watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
16:32:4128/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Tác Giả Khác > Tập 6 - Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10 - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Tập 6 - Anh Hùng Bắc Cương - Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ - Hồi 1-10
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 19

Chương 1b

Y làm ra vẻ đa tình:
- Tại hạ xin rửa tai nghe lời vàng ngọc của cô nương.
Thanh-Mai mỉm cười chỉ vào bọn Triệu Anh:
- Ngày mười tư tháng hai năm trước, tiểu nữ theo bổn sư vào Thanh-hoá dự lễ Lệ-Hải bà vương. Trên đường đi tiểu nữ gặp Tung-sơn tan kiệt cùng Quách Quỳ. Các vị ỷ lớn hiếp nhỏ, toan giết một thiếu niên thôn dã. Rồi đêm đến vào đập phá đền thờ Tương-Liệt đại vương.
Nàng vẫy tay, Tôn Đản từ dưới đài bước lên. Nó thuật tỷ mỉ cuộc đấu võ giữa nó với Quách Quỳ, sau đó bọn Triệu Thành đột nhập đền thờ Nguyễn Thành-Công phá tượng tìm di thư như thế nào một lựơt, không bỏ một chi tiết nhỏ.
Triệu Thành biết không chối được. Y tự biện lý:
- Việc đó do Tung-sơn tam kiệt tự tác. Bản nhân đã nộp vàng tại trấn Thanh-hóa theo luật Giao-chỉ để chuộc tội rồi.
Quần hào đồng lên tiếng nguyền rủa. Thanh-Mai đợi cho tiếng nguyền rủa của dứt. Nàng tiếp:
- Lần đầu tiên tiểu nữ gặp Vương-gia trên núi Chung-chinh, vào ngày hôm sau, tức rằm tháng hai năm trước. Vương gia cùng với tất cả các vị tùy tòng đây không ngớt xỉ mạ võ công Đại-Việt là thứ võ công học lóm của Trung-quốc. Vương gia không hề nói đến việc tìm con cháu nhà Lê. Vương gia dụ dỗ bọn thiếu niên để chúng chỉ động Xuân-đài tìm nơi cất võ công thời Lĩnh-Nam. Trong đêm đó, vương gia dùng độc chất của Hồng-thiết giáo Trung-quốc, mưu hại đại ca của tại hạ, nhưng không thành.

Nàng vẫy tay, Tôn Trung-Luận lên đài:
- Vị tiền bối này bấy giờ đang làm ông từ giữ đền Tương-Liệt đại vương làm chứng. Ngày mười bẩy tháng hai, Vương gia cùng sứ đoàn đến lục xét đền thờ Tương-Liệt đại vương lần nữa, bắt trói ông từ tra khảo nơi cất võ kinh.
Tôn Trung-Luận tường thuật tỷ mỷ những việc xẩy ra hồi ấy. Nhưng ông cố ý lờ vụ anh em Đàm Toái-Trạng, Đàm An-Hoà phản quốc làm gian tế cho Tống, vì Khu-mật viện muốn việc bọn họ Đàm phản quốc chưa đến lúc công bố.
Nàng hướng vào công chúa Lĩnh-Nam Bảo-quốc Hoà-dân, đang ngồi trên ghế của vua Bà Bắc-biên:
- Ngày hai mươi mốt tháng hai, trong lúc chúng tôi tế Lệ-Hải Bà-vương, Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh, Lý Tự xuất hiện, mưu giết công chúa Bình-Dương, cùng phá đại hội. Giữa lúc đó vua Bà Bắc-biên xuất hiện, kể tội trạng nguyên Địch Thanh ăn trộm vàng của công khố Đại-Việt.
Công-chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa đứng lên kể chi tiết vụ Lý Tự toan giết Mỹ-Linh cùng việc bọn Đông-Sơn lão nhân, Địch Thanh xâm nhập Bắc-biên dụ dỗ các khê động theo Tống, ăn cắp vàng của công khố Đại-Việt. Sau đó âm thầm đi Thiên-trường, rồi vào Thanh-hoá.
Đợi công chúa Lĩnh-Nam Bảo-Hòa kể xong, Thanh-Mai thuật chi tiết bọn Tung-sơn tam kiệt cùng với Vệ-vương Đinh Toàn tìm hầm đá, chép bộ Linh-Nam vũ kinh vào cuốn sử của Mỹ-Linh. Sau đó hủy những tấm bia kia đi.

