watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
13:55:4118/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa 1 - 25 - Trang 5
Chỉ mục bài viết
Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa 1 - 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 5 trong tổng số 12

Hồi Thứ Mười

Bát Vương Vào Hiến Kế Phản Gián
Quang Mỹ Đi Sứ Khuyên Dương Nghiệp

Đây nói đêm đó Thái Tôn trở về doanh trại, chỉ là buồn bã không vui vô kế khả thi. Duy có Bát Vương biết ý nên vào tâu rằng: "Bệ hạ buồn bã không vui, chẳng qua là không có kế để chiêu hàng cha con Dương gia đúng không?" Thái Tôn giật mình hỏi: "Vậy nay người có diệu kế gì?”. Bát Vương đập đầu tâu: "Theo ngu kiến của thần, chỉ có cách sai người đến Hà Đông dùng kế phản gián, để cho cha con họ Dương về hàng”. Thái Tôn mừng rỡ nói: "Mẹo này tuy hay, chỉ là không người thi hành”. Bát Vương nói: " Chuyện này phải là Dương Quang Mĩ đi thì mọi sự đều vẹn toàn". Lúc này Dương Quang Mĩ đang ở bên cạnh, liền xuất ban tâu rằng: "Thần bất tài xin đi”. Thái Tôn vui mừng đi ngày hôm đó cấp cho ngàn lượng vàng ròng, ngàn tấm gấm vóc, và hàng hóa trân bảo, để đến Hà Đông.
Quang Mĩ ban đêm đến nhà Triệu Toại. Ở đây nói về Triệu Toại là được Lưu Chúa sủng ái nhất, lời của Triệu Toại, Quân đều nghe theo. Dương Quang Mĩ đến nơi, trước tiên đút lót cho tả hữu, dẫn vào gặp Triệu Toại, tặng cho hắn vàng lụa gấm vóc. Triệu Toại vốn là tên tiểu nhân, tham được của nhiều, nên vô cùng mừng rỡ, hỏi Quang Mĩ rằng: “Đại nhân là đại thần thiên triệu, sao lại tặng quà cho kẻ già nơi hẻo lánh này, có lời dạy gì, xin nguyện nghe theo”. Quang Mĩ nói: "Chúa của tôi vốn biết đại nhân được Lưu Chủ sủng hạnh, không lời nào là không nghe, nên mới sai Quang Mĩ bày tỏ thành ý rằng: Hà Đông và Trung Nguyên vốn không có thù lớn, nay hưng binh đến, chẳng qua là muốn đến để giải thích. Ngặt nổi có cha con Dương Nghiệp vô cùng dũng cảm, chuyên diễu binh oai, khiến cho hai nước hào hão không thành. Nếu như hắn đánh mà bất lợi, thì sẽ họa lây cho Hà Đông, nếu hắn mà đánh thắng thì nắm quân trong tay tất sẽ kiêu ngạo, Lưu Chúa tất cũng sẽ thêm sủng hạnh, lúc đó ơn tri ngộ đối với đại nhân tất sẽ suy giảm đi vậy! Chúa của tôi vì thế xin đại nhân nói một lời, dâng sớ với Lưu Chủ, thì hắn tất phải thu quân mà về. Lúc đó sẽ cùng đại nhân định hòa nghị, khiến Hà Đông và Trung Quốc vĩnh viễn trở thành hai nước anh em, thì sự sủng ái của đại nhân sẽ càng thêm nhiều không để người khác thay thế. Mong đại nhân suy nghĩ".

Triệu Toại đã nhận của Mĩ rất nhiều lễ vật, lại nghe Mĩ thuyết cho những lời này. Toại có lòng ganh ghét hiền tài và muốn cướp công, nói: "Đại nhân yên tâm, Triệu Toại này tự có cách thu xếp, để loại trừ cha con Dương Nghiệp". Rồi khoản đãi Quang Mĩ, sau đó lén tiễn về. Triệu Toại suy nghĩ: "Lấy của người Tống bao nhiêu lễ vật, nếu không trừ Dương Nghiệp, ngày sau hắn thành công, lại để hắn được đắc ý nữa, như vậy không phải mất mặt với người Tống sao?" Vì thế đem số vàng bạc đó ngày đêm tung tin thất thiệt, nói Dương Nghiệp đã nhận vàng ngọc của người Tống, ước hạn làm phản để giúp quân Tống, cùng diệt Hà Đông, đợi lúc thành công, bèn cùng Tống triều chia đất này. Lời này nhất thời lan truyền, và lại bí mật thông tin kêu người Tống không được giao chiến, chỉ cần nán thêm nửa tháng mươi ngày, tất sẽ thành công.
Thái Tôn nghe được tin này mừng rỡ, hỏi Quang Mĩ rằng: "Việc này có tin được không?" Quang Mĩ nói: "Thần thấy Triệu Toại là tên tiểu nhân, chỉ biết ăn lộc, ưa sủng, vả lại đố kị Dương Nghiệp, việc này có thể tin mà không cần nghi ngờ gì. Bệ hạ chỉ cần truyền dụ cho các trại, chỉ thủ chớ đánh, để Toại từ đó có thể làm được việc Ly gián phụ tử Dương gia. Chờ hắn có sơ hở, sau đó thần xin dùng vài lời chiêu dụ, đưa quân mã Sơn Hậu vào vòng của ta" Thái Tôn vỗ tay khen ngợi. Liền hạ lệnh hiểu dự trong quân: "Các nơi chỉ được giữ vững, đừng có giao chiến, nếu kẻ địch có đến khiêu chiến, thì cũng kệ nó". Lệnh này đã xuống, các trại quả nhiên giữ vững không ra.

