watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
14:52:1926/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Kiếm Hiệp > Kim Dung > Thư Kiếm Ân Cừu Lục - Hồi 11-20 - Trang 18
Chỉ mục bài viết
Thư Kiếm Ân Cừu Lục - Hồi 11-20
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Tất cả các trang
Trang 18 trong tổng số 18

 

Hồi 20-2


Tiếng nói vừa dứt thì người ấy đưa tay mặt ra, rồi một luồng gió thổi mạnh dị thường từ tay phóng ra nhắm thẳng Trương-Siêu-Trọng mà bay tới.
Chiêu thế đánh ra quá bất ngờ khiến Trương-Siêu-Trọng không làm sao tránh kịp đành phải dồn nội lực vào hai tay dùng thần công mà hóa giải, gát chưởng phong người ấy sang một bên. Sau đó Trương-Siêu-Trọng tung ra hai chưởng phản công lại.
Người ấy hét lên một tiếng rồi cũng tung ra hai chưởng đón lại. Bốn chưởng đụng nhau tạo nên một âm thanh vô cùng chói tai. Cả hai cùng bị chưởng phong dội lại mấy bước.
Trương-Siêu-Trọng lẹ làng dùng một thế ‘Hoành vân đoạn phong’ quẹt sà trên mặt đất. Người kia rút chân không kịp bèn nhắm ‘Thái dương huyệt’ của Trương-Siêu-Trọng đánh tới một chưởng. Trương-Siêu-Trọng vội vã thu chân về rồi tiến tới hai bước. Người kia cũng nghiêng mình ra trước. Thế là cả hai người cùng nhau tỉ thí trên ghềnh đá cheo leo. Người nào cũng múa cưởng đánh nghe vùn vụt. Người nào cũng cố thủ chỗ đứng cho thật vững và lừa thế đẩy đối phương lăn xuống vực sâu.
Hai bên so chưởng pháp một hồi lâu vẫn không phân thắng bại. Cả hai đều có vẻ nể sợ bản lãnh của nhau nên người nào cũng muốn giữ vững thế thủ hơn là ham tấn công.
Tham-tướng Bình-Vượng đứng ngoài thấy Trương-Siêu-Trọng đánh mãi mà không thắng được người kia bèn lén rút cung tên bắn trộm người ấy một phát để trợ lực cho Hỏa-Thủ Phán-Quan. Người kia một tay đón chưởng của Trương-Siêu-Trọng, nhưng tay kia đã giơ ra bắt lấy mũi tên của Bình-Vượng một cách dễ dàng. Bắt xong mũi tên, người ấy nhắm Bình-Vượng ném trả lại. Bình-Vượng cả kinh vội vàng cúi xuống né tránh thì một tiếng thét vang lên đàng sau. Một tên quân bị mũi tên ấy cắm ngay yết hầu, rơi xuống vực sâu mất xác.
Trương-Siêu-Trọng bất giác lên tiếng trầm trồ khen ngợi:
-Thật là tài! Tây-Xuyên Song-Hiệp quả nhiên ‘danh bất hư truyền’, khiến cho người đời phải khiếp phục!
Nhìn thấy rõ bản lãnh của đối phương, Trương-Siêu-Trọng lại càng dè dặt hơn, không dám khinh xuất ra chiêu bừa bãi. Chỉ khi nào chắc chắn lắm mới dám tung ra vài thế đánh cầm chừng. Thình lình ở phía có tiếng thét lên:
-Coi đây!
Tiếp theo đó là một luồng chưởng phong lướt qua, nhắm vào người Trương-Siêu-Trọng đánh tới. Trương-Siêu-Trọng lách mình tránh được, quay mặt lại nhìn thì thấy một người khác tướng mạo chẳng khác gì người kia. Cả hai không nói một lời, cùng nhau hợp lực tấn công Trương-Siêu-Trọng như vũ bão.
Trương-Siêu-Trọng bị cả trước mặt lẫn sau lưng cùng tấn công một lượt thì chỉ còn biết né tránh và đỡ gạt thôi chứ không còn dám nghĩ đến chuyện tấn công nữa, dù là một thế.