Thanh-Mai thuật đến đây, quảng trường ồn ào hẳn lên bàn tán. Quần hùng căm phẫn sứ đoàn đến cùng tận.
Nguyên từ khi thành lập nước Việt cho đến thời Lý, chưa bao giờ võ học lại phồn thịnh như thời Lĩnh-Nam. Sau khi vua Trưng tuẫn quốc, các phái phải qui ẩn, bí mật thu dụng đệ tử. Vì vậy trải hơn nghìn năm Bắc thuộc, võ công bị mai một đi rất nhiều. Cho đến khi vua Ngô lập lại tự chủ, các gia, các phái mới hoạt động trở lại. Nhưng võ học thời Lĩnh-Nam, mười phần, thất lạc đến tám chín. Các đại tôn sư chỉ biết than ngắn thở dài. Trong gần một trăm năm qua, võ lâm Trung-quốc, Đại-Việt, Đại-lý, Chiêm-thành, Lão-qua thi nhau tìm di tích bộ Lĩnh-Nam võ kinh, nhưng tuyệt vô âm tín. Người ta cho rằng, ai tìm thấy bộ võ kinh đó, sẽ trở thành anh hùng vô địch, võ lâm đại đế.
Bây giờ họ nghe Thanh-Mai nói bọn Triệu Thành được Vệ-vương Đinh Toàn chỉ cho chỗ cất dấu di thư. Sau khi chép xong, bọn y phá hủy bia đá đi. Quần hùng thấy rằng, muốn tìm lại võ thuật thời Lĩnh-Nam, phải tranh dành với sứ đoàn Triệu Thành. Nhưng phái nào cũng cảm thấy e dè, vì bọn Triệu-Thành tuy ít người, nhưng gồm toàn những đại đao thủ. Vì vậy không ai muốn ra mặt gây hấn. Họ im lặng, tìm kế vạn toàn.

Thanh-Mai thuật tiếp việc bọn Tung-sơn tam kiệt bắt nàng cùng Mỹ-Linh, Bảo-Hòa đi Vạn-hoa sơn trang, Vạn-thảo sơn trang. Cùng những việc xẩy ra trong Vạn-thảo sơn trang. Nàng kết luận:
- Cho đến lúc này, vương gia mới biết sư phụ của tôi là Nam-quốc vương. Vương gia không ngần ngại gì ném Vệ-vương Đinh Toàn vào hồ nước. Tại sao? Vì Vệ-vương thân cô, thế cô, võ công lại không cao. Trong khi sư phụ tôi võ công vô địch thiên hạ. Ơn đức trải khắp lê dân. Thế mà vương gia bảo Thiên-Thánh hoàng-đế cử vương gia sang Đại-Việt hưng diệt, kế tuyệt, tìm con cháu nhà Lê! Ai mà tin được. Tôi xin mời một nhân vật tối ư quan trọng lên làm chứng. Nhân chứng ấy chính là sư mẫu tôi.
Từ chỗ phái Sài-sơn, một thiếu phụ, cực kỳ xinh đẹp trong lớp áo lụa đỏ, quần đen, dây lưng xanh, cổ choàng khăn xanh, khoan thai lên đài. Dưới ánh nắng chói chang, nước da trắng hồng, mái tóc đen nhánh óng ánh. Mỗi bước đi của nàng như muôn ngàn bông hoa trổ sắc. Người đó chính là Lâm Huệ-Phương. Quảng trường có hàng mấy vạn người, mà không một tiếng động. Muôn con mắt đều đổ vào Huệ-Phương. Không ai có thể ngờ, tạo hoá lại nặn ra con người đẹp đến như vậy.

