watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
13:55:3518/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa 1 - 25 - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Dương Gia Tướng Diễn Nghĩa 1 - 25
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 12

Hồi Thứ Sáu

Phan Nhân Mĩ Phụng Chiếu Tuyên Triệu
Hô Diên Tán Đơn Thân Cứu Chúa


Nói về Trương Đình Thần về tới trong phủ, liền viết tấu chương, sai người ngày đêm về kinh, dâng lên Thái Tôn:
Thần Trương Đình Thần tâu rằng: Gần đây có Thái Hành Sơn Hô Diên Tán phụng chiếu nhập triều, nhưng vì Phan Nhân Mĩ luôn bày mưu hãm hại, hắn căm phẫn nên trốn về. Nay bệ hạ mới lên nối ngôi, chú ý biên tướng, vả lại Tán một hào kiệt, chưa hiểu được tài năng, liền bị đại thần hãm hại, đuổi đến nơi xa, đó không phải là ý bệ hạ muốn gần người hiền, dùng người tài vậy. Nay nên đem Phan Nhân Mĩ thể cứu đích thực, mà hạ chiếu tuyên triệu lần nữa, khiến Tán vui vẻ mà tùng sự, việc ở biên thùy, có thể thành trong nay mai, đó thật là may mắn cho cho nước nhà vậy.
Thái Tôn xem tấu xong, nổi giận mà rằng: "Phan Nhân Mĩ sao được tự ý sát phạt, trục đuổi trung lương ư?” Lập tức hạ lệnh Hữu Khu Mật Dương Quang Mĩ tra xét việc này. Quang Mĩ được lệnh, khiến người mời Phan Nhân Mĩ đến phủ mà nói rằng "Chúa công muốn hỏi tôn ông về việc đuổi Hô Diên Tán, ông có lời gì nói không?”. Nhân Mĩ nói: "Việc này là do hạ quan làm, nay mong khu sứ giúp đỡ, sẽ báo ơn đức này". Dương Quang Mĩ nói: "Lệnh của chúa thượng, sao có thể bênh ông được, nay ông nên cùng tôi vào điện tấu, tôi tự có cách giúp ông”. Nhân Mĩ tạ ơn, lập tức theo Dương Quang Mĩ vào gặp Thái Tôn. Vua hỏi rằng: "Khanh truy cứu việc của Phan Nhân Mĩ, đúng là như vậy hay không? Quang Mĩ tâu rằng: "Thần thụ mệnh tra hỏi nguyên nhân Hô Diên Tán trở về núi, thật không liên quan gì nhiều đến Phan Nhân Mĩ. Nay Nhân Mĩ biết tội, theo thần vào để trần tình, mong bệ hạ rộng lượng".

Thái Tôn nghe tâu, triệu Phan Nhân Mĩ tới trước điện mà hỏi rằng: "Hô Diên Tán là Tán mà tiên đế luôn mong nhớ, nên trẫm mới cho tuyên vào triều, để bộc lộ tài năng, ngươi vì sao lại đuổi đi?" Phan Nhân Mĩ tâu rằng: “Thần thấy Hô Diên Tán vào chầu, hắn trong lòng thường cảm thấy bất mãn, muốn trở về đã lâu, chứ không phải là do thần đuổi đi. Nay nguyện phụng chiếu về núi, tuyên triệu vào chầu, cùng thần đối chất rõ ràng. Nếu đúng như lời Hô Diên Tán nói, thì cam chịu tru diệt dưới búa rìu, vạn tử bất từ”. Thái Tôn im lặng không đáp. Bát Vương tâu:"Bệ hạ nay lưu tâm đến tướng soái, Nhân Mĩ tuy có tội, nhưng nên chuẩn theo thỉnh cầu, triệu về lần nữa. Nếu Hô Diên Tán vẫn vâng chiếu về chầu thì có thể tha cho cả hai tội”. Thái Tôn nghe lời, liền hạ chiếu để Phan Nhân Mĩ đến triệu Hô Diên Tán.
Nhân Mĩ lĩnh chỉ, ngay hôm đó ra khỏi kinh, đi đến Thái Hành Sơn, khiến người lên núi báo. Hô Diên Tán nói: "Ta bị tên giặc này hạ độc thủ suýt nữa mất mạng, hận không báo được. Nay nhân dịp này mà giết đi để trả thù này, tha hắn không được". Kiến Trung nói: "Không được, bọn ta đang muốn lập công với trại đình, sao có thể vì chuyện nhỏ mà hại việc lớn , chi bằng phụng thừa thánh chỉ, để tránh được tội bỏ trốn". Tán vâng lời, liền cùng Kiến Trung ra trại nghênh tiếp. Phan Nhân Mĩ tiến vào trướng tuyên đọc chiếu thư:
"Trẫm buổi đầu lập quốc, lần đầu triệu khanh, muốn được trọng dụng kịp thời. Sao mới vào triều chưa được một tháng lại tự ý bỏ đi, quay về chốn cũ? Khanh vốn có tài văn võ, chính nên thứ trung hiến kế, sao lại chịu mai một hoài bão, tự cam che khuất sao? Nay tiếp tục cho sứ đến, khanh nên lập tức vào chầu, để chuộc tội bỏ trốn ngày trước. Nay chiếu cho biết vậy."

