watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:32:3118/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Liệt Tử Và Dương Tử - Trang 13
Chỉ mục bài viết
Liệt Tử Và Dương Tử
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Tất cả các trang
Trang 13 trong tổng số 13


Phần V (tt)


CÁI BẢ HƯ DANH  VII.14       
(Dương tử viết: Thái cổ chi sự…)
 
Dương Chu nói:
 
- Các việc lớn thời thái cổ đã dứt rồi, ai có thể ghi lại được? Hành vi của Tam Hoàng tới nay như còn như mất, hành vi của Ngũ Đế như tỉnh như mộng, hành vi của Tam Vương hoặc ẩn hoặc hiện[1], một ức việc không biết chắc được một việc. Ngay những việc đương thời ta đây, hoặc được nghe, hoặc được thấy mà vạn việc cũng không biết chắc được một việc; những việc trước mắt ta đây, hoặc còn hoặc mất, ngàn việc cũng không biết chắc được một việc.
 
Từ thời thái cổ tới nay, có cơ man nào là năm, mà từ thời Phụ Hi tới nay, cũng đã trên ba ngàn năm rồi. Hiền ngu, gian ác, thành bại, thị phi, không có gì là không tiêu diệt, chỉ sớm hoặc muộn mà thôi. Coi trọng tiếng khen tiếng chê một thời làm cho tinh thần, hình hài tiều tuỵ, muốn lưu lại cái danh hão mấy trăm năm sau khi chết, nhưng chết rồi có cách nào làm cho nắm xương tàn tươi lại, tái sinh mà hưởng lạc được không?
 
ĐỒNG HOÁ VỚI VẠN VẬT   VII.15  
(Dương tử viết: Nhân tiếu thiên địa chi loại)
 
Dương Chu nói:
 
- Con người bản chất giống trời đất, có đức tính của ngũ hành[2], là loài tối linh trong vạn vật, nhưng móng tay và răng không đủ để tự vệ, da thịt không đủ để kháng cự; chạy không đủ mau để trốn nguy; lại không đủ lông để che nắng tránh lạnh. Phải nhờ cậy ngoại vật để tự nuôi sống, nhưng dùng mưu trí chứ không ỷ vào sức mạnh được[3]. Cho nên trí khôn quí ở chỗ nó bảo tồn được thân ta; mà sức mạnh đáng khinh ở chỗ nó tàn bạo với sinh vật khác.
 
Thân ta không phải của ta, nhưng đã sinh ra rồi thì không thể không bảo toàn nó được. Các sinh vật khác không phải là của ta, nhưng đã có chúng rồi thì không được diệt trừ nó đi[4].
 
 Đời sống tuỳ thuộc thân ta, mà thức ăn của ta tuỳ thuộc vạn vật. Tuy bảo toàn được thân ta, nhưng không làm chủ hoàn toàn được nó; tuy không diệt trừ các sinh vật khác, nhưng không thể làm chủ hoàn toàn chúng được. Làm chủ vạn vật và làm chủ thân ta, tự ý muốn làm gì cho thân mình và cho vạn vật cũng được, hoạ may bậc thánh nhân mới được vậy. Coi thân mình là vạn vật, coi vạn vật là thân mình, thì chỉ bậc chí nhân mới được vậy. Đó là tột bực của sự hoàn thiện.[5]
 
TẠI SAO KHÔNG ĐƯỢC AN NHÀN   VII.19         
(Dương Chu viết: Sinh dân chi bất đắc hưu tức)
 
Dương Chu nói:
 
- Con người sở dĩ không được nghỉ ngơi (an nhàn) là vì bốn nguyên nhân: ham sống lâu, ham danh, ham vị và ham tiền. Vì ham bốn cái đó nên sợ quỉ, sợ người, sợ kẻ có quyền, sợ hình phạt. Hạng người đó gọi là “trốn” (tự nhiên), vì họ sống hay chết, thì số mệnh họ cũng tuỳ ngoại vật (chứ không tuỳ họ).
 
Nếu thuận mệnh thì đâu còn cầu thọ; không ham quí hiển thì đâu còn cầu danh; không muốn có uy thế thì đâu thích địa vị; không ham giàu thì đâu quí tiền của. Hạng người như vậy gọi là thuận “tự nhiên”, trong thiên hạ không có gì ngang[6] với họ được, số mạng họ tuỳ thuộc họ (chứ không tuỳ thuộc ngoại vật).
 
Cho nên ngạn ngữ có câu: “Người nào không lập gia đình, không làm quan thì tình dục mất đi một nửa, người nào không quan tâm tới cái ăn cái mặc thì chẳng có bổn phận vua tôi”.
 
LOÀI MỌT CỦA TRỜI ĐẤT  VII.18
(Dương Chu viết: Phong ốc, mĩ phục)
 
Dương Chu nói:
 
- Nhà sang, áo đẹp, thức ăn ngon, vợ đẹp, có bốn thứ đó thì có cầu gì khác nữa? Có bốn thứ đó rồi mà cầu thêm nữa, là tham lam vô độ, tham lam vô độ là loài mọt của âm dương (của trời đất)[7].
 