Huệ-Phương lên đài, hướng vào bàn thờ Bắc-bình vương lễ tám lễ, rồi nàng tường thuật chi tiết việc Triệu Thành tới Vạn-thảo sơn trang thuyết phục Hồng-Sơn đại phu khởi binh cũng như thái độ trở mặt của Triệu Thành với Đinh Toàn. Huệ-Phương đã xinh đẹp, tiếng nói lại ngọt ngào, ai nghe cũng phải xiêu lòng.
Trước đây Thuận-Thiên hoàng-đế cùng ba vị hoàng hậu, tốn không biết bao nhiêu công phu mới tuyển được Huệ-Phương cho Khai-Quốc vương, với hy vọng Vương vừa ý, sau đó phong nàng làm Vương-phi. Bẵng đi hơn năm, trong ngày hội yến ở điện Long-hoa, hoàng-đế cũng như hoàng-hậu không thấy Huệ-Phương đến chầu. Các ngài cật vấn Vương. Vương im lặng chịu tội. Hôm sau, các ngài tới vương phủ điều tra, mới biết vương đã đem nàng trả cho Hồng-Sơn đại phu. Long tâm nổi giận vô cùng. Vì ngài cho rằng sự hy sinh của Khai-Quốc vương vô ích. Theo các ngài nghĩ Huệ-Phương ắt hùa theo Hồng-Sơn đại phu, khi việc thành, nàng đương nhiên trở thành hoàng-hậu. Chứ tội gì giúp họ Lý.
Hôm nay, trong lúc nguy nan, trước áp lực của Tống, của quần hùng, ngai vàng rung rinh, Huệ-Phương xuất hiện. Nàng không những không hùa theo giúp Hồng-Sơn đại phu mà lại thẳng thắn tố cáo âm mưu của Tống. Bất giác ngài đưa mắt nhìn Khai-Quốc vương. Trong khi Vương như ngây như dại, ngắm nhìn Huệ-Phương đắm đuối.

Huệ-Phương kết luận:
- Triệu vương gia. Tiểu nữ đa tạ vương gia đã chiếu cố tới phu quân của tiểu nữ. Xây đựng lại đại nghiệp của tổ tiên, ai mà chẳng muốn, chẳng cầu? Huống hồ phu quân của tiểu nữ. Tiểu nữ là gái Việt. Lấy chồng, chồng đứng hàng tư trên đời. Đạo lý Lĩnh-Nam định rằng, lấy chồng, phải gánh vác giang sơn nhà chồng. Đúng ra tiểu nữ phải nhất tâm, nhất dạ cùng đại phu lo lập lại chính thống Lê triều. Nhưng giữa chính thống Lê triều với việc an nguy xã tắc mấy ngàn năm của giòng Việt lại không thể cùng đứng trong trường hợp này.
Tiếng vỗ tay khắp quãng trường vang dội. Pháo thăng thiên tung lên nổ khắp bầu trời. Ban nhạc Hồng-thiết giáo, Sài-sơn cử bài Xuân Việt-nữ chiến Trường-an của Nguyễn Giao-Chi thời Lĩnh-Nam.
Đợi cho bản nhạc dứt, Triệu Thành chỉ vào Huệ-Phương hỏi Hồng-Sơn đại phu:
- Nam-Quốc vương gia! Vương gia thuộc giòng dõi chính thống của triều Lê. Xin vương gia quyết cho một điều, rằng vương gia muốn lập lại Lê triều hay không? Không lẽ vương gia quên mất sự nghiệp của tiên vương đã tốn không biết bao nhiêu tâm huyết xây dựng? Còn vị nữ lưu này có phải quý phu nhân không? Dù nàng có phải quý phu nhân, những gì nàng nói, có phải ý vương gia không?