Kiến Trung lạy nhận xong, mời Nhân Mĩ vào ngồi giữa. Hai người bái tạ rằng: "Phiền nhọc khu sứ phụng chiếu đến đây, không đón tiếp từ xa, kính mong tha tội". Nhân Mĩ thấy Tán hơi có sắc thẹn, nên đáp rằng: "Hạ quan mạo phạm tướng quân, tự rất hối hận. Nay thánh chỉ lại đến tuyên triệu, nên lập tức vào chầu, để đáp lại mong mỏi của hoàng thượng". Kiến Trung mừng rỡ. Lập tức sai bày yến tiệc để khoản đãi sứ giả triều đình, lưu lại trong trại một đêm. Ngày thứ, Nhân Mĩ hối Hô Diên Tán xuống núi. Tán thương nghị với Kiến Trung. Kiến Trung nói: "Nhân Mĩ là đại thần đương triều, nay lĩnh thánh chỉ đến triệu, thì nên theo mà đi mà về kinh, nên bỏ oán cũ đi". Tán vâng theo, liền sửa soạn y giáp, yên, ngựa. Cùng Mã Thị theo Phan Nhân Mĩ xuống núi. Lý Kiến Trung đưa ra đến đường lớn mới từ biệt, tự đi rút nhân mã của Cảnh Trung về. Chuyện không cần nói nhiều.
Chỉ nói về Hô Diên Tán vào đến kinh sư, triều kiến Thái Tôn, dập đầu thỉnh tội bỏ trốn. Thái Tôn nói: "Trẫm vì khanh chưa lập kỳ công, hãy tạm lưu trong Hoàng thành cư trú, chờ lúc xuống Hà Đông, sẽ trọng dụng đến khanh". Tán tạ ơn rồi lui ra. Thái Tôn tuyên Bát Vương vào nói: "Trẫm thấy Tán là tướng mới, chưa thấy võ nghệ ra sao, nay muốn thử xem sao, người có cách gì không?’
Bát Vương tâu rằng: "Bệ hạ muốn xem võ nghệ của Tán, chuyện này rất dễ, nên bắt chước chuyện Du Khoa Viên của triều trước thì sẽ thấy được tài năng của hắn". Thái Tôn nói: "Kẻ sĩ như Đơn Hùng Tín, trong quân còn có thể có, chứ người bằng tiểu Tần Vương, thì e là khó được người như vậy". Bát Vương nói: "Thần xin giả làm tiểu Tần Vương, sai Hô Diên Tán làm Uất Trì Kính Đức, còn Đơn Hùng Tín thì phiền bệ hạ giáng chỉ chọn ra trong trăm vạn quân vậy". Vua chuẩn tâu, nên lệnh quần thần chọn trong các tướng súy người có thể giả làm Đơn Hùng Tín. Phan Nhân Mĩ vẫn ôm lòng độc hãm, bèn nảy ra một kế hãm hại, xuất ban tâu rằng: "Con rễ thần là Dương Diên Hán cung mã thuần thục, đáng sung vào vai này". Thái Tôn chuẩn tâu, lập tức hạ lệnh truyền trong quân. Diên Hán thụ mệnh xong suy nghĩ: "Đây chắc Nhạc phụ có lòng muốn hại Tán, nên mới cử ta sung chức này để báo thù cho con mình đây. Ngày trước ta bị Tán bắt, lại chịu ơn không giết, sắp đi lại tặng hoàng kim, hôm nay nếu ta không cứu hắn thì tức là người mất nghĩa”. Liền vào phủ Bát Vương, kể cho nghe chuyện này.

