watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
19:45:3626/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Giới Thiệu Sử Nước Việt - Trang 10
Chỉ mục bài viết
Giới Thiệu Sử Nước Việt
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Tất cả các trang
Trang 10 trong tổng số 13
Chương 21

Phùng Hưng -40

Quyền thống trị của nhà Đường dần dần suy yếu từ năm Đinh Mùi (767). Vào năm Đại Lịch thứ hai của đời Đường có giặc Côn Lôn và Chà Và quấy nhiễụ Trương Bá Nghi, quan kinh lược sứ nhà Đường, chỉ biết giữ thành chờ cứu viện. Vua Đường ra lệnh Cao Chính Bình đem quân sang dẹp tan giặc ở Cửu Chân và sau đó hắn được giữ chức đô hộ ở An Nam. Cao Chính Bình ỷ thế mạnh ra sức tàn sát dân lành, cướp bóc vơ vét của cải của dân tạ Hành động ngông cuồng của hắn làm người người đều căm ghét. Lúc ấy, Phùng Hưng và hai anh em là Phùng Hải và Phùng Đĩnh nhân cơ hội này đã cùng dân Việt nổi lên chống lại nhà Đường.
Phùng Hưng vốn xuất thân từ dòng dõi cự tộc, hào trưởng đất Đường Lân (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội). Cha của ông là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài, có đức độ, và đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau khi cuộc khởi nghĩa kết thúc, ông về ở ẩn, chí thú làm ăn, trở nên giàu có. Phùng Hạp Khanh có người vợ một lần sinh ba, đó là ba anh em Phùng Hưng. Phùng Hưng khôi ngô, ,mạnh khỏe, trí dũng khác thường. Trong sử sách và nhân dân truyền lại về tài đánh hổ ở Đường Lâm. Nhờ vào trí dũng và sức khỏe của mình, ông đã nổi tiếng khắp vùng nên khi ông dấy cờ khởi nghĩa thì hàng ngàn người theo ông. Trong một thời gian ngắn đã lên tới vài chục ngàn. Quân giặc ở Đường Lâm và các vùng bên cạnh không đương nổi với sức mạnh của dân ta đã phải bỏ chạỵ Phùng Hưng tự xưng là Đô Tổng chia quân đi trấn giữ những vùng hiểm yếụ Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng hai bên không phân thắng bạị Khi tiến khi thủ, trận đánh đã xảy ra suốt hơn 20 năm. Vào năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng và các tướng Phùng Hải, Phùng Đĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần chia ra làm 5 đạo quân đánh bất ngờ vào thành Tống Bình. Cao Chính Bình phải đem 4 vạn quân ra chống cư.. Sau 7 ngày đem chiến đấu kịch liệt, quân giặc thua thế phải rút vào thành cố thủ. Nghĩa quân Phùng Hưng thừa thắng hò reo bủa vây khắp 4 bề thành. Quân binh giặc chết nhiềụ Cao Chính Bình lo sợ mà bệnh chết. Phùng Hưng chiếm được thành, vào phủ đô hộ điền khiển việc nước được 7 năm thì qua đờị Con trai của ông là Phùng An lên nối ngôi, và theo lòng ái mộ cha của nhân dân đã tôn hiệu cha mình làm Bố Cái Đại Vương. Phùng An nối nghiệp cha được hai năm thì vua Đường sai Triệu Xương đem quân qua đánh bạị
Phùng Hưng tuy mất nhưng nhân dân ta luôn nhớ tới ngàị Có nhiều truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về những hiển linh mà ông đã hiện ra giúp dân làng trong lúc nguy nan. Sau này, khi Ngô Quyền đánh thắng giặc ở sông Bạch Đằng cũng nhờ vào sự hiển linh của Phùng Hưng nên Ngô Quyền đã cho lập đền thờ ông ở Quảng Bá (Hà Nội), Triều Khúc (Hà Sơn Bình), và nhiều nơi khác.
Chương 22

Nhà Khúc

Vì sự tham tàn và bỏ bê việc cai trị của quan lại nhà Đường, giặc Nam Chiếu đã sang đánh và giết hại hơn 15 vạn dân Giao Châụ Quan quân nhà Đường chỉ bỏ chạỵ
Vào năm Giáp Thân, Cao Biền của nhà Đường đem đại binh sang đánh đuổi giặc Nam Chiếụ Vua Đường ban thưởng cho Cao Biền làm tiết độ sứ và đổi tên An Nam thành Tĩnh Hảị Cao Biền đã chỉnh đốn lại mọi việc như cho đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Li.ch.
Vào năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, Trung Quốc lâm vào cảnh phân tranh của năm thế lực khác nhau: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chụ
Vào dịp này, ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cục Bồ (Ninh Thanh, Hải Hưng), đã lãnh đạo dân Giao Châu, khôi phụ quyền tự chủ của dân Việt. Khúc Thừa Dụ xuất thân từ một họ lớn, là một hào phú có tính khoan hòa hay thương người và được dân chúng kính phục. Vào năm 905, Họ Khúc đã chiêu binh chiếm vào thành Tống Bình (Hà Nội) và tự xưng là Tiết độ sứ. Vào tình thế bắt buộc, nhà Đường công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ông đã dùng cách "Độc lập thật sự, thần phục danh nghĩa," mà xử sự với quan quân phong kiến phương Bắc. Về mặt hình thức ông giữ hệ thống chính quyền nhưng trong đó đều toàn người Việt nắm giữ các chức vu.. Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được khoảng một năm thì mất vào ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), và ông đã giao quyền lại cho con là Khúc Hạọ
Khúc Hạo nối nghiệp cha đã làm nhiều điều cải cánh nhằm xây dựng nền tản độc lập cho dân tộc. Ông đã chỉnh đốn lại hệ thống chính quyền vững chắc từ trên xuống dưới, và chế độ tô thuế giản dị cho nhân dân đều được yên vuị
Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền ngôi lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Vì không thuần phục nhà Hán, mặt khác Nhà Hánh muốn bành trướng lãnh thổ nên đã sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang bắt Khúc Thừa Mỹ rồi phong Lý Tiến là thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.

HOMECHAT
1 | 1 | 206
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com