Hồng-Sơn đại phu đứng dậy khoan thai nói:
- Dĩ nhiên nàng là tiện nội. Những điều nàng nói, nàng nhân danh con dân Đại-Việt. Xin vương gia đối thoại với nàng.
Huệ-Phương hướng về phía phái Sài-sơn, chỗ Hồng-Sơn đại phu ngồi:
- Hồi nãy, Trần tiểu thư đã nói: Gái Việt yêu nước hơn yêu chồng. Tiện nữ đành lỗi đạo với phu quân, đặt sự an nguy trăm họ lên trên hạnh phúc vợ chồng. Đặt sự nghiệp của Lê triều, sau sự nghiệp mấy nghìn năm của vua Hùng, vua An-Dương, vua Trưng. Hiện nay phía Bắc, Thiên-triều mắc vạ với Khất-đan. Phía Tây gặp Tây-hạ binh hùng tướng mạnh. Thiên-triều đành hướng xuống Nam mưu tính Đại-Việt, Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua. Sau đó đến Đại-lý. Bấy giờ có đủ lương thực, quân lính, tiến chiếm Liêu, Tây-hạ. Muốn tính Đại-Việt nhưng Thiên triều thấy đống xương ở Chi-lăng cao hơn núi, xác lấp sông Bạch-đằng chưa thông. Vì vậy phải làm cho người Việt đánh nhau. Khi cuộc nội chiến chấm dứt, võ lâm chia rẽ, tinh lực kiệt quệ, bấy giờ mới khiến Chiêm-thành từ dưới đánh lên. Lão-qua từ Tây đánh vào. Quân thiên triều từ Lưỡng-Quảng theo đường bộ tràn sang. Thủy quân Mân-Việt đổ vào vùng Thiên-trường. Sau khi chiếm được Đại-Việt, ắt Chiêm-thành, Chân-lạp, Lão-qua không đánh cũng phải qui hàng.

Triệu Thành cười ha hả, rồi nói:
- Nam-quốc vương phi. Những lời vương phi nói đó chẳng qua là lý luận. Chứ thực sự thiên triều chỉ muốn lập lại giòng giống trung thành mà thôi. Xin vương phi cho biết chứng cớ ở đâu?
Huệ-Phương mỉm cười:
- Chứng cớ ư? Ở đây có rất nhiều. Tôi để Trần tiểu thư nói ra. Vì Trần tiểu thư là một trong nạn nhân của vương gia.
Thanh-Mai vận nội lực, nói lớn:
- Triệu vương gia ơi! Triệu vương gia tài thì có tài. Nhưng phải cái vương gia khinh địch, coi Đại-Việt không người, nên việc làm của vương gia bị lộ hết rồi. Sau khi rời Vạn-thảo sơn trang, vương gia âm thầm đi Thanh-hóa, đến họp ở Hồng-hương mật cốc, phía sau chùa Sơn-tĩnh. Bọn tại hạ theo dõi biết hết.
Triệu Thành cười hả hả đánh trống lảng:
- Trần tiểu thư ái nữ của Côi-sơn đại hiệp, không lo học văn, luyện võ, mà theo dõi bọn tại hạ. Như vậy cô nương làm việc cho Khu-mật viện của họ Lý ư?
Thanh-Mai lắc đầu:
- Triệu vương gia lại quên rằng gái Việt yêu nước hơn yêu thầy, yêu cha mẹ, yêu chồng con. Khi tiểu nữ biết vương gia ẩn ẩn hiện hiện mưu hại Đại-Việt, tiểu nữ cần theo dõi. Việc phòng vệ đất nước đâu phải của Khu-mật viện, mà của tất cả con dân Đại-Việt.