Bọn thị vệ thấy tình thế có vẻ bất lợi cho Trương-Siêu-Trọng nên có ý muốn nhảy vào tiếp sức nhưng chưa dám, vì chỉ cần nhìn vị trí phải đứng cũng đủ lạnh da gà rồi! Điều duy nhất chúng cảm thấy giúp được cho Trương-Siêu-Trọng là đứng vỗ tay reo hò để ủng hộ tinh thần.
Tây-Xuyên Song-Hiệp và Trương-Siêu-Trọng đánh qua đánh lại một hồi lâu mà vẫn không bên nào chiếm được thượng phong. Ban đầu Trương-Siêu-Trọng có vẻ yếu thế vì không hiểu được bản lãnh của Song-Hiệp. Nhưng lần hồi, càng đánh càng quen dần với võ công của hai người đã lấy lại được thế quân bình nên thỉnh thoảng cũng bắt đầu đánh trả đòn lại được.
Thường-Thích-Chí bỗng vung tay quét một chưởng vào ngay hông Trương-Siêu-Trọng, chiêu thế cực kỳ dũng mãnh. Trương-Siêu-Trọng cả kinh dùng chưởng đỡ lại. Hai chưởng đụng nhau vang lên một tiếng như long trời lở đất. Cả hai người đều bị kình phong dội ngược ra sau, đều phải dùng thế ‘Thiên cân trụy’ lấy thăng bằng bật người trở dậy. Trương-Siêu-Trọng bật mình dậy trước, đợi cho Thường-Thích-Chí vừa đứng vững lại, liền tống ra một chưởng tấn công ngay ngực. Thường-Thích-Chí cả kinh vội vung chưởng lên đỡ lại. Nhưng không ngờ uy lực chưởng phong của Trương-Siêu-Trọng quá mạnh, vẫn xuyên qua chuyển phong của Thường-Hích-Chí mà đánh trúng. Tuy không bị thương nhưng Thường-Hích-Chí không gượng được, toàn thân rời khỏi chỗ đứng văng xuống vực sâu.
Trong lúc Trương-Siêu-Trọng cùng đám thị vệ đang đắc ý vì đã loại được một địch thủ thì bỗng đâu thấy Thường-Thích-Chí dùng một thế ‘Cân đẩu vân’ lộn mình giữa không trung rồi phóng lên lại như một con diều.
Không chút chậm trễ, Thường-Bá-Chí đưa tay ra chụp lấy tay Thường-Thích-Chí rồi thuận đà ném lên trên phía triền núi hơn 10 trượng trước sự kinh ngạc của Trương-Siêu-Trọng cùng đám thị vệ. Thấy Thường-Hích-Chí an toàn vô sự, Thường-Bá-Chí mới nhìn Trương-Siêu-Trọng nói:
-Bản lãnh của Hỏa-Thủ Phán-Quan thật hết sức cao thâm. Anh em chúng tôi xin bội phục! Bội phục!
Khen xong, Thường-Bá-Chí phóng tới chỗ Thường-Thích-Chí rồi hai người nắm tay nhau tung người lên, dùng thuật phi hành bay đi. Không đầy mấy chốc, bóng cả hai đã mất hút.
Đám quan binh bấy giờ mới dám chạy vụt tới. Tên nào tên nấy hết lòng ca tụng võ nghệ của Trương-Siêu-Trọng. Nhiều tên như tiếc rẻ không thừa cơ hội đó mà rượt theo giết chết hai anh em ‘quỷ Vô-Thường’ đó. Trương-Siêu-Trọng vẫn làm thinh không nói một lời nào. Y lại chỗ phiến đá ngồi xuống như vận công.
Đoàn-Đại-Lân thấy vậy đến hỏi:
-Thế ra Trương đại nhân bị thương hả? Có làm sao không?
Trương-Siêu-Trọng vẫn ngồi trầm ngâm không đáp. Ông ngước mặt lên nhìn trời, hả lớn miệng ra dùng phương pháp hô hấp mà thở rồi hít thanh khí vào trong người. Phải một lúc khá lâu Trương-Siêu-Trọng ngừng lại, sắc mặt tươi tỉnh hơn lúc nãy trả lời:
-Chẳng sao hết.
Nói xong, Trương-Siêu-Trọng vén tay áo lên cho mọi người nhìn. Năm vết bầm tím sưng lên như năm quả ô mai , và rõ ràng còn in rõ năm dấu tay. Không những Trương-Siêu-Trọng kinh sợ mà người nào xem cũng phải rợn tóc gáy.
Sau đó, Tào-Năng lại cố đốc thúc đoàn quân tiến hành. Thấy nguy hiểm đã qua rồi nên đoàn quân hăng hái đi tiếp mà không phải sợ sệt gì nữa. Nhờ vậy mà vượt qua khỏi được Ô-Tiêu-Lãnh. Nhưng đêm hôm ấy có đến gần 50 tên quân lại bỏ trốn, đào ngũ.
Trương-Siêu-Trọng bàn với đám thị vệ rằng:
-Nếu cứ theo lộ trình này mà đi ắt đến tỉnh Cao-Lang. Nhưng với địa thế hiểm trở thế này mà lại bị kẻ thù phục kích thì thật khó mà trở tay kịp. Chi bằng chúng ta cứ theo tiểu lộ mà điến Hồng-Thành rồi qua sông Hoàng-Hà để đánh lạc hướng bọn Hồng Hoa Hội, đồng thời không phải lo lắng đến những màn phục kích bất ngờ.