 
BỎ TRUNG NGHĨA ĐI  VII.19
(Trung bất túc dĩ an quân)
 
Dương Chu nói:
 
- Trung với vua không đủ để làm cho vua được yên mà đủ để làm nguy cho bản thân mình; giữ nghĩa không đủ để làm lợi cho người mà đủ làm hại cho đời sống của mình. Sự an ổn của người trên không nhờ đức trung (của người dưới), vậy nên bỏ tiếng trung đi; sự lợi ích của người khác không do ta giữ nghĩa, vậy nên bỏ tiếng nghĩa đi. Vua tôi đều được yên ổn, người và ta đều được lợi, đó là đạo của cổ nhân[8].
 
TA CHỊU HẬU QUẢ HÀNH ĐỘNG CỦA TA  VII.22
(Dương Chu viết: Lợi xuất giả thực cập[9])
 
Dương Chu nói:
 
- Làm điều lợi cho người thì được hậu quả tốt; làm điều oán cho người thì sẽ hại tới thân. Phát ở ta mà ứng ra ngoài, đó là tình đời (lẽ thường). Cho nên người hiền minh thì thận trọng về hành động của mình.
 
MẤT CỪU  VIII.23
(Dương tử chi lân vong dương[10])
 
Người láng giềng của Dương tử mất cừu, đã sai tất cả người trong nhà đi tìm, lại xin Dương tử cho trẻ tìm hộ nữa. Dương Chu hỏi :
 
- Ôi! Mất có một con cừu, sao mà cần nhiều người thế?
 
Người kia đáp:
 
- Vì đường có nhiều ngã rẽ.
 
Lại hỏi:
 
- Tìm được không?
 
- Không.
 
- Sao mà không tìm được?
 
Đáp:
 
- Theo một ngã rẽ lại gặp một ngã rẽ khác, không biết phải theo ngã nào, đành phải về.
 
Dương Chu rầu rầu nét mặt, không nói gì cả một hồi lâu và suốt ngày hôm đó không cười. Môn đệ lấy làm lạ, đáng bạo hỏi:
 
- Một con cừu có đáng gì đâu, mà con đó lại không phải của thầy, sao thầy rầu rĩ tới không nói, không cười như vậy.
 
Dương Chu không đáp và môn đệ không hiểu ý thầy ra sao.
 
Môn đệ Mạnh Tôn Dương trở ra nói với Tâm Đô tử. Hôm sau cả hai người cùng vô thưa với Dương tử:
 
- Xưa ba anh em nhà nọ đi chơi nước Tề, nước Lỗ. Cả ba cùng học một thầy, đạt được đạo nhân nghĩa rồi về. Người cha hỏi:
 
- Đạo nhân nghĩa ra sao?
 
Người con lớn đáp:
 
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải yêu cái thân của con mà coi thường cái danh.
 
Người con giữa đáp:
 
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải huỷ cái thân con để thành danh.
 
Người con thứ ba đáp:
 
- Theo đạo nhân nghĩa thì con phải giữ cho vẹn cả cái thân lẫn cái danh của con.
 
Ý kiến của ba người đó trái ngược nhau mà họ đều học chung một thầy nho cả, vậy biết ai phải ai trái?
 
Dương tử đáp:
 
- Xưa có một người sống ở bờ sông, quen với nước, can đảm bơi lội, chở đò cho người qua sông, kiếm tiền nuôi được trăm miệng ăn. Nhiều người đem lương thực lại xin học, nhưng có tới một nửa chết đuối. Họ học lội chứ không học chết đuối, mà hại như vậy; theo anh thì ai phải ai trái?
 
Tâm Đô tử làm thinh bước ra. Mạnh Tôn Dương trách:
 
- Anh hỏi gì mà quanh co vậy? Và thầy trả lời làm sao mà khó hiểu thế? Tôi càng thêm hoang mang.
 
Tâm Đô tử đáp:
 
- Vì con đường lớn nhiều ngã rẽ cho nên không tìm được cừu. Vì có nhiều ý kiến, cho nên hại cho người học đạo. Sự học, gốc thì như nhau, là một, mà ngọn thì khác nhau. Cho nên chỉ người nào biết quay về chỗ đồng nhất mới khỏi bị hại. Anh làm môn đệ của thầy từ lâu, tập đạo của thầy mà không hiểu ý thầy, đáng buồn thật!
 
 
ĐI TRẮNG VỀ ĐEN  VIII.24
(Dương tử chi đệ viết Bố)
 
Em của Dương Chu là Dương Bố, một hôm bận áo trắng đi chơi; khi gặp mưa thì cởi áo trắng ra, bận áo đem mà về. Con chó trong nhà không nhận ra được, chạy ra sủa. Dương Bố giận, muốn đập.
 
