Chúc Tết & Những điều kiêng trong ngày Tết
Sáng ngày mồng một, những vị trưởng lão thường ngồi ở nhà chính để con cháu đến mừng chúc Tết. Con cháu chúc tết các cụ năm mới mạnh khỏe và bình yên, an khang. Các cụ chúc Tết các cháu năm mới thêm tuổi thêm khôn ngoan, học hành tấn tớị Trong lúc chúc Tết các cháu thường dâng cho các cụ những món quà nhỏ. Và các cụ cũng mừng tuổi cho các cháu bằng những bao lì xì đo đỏ xinh xinh. Phong tục này được duy trì cho đến nay từ nhà giàu sang cho đến những nhà nghèo đều có chút đỉnh để mừng Tết cho nhaụ Bên cạnh đó, cha mẹ thường lì xì cho con cáị Cô, dì, chú, bác lì xì cho các cháụ Khi các em nhỏ đến mừng tuổi những người bạn của cha mẹ, chủ nhà cũng lì xì cho các em.
Những điều kiêng trong ngày Tết
- Kiêng quét nhà
- Kiêng mặc áo trắng sợ có điều tang tóc
- Kiêng nói tiếng khỉ, sợ làm ăn xuị
- Kiêng nói những điều tục sợ điều xấu xa
- Kiêng nhắc đến chuyện chết chóc.
Cành đào và cây nêu
Chơi cành đào
Trong ngày Tết, dân Việt thường hay có cành đào cắm trong nhà. Màu đỏ nhạt của hoa đào rất hợp với cảnh xanh tươi của mùa xuân. Theo tục lệ, dân ta còn tin rằng cành đào có thể trừ được ma quỷ. Trong Nam, cây đào hiếm, nên dân Việt thường cắm cành maị
Sự tích cây nêu
Cây Nêu được trồng để trừ ma quỷ
Tục truyền ngày xưa, khi đến Tết, ma quỷ thường đến quấy phá dân gian. Dân gian chịu không nổi đành đi kêu đức Phật. Phật liền ra tay bắt bọn ma quỷ quấy nhiễu dân gian. Ma quỷ sợ hãi, không còn dám quấy nhiễu dân chúng nữa, nhưng chúng hỏi là ở đâu là đất của Phật để chúng tránh xạ Phật trả lời:
---- Ở đâu có phướn, có chuông, có khánh đấy là đất của Phật.
Ma quỷ lại hỏi địa giới của Phật đến đâu và lấy gì phân biệt:
Phật trả lời là ở đâu có vết vôi trắng là địa giới của Phật.
Sau đó, ngày Tết người ta dựng cây, trên ngọn nên có treo khánh sành và phướn giấy, và ở trước nhà có rắc vôi bột thành hình cung tên để trừ ma quỷ. Ma quỷ thấy cây nêu và vôi trắng không dám phạm tới vì sợ Đức Phật. (Trích dẫn "Phong tục Việt Nam" của Toan Ánh).