Bát Vương kinh ngạc nói: "Ngươi không nói ra thì cơ hồ lộng giả thành chân rồi. Ngươi hãy lui, ta tự có phương lược" Diên Hán cáo từ lui ra. Bát Vương vào tâu với Thái Tôn: “ Thánh chĩ của bệ hạ, chọn hai tướng soái, lấy Dương Diên Hán đóng vai Đơn Hùng Tín. Thần cho Hán là thù nhân của Tán, nên sợ sẽ có bất trắc, và sẽ tổn hại đến đại thể của triều đình. Nay nên chọn một người trong các thiên tướng, giả dụ có xảy ra bị thương tích nhẹ, cũng không dẫn đến hiềm khích”. Vua nhận thấy đúng. Liền hạ lệnh cho quần thần chọn lại một người trong các thiên tì tướng hiệu. Cao Hoài Đức tâu: "Giáo luyện sứ Hứa Hoài Ân võ nghệ tinh thông, có thể sung chức này". Vua chuẩn tấu, liền lệnh Hoài Ân ngày mai đợi lệnh ở giáo trường. Quần thần phụng mệnh mà lui.
Ngày thứ, trong giáo trường dựng tinh kỳ bốn phía, quân ngũ chỉnh tề. Đao thương tuốt trần, khôi giáp sáng bóng. Một lát sau, Thái Tôn thánh giá ngự đến. Văn võ bá quan phủ phục nghênh đón, theo ban mà đứng. Chỉ nghe trống nhạc vang trời, pháo nổ ầm đất. Thái Tôn tuyên Bát Vương, Hô Diên Tán, Hứa Hoài Ân ba người vào trong quân và nói: “Trẫm vốn mình thử võ nghệ của khanh để cho trong quân tin phục, mỗi người phải chú ý cẩn thận, đừng gây thương tích cho nhau”. Bát Vương mỗi người đều thụ mệnh. Thái Tôn ban cho Hô Diên Tán một thanh Kim Tiên, ban cho Hứa Hoài Ân một cây Đàn Thương, ban cho Bát Vương Hoạch cung vũ tiễn. Ba người lạy nhận rồi ra ngoài trướng. Bát Vương cưỡi một con tuấn mã cao lớn vung roi chạy vòng tròn. Hứa Hoài Ân tế ngựa múa thương đuổi theo, lớn tiếng kêu rằng: "Tiểu Tần Vương chớ chạy". Bát Vương lấy cung ra, giương cung đặt tên nhắm chuẩn Hứa Hoài Ân mà bắn. Hứa Hoài Ân nhanh mắt né qua, nâng thương đuổi gấp, Bát Vương bắn tiếp một mũi, lại bị Hoài Ân tránh được. Quân sĩ trong thao trường ai nấy đều ngạc nhiên. Hô Diên Tán thấy Hứa Hoài Ân khí thế dần dần ép gần, lập tức tế sản mã nâng roi, y hệt như Kính Đức thật vậy. Đuổi ớ phía sau, thét to: "Truy tướng chậm lại, có Hô Diên Tán tới cứu giá đây".
Hứa Hoài Ân thấy Tán đuổi đến gần, muốn hiển lộ tài nghệ bình sinh, bắt lấy đem dâng nạp, liền giật ngựa quay về địch với Hô Diên Tán. Tán vung roi vỗ ngựa xông vào đánh với Hoài Ân. Hai người đấu với nhau ở giáo trường hơn 20 hiệp, bất phân thắng bại. Tán ngẫm nghĩ: "Ta nếu bắt hắn ở đây, không thấy được uy phong của ta, đợi dụ đến trước ngự tiền mới tính". Liền tế ngựa giả thua, vòng theo giáo trường mà chạy. Hoài Ân giận nói: "không bắt tên giặc này, sao bày tỏ được lòng ta”. Tế ngựa đuổi gấp. Gần đến trước ngự tiền, Tán quay người lại, giơ Kim Tiên đánh Hoài Ân rớt xuống ngựa. Bọn Phan Nhân Mĩ thấy vậy, ai nấy đều thất sắc. Lúc này Bát Vương quay ngựa về gặp Thái Tôn. Thái Tôn vui mừng nói: "Không uổng là sở tri của tiên đế, Tán quả thật là tướng quân" liền ban cho vàng ròng 100 lượng, tuấn mã một con, lệnh cho đến ở Thiên Quốc Tự. Tán tạ ân lui ra, vua tôi đều tan cả.