Dương Chu bảo:
 
- Đừng đánh nó! Chú ở vào cảnh nó chú cũng hành động như nó. Ví dụ con chó của chú, lúc đi lông đen, lúc về lông trắng, thì chú có lấy làm lạ không?[11]
 
NÊN LÀM ĐIỀU THIỆN  VIII.25
(Dương tử viết: Hành thiện bất dĩ)
 
Dương Chu nói:[12]
 
- Người làm điều thiện không phải để cầu danh mà danh tự tới. Danh không hẹn gì với lợi mà lợi theo nó. Lợi không hẹn gì với sự tranh giành mà sự tranh giành cứ đến với nó. Vì vậy người quân tử phải thận trọng mà làm điều thiện.

Chú thích:

[1] Tam Hoàng: theo truyền thuyết, là ba đời đàu tiên: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng. Ngũ Đế: theo truyền thuyết, là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Tam Vương là ba đời vua: vua Vũ nhà Hạ, vua Thang nhà Thương, vua Văn vương nhà Chu. Còn mất, tỉnh mộng, ẩn hiện đều có nghĩa là mơ hồ, không biết chắc được, như có như không.
[2] Nguyên văn là ngũ thường; ngũ hành tức kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
[3] Đoạn này làm chúng ta nhớ tới Pascal.
[4] Nguyên văn theo bản Trương Trầm: Kí hữu, bất đắc bất khứ chi. B.G dịch sát như vậy. Theo bản Đường Kính Cảo, chữ bất khứ, nên sửa là nhi khứ. Chúng tôi theo bản này.
[5] Thánh nhân ở đây trỏ bậc đại trí, chí nhân ở đây trỏ bậc đại nhân, cao hơn một bậc.
[6] Nguyên văn: Thiên hạ vô đối. Cũng có thể hiểu rằng trong thiên hạ không có gì chống đối với họ.
[7] Bài này B.G cho vào cuối bài VII.17.
[8] Bài này và bài trên, Đường Kính Cảo gom làm một.
[9] Thực cập 實及: sách in sai thành “thực tập”. (Goldfish).
[10] Bản chữ Hán chép: Dương tử chi lân nhân vong dương 楊子之鄰人亡羊. Theo bác Vvn thì trong tiếng Trung hiện đại, dương 羊 là con cừu, còn sơn dương 山羊 là con dê; còn trong tiếng Hán cổ thì dương 羊 chỉ cả cừu lẫn dê. (Goldfish)
[11] Truyện này trong Cổ học tinh hoa có nhan đề là: Lúc đi trắng, lúc về đen. (Goldfish)
[12] Trong sách không có câu này. (Goldfish).

PHỤ LỤC



Tôi thêm phần Phụ lục này để chép lại bốn bài (gồm cả chú thích) từ bộ Trang tử và Nam Hoa Kinh (TT&NHK) của cụ Nguyễn Hiến Lê (Nxb Văn hoá Thông tin – 1994).
 
- Bài đầu, Liệt Ngự Khấu 1, tôi chỉ chép đoạn tương ứng với bài II.14 trong bộ Liệt tử: Đừng làm cho người ta biết mình. Hầu hết những bài được chép trong bộ Liệt tử và cả trong bộ Trang tử, thì bài nào đã được cụ dịch trong bộ LT&DT rồi, cụ không dịch lại trong bộ TT&NHK. Riêng bài này, cụ dịch lại để “sửa vài chữ”. Tuy nhiên, sự khác biệt mấy chữ đầu bài là do nguyên tác chứ không phải do cụ “sửa vài chữ”: Bài II.14 bắt đầu bằng mấy chữ “Tử Liệt tử chi Tề” 子列子之齊 (Thầy Liệt tử đi sang nước Tề), còn bài Liệt Ngự Khấu 1 bắt đầu bằng “Liệt Ngự Khấu chi Tề” 列御寇之齊 (Liệt Ngự Khấu đi sang nước Tề).
 
- Ba bài sau, Đạt sinh 2, Đạt sinh 8 và Điền Tử Phương 9, tương ứng với các bài II.4, II.20, II.5 trong bộ Liệt tử, tôi chép trọn cả bài; mỗi bài tôi đều tạm đặt nhan đề và chép mấy chữ Hán đầu bài để chúng ta tiện đối chiếu với bản chữ Hán.

*
*        *

LIỆT NGỰ KHẤU  1
 
Liệt Ngự Khấu đi sang nước Tề, nửa đường quay về, gặp Bá Hôn Mâu Nhân[1]. Bá Hôn Mâu Nhân hỏi:
 
- Sao lại trở về?
 
Đáp:
 
- Vì tôi sợ.
 
- Sợ cái gì?
 
- Tôi ăn tại mười nhà làm tương mà năm nhà dọn cho tôi ăn trước.
 
- Như vậy thì có gì mà sợ?
 