Quảng trường vỗ tay vang dội. Thanh-Mai tiếp:
- Trong đêm họp ở Hồng-hương mật cốc, có bằng này người: Vương gia với các vị tùy tùng. Phía Chiêm-quốc có chưởng môn phái Phật-thệ Chế Ma-Thanh, phu nhân Mỵ-Thu, đại tướng quân Ngô Đà. Phía Lão-qua có hoàng thúc Phủ Văn cùng vương phi Nàng Chay. Phía phái Tiêu-sơn có Nguyên-Hạnh đại sư cùng phu nhân tên Cao Thạch-Phụng.
Cả quảng trường ồ lên đồng loạt, đưa mắt nhìn vào Minh-Không thiền sư. Phái Tiêu-sơn, nơi xuất thân của vua Lê Đại-Hành, của đương kim thiên tử, nơi tượng trưng cho tinh thần quốc gia. Nguyên-Hạnh là cao tăng đắc đạo, đệ tử của Bố-Đại hoà thượng. Suốt bao năm qua uy tín chùa Sơn-tĩnh muốn ngang với Tiêu-sơn. Bây giờ Thanh-Mai tố đích danh Nguyên-Hạnh họp với Tống, hơn nữa tố rõ Nguyên-Hạnh có vợ tên Cao Thạch-Phụng. Hỏi ai không kinh hoàng?
Thanh-Mai chỉ vào Phủ Văn, với Chế Ma Thanh:
- Triệu vương gia cho người dụ dỗ Phủ vương gia giết cháu, đoạt ngôi vua, sau đó đem quân đánh vào phía Tây Đại-Việt. Dụ dỗ hoàng-đệ Chế Ma Thanh chiếm ngôi vua của anh, rồi đem quân đánh vào phía Nam Đại-Việt. Vương gia lầm lẫn mất rồi. Vương gia quên rằng Quốc-tổ, Quốc-mẫu cho các hoàng tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi vào Nam. Hoàng tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi vượt núi, sang phía Tây qui dân lập ấp. Vì vậy người Chàm, người Lào, người Việt đều thuộc giòng giống Việt-thường. Hoàng thúc Phủ Văn, hoàng đệ Chế Ma Thanh một mặt giả chấp thuận đề nghị của thiên triều. Một mặt cho người báo cho Khu-mật viện Đại-Việt biết hết mọi tin tức của cuộc họp này.
Quần hùng vỗ tay hoan hô vang dội.

Thực sự ra không phải vậy. Phủ Văn, Chế Ma Thanh muốn mượn thế Tống, giết chúa lên làm vua. Chúng hối lộ vàng bạc cho Triệu Thành để được phong chức tước. Không ngờ Mỹ-Linh, Thiệu-Thái biết rõ âm mưu này, báo về cho Khai-Quốc vương. Nhân khi bọn Tống đi từ Thiên-trường về Thăng-long, bị Thanh-Mai cho người trộm hết vàng bạc, thư tín.
Khai-Quốc vương nhân đó tương kế tựu kế. Khi hai phái Phật-thệ, Vạn-tượng về Thăng-long họp anh hùng đại hội, mưu cùng với bọn Nguyên-Hạnh, cùng phái Sài-sơn, Đông-a ép Thuận-Thiên hoàng-đế thoái vị, để cho Hồng-Sơn đại phu lên ngôi, hầu thực hiện kế hoạch của Tống. Đang đêm, Khai-Quốc vương gửi Huệ-Sinh tới gặp Phủ Văn. Nùng-Sơn tử gặp Chế Ma Thanh, nói rõ cho chúng biết rằng kế hoạch đã bại lộ. Nếu hai người thuận làm theo Khu-mật viện ngôi vị vẫn được giữa nguyên. Bằng chống lại, bao nhiêu thư tín của chúng viết cho Tống đều được gửi cho vua Chiêm, vua Lào, hai người không có đường về. Gia quyến sẽ bị xử tử. Hai người líu ríu vâng lời.
Lúc Thuận-Thiên hoàng-đế lên đài tặng quà cho hai người. Khai-Quốc vương lấy nguyên số lễ vật của hai người tặng Triệu Thành, mà tặng lại cho. Hai người nhận quà mà trong lòng phát ớn lạnh.