Lưu chủ thấy do dự như vậy, mỗi ngày chỉ thúc Dương Nghiệp xuất trận. Dương Nghiệp phụng lệnh bố trí quân, chờ sáng ra đánh, nhưng ngặt nổi bên trại quân Tống cứ giữ không ra. Dương Nghiệp vô kế khả thi. Và ở Hà Đông lại đồn ầm lên là Lệnh Công được vàng ngọc của nhà Tống, chỉ muốn làm phản. Dương Nghiệp càng thêm hoang mang, mỗi ngày đều đốc quân đến đánh, quân Tống không thèm đếm xỉa, nên mỗi ngày chỉ tay không trở về.
Triệu Toại ngay trong đêm vào gặp Lưu Quân, nói rằng Dương Nghiệp nhận vàng ngọc của người Tống, muốn dẫn quân hàng giặc. Quân thất kinh nói: "Quốc Cửu làm sao biết được?" Toại nói: "Việc này thần biết đã lâu. Năm xưa vòng vây ở Dịch Châu , Dương Nghiệp đưa quân đến cứu, tự mình cùng người Tống hòa mà về. Thần vì lúc đó là lúc quốc gia cần phải dùng người, nên chưa dám tâu. Nay cứ chần chừ không tiến, chỉ cùng quân Tống quan sát lẫn nhau, lòng phản đã lộ ra, trong ngoài đều biết, lời đồn khắp nơi, bá tánh hoang mang, chứ không phải chỉ riêng một mình thần biết mà thôi". Lưu Quân tin lời này, nên hỏi Triệu Toại cách bắt Dương Nghiệp. Toại nói: "Bệ hạ phải giáng sắc tuyên hắn về nước nghị sự, trước đó mai phục sẵn giáp sĩ dưới điện, đợi hắn đến dơ đao làm hiệu, xô ra bắt lấy, chỉ cần hơn 20 người là có thể thành sự”.

Ngày thứ, Lưu Khôn khiến sứ mang chỉ đến Bắc doanh tuyên triệu Dương Nghiệp vào đến trước điện, bái kiến xong, Lưu Quân rút đao đeo bên mình quăng xuống thềm. Phục binh hai bên nghe tiếng đao rơi, đồng loạt xông ra, bắt Dương Nghiệp trói lại. Dương Nghiệp không hiểu tại sao, thất kinh nói: "Thần vô tội, Bệ hạ vì cớ gì bắt tôi?" Lưu Quân mắng rằng: "Mi cùng quân Tống thông mưu làm phản, còn nói là vô tội sao?" Hạ lệnh lôi ra chém. Tống Tề Khưu can ngăn hết sức rồi: "Cha con Dương Nghiệp trung cẩn với chủ, sao lại làm phản được? Bệ hạ đừng nghe lời đồn mà lỡ việc lớn". Quân nói: "Hắn có ba điều làm phản, chứ đâu phải là lời đồn vô căn cứ. Lâu ngày không chịu xuất quân, đó là điều phản thứ nhất. Không sai người thông báo xuất binh, điều phản thứ hai. Năm xưa tự ý giảng hòa mà về, là điều thứ ba. Có ba tội làm phản như vậy, khó mà dung tha". Đinh Quý tấu rằng: "Ngày nay quân Tống sắp kéo đến, đợi khi đó nếu ta đánh mà không thắng, chém cũng chưa muộn". Lưu Quân y tấu, tạm tha, lệnh phải lui quân Tống.
Lệnh Công im lặng lui ra. Về đến trong quân nói với các con rằng: "Đây tất người Tống dùng cách hối lộ, khiến ly gián Hán chủ với cha con ta. Vừa rồi, nếu không phải Tống thừa tướng ra sức tâu, suýt nữa không giữ được mạng sống. Nay hạ lệnh ta phải giết lui quân Tống, mới miễn tội chết của ta, nếu không vẫn phải xử tội. Nhưng ngặt nổi quân giặc không ra, làm sao lui được đây?” Diên Đức bẩm rằng: "Đại nhân không cần lo lắng, nếu Hán chủ tin lời sàm mà đuổi cha con ta, thì ta kéo quân mã về lại Ứng Châu, đợi quân Tống phá vỡ Hà Đông, lúc đó nhớ đến cha con ta, hối hận đã muộn vậy”. Lệnh Công nói: "Ta nay vốn muốn tận trung với nước, nếu đã xuất quân đến cứu, sao có chuyện trở lui. Bọn các ngươi ngày mai chỉ cần xuất chiến, rồi thương nghị tiếp". Diên Đức nén giận mà lui cùng bộ tướng bí mật bàn luận có ý muốn đầu hàng thiên triều. Ngày thứ, hai anh em Diên Tự, Diên Lăng ra trận thách đánh, trong doanh Tống không một người nào ra địch. Trời tối, bọn Diên Tự chỉ đành lui về.