- Sợ vì lòng chân thành của tôi không hoàn toàn mà nó hiện ra rực rỡ bên ngoài. Dùng cái bề ngoài ấy mà chấn phục nhân tâm, khiến người ta trọng tôi hơn các bậc trưởng lão, như vậy tai nạn sẽ tới. Những người bán tương ấy chỉ sống bằng nghề bán thức ăn, lợi không được bao, quyền thế lại chẳng có gì mà còn đối xử với tôi như vậy, huống hồ ông vua một vạn cỗ xe [tức nước Tề], thân thể mệt nhọc vì việc nước, tâm trí để hết vào chính sự. Ông ấy sẽ giao trọng trách cho tôi, xét xem tôi có được việc không. Vì vậy mà tôi sợ.
 
Bá Hôn Mâu Nhân bảo:
 
- Anh nhận xét sáng suốt đấy. Nhưng dù anh làm một thường dân thì người ta cũng qui phụ anh.
 
Ít lâu sau, lại nhà [Liệt Ngự Khấu], thấy dép để đầy ngoài cửa[2], Bá Hôn Mâu Nhân đứng hướng về phương Bắc, cằm tì vào chiếc gậy, một lát rồi lặng thinh đi về. Người coi cửa[3] cho Liệt tử hay. Liệt tử không kịp xỏ dép, vội vàng xách dép chạy theo, tới cổng thì đuổi kịp, hỏi:
 
- Thầy tới mà sao không chỉ cho tôi phương thuốc gì [tức một lời khuyên răn nào]?
 
Bá Hôn Mâu Nhân đáp:
 
- Vô ích. Ta đã bảo anh rằng người ta sẽ qui phụ anh đấy, quả nhiên như vậy. Không phải là anh cố ý làm cho người ta qui phụ anh, mà là anh không biết cách làm cho người ta đừng qui phụ anh. Cần gì phải làm điều dị thường để cho người ta cảm mộ mình trước như vậy? Không có lí họ thúc đẩy anh tỏ tài riêng của anh ra[4]. Những người giao thiệp với anh không có gì để nói với anh cả. Những lời nhỏ nhen của họ có hại như thuốc độc đấy. Anh mê muội, không giác ngộ thì làm sao có thể cải hoá anh được[5].
 
ĐẠT SINH  2[6]
 
Liệt tử hỏi Quan Doãn[7]:
 
- Bậc chí đức lặn dưới nước mà không ngạt, đi trong lửa mà không bỏng, bay bổng lên trên vạn vật mà không run sợ. Xin ông giảng cho tôi làm sao mà lại được như vậy?
 
Quan Doãn đáp:
 
- Như vậy là nhờ giữ được cái khí thuần hoá, chứ không nhờ trí xảo hay quả cảm. Ông ngồi xuống, tôi giảng cho ông nghe. Hễ có hình dáng, thanh âm, khí sắc thì đều là sinh vật cả. Sinh vật khác nhau ở đâu? Làm sao có vật này hơn vật khác được? Chỉ là nhờ không có hình sắc mà thôi. Nhưng vật nào không có hình sắc thì đạt được cảnh giới không biến hoá nữa. Đạt được cùng cực của cảnh giới ấy thì không bị các vật khác khống chế nữa. Như vậy là đạt được cái trung độ[8], cái cương kỉ vô thuỷ vô chung, mà tiêu dao cảnh giới sơ thuỷ của vạn vật[9], hợp nhất bản tính, hàm dưỡng nguyên khí, trở về với cái Đức nguyên thuỷ mà cảm thông với tự nhiên. Một người như vậy bảo toàn được thiên tính, tinh thần không suy tổn, ngoại vật làm sao xâm nhập mà làm hại người đó được?
 
Như trường hợp người say rượu mà té xe, tuy bị thương mà không chết. Xương và khớp xương cũng như mọi người mà không bị hại như mọi người, là nhờ [say rượu] mà giữ được cái thần, lên xe đã không biết, té xe cũng không hay. Tử sinh, kinh cụ không xâm nhập lòng người đó, cho nên tiếp xúc[10] với ngoại vật mà không biết sợ. Kẻ nhờ rượu giữ toàn được cái thần mà còn như vậy, huống hồ là người tự nhiên vô tâm. Thánh nhân hoà hợp với tự nhiên, nên không vật gì làm hại nổi.
 
Kẻ muốn phục thù không lẽ lại bẻ cây gươm[11] của kẻ thù [vì cây gươm vốn vô tâm]; mà dù có nóng tính, cũng không ai lại oán phiến ngói rơi nhằm đầu mình [vì phiến ngói vô tâm].
 
Theo được đạo [qui tắc] đó thì thiên hạ được quân bình, không có loạn chiến tranh, không có cái hoạ chém giết. Không nên dùng trí tuệ mà truy cầu tự nhiên, cứ thuận theo bản tính mà ứng hợp với tự nhiên. Thuận theo bản tính thì cái Đức sẽ phát, dùng trí tuệ thì sự tàn hại sẽ sinh. Đừng ém cái tự nhiên, đừng diệt cái thiên tính ở người, như vậy thì may ra dân chúng trở về bản chân được.
 