Đám thị vệ ai nấy đều tán thành. Chỉ có Tào-Năng là có vẻ không được vui. Hắn chỉ muốn hộ tống đám người Trương-Siêu-Trọng đến Cao-Lang để bàn giao cho quan binh địa phương nơi ấy là kể như xong phận sự. Tuy không bằng lòng nhưng Tào-Năng cũng đành phải tuân theo chứ không dám cãi lệnh.
Trương-Siêu-Trọng hình như hiểu được tâm trạng của Tào-Năng nên an ủi:
-Để tôi viết mấy hàng nói rõ mọi tổn thất là không phải lỗi ở Tào tướng quân để quan trên khỏi phải thắc mắc mà khiển trách.
Tào-Năng nghe Trương-Siêu-Trọng nói như vậy thì mừng rỡ vô cùng, vui vẻ mà tiếp tục cuộc hành trình.
Khi tất cả đến bờ sông Hoàng-Hà thì xa xa đã nghe tiếng sóng ầm ầm như muôn quân reo hò. Đi được hơn nửa ngày thì tới bến đò Hồng-Thành. Trời đã về chiều. Sóng cuồn cuộc như thác đổ chảy về hướng Đông. Cả một giòng sông Hoàng-Hà chẳng khác gì thiên binh vạn mã biểu dương uy thế.
Trương-Siêu-Trọng đứng nhìn sông mà lo lắng, nghĩ thầm:
-“Đêm nay cần phải qua sông mà sóng như thế này thì làm sao mà đi được!”
Tự nhiên trông ra xa có hai điểm đen như đang tiến tới mỗ lúc mỗi gần thêm. Khi gần đến nơi, Trương-Siêu-Trọng mới nhận ra là hai chiếc tàu lớn trống rỗng không người. Có lẽ là của ngư dân định ra khơi nhưng vì sóng quá lớn đánh không được cá nên phải quay trở về.
Tham-tướng Bình-Vượng mừng quá gọi hai người lái đò nói:
-Này hai anh! Nếu cố gắng làm sao mà đưa được chúng ta sang bờ bên kia thì ta sẽ trọng thưởng cho nhiều vàng bạc để xứng đáng với công của hai người.
Một người cập thuyền vào bờ, leo xuống đến trước mặt Bình-Vượng nói:
-Đại nhân cứ xuống đây cho mau.
Nói dứt lời, người lái đò dắt tay Bình-Vượng đi.
Bình-Vượng ngạc nhiên hỏi:
-Mà anh là ai mới được?
Người ấy cười, nói bằng tiếng Quảng-Đông:
-Đại nhân còn hỏi làm gì? Nếu muốn tôi đưa qua sông thì tôi đưa ngay. Miễn sang đến bờ bên kia đừng quên trọng thưởng cho tôi là được rồi.
Bình-Vượng nghe vậy thì không hỏi nữa. Hắn bàn Trương-Siêu-Trọng và bọn thị vệ nên đem hai chiếc tù xa xuống thuyền mà đi trước. Trương-Siêu-Trọng là người cẩn thận, đến gặp mặt người lái đò để xem mặt kỹ lưỡng. Đôi tay người ấy thật to lớn, bắp thịt rắn chắc, chứng tỏ là một người có sức mạnh vô cùng. Nhìn cái mái chèo trên tay người ấy cũng đủ thấy nặng nề thế mà y lại cầm chẳng chút phí sức. Trời khá tối nên Trương-Siêu-Trọng không trông rõ lắm, nhưng tin tưởng rằng chiếc mái chèo kia làm bằng sắt chứ không phải bằng gỗ. Người lái đò kia vì không đến gần nên Trương-Siêu-Trọng không làm sao trông rõ mặt được.
Tự nhiên, Trương-Siêu-Trọng sinh ra nghi ngờ, nói với Bình-Vượng rằng:
-Bình tham-tướng à! Theo tôi thì ông nên dẫn đám quân lính sang trước đi, và chờ chúng tôi ở bên đó.
Bình-Vượng nghe lời liền xuống thuyền và sắp xếp cho mỗi thuyền chừng 30 tên lính đi qua trước.
Hai người lái đò dường như rất thông thạo nghề nên chẳng mấy chốc đã đưa Bình-Vượng qua được bờ bên kia, rồi lại trở về đón khách. Lần này đến phiên Tào-Năng lãnh binh xuống thuyền qua sông. Thuyền vừa rời khỏi bến chưa được bao lâu thì đột nhiên một tiếng tiêu trổi lên và sau đó bao nhiêu tiếng tiêu khác từ đâu cùng trổi lên một lượt...


