watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
11:36:3118/05/2024
Kho tàng truyện > Truyện Dài > DÃ SỮ > Chung Vô Diệm 41 - Hết - Trang 34
Chỉ mục bài viết
Chung Vô Diệm 41 - Hết
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Trang 19
Trang 20
Trang 21
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Trang 25
Trang 26
Trang 27
Trang 28
Trang 29
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
Trang 36
Trang 37
Trang 38
Tất cả các trang
Trang 34 trong tổng số 38

Hồi thứ Bảy Mươi Ba

Qua Thanh Châu Ngô Khởi gặp bạn
Tới Thương Sơn, Tuyên Vương lánh mình

Yến Anh xem rồi cả mừng, hai tay đưa lên cho Tuyên vương xem. Tuyên vương xem rồi kêu Trịnh bắc cung mà hỏi:
- Quốc mẫu có nói một cái kinh khuông đã giao cho khanh bây giờ ở đâu?
Trịnh Ngọc Thiền nghe vua hỏi, liền vội khiến tỳ nữ vào lấy giỏ đem ra, Tuyên vương nghe nói lấy làm kỳ và không biết tính làm sao ngồi đặng hai người, bèn rơi lụy nói với Bắc cung:
-Nay trẫm đã có phương cứu tử, còn ái khanh bỏ lại trong dạ trẫm không đành.
Ngọc Thiền liền tâu:
- Khi trước Quốc mẫu có nói thiếp phải có một ngày tai kiếp, nên đã cho mấy món bửu bối để hộ mình, xin Chúa thượng hãy dứt tình, mà bảo toàn thánh thể.
Khi Tuyên vương đương còn bịn rịnh, chưa nỡ dứt tình, kế thấy cung nữ chạy nhào tới khóc than rằng:
-Tặc binh công thành rất gấp, xin Thiên tử cứu chúng nô tỳ.
Tuyên vương lại thêm rơi lụy dầm dề và an ủi thị thần cung nữ. Yến Anh khi ấy bước tới tâu rằng:
-Xin chúa thượng đừng đem lòng quyến luyến, nếu đễ trễ nải ắt việc lớn không xong.
Tuyên vương chẳng biết liệu làm sao, bèn van vái cùng tiên vương tông tổ xin bảo hộ cho qua khỏi lúc ách nạn. Vái rồi tay lại phân tay, nhắm mắt lại bước vào trong giỏ. Tức thì nổi lên một trận gió, hào quang năm sắc rỡ ràng linh thần bảo giá qua phía Tây Nam, bay đến núi Thương Sơn tị nạn.
Còn Ngọc Thiện thấy cái giỏ bị gió thổi bay Tuyên vương đi mất thì liền gieo mình vào trụ đá mà liều thân, thời may có cung nữ đứng gần chạy tới cứu giá, Yến Anh mới tâu rằng:
-Nay Thiên tử đã có cứu tinh đưa đi lánh nạn, xin nuơng nương hãy bảo trọng mình vàng, chờ cho Quốc mẫu bình đặng Ngô bang, sẽ có ngày phục thù huyết hận.
Ngọc Thiền bèn lau nước mắt nghe theo lời, cung nữ liền dẫn ra hậu viện, kiếm một chỗ thanh vắng mà dưỡng nuôi căn bịnh.
Kế đó Yến Anh sắp đặt sau trước xong rồi, mới đi tới ngọ môn thấy Tề Phụng bắt được một tướng giặc, trói thúc ké lại đương dẫn vào. Yến Anh hỏi:
-Người đó là ai?
Tề Phụng bèn thuật lại rằng:
-Tướng giặc tên là Tăng Tú, đem binh tới công phá cấm thành, mạt tướng bắt được nó đây, xin đem tới triều môn chấp pháp.