ĐẠT SINH  8[12]
 
 
Kỉ Tỉnh[13] Tử luyện gà đá cho vua[14]. Mới được mười ngày vua vua đã hỏi xong chưa.
 
Đáp: Chưa, gà còn kiêu khí, tự thị.
 
Mười ngày sau lại hỏi.
 
Đáp: Chưa, mắt nhìn còn hăng, khí còn thịnh.
 
Mười ngày sau lại hỏi.
 
Đáp: Gần được, nghe gà khác gáy, nó không xúc động nữa. Coi nó tựa như gà bằng gỗ, đức nó toàn bị rồi, gà lạ không dám đương đầu với nó, thấy nó là quay đầu chạy.
 
ĐIỀN TỬ PHƯƠNG  9[15]
 
Liệt Ngự Khấu (tức Liệt tử) bắn cung cho Bá Hôn Vô Nhân coi, giương hết sức cây cung, mà tay thật cứng, không nhúc nhích, giá có đặt một chén nước đầy lên khuỷ tay trái thì nước cũng không sóng sánh khi phát mũi tên; ông lại bắn mau tới nỗi mũi tên đầu vừa phát thì mũi tên thứ nhì đã đặt vào chỗ, rồi tới mũi tên thứ ba. Lúc đó, ông như pho tượng. Bá Hôn Vô Nhân bảo:
 
- Như vậy còn là hữu tâm mà bắn, chứ không phải là vô tâm mà bắn. Tôi muốn thử cùng với ông lên núi cao, tới một mỏm đá nguy hiểm ở bờ một vực thẳm một trăm nhẫn (mỗi nhẫn là tám thước), xem ở đó ông còn bắn được nữa không.
 
Thế rồi Vô Nhân lên núi cao, tới một mỏm đá nguy hiểm ở bờ một vực thẳm trăm nhẫn, quay lưng lại mà đi lùi, khi hai phần ba bàn chân ở ngoài bờ vực rồi, mới cúi xuống mời Liệt Ngự Khấu lại. Liệt Ngự Khấu sợ quá, nằm rạp xuống đất, mồ hôi chảy xuống tận gót chân.
 
Bá Hôn Vô Nhân bảo:
 
- Bậc chí nhân trên thì đo trời xanh, dưới thì đạt tới suối vàng, vùng vẫy ở chỗ bát cực (tám góc xa nhất của vũ trụ) mà thần khí bất biến. Mới có vậy mà ông đã run sợ, mờ mắt, không làm chủ cái tâm của ông được, nguy rồi, làm sao mà bắn được?[16]
 
 
 
 Chú thích:
 [1] Liệt Ngự Khấu tức Liệt tử. – Bá Hôn Mâu Nhân là một ẩn sĩ nước Sở, Liệt tử rất trọng.
[2] Dép của môn đệ hoặc hạng khách khứa trọng Liệt tử.
[3] Người này có nhiệm vụ thông báo khi có khách tới.
[4] Nguyên văn: dao nhi bản tài, có sách dịch là làm dao động bản tính của anh.
[5] Bài này, từ đầu tới đây, tôi đã dịch trong cuốn Liệt tử, trang 130-33. Nay tôi dịch lại để sửa vài chữ ở những đoạn trên, còn đoạn cuối này, đành để như cũ, vì tối nghĩa quá, không biết dịch sao cho đúng.
[6] Trong Liệt tử là bài II.4: Người say rượu té xe, bắt đầu bằng mấy chữ: Liệt tử vấn Quan Doãn viết: Chí nhân… 列子問關尹曰: 至人… (Goldfish).
[7] Họ Doãn, tên Hi, môn đệ của Lão tử, làm quan coi cửa ải Hàm Cốc, nên gọi là Quan (coi cửa ải) Doãn.
[8] Nguyên văn là “bất dâm chi độ”. “Dâm” đây nghĩa là quá mức.
[9] Quách Tượng giảng là biến hoá, mỗi ngày một mới (?).
[10] Nguyên văn là ngộ, có sách giảng là chống đối. L.K.h. dịch thoát là té xe. Truyện này có chép trong Liệt tử, chương Hoàng Đế bài 4, trong bản của nhà Lá Bối chúng tôi không dịch.
[11] Nguyên văn là Mạc, Can, tức hai thanh gươm nổi tiếng Mạc Da và Can Tương.
[12] Trong Liệt tử là bài II.20: Thuật luyện gà đá, bắt đầu bằng mấy chữ: Kỉ Tỉnh tử vi Chu Tuyên vương 紀渻子為周宣王. (Goldfish).
[13] Tỉnh: tôi tạm sửa lại như vậy vì chữ này trong bộ TT&NHK in rất mờ, gần giống như chữ “Sảnh”. (Goldfish).
[14] Bài này có trong bộ Liệt tử, tức bài 20 chương Hoàng Đế. Trong bản của nhà Lá Bối, chúng tôi không dịch. Theo Liệt tử thì đây là vua Chu Tuyên vương.
[15] Trong Liệt tử là bải II.5: Thuật bắn cung, bắt đầu bằng mấy chữ: Liệt Ngự Khấu vi Bá Hôn Vô Nhân xạ 列御寇為伯昏無人射. Về nhân vật Bá Hôn Vô Nhân trong bài tương ứng, có nhiều bản như bản do Vvn cung cấp, chép là: Bá Hôn Mâu Nhân 伯昏瞀人. (Goldfish).
[16] Bài này có trong Liệt tử II.5 – bản Lá Bối không dịch. Đại ý là làm chủ được cánh tay, bắp thịt chưa đủ, phải làm chủ được cái tâm mới là đạt Đạo. Bá Hôn Vô Nhân có chỗ gọi là Bá Hôn Mâu Nhân.