Trương-Siêu-Trọng bối rối tâm thần, ra lệnh cho quan binh tản mát ra và đích thân y đứng canh phòng, gìn giữ hai tù xa. Đám xạ thủ lãnh trách nhiệm yểm trợ hai chiếc tù xa đều lắp tên, giương cung sẵn sàng để chuẩn bị đối phó.
Lúc ấy, trăng cũng vừa lên. Nhìn ra ba phía Đông, Tây, Bắc có mười mấy kỵ mã đang phóng ngựa như bay. Trương-Siêu-Trọng phi ngựa ra trước đón những kỵ mã kia lại hỏi:
-Đám người kia! Đến đây có việc gì mà đi đông đúc như thế?
Phía bên kia, cách kỵ mã dàn trận thành hình chữ nhất từ từ tiến đến. Rồi một người trong đám phi ngựa ra đến gần, đối diện với Trương-Siêu-Trọng. Người này không mang theo binh khí nào cả, chỉ phe phẩy một chiếc quạt lông Bạch-Ngà, dáng điệu rất khoan thai.
Nhìn thẳng vào mặt Trương-Siêu-Trọng, người ấy lên tiếng:
-Người trước mặt ta có phải là Hỏa-Thủ Phán-Quan Trương-Siêu-Trọng đó không?
Trương-Siêu-Trọng gật đầu đáp:
-Phải, chính tôi. Còn các hạ là ai?
Người ấy cười nói:
-Tứ ca của chúng tôi mong ơn các hạ cực khổ đưa đến đây rồi nên không dám để các hạ mệt nhọc nữa.
Trương-Siêu-Trọng “à” một tiếng rồi nói:
-Thế ra các người đây là Hồng Hoa Hội!
Người ấy lại cười nói tiếp:
-Trên giang hồ người ta vẫn đồn rằng Hỏa-Thủ Phán-Quan không những võ-nghệ siêu quần cái thế thôi, mà còn liệu việc như thần nữa! Bây giờ mới thấy quả lời đồn kia không sai chút nào cả. Phải! Anh em chúng tôi chính là Hồng Hoa Hội.
Người ấy vừa dứt lời thì khẽ thổi một tiếng tiêu. Trương-Siêu-Trọng bỗng giật mình, lại nghe dưới thuyền có tiếng tiêu nổi lên như đáp ứng lại.
Tào-Năng ngồi trên chiếc thuyền chưa rời khỏi bờ thấy cường địch tới uy hiếp thì bỗng trở nên luýnh quýnh. Đang phân vân chưa biết phải làm gì thì lại nghe người lái đò thổi lên một hồi tiêu thật dài.
Tào-Năng sợ toát mồ hôi, mặt không còn chút huyết sắc. Người lái đò dựng mái chèo trên mũi thuyền rồi quay lại nói lớn:
-Các người có muốn cùng ta tắm nước sông Hoàng-Hà một chuyến không?
Tào-Năng nghe giọng nói người lái đò nặng giọng Quảng-Đông bèn lơ mắt ngơ ngác nhìn hắn trừng trừng. Cùng lúc ấy, Tào-Năng lại nghe người lái đò ở thuyền bên kia cất lên tiếng ‘ồ ề’, vừa hát vừa gõ nhịp:

