Những Tục Lệ Ngày Tết
Người dân Việt quanh năm làm ăn vất vả không ngừng nghỉ. Chỉ có ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, chơi xuân. Cảnh xuân đầy đủ sắc hoa, tiếng pháo nổ rền để những mảnh giấy đỏ hồng khắp phố. Ở miền Bắc và miền Trung còn có thêm mưa xuân, khí trời ấm lại, hương vị xuân đến với mọi ngườị Mọi người đón Tết một cách nhiệt tình, nồng nàn, và trịnh tro.ng. Vì vậy việc sửa soạn cho ngày Tết được tiến hành rất công phụ
Dân ta thường sửa soạn cho ngày tết bắt đầu từ tháng chạp (tháng 12 âm lịch). Nhà nào cũng lo mua gạo nếp, mua đậu xanh để gần đến ngày gói bánh chưng, bánh tét. Họ còn muối dưa hành vào đầu tháng nàỵ Bên cạnh đó, họ đi chợ sắm sửa những vật dùng cho ngày Tết. Họ mua sẵn gà, hương để cúng cũng như biếụ Bánh mứt, hoa quả được mua một phần, còn phần thì gởi biếu những người mình chịu ơn. Như học trò biếu thầy cộ
Không những lo sửa soạn các vật dụng, dân ta còn lo sắm một bộ quần áo Tết. Đặc biệt là các cô gái mới độ xuân thì, ngày xuân là dịp các cô chưng diện để cho mọi người ngắm nhìn đặc biệt là các cậu con trai mới vừa đôi mươi đang tìm hồng nhan tri kỷ.
Ở các làng mạc, không những các gia đình sửa soạn ngày Tết cho họ mà còn cho cả làng. Họ tính việc mở hội làng đầu năm, hay việc cúng Tết ở đình.
Tết là bắt đầu của một năm mớị Dân ta tin rằng phải đón Tết trong một khung cảnh sáng sủa, sạch sẽ, đẹp đẽ.Vì vậy trước ngày Tết, nhà nào cũng lo lau quét nhà cửa, trang hoàng trong nhà. Họ lau chùi các vật trên bàn thờ. Các đồ bằng đồng thì đem đi đánh bóng. Án thư, mâm quả đều đem đi rửa sa.ch. Bên cạnh đó còn có cả câu đối đỏ. Bàn thờ được chùi rửa và rồi còn được cắm thêm hoa, bỏ thêm quả.
Trên các tường, ngoài cổng được treo tranh tết, tranh đàn gà mẹ con, tranh lý ngư vọng nguyệt, tranh hứng dừa, tranh thầy đồ, đám cưới chuột, tranh tiến tài, tiến lộc, hay tranh gà gáy sáng...
Từ nhà ra đến ngoài đường, đâu đâu ai cũng háo hức đón Tết. Mọi người gặp nhau trao cho nhau những câu chúc tốt đẹp.
Gửi Tết, Biếu Tết
Hằng năm, con cháu ở đều phải gởi Tết đến nhà trưởng, người có trách nhiệm lo việc hương đèn cho những bậc đã qua đờị Con cháu ở xa gởi Tết để người trưởng có thể lo việc cúng vái trong những ngày Tết cho các bậc khuất núị
Con cháu gởi Tết để tỏ lòng nhớ ơn và kính mến tổ tiên. Phong tục này làm cho mối liên lạc giữa con cháu, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc xa gần được gần nhau hơn.
Bên cạnh gửi Tết, dân ta còn có tục biếu Tết. Đây là dịp để những người mang ơn tỏ lòng tri ơn đối với ân nhân. Quà biếu chủ yếu là tấm lòng chân thành của người biếụ
Thường thì học trò biếu Tết thầy của mình, con bệnh biếu Tết ông lang, người nợ biếu Tết chủ nợ, dân biếu Tết quan, bạn bè biếu Tết lẫn nhau để bày tỏ thân tình. Ngoài ra còn có con rể biếu Tết cha mẹ vợ để cảm tạ người đã sinh ra vị hôn thê của mình.