người mau rời ghế này.

Hoàng Liên cười the thé:
- Trước đây, Hoa-Minh thần ni định rằng, khi chỉ định người kế vị làm chưởng môn, sẽ dùng võ công định đoạt. Vậy Tịnh-Tuệ, người có dám cùng ta chiết chiêu không?
Sư thái Tịnh-Tuệ mỉm cười:
- Sư thúc. Ai làm chưởng môn là truyện nội bộ của bản phái. Võ đạo bản phái gốc lấy tinh thần vị quốc từ vua Trưng cùng các anh hùng thời Lĩnh-Nam. Đúng ra sư thúc làm gian tế cho giặc, bản phái có bổn phận thanh lý môn hộ. Nhưng xét lại, sư thúc tuổi đã cao, miễn cho khoản đó.
Hoàng Liên ngửa mặt lên trời cười lớn:
- Tịnh-Tuệ. Mi chưa giao đấu mà đã cụp đuôi, còn dám xưng nào chưởng môn, nào Đại-Việt ngũ long nữa không?
Mụ rút kiếm chĩa vào ngực sư thái Tịnh-Tuệ phóng một chiêu cực kỳ dũng mãnh. Sư thái Tịnh-Tuệ thản nhiên như không biết. Quần hùng thấy vậy kinh hoảng la lớn lên.
Nhưng người ta chỉ thấy bóng vàng thấp thoáng, Tịnh-Tuệ đã đứng sau Hoàng Liên. Quần hùng vỗ tay vang dội hoan hô.
Hoàng Liên xuất chiêu thình lình, mà không đạt được kết quả. Y thị thẹn quá, chuyển thân quay tròn kiếm đánh ra một chiêu thần tốc. Tịnh-Tuệ không những không tránh, bà lại lao đầu vào người y thị. Kiếm sượt qua hông bà. Tay phải bà ấn vào vai Hoàng Liên, rồi người bà bay ra sau y thị.

Hoàng Liên lạ lùng suy nghĩ:
- Trước đây bản lĩnh của sư phụ của mụ là Duyên-Tịnh còn thua ta xa. Thì ta có coi y thị ra gì? Hai chiêu vừa rồi tại sao ta lại không biết nhỉ? Hay nó đã âm thầm học được của cao nhân nào? Nhưng không phải, vì từ cách vận công đến phát chiêu đều nằm trong khuôn khổ võ công Mê-linh. Như vậy có thể ngày trước Hoa-Minh sư phụ ta thiên vị, dấu một số chiêu thức truyền cho Duyên-Tịnh, rồi Duyên-Tịnh truyền cho y thị.
Sự thực không phải thế. Khi sư thái Duyên-Tịnh biết mình sắp viên tịch. Bà gọi Tịnh-Tuệ, Tịnh-Huyền tới dặn rằng:
- Trong tất cả các đệ tử của ta, chỉ có hai con xuất gia. Sau khi ta viên tịch, Tịnh-Tuệ thay ta làm chưởng môn. Suốt cuộc đời, ta dồn tâm huyết để cố tổng hợp võ công Cửu-chân, Long-biên, Hoa-lư làm một. Nhưng chưa hoàn tất, thân thể ta đã mục. Trong ba loại võ công, thì Long-biên, với Cửu-chân cùng một tổ Vạn-Tín hầu chế ra. Xưa kia Bắc-Bình vương Đào Kỳ nhân biết học thuyết âm dương mà hợp được võ công dương của Cửu-chân với âm nhu của Long-biên. Sau khi người tuẫn quốc thuật này bị thất truyền. Cho đến nay, ngay võ công Long-biên, hay Cửu-chân cũng không còn đầy đủ, còn mong gì tổng hợp.

Bà ngừng lại, rồi tiếp:
- Phái Mê-linh thành lập đã ba đời. Sau ba đời, căn bản võ đạo khá vững. Bây giờ cần phát triển võ công. Người xưa sáng chế ra được, chúng ta cũng sáng chế ra được. Suốt cuộc đời, ta đã tổng hợp được một phần nội công Cửu-chân với Long-biên. Sau đó sáng chế ra một thứ nội công mới. Chiêu thức, ta cũng lấy tinh hoa của hai thứ võ công hỗn hợp quyền, kiếm, chưởng. Hôm nay, ta truyền cho hai con.
Bà giảng:
- Về ngoại công, ta sáng chế ra những chiêu thức khắc chế với chiêu thức cổ. Sau đó trộn lẫn đi. Tỷ dụ một chiêu võ công Cửu-chân đánh thẳng ra, tiếp theo một chiêu gạt ngang. Như vậy một người chúng ta hoá làm hai.
Thế rồi bà diễn từng chiêu một. Tịnh-Tuệ, Tịnh-Huyền cố gắng ghi nhận. Khoảng hơn tuần thì làu thông.
Sau khi Duyên-Tịnh viên tịch, Tịnh-Tuệ, Tịnh-Huyền cố gắng cùng nhau tổng hợp, sáng chế những gì sư phụ bỏ dở. Chỉ cần năm năm, hai bà đã làm xong công việc đó. Nhờ vậy sư thái Tịnh-Tuệ trở thành một trong Đại-Việt ngũ-long. Còn Tịnh-Huyền, vân du nay đây, mai đó thuyết pháp. Hai chiêu mà Tịnh-Tuệ dùng để đối phó với Hoàng Liên chính là pho võ công mới tổng hợp sáng chế ấy.

Nếu người khác, chỉ cần đánh ba chiêu không trúng đối thủ, nên tự trọng thôi đi. Mụ Hoàng Liên, một thứ mặt dầy nhất trong đám mặt dầy, mụ tiếp tục tấn công. Sư thái Tịnh-Tuệ tránh đến chiêu thứ mười, không còn chỗ nhảy tránh. Bất đắc dĩ bà phải rút kiếm phản công.
Hai đệ nhất cao thủ, xử dụng cùng một thứ võ công đấu với nhau. Người ngoài nhìn vào, có cảm tưởng như họ luyện kiếm. Nhưng sự thực, họ đã ra những chiêu cực kỳ tinh diệu.
Sư thái Tịnh-Huyền bảo Mỹ-Linh:
- Con hãy theo dõi những chiêu thức kia, để học lấy tinh hoa võ công Mê-linh. Chiêu thức của Hoàng Liên, con đều biết cả. Còn chiêu thức của sư thái Tịnh-Tuệ thì cứ một chiêu Long-biên, lại một chiêu khắc chế. Còn nội công, lại hoà lẫn âm nhu Long-biên với dương cương Cửu-chân.
Mỹ-Linh đã làu thông kiếm pháp Long-biên, bây giờ nàng theo dõi những chiêu của Tịnh-Tuệ khắc chế với những chiêu ấy. Mỗi chiêu Tịnh-Tuệ phát ra đều hung hiểm lạ thường. Có điều những chiêu đó không không nối liền với nhau thành một dây, và cũng không biến hoá như nàng học bí quyết trong động đá. Nàng nghĩ:
- Ta học hết những chiêu này, rồi dùng bẩy mươi hai thức trấn môn cùng bài quyết biến hoá ra áp dụng ắt kình lực mạnh vô cùng.
Hai bên chiết với nhau đến trên trăm chiêu, thình lình sư thái Tịnh-Tuệ bước xéo sang trái ba bước. Tay phải bà đánh một chưởng. Bình một tiếng, kiếm của Hoàng Liên bay bổng lên trời, rơi xuống bục, cắm khá sâu. Chuôi kiếm còn rung rinh mãi.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 161
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com