Bây giờ nghe Thanh-Mai tố cáo, hai người cùng đứng dậy hướng vào quần hùng chắp tay hành lễ, nhận lời hoan hô, nhưng mặt đỏ lên vì ngượng ngùng. Phủ Văn móc trong túi ra trục giấy, đưa cho mọi người xem. Y chuyển vào tay Đoàn Huy, nhờ ông đọc dùm. Đoàn Huy cầm giấy xem, rồi nói:
- Trong trục giấy này là chiếu chỉ của Thiên-Thánh hoàng-đế phong cho hoàng thúc Phủ Văn làm Thái-tử thái bảo, phó đô nguyên soái. Nam phương trung thành tĩnh lự công thần. Lão-qua quận vương. Thực ấp vạn hộ. Thực phong tam thiên hộ. Vương phi được phong An-tĩnh quận chúa.
Không đừng được, Chế Ma Thanh cũng đưa ra trục giấy. Đoàn Huy đọc:
- Trong trục giấy này, là chiếu chỉ của Thiên-Thánh hoàng-đế phong cho hoàng đệ Chế Ma Thanh làm Kiểm hiệu thái sư, tĩnh hải tiết độ sứ, đồng bình chương sự. Suy thành thuận hoá công thần. Chiêm-thành quận vương. Thực ấp vạn hộ. Thực phong ngũ thiên hộ. Vương phi Mỵ-Thu được phong Khâm-linh quận chúa. Đại tướng Ngô Đà làm Nội điện chỉ huy sứ, tước Ma-linh hầu. Thực ấp nhị thiên hộ. Thực phong nhất thiên hộ.

Thanh-Mai đỡ lấy hai cuốn trục, trao cho Triệu Thành:
- Vương gia lầm lẫn quá nhiều. Các vị đây, người hoàng-thúc, kẻ hoàng-đệ. Khi không ai dại gì mà giết chúa, để lĩnh lấy hai tờ giấy vô giá trị của vương gia?
Thình lình Thanh-Mai từ trên đài vọt mình lên cao, nhấp nhô mấy cái, đã đến phía sau khán đài phái Tiêu-sơn. Nàng quát lớn:
- Nguyên-Hạnh! Đứng lại, mi trốn đâu cho thoát!
Nàng vừa đáp xuống, xung quanh Nguyên-Hạnh đã có bốn vị sư bao vây, đó là Sùng-Văn, Sùng-Đức, Sùng-Tín, Sùng-Không. Bốn vị cùng cung kính nói:
- Sự thể thế nào xin phương trượng lên đài trả lời Trần tiểu thư, chứ có đâu bỏ chạy?
Mặt Nguyên-Hạnh tái nhợt. Y đành lên đài, đứng đối diện với Thanh-Mai. Thanh-Mai tiếp:
- Triệu vương gia. Vị này có tên Dương Bá, thực ra họ Hồ. Nguyên xuất thân đệ tử của bang trưởng bang Nhật-hồ Trung-quốc, tức Hồng-thiết giáo ẩn danh. Khi quân Tống bao vây, diệt tổng đàn Nhật-Hồ bắt được đệ tử của bang trưởng là Hồ Dương-Bá cùng con gái tên Đỗ Lệ-Thanh. Hai người lạy van xin dung tha. Khu-mật viện Tống triều bèn đem tất cả thân thuộc họ Đỗ về Biện-kinh an trí. Một mặt cho hai người sang Đại-Việt tìm cách ẩn thân, hầu sau này quân Tống sang, còn làm nội ứng.