Thái Tôn nghe tin Lưu Quân muốn chém Dương Nghiệp, do đó cũng cùng các mưu thần thương nghị kế chiêu hàng. Dương Quang Mĩ tâu: "Bệ hạ chính nên thừa cơ hội này mà dụ Dương gia về hàng". Thái Tôn nói: "Trẫm đang khổ vì chưa có mẹo nào cả". Quang Mĩ nói: "Thần có một kế, không tới nửa tháng, đất Hà Đông lấy dễ như trở bàn tay, khiến cha con Dương gia về với triều đình ta". Thái Tôn mừng rỡ hỏi: "Khanh có diệu kế gì?" Dương Quang Mĩ bước tới trước, ghé vào tai Thái Tôn nói mấy câu. "Cứ thế, cứ thế”. Thái Tôn mừng rỡ nói: "Việc này phi khanh thì không ai làm được".
Quang Mĩ vui vẻ lãnh mệnh mang chỉ tới trại Dương Nghiệp, sai người vào báo với Dương Nghiệp. Dương Nghiệp nói: "Năm nào cũng bởi người này đến nghị hòa, ta hậu đãi mà về, dẫn đến Hán chủ nghi kị, này lại đến đây, tất làm thuyết khách". Trước tiên lệnh cho 20 tên lính khỏe mạnh phục ở ngoài trướng, và dặn rằng: "Nghe ta nạt lớn thì xô ra bắt". Sau khi bố trí xong, lát sau Quang Mĩ hiên ngang đi vào, Dương Nghiệp ngồi chễm chệ trong trướng không nhúc nhích, hai bên thất tử đứng dàn ngay ngắn. Nghiệp hỏi Quang Mĩ rằng: "Ngươi đến có việc gì?" Quang Mĩ nói: "Cố ý đến đây khuyên tướng quân quy thuận Trung Quốc". Nghiệp nổi giận, nạt to một tiếng, dưới trướng chạy vào 20 người, lập tức trói gô Dương Quang Mĩ lại sai đem ra chém. Diên Tự nói: "Đại nhân xin ngưng cơn giận, để nghe xem hắn nói gì, nếu có gì sai, sau đó chém cũng được , Nghiệp nói: "Mi thử nói xem, nếu nói không thông, xin mời thử đao". Quang Mĩ không có vẻ gì sợ hãi, lớn tiếng nói rằng: "Tôi nghe chim khôn chọn cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ. Nay tướng quân đến cứu Hà Đông, vốn muốn ra sức tận trung, nay sự nghi ngờ ngày càng tăng, không cách nào bày tỏ lòng mình, việc tất thất bại. Tống chúa tôi tiếng nhân đức đồn xa, các trấn đều phục, chỉ có Hà Đông là chưa hạ được, nhưng có yên ổn được lâu không? Bỏ tối tìm sáng, cổ nhân đều làm, mong minh công suy xét cho". Nghiệp nghe xong, im lặng hồi lâu. Rồi mới nói: "Ta không giết ngươi, tha cho ngươi về, mau cho dũng tướng đến đánh". Quang Mĩ không sợ cũng không vội mà lui ra ngoài trướng, cố ý rũ áo, để rớt một bức mật thư ở trong quân rồi về. Tả hữu nhặt được, bị Diên Đức tiếp lấy, mở ra xem, thì ra là một tấm họa đồ có vẽ nào Vô ninh phủ, lầu sơ trang, đình nghỉ ngựa, thánh chỉ phường, bên trong viết: "Nơi giành để tiếp đãi Dương gia phụ tử", vô cùng đẹp đẽ. Diên Đức đem tấm đó cùng với Thất lang xem kỹ, Thất lang nói: "Đừng nói để chúng ta ở, chỉ cần được thấy một lần, cũng cam lòng”. Diên Lăng nói: "Hãy đừng để lộ thông tin, xem tình thế Hán chủ ra sao, nếu đối xử không tốt với cha con ta, thì sẽ phản mà hàng Nam triều”. Cả bọn giấu nhẹm, không để cho Lệnh Công biết.