 

Chương I

NHÂN VẬT LIỆT NGỰ KHẤU


Trước hết về bản thân Liệt tử, có một số học giả còn nghi ngờ. Như Cao Tự Tôn (thế kỉ XII), trong cuốn Vĩ lược bảo Liệt tử chỉ là nhân vật hoang đường, không có thực[1].
 
Đại khái họ đưa ra những lí lẽ như sau:
 
1. Trong bộ Sử kí, bộ sử đáng tin cậy nhất về thời đại Tiên Tần. Tư Mã Thiên không chép truyện Liệt tử trong khi chép truyện Thận Đáo, Quan Doãn…, cả các môn đệ của Khổng Tử nữa. Mà Liệt tử nếu là nhân vật có thực, tất phải quan trọng hơn mấy nhà kể đó.
 
Lí lẽ ấy không vững vì Dương Chu và Huệ Thi, hai triết gia có danh tiếng, chưa ai ngờ rằng không có thực, cũng không được Tư Mã Thiên chép tiểu sử. Ông không chép có thể vì thiếu tài liệu hoặc cho rằng không có gì đáng chép.
 
2. Trong Nam Hoa kinh cũnggọilàTrangtử<, thiên Tiêu dao, Trang tử có nhắc đến Liệt Ngự Khấu nhưng lại bảo Liệt cưỡi gió mà đi (ngự phong nhi hành); truyện đó không thể tin được, chỉ đáng là ngụ ngôn thôi, không đủ để bảo rằng là nhân vật có thực.
 
Lẽ đó cũng không vững. Bốn chữ “ngự phong nhi hành” có thể chỉ là một hình ảnh diễn cái ý Liệt tử đã hoà đồng với vạn vật (coi tiết III – Tư tưởng Liệt tử); cũng có thể trỏ một hiện tượng xuất thần mà một số nhà tu hành khi trầm tư nhập định thường cảm thấy: xác thân họ vẫn ngồi một chỗ mà thần thức họ bay lên cao, đi xa rồi lát sau trở về nhập lại vào thể xác. Nhưng dù cho Trang tử muốn bảo thể xác Liệt tử cưỡi gió mà đi thật, thì chúng ta cũng chỉ có thể bảo rằng ông tin dị đoan[2], chứ chưa thể quyết rằng Liệt tử không thể là một nhân vật có thực.
 
Vả lại, ngay trong đoạn nói về Liệt tử đó, ở trên mấy hàng, Trang tử cũng nói tới Tống Vinh tử, mà Tống Vinh tử tức Tống Kiên, được chép trong bộ Mạnh tử, Tuân tử, Hàn Phi tử, là một nhân vật có thật, vậy thì Liệt tử cũng có thật, không phải do Trang tử tưởng tượng[3].
 
Huống hồ chẳng phải chỉ có riêng Nam Hoa kinh, mà còn nhiều sách khác nữa như Lữ thị Xuân Thu (đời Tần), Hoài Nam tử (đời Hán), đều nhắc tới Liệt tử, cho ông là một triết gia “quí hư” (trọng hư tâm, hư tĩnh).
 
3. Sau cùng như Benedykt Grynpas nói, người ta còn ngờ nếu Liệt tử có thực thì tại sao trong Xung hư chân kinh gồm 144 bài mà chỉ có hai chục bài nói tới Liệt tử[4], mà đa số những bài này không coi Liệt tử là nhân vật chính. Thắc mắc đó thuộc về nội dung và nguồn gốc tác phẩm Liệt tử hơn là về bản thân Liệt tử, cho nên chúng tôi sẽ xét trong tiết II.  
 
Vậy chúng ta chưa có một chứng cứ gì để tin rằng Liệt tử là một nhân vật hoang đường. Thực ra các học giả Hồ, Phùng kể trên không chép về Liệt tử vì những lí do khác, chứ không vì không tin rằng Liệt tử là nhân vật có thực.
 