Thế rồi nàng thuật hết việc Hồ Dương-Bá, Đỗ Lệ-Thanh sang Đại-Việt, ẩn thân vào làm đệ tử chùa Tiêu-sơn, gây dựng cơ sở như thế nào. Nguyên-Hạnh làm đệ tử Bố-Đại hoà thượng. Y giam Đỗ Lệ-Thanh cùng bồ tát Bố-Đại, Sùng-Phạm trong Hồng-hương mật cốc ra sao. Nguyên-Hạnh tổ chức thiếu niên Hồng-hương, mưu làm nội ứng thế nào...Cùng bắt giam thiếu nữ để hành lạc trong Hồng-hương mật cốc. Cho đến khi Mỹ-Linh, Thiệu-Thái khám phá ra...
Mặt Nguyên-Hạnh vẫn trơ ra:
- Trần cô nương! Người bịa ra nhiều truyện hoang đường quá, ai mà tin được? Cô nương bảo bần tăng có vợ, có con. Chứng cớ ở đâu?
Y cãi gượng gạo.
Lập tức Đỗ Lệ-Thanh từ dưới đài bước lên. Mụ chỉ tay vào mặt Hồ Dương-Bá:
- Sư huynh! Người với ta là sư huynh, sư đệ. Thân phụ ta thương người, gả ta cho người. Thế rồi khi chúng ta hàng Tống, cùng mật ước rằng âm thầm dùng Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng, dần dần không chế triều Tống, lập lại nhà Chu. Khu-mật viện triều Tống sai chúng ta sang Đại-Việt đái tội lập công. Người với ta cùng thề sẽ có ngày trốn về Trung-nguyên. Khi người trở thành phương trượng chùa Sơn-tĩnh, người giam sư phụ Bố-Đại, sư thúc Sùng-Phạm, ép hai vị dạy cho thuật xuất hồn. Người đâu biết rằng người đi tu đắc đạo mới xuất được hồn, chứ nào có truyền cho nhau được?

Quảng trường ồn lên những tiếng bàn tán. Vì Sùng-Phạm, một vị Bồ-tát đắc đạo. Ngài nổi tiếng cùng một lúc với Vạn-Hạnh thiền sư. Gần đây không ai biết ngài đi đâu. Nào ngờ ngài bị Nguyên-Hạnh bắt giam. Còn Bố-Đại hoà thượng, dân chúng tin rằng ngài là Phật Di-Lặc giáng sinh. Cho nên khi Đỗ Lệ-Thanh nhắc đến hai ngài, khiến người người đều chú ý lắng tai nghe.
Bà nghiến răng vào nhau:
- Sau khi ta khám phá ra mi gian dâm với Cao Thạch-Phụng. Mi giam tra khảo bắt ta khai ra Hồng-thiết tâm pháp cùng thuốc giải Chu-sa Nhật-hồ độc chưởng. Ta nhất định không khai. Vì ta biết, nếu ta khai ra người sẽ giết ta. Hơn mười năm, đêm đêm người hành lạc với con tiện nhân Cao Thạch-Phụng. Mi trói ta, bắt ta phải nhìn trò bỉ ổi của mi.
Bà chỉ vào Mỹ-Linh:
- Cho đến khi công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái khám phá ra Hồng-hương mật cốc. Mi giam hai người vào trong hang với ta.

Tiếp theo bà thuật việc Bố-Đại cũng như Sùng-Phạm dư sức bẻ song sắt thát ra. Nhưng hai ngài muốn ở tù để giải hết nghiệp. Khi gặp Thiệu-Thái, Sùng-Phạm truyền cho chàng một trăm năm công lực, rồi viên tịch. Thiệu-Thái, Mỹ-Linh bẻ song sắt cứu bà, đốt xác Hồng-hương thiếu niên trốn đi hầu đánh lừa Nguyên-Hạnh. Sau cùng với sự xuất hiện của Chu An-Bình, Chu An-Khôi, Chu An-Việt v.v.
Bà hướng vào phía đệ tử của Sơn-tĩnh gọi:
- Hạnh-Chân, Hạnh-Như. Hai con đâu?
Hai nhà sư trẻ từ dưới đài bước lên, quỳ gối lạy Đỗ Lệ-Thanh:
- Mẫu thân.
Đỗ Lệ-Thanh ôm lấy hai con, mặt đầy nước mắt. Bà nói với Nguyên-Hạnh:
- Khi ta được công chúa Bình-Dương cùng thế tử Thân Thiệu-Thái cứu ra. Ta đã tìm thăm hai đứa con, cho chúng biết ta vẫn còn tại thế, dặn chúng phải có mặt hôm nay làm chứng. Mi còn chối nữa hay không?
Thanh-Mai đưa ra cuốn trục:
- Đây, sắc phong cho Hồ Dương-Bá làm Đô nguyên soái, Long-biên quốc công, Giao-chỉ kinh lược sứ. Còn đây sắc phong thứ nhì cho Hồ Dương-Bá làm Quốc sư thông huyền Bồ-tát Và phu nhân Cao-thạch-Phụng làm Túc không quan âm.