Vài ngày sau, Lưu Quân sai người đốc chiến, nhưng lại không cấp lương thảo và đồ khao quân. Lệnh Công càng rối, cùng các con thương nghị việc chia quân xuất chiến. Diên Lăng bẩm rằng: "Không phải chúng con không chịu hết lòng, đã nhiều ngày trong quân lương thảo không đủ, mọi người đều mất ý chí chiến đấu, nếu sai xuất quân, tất tự rối loạn, sao có thể thắng địch? Chi bằng rút về Ứng Châu, rồi mới bàn kế sau, cha thấy thế nào?" Nghiệp nói: "Các người nếu làm như vậy, thì còn mặt mũi nào nhìn các trượng phu trong thiên hạ đây?" Diên Đức nói: "Đại nhân nếu không suy xét, quân sĩ cũng muốn biến loạn đó!" Nghiệp nghe chúng bàn tán xôn xao, lại bị Lưu Quân nhiều lần trách tội, chỉ còn cách hạ lệnh đem quân mã trong đêm lui về Ứng Châu.
Tin tức báo về trại Tống, Thái Tôn biết được, lập tức triệu quần thần đến thương nghị. Dương Quang Mĩ nói: "Nên lệnh chư tướng hãy hoãn việc đánh Hà Đông, trước tiên hãy định kế khiến cha con Dương gia hàng đã, thì không lo không hạ được Hà Đông. Nay nhân lúc quân mã của ông ta đã lui, có thể bắn tin đồn tới Ứng Châu, nói rằng chúa Bắc Hán cho rằng Dương gia phụ tử có tội đưa quân tự ý bỏ trốn, nên muốn kết minh nhờ Đại Liêu xuất binh chinh phạt. Họ nghe được tin này, trong lòng sẽ sợ hãi. Lúc đó, bệ hạ cho người đến thuyết phục thì việc sẽ thành vậy”. Thái Tôn nghe theo lập tức hạ lệnh trong quân tung tin đồn, truyền vào Sơn Hậu, chuyện không có gì phải kể.
Đây nói đến Dương Lệnh Công cả đêm về tới trong trấn được vài ngày nghe tin này, quân sĩ hoang mang, thuộc hạ chia rẽ. Lệnh Công nằm ngồi không có cách, mặt mày buồn bã. Phu nhân là Xa thị hỏi rằng: "Từ khi Lệnh Công từ Tấn Dương về đây, vì sao ngày đêm buồn bã?" Lệnh Công thở dài không ngớt, bèn đem việc Hán chủ kết tội kể lại. Phu nhân nói: "Có bàn qua với các con chưa?” Lệnh Công nói: "Đa số khuyên ta đầu hàng, nhưng chỉ e đó không phải là kế lâu dài". Phu nhân nói: "Nếu thiên triều hậu đãi cha con ông, quy thuận cũng là kế lâu dài, đâu cần phải lo lắng như vậy!" Lệnh Công nói: "Chính vì không biết sẽ đối đãi với ta ra sao, nếu đối xử với ta không bằng vua Hán, lại mang tiếng là bất trung, lúc này tiến thoái lưỡng nan đó". Lệnh Công nói xong, đi vào trong quân.

Lúc đó Ngũ Long Diên Đức vào hỏi mẹ là: "Việc không phải ngẫu nhiên, cha con có tài vương tá, có võ dẹp loạn, sao mà không hậu đãi khi quy hàng được”. Nói xong liền lấy bức họa đồ nhặt được của người Tống trải ra, cùng mẹ xem. Diên Đức chỉ từng cái một nói rõ ràng. Lúc này có hai em gái đứng bên, lớn gọi là Bát Nương, tuổi vừa 15; nhỏ gọi là Cửu muội, tuổi vừa 13, nghe nói giàu sang như vậy, ra sức nói mẹ khuyên cha quy thuận thiên triều. Mẹ nói: "Chúng mày khoan hãy nói, để có cơ hội ta sẽ khuyên cho”.
Hôm sau, cùng Lệnh Công ngồi đối diện uống rượu, rượu đến ngà say. Phu nhân hỏi. "Thiếp nghe trong quân ngày đêm lo lắng việc Đại Liêu xuất quân, việc này thật đáng lo ngại. Lệnh Công vì thế rơi vào thế tiến thoái quyết, nay thời gian dễ qua, tuổi ngày càng già, nếu mà chưa lập được công danh thì thật là đáng tiếc. Chi bằng theo lời các con, bỏ Hà Đông mà quy thuận thiên triều, trên toại được chí bình sinh, dưới lập nên danh vàng đá, không hay hơn là mai một nơi cùng cốc, để ngàn năm cũng là một võ phu ư?”. Lệnh Công nghe xong, mừng rỡ nói: "Lời của phu nhân rất đúng, ngày mai ta sẽ cùng các tướng thương nghị việc quy hàng”.
Lệnh Công suy nghĩ suốt đêm, hôm sau ra giữa quân, triệu tập chư tướng bàn nghị kế quy thuận Trung Quốc. Nha tướng Vương Quý nói: "Việc này của Dương Lệnh Công không phải là chuyện nhỏ. Nên ta phải tự trọng thì người mới trọng ta. Trước tiên phải sai người báo với Tống chúa, đợi sai đại thần, dũng tướng mang sắc thư đến. Sau đó mới quy thuận, mới toàn mĩ vậy". Lệnh Công nghe theo, sai bộ tướng Trương Văn tới nơi quân Tống, vào gặp Thái Tôn, tâu rõ việc Lệnh Công sẽ quy thuận thiên triều.

Thái Tôn do đó tập hợp văn võ lại hỏi: "Lệnh Công muốn đến quy hàng, phải đối xử ra sao?” Bát Vương tâu: "Nếu cha con Dương gia có hành động này, bệ hạ không thể dùng cách đối đãi như kẻ tầm thường, phải từ trong hai ban văn võ chọn ra hai người mang chiếu đến thông báo cho biết, như vậy họ tất sẽ hết lòng quy thuận, không còn nghi ngờ". Thái Tôn hỏi ai có thể đi, lời hỏi chưa dứt, Dương Quang Mĩ tâu rằng: "Văn thần Ngưu Tư Tiến ngôn từ trong trẻo, võ thần Hô Diên Tán anh khí khẳng khái, nếu hai người này đi, việc tất vẹn toàn”. Thái Tôn chuẩn tấu lập tức hạ chiếu sai hai người mang hậu lễ đến Ứng Châu, vào gặp Lệnh Công, tuyên đọc chiếu thư rằng:
Trẫm nay nước nhà đang lúc nhiều việc, khó được nhân tài. Vì vậy khi mới tức vị, chú ý biên tướng. Nay Sơn Hậu Ứng Châu Dương Lệnh Công phụ tử, văn có thể hưng bang, võ có thể định loạn, mà phải chịu khuất nơi xa xôi, ở vào đất nhàn tản, Trẫm thật tiếc vậy. Vả lại Hà Đông sắp mất ở trước mắt, ngươi sẽ về đâu? Nay đặc khiến hai quan văn võ thân tín mang sắc mệnh đến, cho biết ý của trẫm. Phụ tử người nếu thật có chí sâu sắc, đầu hàng Trung Quốc, trẫm sẽ ủy cho trọng trách để con cháu được hưởng sự giàu sang vô cùng, mà Dương Lệnh Công cũng được cao danh vàng đá, vậy không sung sướng suốt đời sao! Nên nay có chiếu cho khanh, để cho khanh được biết.