Hai người vừa đi vừa nói, lại gặp Tề Trinh với Tô Tần, Yến Anh bèn thuật chuyện. Tuyên vương đã ngồi trong kinh khuông lánh nạn rồi, ai nấy thảy đều mừng. Kế giây lát trời vừa hửng sáng, Yến Anh ngó thấy binh Ngô Khởi điệp điệp trùng trùng, chẳng khác như kiến cỏ, liệu bề cự địch không lại, phải tính kế mà cứu lấy dân lành, mới ngồi thương nghị với mấy anh em, phải dùng mưu trá hàng đợi thời khôi phục. Tô Tần khen phải, bốn người dắt nhau tới trước ngọ môn, dựng một cây cờ trắng, kêu chúng tướng bảo trở về thông báo. Lúc đó Ngô Khởi còn đang đốc binh công phá, thấy tiểu hiệu chạy tới báo:
-Trong cấm thành đã dựng cờ  đầu hàng, xin Soái gia hạ lịnh.
Ngô Khởi cả mừng, liền truyền quân dừng tay lại. Giây lát thấy Yến Anh tay cầm cờ đi tới, sau lưng theo có bốn năm người, đến trước đầu ngựa quỳ thưa rằng:
-Lão phu tình nguyện đầu hàng, xin Phò mã ra ơn bất sát.
Ngô Khởi rất đẹp dạ và nói rằng:
- Như Tề phủ đã chịu hàng thì ta tạm lui binh mà cứu hỏa.
Yến Anh bèn biểu Tề Phụng, Tề Trinh mở cửa điện Kim loan rước Ngô Khởi vào. Ngô Khởi vào tới giữa điện, không thấy ai hết, bèn hỏi:
-Tề tuyên vương ở đâu mà bổn soái không thấy mặt?
Yến Anh thưa:
- Lúc Tuyên vương thấy thành Lâm Tri đã phá, không biết chạy đi ở phương nào, hoặc là gieo mình xuống giếng sâu hay là tự vận dưới sông không biết, chúng tôi chẳng thấy hình thấy dạng, nên phải dắt nhau ra đầu hàng.
Ngô Khởi bèn nghĩ thầm, Hồ tiên ông có nói: Ta có phận đế vương, lời ấy nay chắc là quả thiệt. Nghĩ rồi nói rằng:
-Từ lúc Sở binh sát hại, bổn soái có đi tới núi Cửu Lý Sơn gặp Hồ Ông đại tiên, đem trận đồ giao cho bổn soái, lại biểu đi tìm cho đặng Hạ Quốc mẫu cùng nhau đem binh tới công phá Lâm Tri, Tuyên vương lúc ấy phải tự tận quy tâm, thời ngôi cửu ngũ về tay bổn soái. Nay như vầy thiệt là quả có, lời tiên ông dạy đó không sai, bây giờ Tề phủ đã quy thuận với Cô gia, thì sẽ cùng ta dự chuyện Quốc chánh.
Yến Anh thưa:
- Nay bệ hạ muốn lên ngôi cửu ngũ, thì phải sắp đặt sửa sang như vầy, mới được cửu tràng cơ nghiệp ngàn năm bền vững.
Ngô Khởi nói:
-Tề phủ đã sẵn lòng chỉ biểu, Cô gia nhất định thi hành.
Yến Anh bèn nói nhỏ với Ngô Khởi, Ngô Khởi vui mừng quá đỗi, bèn thâu nạp hàng biểu và xuất bảng an dân, lại sai ít vị thân quân về Thanh Châu mà rước Nghinh Xuân Quốc mẫu. Ngô Khởi lại truyền nội thần dọn tiệc, đặng thưởng Yến công thần. Cách ít ngày quân thám thính vào báo:
- Hạ nương nương đã gần tới, cách hoàng thành chừng ba chục dặm.
Ngô Khởi cả mừng liền đem văn võ bá quan ra khỏi thành Lâm Tri nghinh tiếp. Giây lát Hạ Nghinh Xuân đi tới triều môn, thẳng đến Chiêu Dương cung. Thái sư Diên Quảng cũng mừng rỡ vô cùng, thế nữ đều ra bái yết, Nghinh Xuân vào ngồi giữa chánh cung rồi, bèn hỏi:
- Trịnh Ngọc Thiền bây giờ ở đâu?