*
*        *
 
Nhưng về đời sống đời sống Liệt tử chúng ta biết rất ít, chỉ có thể căn cứ vào hai bộ: Nam Hoa kinhXung hư chân kinh, mà những bài trong Nam Hoa kinh nói về Liệt tử cũng gần giống hệt Xung hư chân kinh, rốt cuộc tuy hai nguồn gốc mà cũng như một. Chúng tôi lựa Xung hư chân kinh vì tài liệu dồi dào hơn.
 
Như trên chúng tôi đã nói, trong Xung hư chân kinh có khoảng hai chục bài chép về Liệt tử. Bài đáng tin nhất là bài chúng tôi đánh số VIII.6 trong thiên Thuyết phù, và I.1 trong thiên Thiên thuỵ.
 
Theo hai bài đó, Liệt tử là người nước Trịnh, một nước chư hầu nhỏ đời Chiến Quốc, nay thuộc tỉnh Hà Nam (sau bị nước Hàn diệt). Không sách nào chép năm sinh, năm tử của ông. Theo bài VIII.6, có lần ông nghèo quá, tướng quốc Trịnh là Tử Dương nghe lời người khác khuyên, cho sứ giả mang lúa lại tặng ông, ông từ chối, vợ ông cằn nhằn, ông đáp: “Tướng quốc đâu phải tự biết ta. Vì nghe lời người khác mà cho ta lúa, thì rồi cũng có thể nghe lời người khác mà bắt tội ta được. Vì vậy mà ta không nhận”. Ít lâu sau dân nổi loạn giết Tử Dương. Nhờ lần đó, không nhận lúa nên ông vô can.
 
Bài I.1, cũng nói ông ở nước Trịnh “bốn chục năm mà không ai nghe danh, từ vua cho tới các quan khanh, đại phu đều coi ông như dân thường; năm đó đói kém quá, ông tính di cư qua nước Vệ”.
 
Vậy Tử Dương tặng ông lúa trễ lắm là vào khoảng ông bốn chục tuổi. Theo Sử kí của Tư Mã Thiên (trong phần Lục Quốc niên biểu, và Trịnh thế gia) thì người nước Trịnh giết tướng quốc Tử Dương vào năm Trịnh Nhu Công thứ 25, tức năm Chu An Vương thứ tư; tính theo Tây lịch vào năm 398 trước công nguyên. Năm đó Liệt tử khoảng từ ba chục đến bốn chục tuổi, và ta có thể đoán ông sinh vào khoảng -430 đến -440; đúng với Vũ Đồng và gần đúng với Grynpas: Vũ Đồng cho Liệt tử sinh vào khoảng -430, mất vào khoảng -349; Grynpas cho Liệt tử sinh vào khoảng -435[5], không cho biết chết khoảng nào. Chúng ta nên nhớ những con số về thời đó xê xích nhau mười, mười lăm năm thì cũng là đúng lắm rồi.
 
Dưới đây chúng tôi kê những năm sinh, tử của một số triết gia quan trọng từ Khổng tử tới Trang tử, theo bảng của Vũ Đồng trong Triết học Trung Quốc đại cương:
 
Khổng tử------551---479
Mặc tử-------.--480---379  (phỏng chừng)
Dương Chu----440---380  0
Lão tử[6]--------430---340  0
Liệt tử----------430---349  0
Mạnh tử--------372---289  0
Trang tử--.-----360---280  0
 
Vậy Dương tử, (lớn tuổi hơn cả) Lão tử, Liệt tử sống cùng một thời, thời của các vua nhà Chu: Uy Liệt vương, An vương, Liệt vương và Hiển vương.
 
Trong hai thế kỉ, các nước Tề, Tống, Tấn, Ngô, Việt[7] thay phiên nhau cường thịnh, uy quyền các thiên tử nhà Chu càng ngày càng giảm;  Trung Quốc càng lâm vào cảnh loạn lạc, và khoảng giữa thế kỉ thứ IV trước công nguyên, cuối đời Lão tử và Liệt tử, Tần dùng chính sách độc tài, hiếu chiến của Vệ Ưởng (cũng gọi là Thương Ưởng) mà mạnh lên, lấn át tất cả các chư hầu khác.  Thời đó, học thuyết của Khổng, Mặc tỏ ra thất bại, nhân nghĩa đã thành những tiếng sáo, đúng như Dương tử nói, trung không thể cứu được vua mà nghĩa không cứu được đời, chỉ gây hại cho bản thân thôi. Nhà cầm quyền nào cũng chỉ muốn dùng võ lực, và một vua Tần trong bài VIII.7 đã nói:
 
“Thời nay các chư hầu dùng võ lực mà tranh nhau, chỉ cần binh khí và lương thực; nếu chúng ta dùng nhân nghĩa mà trị nước thì là theo con đường diệt vong mất”.
 