Dương Lệnh Công được chiếu, bái thọ mệnh xong, liền mời Ngưu Tư Tiến và Hô Diên Tán vào trong trướng, chia chủ khách mà ngồi. Ngưu Tư Tiến nói: "Chúa thượng muốn Dương Lệnh Công dốc lòng quy mệnh, đặc khiến hai người chúng tôi đến nơi này, gặp mặt để định ước. Vả lại, mọi người trông các ngài đến như nắng hạn mong trời mưa vậy, xin đừng nghi ngờ”. Lệnh Công nói: "Kẻ hèn giữ nơi hẻo lánh, trên không tận trung được với Hán chủ, dưới không lập được công với triều đình, thật là xấu hổ với thiên hạ”.
Hô Diên Tán nói: "Dương Lệnh Công nói sai rồi, ngài có văn võ toàn tài, hiệu trung với nước, chí cũng cần lao, chỉ là ngay lúc nịnh thần của Lưu Quân nắm việc không muốn cha con Dương Lệnh Công lập được kỳ công, mới khiến cho tới lui chìm nổi, mà có ý hàng thiên triều. Đó thật là ý trời, khiến các ngài lập được danh tiếng vẻ vang với triều ta, đâu phải là ngẫu nhiên vậy!". Dương Lệnh Công thấy hai người ăn nói trơn tru, hợp lí, càng thêm kính phục, liền khiến tả hữu mở tiệc khoản đãi mọi người đều vui vẻ uống say mới tan.

Hôm sau, Dương Lệnh Công vào cùng phu nhân thương nghị việc quy hàng. Phu nhân nói: "Lệnh Công nếu đã có ý quy thuận thiên triều, hà tất bàn nữa". Vì thế xin để hai người được sai đến về phục mệnh trước, rồi lệnh cho các con điều động tập hợp quân mã biên phòng, thu gom vàng bạc trong nhà, chuẩn bị khởi hành. Đời sau có thơ khen:
Sơn xuyên chung tố bất đồ nhiên,
Chí sử anh hùng sản Thái Nguyên.
Phụ tử tùng giao quy đại Tống,
Khiết Đan cung thủ định tam biên.
Núisôngunđúcchẳnguổngcông,
Hồi Thứ Mười Một

Tiểu Thanh Cảm Mộng Lấy Thái Nguyên
Thái Tôn Hạ Nghị Chinh Đại Liêu

Đây nói về Ngưu Tư Tiến và Hô Diên Tán về tâu với Thái Tôn: "Dương gia phụ tử sẽ thống lĩnh chúng theo sau tới hàng ngay". Thái Tôn nói với Bát Vương: "Nếu Dương Nghiệp đến, thì khanh hãy dẫn quần thần đứng ở giữa đường mà đón". Bát Vương lĩnh chỉ, ngay hôm đó dẫn các quan tới Bạch Mã Dịch đợi. Chợt nghe báo phía trước Bắc tinh kỳ rộp trời, bụi bay mờ mịt, chắc là quân mã của Dương gia đến. Bát Vương nghe được, dẫn các quan ra ngoài dịch trạm xem. Một lát sau, thám tử về báo cho quân Dương Lệnh Công, cho biết quan viên Trung Quốc ở trạm phía trước chờ đón. Lệnh Công liền xuống ngựa tiến lên trước, thấy hai bên bá quan mũ áo đứng chờ, trong cửa thì trống gióng vang chào đón. Bát Vương lên trước thi lễ nói: “Phụng mệnh chúa công là vua Tống, vì Dương Lệnh Công đường xa mệt nhọc, nên sai các quan đón ở giữa đường". Lệnh Công mới đến, chưa biết là ai, nên hơi có vẻ kiêu căng. Hô Diên Tán e rằng thất lễ, liền đến gần nói nhỏ với Dương Lệnh Công: "Đây là cháu ruột của vua Tống, tức Kim Giản Bát Vương đó". Lệnh Công thất kinh, bèn quỳ sụp xuống bên đường. Bát Vương vội đỡ dậy, cùng Lệnh Công vào trong dịch xá, sớm đã sắp đặt tiệc rượu, các quan đều mời mọc uống rượu rất ân cần, quân mã Dương gia đóng ở ngoài trạm, ngủ qua một đêm.
Hôm sau, Bát Vương cùng Dương Lệnh Công sánh vai cùng đi, đến trại Tống. Cận thần tâu với Thái Tôn. Thái Tôn xuống lệnh mời vào. Bát Vương dẫn Lệnh Công tới triều kiến, lạy phục ở ngoài trướng, dập đầu thỉnh tội. Thái Tôn an ủi hồi lâu, phong cho Dương Nghiệp chức Biên trấn Đoàn Luyện Sứ, thống lĩnh các thuộc hạ cũ, chờ ban sư về kinh, sẽ bàn việc thăng thưởng. Nghiệp thụ mệnh rồi lui, rồi dẫn quân mã đóng ở thành Nam, án binh bất xuất.