Cung nữ tâu rằng:
- Lúc thành Lâm Tri đã bị phá, Trịnh Bắc cung liền đập đầu vào trụ đá mà liều mình, chúng tôi xúm lại cứu tử, đem ra hậu hoa viên đang dưỡng bịnh.
Nghinh Xuân nói:
- Con tiện tỳ! Lúc trước nó ỷ thế Chung hậu mà khinh biệt Ai gia, nay hãy bắt nó ra đây, đặng ta sẽ đền ơn cho nó.
Cung nữ vâng lịnh lui ra, kế thấy Ngô Khởi với Yến Anh vào hầu. Nghinh Xuân cho ngồi nơi cẩm đôn, rồi hỏi:
- Hai khanh vào đây có chuyện chi nghị sự chăng?
Ngô Khởi tâu rằng:
- Nay Tuyên vương đã tự tận, trong nước không lẽ không vua. Yến Anh với triều thần đều quy thuận rồi, nương nương phải tính làm sao mà cầm quyền thiên hạ. Còn một nỗi Thái sư còn đó, tôi còn lắm sự nghi ngại trong lòng, xin nương nương phải tính cho xong, rồi sẽ hưng binh đi bắt Chung Vô Diệm.
Hạ Nghinh Xuân lại hỏi Yến Anh rằng:
-Tề phủ cao kiến thể nào, xin hãy phân qua cho Ai gia rõ?
Yến Anh liền quỳ xuống tâu rằng:
- Nương nương vẫn biết lão thần là người cang trực thì xin xá tội mới dám tâu, như nay Nương nương muốn bảo thủ giang san thì phải chém Quốc trượng và Trang Mạnh mới an lòng, rồi tôn Ngô phò mã lên ngôi quân chủ, còn nương nương đã có sẵn nữ trung Nghiêu Thuấn, tà mưu, như Chung hậu có đem binh về phục thù thì chẳng làm chi nổi.
Nghinh Xuân nói:
- Lời tiên sinh thiệt cao kiến, Ai gia phải mau thi hành.
Yến Anh nghĩ biết mình đã đánh trúng tim đen rồi, nên lại tâu thêm:
- Nương nương thanh xuân còn nhỏ, không tội chi mà biếm về nhà, có câu rằng: Bạch nhựt mạc nhân qua, ngậm ngùi chữ thanh xuân bất ái. Như nay, cơ hội phải tùy theo cơ hội, mau lập bảng chiêu phu mà định phối với Ngô quân, cùng nhau gìn giữ giang san, mà chung hưởng vinh hoa phú quý.
Hạ Nghinh Xuân nói:
- Việc đó để Ai gia thương nghị, kẻo sợ khi ngoại bang chê cười.
Ngô Khởi nói rằng:
- Chung Vô Diệm thưở trước, lên Túy Bình Sơn lập bảng chiêu phu, thâu Lỗ, Lương hai nước bạc vàng, việc ấy ai lại không biết, rồi sau cũng trở về với Tuyên vương phối hiệp, nào ai có biếm nhẽ chê cười, vậy xin Quốc mẫu mau tính xong một bề, kẻo trễ nải quốc gia đại sự.
Nghinh Xuân nói:
- Quốc trượng có công sanh dưỡng, tới nay tuổi tác đã già, nếu đem ra xử đại hình trong lòng thiệt cảm thương chẳng nỡ.
Ngô Khởi nói:
- Nếu mà Quốc mẫu từ tâm bất nhẫn, thì việc ấy cũng chẳng nên làm.
Nghinh Xuân nói:
- Không phải, lúc ở Thanh Châu, Ai gia đã có nói đưa rượu độc ban cho Thái sư mà thôi, vậy phiền cùng Tề phủ dự mưu, Ai gia nhường lại cho Ái khanh hạ thủ.
Đương lúc bàn luận với nhau, kế thấy cung nữ vào tâu rằng:
-Trịnh Bắc cung đã gần chết, xin nương nương phân xử lẽ nào?