Và Dương, Lão, Liệt chết không bao lâu thì Mạnh tử cất tiếng than: “Người ta đánh nhau để tranh đất, giết người đầy đồng, đánh nhau để tranh thành, giết người đầy thành”.
 
Liệt tử tuy đồng thời với Dương và Lão, nhưng chắc ít tiếp xúc với hai nhà đó vì cả ba đều ít đi đâu, thích ở ẩn, không bôn ba như Khổng, nhất là Mặc.
 
Khi thôi học Hồ Khâu Tử Lâm, ông mở trường, môn sinh chắc không đông lắm vì thời nào hạng người ưa đạo hư tĩnh, không màng danh lợi cũng ít hơn hạng muốn ra làm quan, mà ông cũng không nổi tiếng. Bài IV. 5 bảo: “…số người xin học có hằng trăm, tới hoài không hết, Liệt tử không biết là bao nhiêu nữa, …xa gần không ai không biết tiếng”. Lời đó mâu thuẫn với bài I.1, mà xét phần sau của bài (thầy trò Liệt tử qua thăm Nam Quách tử) thì có tính ngụ ngôn, cho nên không đáng tin.
 
Hình như Liệt tử không lãnh một chức vụ gì cả, có lần qua nước Vệ vì ở Trịnh đói kém, một lần khác qua Tề nửa đường trở về (bài II.14), vì ngại vua Tề sẽ giao phó trọng trách cho, ông ta phải gắng sức mà không được an nhàn.
 
Vậy ta có thể tin rằng ông sống đạm bạc, nhờ môn sinh cung cấp, không bôn ba để hăng hái cứu đời, cũng như hết thảy các nhà trong phái Lão tử hoặc Dương tử.
 
Còn những chi tiết khác như Liệt tử học bắn với Bá Hôn Vô Nhân (bài II.5), rồi học bắn nữa với Quan Doãn tử[8] (bài VIII.3), Liệt tử học Lão Thương (bài IV.6)… theo chúng tôi, đều có tính cách ngụ ngôn cả.
 
Không rõ Vũ Đồng căn cứ vào đâu mà bảo Liệt tử mất hồi trên dưới tám chục tuổi.
 


Chú thích:

[1] Theo Benedykt Grynpas, một số học giả Âu như Balfour Eitel, A. Giles cũng chủ trương như vậy.
[2] Chúng tôi nghĩ rằng Trang tử chưa chắc đã tin dị đoan vì trong thiên Thu Thuỷ có nói rằng người biết đạo thì hiểu lí, lửa nước, cầm thú không làm hại được, không phải vì khinh thường vạn vật mà vì biết xét suy sự an nguy, bình tâm trước hoạ phúc, thận trọng trong việc lui tới (sát hồ an nguy, ninh ư hoạ phúc, cần ư khứ tựu). Vậy Trang không bảo rằng nhảy vào lửa mà không cháy, nhảy xuống nước mà không không chìm.
[3] Ngoài ra, Nam Hoa kinh còn bốn chỗ nữa nhắc đến Liệt tử, như trong các thiên Chí Lạc, Liệt Ngự Khấu, Nhượng vương, Đạt sinh, nhưng những thiên đó có thể do người đời sau nguỵ tạo, nên chúng tôi không xét tới. [Trong bộ Trang tử và Nam Hoa kinh, viết sau bộ LT&DT này, cụ NHL cho rằng thiên Thu thuỷ mà cụ nói đến trong chú thích trên, cũng không phải do Trang tử viết, nên cụ không dùng thiên này để xét tư tưởng của Trang tử. (Goldfish)].
[4] So với 23 bài nói về Dương Chu. [Chú thích này, bản của nhà VT-TT không in. (Goldfish)].
[5] Bản Lá Bối in là: khoảng -450. (Goldfish).
[6] Thời trước người ta cho rằng Lão tử sinh trước Khổng Tử, các học giả Trung Hoa gần đây cho thuyết cũ sai, sửa lại như vậy.
[7] Người ta thường nói đến ngũ bá: Tề Hoàn công, Tống Tương công, Tấn Văn công, Tầm Mục công, Sở Trang công. Chúng tôi nghĩ nên kể thêm Ngô vương Phù Sai và Việt vương Câu Tiển cũng rất oanh liệt một thời, về võ bị không thua một nước nào.
[8] Tên là Hỉ -870, một triết gia cũng trạc tuổi Liệt tử, coi cửa Hàm Cốc, vì vậy mà gọi là Quan Doãn, theo truyền thuyết, được Lão tử giao cho bản Đạo Đức kinh trước khi rời Trung Quốc qua phương Tây. [Chú thích của cụ NHL trong Trang tử và Nam Hoa Kinh: Họ Doãn, tên Hi, môn đệ của Lão tử, làm quan coi cửa ải Hàm Cốc, nên gọi là Quan (coi cửa ải) Doãn. (Goldfish)]
<< Lùi - Tiếp theo

HOMECHAT
1 | 1 | 226
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com