Lúc này là vào ngày mùng 1 tháng 2 niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc nguyên niên, Thái Tôn coi triều xong, hạ chỉ đến Thái miếu hành hương. Lúc ấy các quan đều đứng trước khởi cư bia để chờ thánh giá đi ra. Nếu không có tấm bia này, tức là làm cản trở ngự giá. Chợt có người báo cho Hô Diên Tán biết: "Hôm nay Thái Tôn ngự giá dâng hương, các quan đều ở trong đứng trước khởi cư bia, tướng quân sao không làm vậy?" Tán nghe báo, đang không biết nguyên do, đang tính mặc quan phục để nghênh hầu, vừa lúc thánh giá đi đến. Người làm ngự tiền lại vừa đúng là Phan Nhân Mĩ, bèn hỏi: “Ai cản loan giá”. Quân hầu báo: "Tướng mới hàng Hô Diên Tán". Nhân Mĩ nổi giận nói: " Các quan đều đứng ở khởi cư bia, người sao lại được phạm vào lệ của triều đình”. Hô kỵ uý áp ra pháp trường chém. Kị úy được lệnh, liền trói Tán lại dẫn đi. Lúc đó các quan không ai dám can. Cho đến khi Thái Tôn dâng hương trở về. Bát Vương cũng trên đường về phủ, đi qua pháp trường, thấy có rất nhiều lính vệ vây lấy một phạm nhân bị trốn. Bát Vương liền hỏi: "Hôm nay là ngày tốt, thánh thượng hành hương, sao lại chém người?" Quân hầu báo: "Lúc sáng thánh giá vừa qua, tướng mới quy thuận là Hô Diên Tán không kịp tránh, bị tội xung mã, nay sắp xử trảm “.
Bát Vương nghe xong, hoảng hồn nói: "Suýt nữa thì mất đi một trụ cột nước nhà". Lập tức sai người cởi trói, đem Tán về phủ, hỏi nguyên nhân việc xung giá. Tán khóc nói: "Thần mới xuống núi, không hiểu phép nước, vừa gặp thánh giá xuất hành, chưa đứng ở khởi cư bia, đắc phải tội chết. Nếu không phải điện hạ tới cứu thì mạng trong gang tấc rồi". Bát Vương phẫn nộ ngẫm nghĩ: "Chưa đứng vào khởi cư bia, đó là tiểu tiết, sao lại khép vào tội chết vậy? Đây tất là mưu kế hãm hại của bọn gian nịnh". Do đó để Tán ở trong phủ. Vào cung triều kiến Thái Tôn, tâu rõ chuyện này. Thái Tôn nói: "Trẫm vốn không biết, nay phải ban chiếu ân xá". Bát Vương tâu: "Nay bệ hạ ở sâu trong cung cấm, dù có gì oan ức, cũng không nói lên được. Nay nên giáng chiếu ưu đãi, đưa cho để hắn được yên tâm. Vua chuẩn tâu, ngay hôm đó hạ thánh chỉ, đưa cho Bát Vương, để Tán theo đó mà làm.