Yến Anh nghe nói kinh hồn, liền bước ra tâu rằng:
- Xin Quốc mẫu hãy lo đại sự và tha cho Bắc cung khỏi chết một phen.
Ngô Khởi cũng khen phải, Nghinh Xuân mới nhậm lời hai người liền tạ ơn lui ra, Tề Phụng và Tô Tần, Yến Anh cùng nhau đều mừng rỡ. Lúc ấy Ngô Khởi về dinh, còn Yến Anh, Tô Tần và mấy người kia về tới tướng phủ, xúm lại hỏi han về việc sau, Yến Anh nói:
- Qua được một trăm ngày, thì tai kiếp mới khỏi. Còn Chung hậu ở nơi Giới bài quan bị khổn, chừng khải hoàn mới trừ được gian thần (ấy là việc sau).
Nói về Hạ Nghinh Xuân rạng ngày sau lâm triều, bá quan triều bái xong rồi, Nghinh Xuân giáng chỉ phong Yến Anh làm Á phụ, Tô Tần làm Hộ quốc phó tướng, Tề Trinh, Tề  Phụng làm Tả hữu tướng quân, còn Ngô Trung thì làm nguyên soái, trấn thủ tại Thanh Châu và văn võ bá quan đều thọ phong lên chức hết.
Các quan tạ ơn xong rồi, Nghinh Xuân truyền Ngự lân quân bắt Trang Mạnh đem ra xử trảm. Trang Mạnh kêu rằng:
-Oan tôi lắm! Oan tôi lắm!
Nghinh Xuân bèn nói:
-Thành Lâm Tri bá tánh không tội gì mà bị hỏa tai như vậy mà còn kêu nài, tội ấy đã đáng phân thây muôn đoạn.
Trang Mạnh tâu:
-Tại Ngô nguyên nhung biểu tôi làm nội ứng, phóng hỏa công thâu đoạt Lâm Tri, ấy là tại ai gây sự chớ nào phải tội tôi?
Ngô Khởi nạt lớn nói rằng:
- Gian tặc, mi đừng có miệng lưỡi, ta biểu mi hồi nào? Hãy chịu chết đi cho mau, đừng nói thêm.
Quân ngự lâm vâng lịnh, xốc Trang Mạnh ra trước pháp trường bầm thây tan xác và bêu đầu thị chúng. Còn Nghinh Xuân lại mời Diên Quảng lên kim loan điện dự tiệc hân hoan. Ngô Khởi rót rượu độc đưa dâng, Diên Quảng uống rồi nhào liền tại đó. Nghinh Xuân truyền đem thi hài ra tẩn liệm, kế đó nhường ngôi vua cho Ngô Khởi, lui vào hậu cung.
Còn Ngô Khởi qua bên thiên cung, thay y đổi phục mặc áo huỳnh bào, đội mão cửu long, ra truớc Kim loan điện, lên ngôi Hoàng đế, cải hiệu nước là Hậu Châu, xưng mình là Anh Liệt vương các quan thảy đều tung hô. Kế đó thấy Huỳnh môn quan vào tâu:
- Có một ông già đầu bạc, đến xin yến kiến hoàng gia.
Ngô Khởi nghe nói thì đã biết Hồ ông liền bước xuống long tọa, ra thỉnh vào Kim loan điện, quỳ xuống thưa rằng:
-Đệ tử không hay Tiên trưởng giá lâm, xin Tôn sư thứ tội.
Nói rồi truyền bãi triều, mời Hồ ông ra sau hậu cung đàm đạo. Thầy trò phân tân chủ ngồi, rồi Ngô Khởi mới nói:
- Đệ tử nhớ lời thầy chỉ bảo, qua Thanh Châu kiếm được Hạ Nghinh Xuân, tới Lâm Tri thâu đoạn thành trì, ngôi đại báu chín lần cam tạc đá ghi vàng, xin tôn sư đoái xét lòng thương dạy bảo việc ngày sau sẽ tới.