Thái-Hồ tự thưở bé thơ,
Lẫy lừng mặt nước, bến bờ dọc ngang.
Giết người chẳng chút sờn gan,
Trừ quân ác bá tham quan răn đời.
Bữa nay trời cũng chiều người,
Đưa quân lính đến, thế thời càng hay!
Nước Hoàng-Hà... mộ chôn thây...
Cái quân gian tặc từ nay xong đời!
Này hỡi! Lũ bây ơi!
Nghe nội dung lời ca, Tào-Năng cả sợ, tinh thần hết sức rối loạn. Chưa kịp có phản ứng gì thì người lái đò bên kia cất tiếng gọi lớn:
-Thập-tam đệ! Mau lên! Còn chờ gì nữa?
Người lái đò bên này đáp lại:
-Phải rồi! Xem đây!
Tào-Năng cầm thương nhảy tới định đâm một nhát thì người lái đò đã nhảy xuống nước biến mất. Thuyền đang êm xuôi đột nhiên chao động dữ dội vì không có người điều khiển.
Rồi cả chiếc thuyền kia cũng bắt đầu chao động chẳng khác gì chiếc này. Cả hai chiếc thuyền đều bị dòng nước cuốn theo các đợt sóng dữ. Tào-Năng như hồn phi phách tán. Đám Thanh-binh trên cả hai chiếc thuyền đều hoảng hốt, kêu cứu vang trời đất. Rồi chỉ trong chớp nhoáng, cả hai chiếc thuyền đều lật úp lại, hất toàn bộ nhân mạng xuống sông Hoàng-Hà.
Tào-Năng cũng như đám Thanh-binh đều không rành thuật bơi lội nên chẳng bao lâu đã bị nước cuốn trôi đi hết. Chỉ có hai người lái đò là vẫn an nhiên như không, chỉ trong phút chốc đã bơi được vào bờ dễ dàng.
Bọn xạ thủ được lệnh bắn liền nả ra một loạt tên nhắm vào hai người ấy. Nhưng tên bắn ra chỉ là uổng phí vì cả hai người đều ở ngoài tầm tên cả, thành ra chưa tới nơi mà đã đồng loạt rơi cả xuống dưới đất. Kế đến, hai người như không biết sợ, thẳng đường tiến đến đám xạ thủ. Trương-Siêu-Trọng có lẽ vì quá thẹn nên liền ra lệnh ngừng bắn, mà cẩn thận trông chừng và chuẩn bị đợi lệnh. Dù sao thì Trương-Siêu-Trọng cũng cảm thấy mình may mắn vì nếu nghe lời Bình-Vượng mà xuống thuyền thì có lẽ giờ này đã về chầu thủy thần rồi. Nhưng có lẽ là Trương-Siêu-Trọng chưa ‘tới số’ nên định mệnh mới xui khiến cho Tào-Năng chết thế cho Hỏa-Thủ Phán-Quan.
Định thần lại, Trương-Siêu-Trọng lớn tiếng hét lên:
-Bọn ngươi dọc đường giết bao nhiêu quan binh, tội nặng bằng non, khó mà thoát khỏi! Nói cho các ngươi biết, đã gặp Trương-Siêu-Trọng này thì đừng ỷ vào thế mạnh của Hồng Hoa Hội mà chết uổng mạng. Và cũng đừng mong ta sẽ lùi một bước trước các ngươi!
Người cầm quạt Nga-mao (#5) cả cười nói:
-Sợ hay không, cái đó tự lòng! Có ai bắt buộc Hỏa-Thủ Phán-Quan phải nói ra đâu?


Trương-Siêu-Trọng hỏi:
-Còn ngươi là ai? Làm gì trong Hồng Hoa Hội?
Nghe Trương-Siêu-Trọng hỏi, người ấy phá lên cười đáp:
-Ngươi khỏi cần phải hỏi tên họ ta làm gì! Chỉ cần xem món vũ khí này cũng đủ biết được tôi là ai rồi!
Dứt lời người ấy phóng xuống ngựa, quay lại nói với một thiếu niên đứng đàng sau:
-Tâm-Nghiện! Mau đem vũ khí ra đây cho ta!
Thiếu niên kia, tức thư đồng Tâm-Nghiện, liền mở bao lấy ra một tấm thuẫn bài trao cho người cầm quạt Nga-mao phe phẩy, tức Trần-Gia-Cách, Tổng-Đà-Chủ Hồng Hoa Hội...


Chú thích:
1 Ngày nay gọi là “tư lệnh”.
2 Ngày nay gọi là “tham-mưu trưởng”.
3 Bất địch chúng: không đánh nổi số đông.
4 Kỳ khu: gập ghềnh, khấp khểnh.
5 Quạt Nga-ma: quạt làm bằng lông con thiên-nga.

 

Còn Tiếp

 

 

<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 229
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com