Hồi Thứ Bảy

Vua Bắc Hán Xin Giữ Hà Đông
Hô Diên Tán Cầu Bắt Tướng Giặc

Bát vương lĩnh chỉ trở về phủ, gặp Tán chúc mừng rằng: "Nay tôi xin được cho ông một đạo chiếu chỉ của triều đình, chỉ cần giữ pháp lệnh, là đảm bảo không lo nữa". Tán bái tạ mà lui. Không ngờ Mã Thị nghe thấy phu quân bị tội phải chém, sợ bắt cả gia đình, nên cùng thuộc hạ bí mật trốn về sơn trại mất. Tán tự nhiên không còn người thân, than thở không ngớt. Chỉ đành lưu lại ở trong chùa.
Khi mới về đến Hà Đông Lưu Quân nghe được tin Thái Tôn mới lên ngôi, chiêu hàng Thái Hành Sơn Hô Diên Tán làm tướng, liền tập họp văn võ lại thương nghĩ rằng: "Ngày Trung Quốc Tống Thái Tổ còn, xem nước ta như địch quốc. Nay nước họ mới lập Thái Tôn, mối lo của đất Hà Đông ta lại tránh được sao?" Đinh Quý tâu rằng: “Năm trước, do triệu Dương Lệnh Công giải mối vây ở Dịch Châu, giảng hòa mà về. Nay quân sĩ tích trữ lực lượng, binh giáp tinh nhuệ, bệ hạ có thể gối cao không lo nữa. Những nỗi tệ gần đây, phần nhiều do chuẩn bị không kĩ khiến quân địch tiến vào nhanh chóng. Nay nên hạ lệnh cho các nơi ở biên quan, đề phòng cẩn mật, không được để quân Tống xâm nhập dễ dàng, đặc biệt là kế giữ lâu dài. Ta nhân địch cực nhọc, quân hao tốn vô công, tự nhiên sẽ không dám nhòm ngó Hà Đông nữa". Lưu Quân nghe theo lời tâu này, lập tức hạ lệnh thông báo cho các nơi biên quan. Còn ở thành Tấn Dương thì xây lũy cao hào sâu mà chờ.

Tin tức truyền vào Biện Kinh., Thái Tôn hội quần thần lại bàn kế sách đánh Hà Đông. Dương Quang Mĩ tâu rằng: "Hà Đông đã chuẩn bị đầy đủ, chắc chắn, chưa thể sơ xuất đánh được. Bệ hạ nếu thật sự muốn mưu lấy nên thừa kẻ địch có sơ hở, sau đó mới tiến quân, thì mới quyết định được thành công". Thái Tôn trầm ngâm chưa quyết. Tào Bân tâu rằng: "Với sự tinh nhuệ của binh giáp nước ta, thì một cô lũy ở Thái Nguyên, ta có thể lấy dễ như trở bàn tay, còn phải nghi ngờ hay sao?" Vua nghe lời Bân, ý đã quyết. Phong Phan Nhân Mĩ làm Bắc Lộ đô chiêu thảo sứ, Cao Hoài Đức làm chánh tiên phong, Hô Diên Tán làm phó tiên phong, Bát Vương làm giám quân, thống lĩnh 10 vạn tinh binh, ngay hôm đó ngự giá thân chinh.
Chỉ mệnh vừa xuống, bọn Phan Nhân Mĩ lui triều, đến giáo trường điểm binh mã. Thuộc hạ của Hô Diên Tán, đều là những người già yếu. Cao Hoài Đức vào nói: "Chức vụ tiên phong không nhẹ, gặp núi mở đường. Gặp nước bắt cầu. Nay để Tán thống lĩnh toàn những quân già yếu, sẽ làm lỡ việc lớn của triều đình, sẽ chiêu thảo tội thì ai là người gánh vác?" Phan Nhân Mĩ im lặng, rồi nói: "Vậy quân già yếu, nên giao cho ai?" Cao Hoài Đức nói: "Đã nói là già yếu thì đều là những người không dùng được, nếu đem xung trận thì giết giặc, chắc là không thể. Nên để số quân này phân bố cho các tướng theo ngự giá thống lĩnh, tiền quân nên tuyển người tinh dũng, đều chia để tiểu tướng và Hô Diên Tán thống lĩnh". Nhân Mĩ không còn cách nào, chỉ còn cách nghe theo.