Thái Tôn hạ lệnh cho chư tướng, mau tiến gấp đến đánh Hà Đông. Lúc này Lưu Quân nghe báo Ứng Châu đã làm phản, Dương Nghiệp quy thuận thiên triều, sợ đến kinh hồn lạc phách, bỏ cả ăn uống. Tống Tề Khưu cùng bọn Đinh Quý chỉ còn cách phòng thủ nghiêm ngặt. Quân Tống liền đánh mấy ngày mà không hạ được. Phan Nhân Mĩ chia các tướng thay phiên vây đánh thành. Tiếng chiêng trống vang vọng trong ngoài. Trên thành tên, đá bay xuống như mưa. Đinh Quý liều chết chống giặc, vào gặp Lưu Quân, xin mượn binh của Đại Liêu để cứu quốc nạn. Lưu Quân chuẩn tấu, sai người ngày đêm đi đến Đại Liêu cầu cứu, chuyện không có gì đáng nói.
Đây nói về Thái Tôn, do vây Thái Nguyên đã lâu mà chưa hạ được, vào ngày 3 tháng 2 đích thân tới trước trận đốc chiến. Cao Hoài Đức, Hô Diên Tán... chia nhau đánh vào các cửa. Thành quách đều sụp, bị giết rất nhiều. Thái Tôn thủ chiếu dụ Hán chủ ra hàng. Sứ giả đến dưới thành, quân giữ thành không cho vào. Thái Tôn giận dữ, cùng các tướng hộ vệ tiến đến dưới thành, bày trận ở trước. Quân Nam-Bắc thi nhau bắn tên cắm trên thành như lông nhím. Đêm xuống, Thái Tôn nghỉ ở trong doanh, dựa kỉ mà nằm, chợt nghe báo rằng: "Có phu nhân tới!” Thái Tôn mở mắt nhìn xem, thấy 30, 40 tên Huỳnh cân lực sĩ, khiêng một cỗ kiệu đến. Lát sau, có một phụ nữ từ trong kiệu bước ra, lấy một tấm thiệp trắng, đưa đến cho Thái Tôn. Thái Tôn hỏi rằng: "Khanh là ai?" Người phụ nữ đáp: "Thiếp là Hà Đông tiểu thánh, nay đến gặp chúa thượng để dâng một mẹo nhỏ". Thái Tôn nhìn thấy trên giấy viết tám chữ: "Nhâm Quý chi binh, có thể phá được Thái Nguyên". Thái Tôn xem xong, nhìn lại, thì người phụ nữ chợt biến mất. Tỉnh lại thì ra là một giấc mơ, lúc này trời gần canh năm. Thái Tôn triệu gấp Bát Vương, Dương Quang Mĩ vào doanh kể lại giấc mơ. Dương Quang Mĩ nói: "Nhâm Quý thuộc hướng Bắc, không lẽ kêu bệ hạ từ cửa Bắc đánh thì phá được Thái Nguyên". Thái Tôn nghe ra, hôm sau hạ lệnh chủ tướng đánh gấp ở cửa Bắc.

Lúc này Hán chủ ngoại viện thì chưa đến, đường vận lương lại tắt, trong thành sợ hãi. Đêm trước lại mơ thấy rồng vàng từ cửa Bắc theo nước mà vào, thành quách đều sụp đổ, giật mình tỉnh lại càng sợ. Rạng sáng chợt nghe báo vua Tống giáng thủ chiếu, sai người đến dưới thành dụ hàng, sẽ đảm bảo phú quý suốt đời. Lưu Quân thấy tình thế nguy hiểm, lại thấy giấc mơ này, triệu gấp quân thần bàn rằng: "Cha con ta ở Tấn Dương hơn 20 năm, sao nở để trăm họ gặp tai họa. Nếu không lập tức hàng, e rằng có thảm họa diệt thành, ta sao an lòng? Chi bằng đầu hàng để an bá tánh". Quần thần nghe xong, ai cũng rơi lệ. Có người lại báo: "Quốc cửu Triệu Toại đã mở cửa bắc thành dẫn quân Tống vào thành rồi”. Lưu Quân òa khóc đi vào trong cung.
Phan Nhân Mĩ xông vào thành trước, sai người truyền chỉ cho Hán chủ: "Vua Tống khoan nhân đại lượng, và không có ý làm hại". Quân lúc bấy giờ mới yên tâm, bèn sai Lý Huân mang ấn dụ, sổ sách và biểu xin hàng. Thái Tôn xuống chiếu đồng ý. Xa giá vào thành cửa Bắc, thiết yến tấu nhạc cùng các quan ở trên thành ăn uống. Hán chủ dẫn quan thuộc, áo tang mũ sa, quỳ đợi tội dưới đài. Thái Tôn ban cho áo da đai ngọc, cho phép lên đài. Hán chủ khấu đầu tạ tội. Thái Tôn nói: "Trẫm với quan an dân tới đây, sao làm hại ngươi được, hãy yên tâm đừng lo". Hán chủ tạ ơn xong, mời xa giá vào trong phủ, Thái Nguyên. Trăm họ bày nhang đèn hương hoa nghênh đón. Thái Tôn thăng đường ngồi xong. Các quan Bắc Hán đều lạy xin hàng dưới thềm.