Hồ Ông nói rằng:
- Bần đạo tới đây là vì chuyện ấy, vì có câu: Nhân vô viễn lự tất hữu cận ưu, tuy nay là đệ tử đã lên được ngôi rồng, còn e một nỗi Vô Diệm sẵn lòng báo oán. Vậy để bần đạo lập Cô lâu trận, đặng giúp cho đệ tử một thuở nên công.
Ngô Khởi cúi đầu tạ ơn, rồi sai quân dọn tiệc chạy ra đãi. Qua ngày sau Ngô Khởi lâm triều, bá quan triều bái xong rồi, truyền nội thần vào mời Hồ Ông ra. HỒ Ông thăng điện thi lễ xong rồi nói rằng:
- Bây giờ muốn lập Cô lâu trận thì phải tới ngoài nam môn lập một cái đàn, triệu linh thần và nhóm các cô hồn đến, mới trừ đặng Chung Vô Diệm.

Ngô Khởi liền sai ngự lâm quân ra trước nam môn, đắp một cái đàn, rồi hai thầy trò lên ngựa, thẳng tới cửa Nam, bá quan cũng đồng theo hộ giá.
Khi đến nơi, quân đã làm xong các việc. Hồ Ông nói với Ngô Khởi, biểu truyền lịnh cho bá quan lui về. Triều thần ai nấy đều thảnh thơi trở lại nhà an nghỉ. Khi ấy Hồ Tiên Ông thò tay vào túi, lấy ra một cây Bã hồn phan, niệm ít tiếng làm xàm, tức thì thấy thiên ám địa hôn, cát bay cây ngã, gió thổi đùng đùng đưa cô hồn bay tới trước đài thỉnh lịnh. Hồ tiên ông mới truyền rằng:
-Nay bần đạo lập Cô lâu trận, quyết trừ cho được Chung nương nương vì nó ỷ thế thị cường phá hại trong mười hai nước, bây giờ các vị cô hồn, hãy nghe ta dặn: Chừng nào Chung Vô Diệm sát đáo thì phải dẫn nó vào giữa đàn, chớ cho tẩu thoát.
Chúng cô hồn đều vâng lịnh, rồi y theo phương hướng vào giữ gìn. Hồ tiên ông lại nói với Ngô Khởi rằng:
- Hiền đồ hãy về thành mà thao luyện quân sĩ, để mặc bần đạo ở đây thỉnh thêm các vị tiên, cùng nhau ra sức một phen, giúp đồ đệ dựng nên cơ nghiệp.
Ngô Khởi tạ ơn lui về thành. Hồ tiên ông đưa đón rồi cầm cây Bã hồn phan diêu động và niệm ít tiếng chân ngôn, thấy tới năm vị uổng tử cô hồn, một là Trương Phi, hai là Yến Bình, ba là Hồng tiên nữ, bốn là Thể Hà, năm là Lỗ Lâm công chúa nước Ngô, năm người đều tới ra mắt tiên ông, Hồ tiên ông mới dặn rằng:
- Năm vị phải ở đây giữ năm cửa, đặng cho bần đạo trả thù cho.
Năm người vâng mạng chia nhau ra đi trấn thủ năm bên (Nguyên năm người ấy cũng đều bị Chung hậu mà chết, nên nay Hồ tiên ông đòi đến cho chúng nó phục thù).
Đây nhắc về Chung hậu hưng binh qua đánh nước Ngô, tới Giới Bài Quan hạ trại, xảy thấy quân thám tử vào báo rằng:
- Xuân vương đã trá bại, dẫn binh hai nước đã về tới đây.
Chung hậu cả mừng, truyền cho Xuân vương vào yết kiến, rồi lại kêu Bắc Lộ vương là Khổng Đại tới  bảo rằng:
- Ngày mai giờ Ngọ hội chiến trong núi Lai Vô, Vương nhi hãy dẫn năm muôn tinh binh và đem những đồ hỏa dược theo cùng, chia ra bốn đạo ở trong rừng mà mai phục, đoán đừng cho hai nước thối binh lại, ấy là công đệ nhất của vương nhi.