Hôm sau, Nhân Mĩ vào thỉnh ngự giá khởi hành. Thái Tôn đem việc nước giao cho Thái tử Thiếu Bảo Triệu Phổ xử lý và dùng Quách Tiến làm Thái Nguyên Thạch Lĩnh quan đô bộ thử, để cắt sự tiếp ứng của Yến Kế. Sau khi cắt đặt xong, ngay hôm đó xa giá rời khỏi Biện Lương, thẳng tiến theo hướng Hà Đông. Chỉ thấy tinh kỳ phấp phới, kiếm kích trùng trùng.
Một ngày nọ, quân đến địa giới Hoài Châu. Chợt thám tử báo vào trong đội đi đầu: "Phía trước có phục binh cản đường, không rõ là ai?" Hô Diên Tán nghe được vội dẫn quân lên trước nhìn xem, thì ra là Kiến Trung, Cảnh Trung, Cảnh Lượng, Liễu Hùng Ngọc, Kim Đầu Mã Thị. Tán cắp thương xuống ngựa, đứng ở bên đường: "Ca ca vì sao không giữ sơn trại? Đến đây làm gì?”. Kiến Trung nói: "Ngày trước Mã Thị về trại, báo cho biết em phạm tội bị chém. Chúng ta ôm hận đã lâu, nay nghe ngự giá đến đánh Hà Đông, nên đem quân đến cản lấy đường đi, muốn bắt kẻ đã hại em để báo thù”. Sau khi nghe xong, liền kể chuyện nhờ ơn Bát điện hạ giải cứu. Lời chưa dứt, Cao Hoài Đức dẫn một cánh quân kéo tới, biết là huynh đệ của Tán, liền nói: "Nếu gặp nhau ở đây việc phi ngẫu nhiên. Sao không tâu với thiên tử, cùng đánh Hà Đông, để lấy phú quý?” Lý Kiến Trung nói: "Đó là chí nguyện của chúng tôi, nay tình nguyện đi trước". Cao Hoài Đức lập tức chuyển tấu Thái Tôn ngự tiền: "Nay có huynh đệ của Tán gồm tám viên mãnh tướng, nguyện theo bệ hạ đánh giặc". Thái Tôn mừng rỡ phán: "Lần này chắc sẽ lấy được Hà Đông!". Lập tức tuyên thụ bọn Kiến Trung, tám người vào chức Đoàn Luyện Sứ, chờ bình định Hà Đông về triều, lĩnh thụ cáo mệnh. Bọn Kiến Trung tạ ơn lui ra. Có thơ làm chứng:
Thánh chúa long phi trọng tuấn lương,
Anh hùng vân tập khởi tầm thường.
Can qua trực chỉ phong thanh khiếu,
Quản thủ Hà Đông hiến vực cương.
Thánhchúalênngôitrọnghiềntài,
Hôm sau, đại quân tới hạ trại ở Thiên Tĩnh quan. Tướng giữ quan là Thiết thương Thiệu Toại, có sức địch với muôn người, nghe thấy quân Tống kéo đến, bèn thương nghị việc nghênh địch cùng bộ tướng là Vương Văn. Vương Văn nói: "Quân Tống thanh thế lớn, khó mà giao phong. Tướng quân chỉ nên cố thủ, cho người đến Tấn Dương cầu cứu. Đợi khi viện binh đến nơi, trước sau xuất kích, mới có thể thắng được". Toại nói: "Ngày trước Lưu Chủ có lệnh, không được để địch quân vào dễ dàng, nay chính là khi thừa lúc chúng mệt mỏi, chỉ một trận là phá được, sao lại phải cứu binh?" liền dẫn quân xuất quan nghênh địch. Hai bên dàn trận. Tống tiên phong Hô Diên Tán vác giáo tế ngựa, phi ra trước trận nói: "Bắc tướng vì sao không hàng đi? Mà tự chuốc lấy họa diệt vong . Toại nói: "Mi nên sớm lui đi, vẫn chưa muộn đấy. Nếu không chúng mày sẽ không còn manh giáp mà quay về đấy". Tán giận dữ, múa thương đâm Thiệu Toại. Thiệu Toại múa đao đỡ lấy. Hai ngựa giao nhau, hai tướng đánh hơn 30 hiệp, bất phân thắng bại. Tán muốn bắt sống Thiệu Toại, nên giả thua chạy về trận nhà. Toại không tha, vỗ ngựa đuổi theo. Tán nhìn thấy đuổi đến gần quay ngựa lại thét to một tiếng, bắt sống Toại ngay trên lưng ngựa. Người sau có bài thơ khen:
Binh mã về nam khí thế hùng,
Tướng quân chí ở lập kỳ công.
Tinh kỳ triển ngoại phong vân biến,
Định tướng thân vong khuynh khắc trung.