Thái Tôn phong cho Lưu Quân làm Kiểm hiệu Thái sư hậu vệ thượng tướng quân, Bàng thành quận công, vẫn giữ Hà Đông. Từ Bắc Hán Lưu Sùng xưng đế ở Thái Nguyên vào niên hiệu quảng Thuận nguyên niên đời Hậu Châu Thái Tổ, thống lĩnh 12 châu, đến Lưu Quân truyền được 4 đời 29 năm, đến đây hàng Tống. Cộng được 10 châu, 40 huyện, 135.220 hộ, đến đây Hà Đông được bình định. Tịnh Hiên có thơ:
Đầu hàng địch quốc đởm sinh hàn,
Thánh chúa khu tùy giá lưỡng xan
Tổng vi điệu dân phi háo chiến,
Mã tiền bất tín thị Trương Kham.
Đầuhàngnướcđịchganlạnhhàn,
Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ tư, Thái Tôn xuống lệnh ban sư. Phan Nhân Mĩ tâu rằng: "Đất Hà Đông khống chế U Châu, Khiết Đan lâu nay vẫn là tai họa ở biên cương. Nay xa giá bệ hạ nơi đây, quân sĩ thì ra sức, sao không thừa cái thế chẻ tre này mà bình định Liêu Đông, thành cái công nghiệp ngàn năm trong một lúc vậy, Lời chưa dứt, Dương Quang Mĩ tâu rằng: "Hà Đông mới định, quân sĩ lăn xả mũi tên hòn đạn đã lâu vả lại lương hưởng không đủ, bệ hạ nên hồi giá, từ định tiến đánh".
Lúc ấy mọi người bàn tán xôn xao, Thái Tôn chưa quyết đi vào hành cung triệu Bát Vương, Quách Tiến, Cao Hoài Đức bọn chiến tướng vào bàn việc này. Trước đây khi vây Thái Nguyên, chúng quân hoặc không biết Thái Tôn ở đấy, trong quân bèn bàn muốn lập Bát Vương, Bát Vương không chịu. Nên sau khi Thái Nguyên đã định, Thái Tôn nghe việc này nên cố ý để lâu không thưởng. Bát Vương nói: "Bình định Thái Nguyên rồi vẫn chưa thưởng cho tướng soái, nay lại sắp phải đi đánh Đại Liêu, quân sĩ không kham. Chi bằng theo lời bàn của Dương Quang Mĩ, ban sư hồi kinh, đó là thượng sách vậy”, Thái Tôn giận nói: "Đời người được thiên hạ, thì tự làm lấy” . Cao Hoài Đức nói: "Lời bàn của Phan Chiêu Thảo, muốn xây dựng đại kế cho biên phòng, từ nơi này đến U Châu, chỉ một khoảng đường ngắn; nếu được thành công, thì ngày được thái bình sẽ không xa vậy. Mong bệ hạ theo lời nghị bàn này". Thái Tôn ý đã quyết. Hôm sau hạ lệnh, lấy Lễ Bộ Lang Trung Lưu Bảo Huân làm Tri Thái Nguyên phủ sự. Xa giá rời Thái Nguyên, tiếp tục phạt Liêu. Chia chủ tướng và quân của Dương gia, hướng về U Châu mà tiến. Lúc này vào mùa Xuân, chỉ thấy:
Sơn đào ủng miên, ngạn liễu thi kim. Thời văn thôn tửu xuất ly hương, mỗi kiến tường hoa viền lộ thổ. Ty tiên y y, xuyên hồng hạnh chi phương lâm; Xung mã trì trì, tư dã kiều chi lục thủy. Tùy giá tâm vong hiềm lộ viễn Tùng chinh ý cấp hận hành trì.