Khổng Đại vâng lịnh ra đi. Chung hậu xảy thấy trận gió rất kỳ dị, làm cho thiên hôn địa ám, lại giữa không trung nào lộn hai con rồng, giây lâu lại hiện ra một cặp gươm Hồng Nghệ, liệng lại liệng qua trên báu trướng. Hộ vệ thảy đều kinh hoảng không biết là điềm gì.
Lúc ấy cũng may, nhằm lúc lão mẫu Lê San ở trên động nghe huyết trái tim máy máy, bèn lần tay làm quẻ, biết Mão Đoan tinh có nạn dưới phàm trần, nên kêu Bạch Liên Thánh mẫu mà nói rằng:
-Thầy trò ta phải mau mau đi tới ải Giới bài mà cứu Lâm Tri Quốc mẫu.
Nói dứt lời, Bạch Liên lấy những đồ bửu bối rồi đằng vân bay theo Thánh mẫu qua phía Đông. Khi đến nơi, thấy hai cây gươm còn đang nhào lộn trên không, Thánh mẫu lấy một món bửu bối liệng ra, liền hóa một con chim đại bàng bay tới xớt cặp gươm vào mỏ mà bay luôn về động. Khi ấy Thánh mẫu bèn giáng hạ, kêu Chung hậu mà nói rằng:
- Vì hồi trước Đàm thành mưa huyết, đệ tử làm chết mất mẹ con Trập Long công, nên mấy năm nay thù oán chưa xong, bây giờ nó muốn thừa cơ hội này đặng báo oán. Bởi vậy nên thầy phải tới đây cứu nạn, đã sai chim đại bàng cắp nó mà bay về động rồi, bây giờ con hãy lo đại chiến ngày mai, ấy là ngày Đạo tông tận mạng. Còn một nỗi Nghinh Xuân gây ra thù oán, thành Lâm Tri phá tan sanh linh, trận Cô lâu ấy lợi hại chẳng vừa, hiền đồ phải chủ tâm giữ gìn cho cẩn thận, thôi thầy trò đến khi ấy lại gặp nhau.
Chung hậu nghe nói khấu đầu quỳ lạy tạ ơn Tôn sư Thánh mẫu. Lê San thánh mẫu dặn rồi cùng với Bạch Liên thánh mẫu đằng vân về động.
Còn Chung hậu khi thấy Thánh mẫu với Bạch Liên đằng vân bay xa rồi, bèn kêu năm vị vương tức tới phân binh làm năm đạo, dùng theo năm sắc cờ màu, tới mai phục nơi núi Lai Vô, lại kêu Điền Nguyên mà bảo rằng:
-Vương nhi lãnh năm ngàn binh cường tráng, mỗi người giắt một cái lông trắng trên đầu, tới canh ba áp vào cướp dinh Ngô và dẫn Đạo Tông thẳng lên trên núi, dầu có Trương Xa hậu tập, con cũng đừng rúng động nao lòng, vì Ai gia sẽ có kế điều binh trừ loài yêu đạo.
Các tướng vâng lịnh lui ra đều làm như kế.
Kế đó thấy quân kỳ bài vào tâu rằng:
-Có Mao Toại đưa biểu văn cáo cấp, xin vào ra mắt nương nương.
Chung hậu truyền chỉ cho vào, Mao Toại tới trước nhung trước triều bái xong rồi, dâng tờ biểu chương lên, Chung hậu chẳng hề xem tới, bèn ngẫm nghĩ giây lâu rồi nói rằng:
-Số trời đã định, thành Lâm Tri có một trăm ngày họa tai. Ai gia đã có cẩm nang để lại cho Tề phủ rồi, sẽ có kế cứu Thiên tử với Trịnh Bắc cung khỏi nạn, song còn e nỗi Nghinh Xuân nó dạ độc, bây giờ có một hoàn thuốc tiên đơn, uống nó một trăm ngày không đói. Thôi ngươi hãy trở về cho gấp, đưa thuốc này cho Trịnh Bắc cung.
Mao Toại liền lãnh lấy linh đơn, bái từ trở về Lâm Tri tức tốc. Chung hậu lại truyền cho ngũ đinh binh mã đầu canh tư ăn cơm, qua canh năm nghe pháo hiệu thì khởi hành, các tướng vâng lịnh ân cần, sắp đặt rồi thì trời đã tối.