Nàng hướng vào Minh-Không thiền sư:
- A-di-đà Phật! Xin Quốc sư dạy cho một lời.
Minh-Không đáp:
- Nghiệp dĩ Nguyên-Hạnh nặng quá. Tội của người xin để cho luật lệ Đại-Việt xử.
Thanh-Mai hỏi Minh-Không:
- Minh-Không đại sư! Xin đại sư cho biết gã Hồ Dương-Bá này có còn liên hệ với phải Tiêu-sơn nữa không?
Minh-Không đáp:
- Y dối sư phụ xin qui y, xin thọ giới. Như vậy cả qui y lẫn thọ giới đều không thực. Y hết còn tư cách đệ tử phái Tiêu-sơn.
Đỗ Lệ-Thanh quỳ gối trước Tự-An:
- Cách đây hơn năm, tiểu tỳ đến trang Thiên-trường, được đại hiệp hứa đứng ra chủ trì công đạo cho vụ này. Hôm nay kẻ thù trước mắt, xin đại hiệp ra tay cho.
Tự-An phẩy tay cho bà đứng dậy:
- Phu nhân bình tâm. Ta đã hứa tất làm.
Ông bảo Thanh-Mai:
- Nếu y là đại sư Nguyên-Hạnh, bố phải ra tay. Còn y trở lại thành Hồ Dương-Bá, con dạy dỗ y mấy chiêu được rồi.
Thình lình Nguyên-Hạnh phóng chưởng tấn công Thanh-Mai. Trong ý nghĩ, y phải giết nàng, nên y vận đủ mười thành công lực. Chiêu chưởng đánh ra như vũ bão. Trong chưởng có mùi hôi tanh nồng nặc.

Thanh-Mai phản ứng rất nhanh. Nàng lùi một bước, trả lại bằng một chiêu Đông-a chưởng. Binh một tiếng, Nguyên-Hạnh rùng mình lùi lại một bước. Trong khi Thanh-Mai thản nhiên như không.
Tự-An quát lớn:
- Khoan!
Ông nói với Hồ Dương-Bá:
- Hồ nguyên soái. Người lập công lớn với triều Tống, tước đã phong tới hầu, chức tới Đô nguyên-soái. Trong đẳng trật võ quan triều Tống, Đô nguyên-soái lớn cực phẩm. Đấy nói về quan chức. Còn nói về võ công, dường như người chỉ thua có quốc sư Minh-Không. Chúng ta khám phá ra người ẩn ở Đại-Việt, người có tội với Đại-Việt. Còn đối với Tống triều người thành đại công thần. Tại sao người không giám nhận cái danh dự của mình?
Nghe Tự-An nói vậy, Triệu Thành nghĩ rất nhanh:
- Tên Trần Tự-An quả xứng danh Côi-sơn đại hiệp. Ta những tưởng chối biến việc Khu-mật viên sai Nguyên-Hạnh sang Đại-Việt. Như vậy vẫn tiếp tục dùng bọn Lê Long-Mang được. Y dồn Nguyên-Hạnh đến chỗ chết, rồi lại khai ra con đường thoát thân bằng cách nhận tội. Nếu Nguyên-Hạnh nhận hết tội, đương nhiên ta cứu y thoát chết, nhưng mưu đồ e hỏng bét.
Nghĩ vậy y nháy mắt cho Nguyên-Hạnh tỏ ý bảo, đừng nhận.
Nhưng Nguyên-Hạnh lại nghĩ khác:
- Ta nhận hết, như vậy chắc chắn thoát chết. Vương gia có giận cũng chẳng đi đến đâu.

 

<< Lùi - Tiếp theo >>

HOMECHAT
1 | 1 | 174
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com