Cánh quân khác, Cao Hoài Đức thấy Tán đã thắng được tướng giặc, liền thúc quân xông vào, quân Bắc đại bại, người chết vô số. Vương Văn không dám nghênh địch, cưỡi ngựa đi đầu Lục Lượng Phương. Quân Tống đánh xong Thiên Tĩnh quan. Thái Tôn đón quân trong quan, Tán trói Thiệu Toại đem dâng. Thái Tôn nói: "Để tên nghịch thần cũng vô ích". Lệnh cho tả hữu lôi ra chém, bêu đầu làm hiệu lệnh.
Ngày thứ, quân đến Dịch Châu. Tướng giữ thành là Viên Hi Liệt nghe quân Tống đã đến, thương nghị với phó tướng Ngô Xương rằng: "Tống binh tinh nhuệ, Hô Diên Tán lại là hổ tướng trên đời, nếu giao phong khó bảo đảm sẽ thắng. Nên chỉ nên cố thủ, giữ quân lại là được Ngô Xương nói: "Dịch Châu thành cao, hào sâu, quân sĩ tinh dũng, việc đánh hay thủ đều không mất được. Để mạt tướng đem sở học bình sinh, ra lui quân Tống, nếu như không thắng thủ vẫn chưa muộn". Hi Liệt nghe theo, cấp cho 5000 quân.
Ngô Xương nai nịt đầy đủ, mở cửa Đông bày thế trận. Bên kia thì Tống tiên phong Hô Diên Tán vác thương tế ngựa, đứng dưới cờ ở cửa trận. Ngô Xương nói: "Chúa ta là Hán Vương tự giữ một phương, vì sao cứ xâm phạm mãi?" Tán nói: "Thái Tôn ta lấy quân nhân nghĩa mà quét sạch lục hợp, chỉ có Hà Đông là chưa hạ. Các người nay như cá nằm trên thớt, chết trong nay mai, sao không hàng còn chờ gì nữa?"
Ngô Xương nổi giận, múa đao tế ngựa đến chém. Hô Diên Tán khua thương nghênh địch. Hai ngựa vừa kề quân Tống dũng cảm xông lên. Quân Bắc tự rối loạn trước. Ngô Xương thế lực không địch nổi, quay ngựa chạy về hướng trận nhà, Tán thừa thế đuổi theo. Xương thấy quân Tán hùng dũng, không dám vào thành, dẫn quân vòng theo sông Phần chạy mất. Tán giết đến say máu, tế ngựa đuổi theo, kêu to: "Tướng quân đừng chạy!” Xương nhìn lại thấy Tán đuổi gấp, gác đao, giương cung bắn ra một mũi, bị Tán tránh được. Ngô Xương hoảng hốt cắm đầu chạy về phía trước. Bỗng cả người lẫn ngựa rơi xuống đầm lầy. Thuộc hạ của Tán lên trước bắt lấy, còn quân hàng hơn 2000 người. Tán đem Ngô Xương giải vào gặp Thái Tôn. Thái Tôn lệnh lôi ra chém, và hạ lệnh đánh thành gấp.