Đây nhắc lại khi Tuyên vương ngồi vào giỏ, thấy hào quang chói lòa mắt, gió thổi mát tai, chẳng bao lâu đã thấy cỏ cây, kế giây lát giỏ đã tới đất, đầy trời một đám rừng dâu, ngẫm nghĩ lại gật đầu, giống như chỗ gặp Chung Thái Sơn hồi trước. Trong bụng hãy còn thao thức, kế thấy một ông già đầu bạc như bông đi tới nói rằng:
-Ta chào Tự Tại chơn long! Ta thiệt là Kim Tinh hạ giáng vì có lời Mao Đoan Tinh phụng thỉnh, nên ta phải tới đây mà cứu người, xin hãy ở đây cho mãn trăm ngày, rồi Chung hậu sẽ tới nơi mà rước giá.
Tuyên vương cả mừng và đáp rằng:
-Quả nhơn thiệt là đức bạc, dám phiền đến Thiên thượng đại tiên, xin cứu cho đặng chữ vẹn tuyền, xuân thu tôi sẽ ơn đên quý tế.
Kim tinh nói:
-Xin Tự Tại chơn long chớ trễ, hãy đi theo cùng ta cho mau.
Nói rồi dẫn Tuyên vương đi vừa một đỗi xa xa, Kim Tinh tay thời xách giỏ còn một tay chỉ giữa vườn dâu nói rằng:
-Tự Tại chơn long có biết chỗ này là chỗ gì hay chăng?
Tuyên vương đáp rằng:
-Chỗ này quả nhân không rõ, xin tiên ông phân tỏ trước sau.
Kim Tinh vừa cười vừa nói:
-Chỗ này Thiên tử sao không nhớ, ấy là chỗ năm trước gặp Chung nương nương đề bài ở dưới u lâm, có Tề phủ Yến Anh theo dõi.
Tuyên vương nói:
-Vì tôi tới đây có một lượt, nay đã lâu ngày nên cũng phải quên, vậy thời chỗ này thật là địa điện Thương Sơn, là chỗ trẫm gặp Chiêu Dương chánh hậu.
Hai người vừa đi vừa nói, phút đâu đã tới động Tam Lâm. Kim Tinh lấy tay chỉ phép thần thông, cửa động liền mở ra hai cánh, Thái Bạch Kim Tinh đi trước, Tề Tuyên vương cũng cứ theo sau, tới nơi thấy cung điện lầu đài, thật là chỗ thần tiên cảnh giới. Kim Tinh nói:
-Xin Thiên tử hãy ra đây an dưỡng, như có đói khát thời có người cơm nước dâng liền.
Nói rồi buớc chân trở ra, làm phép bế cửa động lại, rồi thổi lên cuồng phong một trận, thành ra một đám dâu khô (tới nay cổ tích hãy sờ sờ, đám cây dâu khô bây giờ còn đó). Kim Tinh lại bắt nhành dâu xuống mà treo cái giỏ lên rồi hóa tường vân mà bay về trời an nghỉ.
Nói về Chung hậu dẫn binh đi tới dưới chân núi Lai Vô, liền thấy Điền Nguyên nghinh tiếp và tâu các việc đã dẫn dụ hai nước vào trong núi rồi. Chung hậu cả mừng và phán rằng:
-Ngày nay Ai gia xuất trận, Vương nhi ở nhà mà khán thủ dinh phong, hễ thấy trong núi có ngọn lửa thẳng xông, là Ai gia đã trừ xong yêu đạo, Vương nhi phải mau mau thâu binh bạt trại, hãy trở lại Lâm Tri cho gấp, chớ nên cùng nghịch giao chinh, đợi Ai gia trở về rồi sẽ có mưu định liệu.
Điền Nguyên vâng lệnh bái tạ lui ra rồi Chung hậu dẫn binh thẳng lên trên núi.

HOMECHAT
1 | 1 | 221
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com