watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:48:1426/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Giới Thiệu Văn Hoá Phong Tục Việt - Trang 3
Chỉ mục bài viết
Giới Thiệu Văn Hoá Phong Tục Việt
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Tất cả các trang
Trang 3 trong tổng số 12
Chương 5

Giao Thừa và Lễ Trừ Tịch

Tết Nguyên Đán bắt đầu từ lúc giao thừạ Vạn sự trong thiên nhiên đều có từ lúc khởi đầu cho đến lúc kết thúc. Vì vậy một năm đều có sự bắt đầu và sự kết thúc của một năm là vào lúc giao thừạ
Theo Hán-Việt Từ Điển của Đào Duy Anh, giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấỵ Chính vì nghĩa đó, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ trừ tịch.
Lễ Trừ Tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt qua năm mớị
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở của năm cũ để đón những điều mới mẻ, an lành và tốt đẹp của năm mớị Lễ này được diễn ra vào lúc giao thừa nên còn được gọi là lễ giao thừạ
Dân ta tin rằng mỗi năm có một vị thần trong coi thiên ha.. Lúc giao thừa là lúc thần cũ trao nhiệm vụ cho thần mớị Trong lễ giao thừa thường được cử hành trịnh trọng từ trong nhà ra đến đình chùa để tiễn đưa vị thần năm cũ và đón tiếp vị vương năm mớị Thông thường dân Việt của ta ngày trước, trong giờ phút giao thừa này, đánh chuông trống, pháo nổ không ngớt từ nhà này đế nhà khác, từ thành phố đến ruộng đồng.
Bàn thờ giao thừa của làng xóm hoặc đình làng cũng như tại các tư gia được thiết lập giữa trờị Lễ giao thừa đều có cúng mặn. Các ông thủ từ lo ở đình, miếu, còn tại tư gia thì thường con trưởng, gia trưởng lo liệu
Bàn thờ là một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp. Lễ vật gồm, thủ lợn (đầu heo), hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của vị Đa.i-Vương.
Ngày nay còn ít nơi cử hành cúng lễ giao thừa ở các thôn xóm, ngoài lễ cúng tại đình đền. Trong các tư gia, bàn thờ trở nên giản tiện hơn với sự thành kính như xưạ Có khi chỉ là chiếc bàn nhỏ với mâm lễ vật. Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc cái lọ nhỏ để giữ chân nhang.
Chương 6

Vài Tục Lệ Trong Đêm Giao Thừa

Trong đêm giao thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, ta có những tục lệ mà cho đến nay cũng còn nhiều người giữ.
Lễ Chùa, đình, đền: Sau khi cử hành xong lễ giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ ở các chùa chiền, đình, đền để cầu phúc cầu may, để xin Phật Thần phù hộ cho năm mới gia đình và bản thân được nhiều phước lành và may mắn đến. Bên cạnh đó người ta còn đi xin quẻ đầu năm để có thể biết trước năm mới sẽ ra saọ
Xuất hành: Khi đi lễ người ta thường hay chọn giờ, chọn hướng để xuất hành. Họ tin rằng nếu đi đúng giờ và đúng hướng ra khỏi nhà thì năm mới sẽ gặp lành nhiều mà dữ thì ít. Ngày nay ở Sài gòn, việc chọn giờ chọn hướng không còn được dùng nhiềụ Ở các đình chùa, đêm giao thừa thường đông các thiện nam tín nữ trong những bộ áo quần đủ màu đến lễ báị
Hái lộc: Bên cạnh đi lễ đình chùa, lúc trở về người ta còn có tục hái cành cây hay cành hoa khi xuất hành về. Hái lộc có ngụ ý là m lấy lộc của Trời Đất, Phật Thần ban cho về nhà. Trước đình chùa thường có những cây to cành lá um tùm như cổ thụ, cây bồ đề.... Mỗi người bẻ một nhánh gọi là cành lộc. Họ đem cành lộc về cắm trên bàn thờ cho đến khi tàn. Cành lộc tượng trưng cho điềm tốt lành, may mắn, phúc lộc của năm mớị
Hương lộc: Có nhiều người không hái lộc trong lúc xuất hành, họ xin lộc tại các đình chùa bằng cách đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn trước bàn thờ, rồi mang về nhà cấm lên bình hương của bàn thờ Tổ Tiên, hoặc các vị Thần khác ở nhà. Ngọn hưong tượng trưng cho sự phát đạt thành công của năm mớị Xin hương lộc tức là xin Phật Thần phù họ cho công việc làm năm được tốt lộc quanh năm. Nếu trên đường đưa hương về nhà, gió thổi mạnh làm bốc cháy hương thì người ta tin đó là một điềm tốt, may mắn cho cả năm.
Xông nhà là người đầu tiên bước vào nhà trong năm mớị Ta tin người dễ vía xông nhà thường mang tốt đẹp quanh năm đến cho gia đình. Vì vậy, thường khi họ đi lễ về thì đã sang năm mới, họ tự xông nhà của mình để tránh những người khác mạnh bóng vía đem diều xấu đến cho năm mớị Nhưng có thể trong nhà không ai có vía dễ thì có thể nhờ một người trong làng xóm, hay thân bằng cố hữa tốt vía sớm ngày mồng Một Tết xông nhà trước khi có khác đến.
Đốt pháo: Đêm giao thừa, mọi nhà đều đốt pháọ Dân ta tin đốt pháo để trừ ma quỷ. Theo tục người ta truyền thì có giống ma núi được gọi là Sơn tiêu, khi đến gần người thì người đau bệnh, vì vậy đốt pháo để tránh xạ Nhiều gia đình bắt đầu đốt pháo từ buổi chiều giao thừa, khi bắt đầu cúng gia tiên. Phần lớn dân ta hiện nay không phải đốt pháo để trừ ma quỷ mà chính tiếng pháo giúp vui cho ngày Tết, làm gia tăng thêm sự hân hoan, phấn khởi của mọi ngườị Xua tan những phiền muộn của năm cũ. Tiếng pháo làm cho ngày xuân thêm tưng bừng và năm mới thêm nhộn nhịp.

HOMECHAT
1 | 1 | 210
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com