Đại quân dọc đường không có gì nói, ngày nọ đến Dịch Châu hạ trại. Phan Nhân Mĩ sai người vào thành hạ chiến thư. Người giữ Dịch Châu là thích sử triều Liêu Lưu Vũ, nghe báo quân Tống đến, đang cùng nha tướng Quách Hưng bàn kế đánh, thủ. Chợt được báo quân Tống sai người đến hạ chiến thư. Lưu Vũ nhận thư, quay lại hỏi Quách Hưng rằng: "Ý ông thấy thế nào?” Hưng nói: "Theo tiểu nhân thấy quân Tống gần đây bình định Hà Đông, thừa thế thắng mà đến, sao cự lại được? Chi bằng sai người đến trong quân Tống, xem xét động tĩnh của họ rồi dâng thành đầu hàng, có thể giữ được toàn vẹn vậy”, Lưu Vũ nói: "Chuyến này phi ông đi không được". Quách Hưng khẳng khái nhận lệnh đi đến Tống doanh, thấy Hoài Đức ngồi ngay ngắn trong doanh, Hưng trong lòng sợ hãi. Vừa vào trướng, Hoài Đức hỏi: "Đại quân đến nơi, người đến gặp ta, có lời cao luận gì?”. Hưng nói: "Thiên binh như sấm sét, kẻ chống lại, đều nát như cám. Nay chúa công đặc sai tiểu nhân đến xin hàng, để cứu cả thành sinh linh". Hoài Đức mừng rỡ, liền dẫn đi gặp Phan Chiêu Thảo Sứ, nói rõ nguyên do. Phan Nhân Mĩ nói: "Ngươi đã đầu hàng, thì nên lệnh vào ngày mai mở thành nghênh tiếp xa giá". Quách Hưng bái từ mà về. Hôm sau, cùng Lưu Vũ mở thành ra hàng, nghênh tiếp xa giá Thái Tôn vào đóng trong phủ. Thu được gồm hai vạn quân, 15 vạn lương thảo, 600 con tuấn mã. Thái Tôn phong Lưu Vũ quan chức như cũ, hạ lệnh tiến đến Trác Châu.
Người giữ Trác Châu là Liêu phán quan Lưu Hậu Đức đã biết quân Tống đã hạ Dịch Châu, triệu bộ hạ vào thương nghị việc bố trí. Chiêm Đình Khuê nói: "Vua Tống Nhân minh Anh võ, có kế hoạch muốn thống nhất đất nước, không bằng mở thành đầu hàng, để mưu phú quý" Hậu Đức nghe lời, liền sai người đến trong trại Tống xin hàng. Nhân Mĩ được báo, hôm sau hộ vệ xa giá tiến vào trong trại. Hậu Đức lạy ở dưới thềm thỉnh tội, Thái Tôn an ủi hồi lâu. Lúc ấy quân mã của Thái Tôn ra quân hơn 20 ngày, bình định được hai châu. Người sau có thơ khen:
Can qua nhất chỉ nhập Liêu phong,
Địch tướng khai thành tiết sứ thông.
Thánh chúa uy phong thiên lí viễn,
Lê dân tranh ứng đạo đồ trung.
GiáogươmtiếnthẳngđấtLiêuphong,
Tin tức truyền vào U Châu, Tiêu thái hậu thất kinh, gấp triệu văn võ vào thương nghị. Tả tướng Tiêu Thiên Hữu xuất ban tâu rằng: "Bệ hạ không cần lo sợ, thần cử hai người, có thể địch được quân Tống”. Tiêu thái hậu hỏi rằng: "Khanh đề cử người nào?" Thiên Hữu tâu: "Đại tướng Gia Luật Hề Đệ và Gia Luật Sa, trí dũng đầy đủ nếu sai đem quân nghênh địch, tất có thể thành công". Tiêu thái hậu chuẩn tâu, liền lệnh cho Gia Luật Hưu Ca làm giám quân, Gia Luật Hề Đệ và Gia Luật Sa làm chánh phó tiên phong, thống lĩnh năm vạn tinh binh ra đánh. Bọn Hưu Ca nhận lệnh, dẫn quân rời thành, Nam-Bắc doanh trại cờ trống liên tiếp, quân thế rất oai phong. Thám mã báo về trong quân cho Phan Chiêu Thảo, Phan Nhân Mĩ triệu tập chư tướng vào bàn cách đánh. Hô Diên Tán nói: "Để tiểu tướng đánh thử trước một trận, để làm nhụt uy phong của quân Liêu . Nhân Mĩ thuận theo, cấp cho 8000 quân. Cao Hoài Đức nói: "Tiểu tướng cùng đi tương trợ, để cùng lập công”. Nhân Mĩ cũng cấp cho 8000 quân: Tán và Hoài Đức đều dẫn quân đi. Việc sắp xếp coi như xong.
Hôm sau, sau ba hồi trống, bày trận dưới U Châu thành Quân Tống hướng về Bắc, quân Liêu đón mặt về Nam. Liêu tướng Gia Luật Hề Đệ nai nịt đầy đủ, tế ngựa ra trước. Tống tướng Hô Diên Tán vác thương kìm ngựa, đứng ở dưới cửa cờ quát hỏi: "Ngươi đến là ai?" Gia Luật Hề Đệ nổi giận nói: "Tiêu thái hậu giá hạ đại tướng Gia Luật Hề Đệ là ta đây". Tán mắng rằng: "Tên mọi Liêu thất phu kia, dám đến đánh nhau sao?" Nói xong tế ngựa giơ thương tới đâm Hề Đệ. Hề Đệ múa búa nghênh chiến. Hai bên gầm thét, đánh nhau được vài hiệp, bất phân thắng bại. Phiên tướng là Gia Luật Sa bay ngựa ra, hai người cùng đánh Hô Diên Tán. Hô Diên Tán cố sức đánh với hai tướng. Chợt bên trận Tống tiếng chiêng vang lừng, Cao Hoài Đức tế ngựa lên trước, múa thương đỡ lấy Gia Luật Sa giao phong. Bốn người quần nhau, bụi bay mù mịt. Hai quân Nam-Bắc dùng cung tên bắn lẫn nhau, từ sáng sớm đánh đến trưa, chưa phân thắng bại, cả hai bên đều bị thương. Hô Diên Tán quát to: "Sức ngựa đã mỏi, ngày mai đánh tiếp" và mỗi bên tự thu quân về trại .

HOMECHAT
1 | 1 | 167
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com