Bại tốt của Xương chạy vào trong thành, báo với Hi Liệt, Hi Liệt thất kinh nói: "Không theo lời ta, quả nhiên bị bại trận, làm sao lui kình địch đây?”. Nói chưa xong thì phu nhân là Trương Thị, vốn là con gái của Trương Công Cẩn ở Tượng Châu, dung mạo cực xấu, người ta gọi là Quỷ diện phu nhân, nhưng rất giỏi võ nghệ, vạn người khó đến gần, nghe được lời than của chồng, tiến lên trước nói: "Tướng quân đừng sợ, thiếp có kế lui giặc". Hi Liệt nói: "Trong thành thế như lửa đốt, phu nhân có diệu kế gì?" Trương Thị nói: "Tống binh thế lớn phải dùng trí để đánh bại. Chàng ngày mai dẫn quân xuất chiến, giả thua dẫn địch vào trong rừng, thiếp sẽ mai phục sẵn xạ kị ở đó. Bốn phía bắn ra, chắc chắn thắng được". Hi Liệt nghe mẹo này, sắp đặt đâu vào đấy.
Ngày thứ, đem 6000 quân tinh nhuệ ra thành nghênh địch. Hai trận bày ra, Tống tướng Hô Diên Tán ra ngựa quát to: "Bại tướng sao chưa đem dâng thành trì, mà còn dám ra đánh”. Hi Liệt nói: "Hôm nay bắt ngươi để trả thù cho Ngô Xương". Nói dứt lời, giơ búa xông thẳng vào trận quân Tống, Tán vỗ ngựa múa thương đánh trả. Quân sĩ hai bên reo hò, hai người đấu trên 20 hiệp, Hi Liệt quay ngựa bèn chạy. Tán thúc bộ tướng Tổ Hưng thừa thế đuổi theo. Gần đến khu rừng, Hi Liệt nổ pháo hiệu, tiếng vang dội núi sông. Phục quân của Trương Thị đổ ra, ngàn mũi tên đồng loạt bắn ra. Quân Tống bị chết và bị thương vô số.
Tán biết trúng kế, quay ngựa gấp chạy về, vừa gặp Trương Thị cản đường. Hai ngựa giao nhau, chưa đầy hai hiệp, bị Trương Thị đâm một nhát trúng vai trái, Tán nhịn đao phá vây mà chạy. Tổ Hưng và bọn thuộc hạ theo sau giết tới. Hỉ Liệt quay ngựa đuổi theo, chém Hưng một búa chết lăn xuống ngựa, quân Tống thua to. Hi Liệt và Trương Thị hợp quân truy kích, thắng được một trận, liền thu quân vào thành.
Tán về đến trong quân, căm hận Trương Thị nhất thương chi thù, nói với Mã Thị rằng: "Trận đánh hôm nay không thu được lợi , lại mất đi đại tướng là Tổ Hưng, thuộc hạ tử thương quá nửa". Mã Thị nói: "Là ai xuất chiến mà có thể thắng chúng ta?" Tán nói: "Hi Liệt không đáng lo, nhưng vợ hắn là Trương Thị thương pháp không thua chúng ta, lại có mưu trí. Nếu cố chết mà giữ thì Dịch Châu khó lòng đánh gấp được". Mã Thị nói: "Đó không đáng lo. Kế mai phục của họ chỉ dùng được một phen, thiếp cũng sẽ dùng mẹo để lấy thành này". Tán nói: "Nàng có kế gì?" Mã Thị nói: "Hãy cho các trại dừng lại, chỉ nói là do bị quân địch đâm trọng thương vai trái, không thể ra đánh. Họ nghe được tin này, tất bê trễ việc phòng thủ. Và lệnh cho những tên lính già yếu bãi việc binh, ngày thì đem ngựa tắm ở sông Phần Dương, làm như vẻ muốn lui quân. Thiếp và chàng đem quân phục ở gò cao phía Đông thành, chờ cho họ xuất binh. Hẹn với Cao tướng quân ra đánh trước, chúng ta sẽ thừa cơ lẻn vào trong thành, thì Dịch Châu trở tay là lấy được!”. Tán mừng rỡ: "Mẹo này đủ rửa hận của ta!". Lập tức bí mật hạ lệnh, các trại án binh không ra.

Quả nhiên, sau vài ngày thám mã báo với Hi Liệt, Hi Liệt mời Trương Thị đến bàn. Trương Thị nói: "Ngày trước tên thất phu bị thiếp đâm cho một thương, quân Tống nếu mất người này, lòng quân tất bê trễ. Nên thừa cơ mà đánh, xuất binh ngăn cản, quân Tống tất sẽ phá được”. Hi Liệt nói: "Tuyệt". Lập tức điểm 7000 tinh binh, giương cờ gióng trống, ra cửa Nam đánh. Quân Tống không đánh mà chạy. Hi Liệt tưởng là kế mình sẽ được, xua quân giết thẳng vào trong lũy. Cao Hoài Đức xông ra cản lại giao phong, hai ngựa giao nhau. Hậu quân báo quân Tống đã đánh thẳng vào Đông môn. Hi Liệt thất kinh, lập tức quay ngựa chạy về. Vừa gặp Hô Diên Tán chạy đến, quát to: "Tướng giặc chớ chạy". Hi Liệt không dám ham đánh, phá vây mà chạy. Tán tế ngựa đuổi theo. Không đến nửa dặm, đuổi kịp đến gần, giơ kim tiên đánh một roi chết lăn xuống ngựa, quân sĩ hàng hết. Có thơ làm chứng:
Tinh binh bắc hạ thế như long,
Khẳng khái anh hùng kỉ trận trung.
Địch quốc vị bình tâm kích liệt,
Đoạt cờ trảm tướng hiển uy phong.

Lúc ấy, Trương Thị giết ra thành Đông, gặp Mã Thị đánh giết một trận, chỉ dư lại hơn trăm quân kị, chạy về Tượng Châu. Cao Hoài Đức hợp binh, đánh lấy Dịch Châu. Tán sai người báo với Thái Tôn. Thái Tôn mừng rỡ, hạ lệnh xa giá vào thành đóng quân.

HOMECHAT
1 | 1 | 167
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com