Truyện Trương Trọng
Trương Trọng, người quận Nhật Nam (Quảng Nam), nhờ biết chữ giỏi cho nên được viên thái thú Nhật Nam lấy vào làm thuộc lại trong quận.
Cuối năm 78, theo tục lệ nhà Hán, Trương Trọng được viên thái thú cử sang kinh đô Lạc Dương (Hà Nam) để tâu trình công việc trong quận lên cho vua Hán.
Hán Minh Đế thấy Trương Trọng người thấp bé lại là dân "man di" bèn hỏi xóc:
- Viện tiểu lại kia người quận nào
Trương Trọng trong lòng khó chịu nhưng điềm tĩnh đáp:
- Tôi là người thay mặt thái thú quận Nhật Nam vào chầu vua chứ không phải là một viên tiểu lạị Bệ hạ muốn dùng người tài cán hay chỉ muốn đo xương thịt?
Bất ngờ bị đối thủ trả lời cứng cỏi lại đứng đắn, vua Hán giận lắm nhưng không làm gì được.
Mấy ngày sau, tết Nguyên Ddán, vua mở yến tiệc, thì nhận thấy trong số các quan vào chúc Tết có Trương Trọng, vua Hán muốn rửa nhục bữa trước bèn hỏI Trương Trọng:
- "Nhật Nam" có nghĩa là "phương Nam mặt trờị" Ta nghe nói tất cả các nhà cửa của xứ ấy đều quay về phương Bắc để trông thấy mặt trời đó phải không?
Thấy vua Hán kiêu ngạo tự ví mình là mặt trời, bắt mọi người phải ngưỡng mộ sùng bái, Trương Trọng quyết trả miếng. Bởi vậy, trước trăm quan, Trương Trọng chậm rãi đáp:
- "Nhật Nam" không phải là mặt trời phương Nam. Một bậc nho không ai hiểu như thế. Đất Trung Nguyên (Trung Quốc) có quận gọi là Vân Trung nhưng quận ấy có ở trong mây đâu ? Có quận gọi là "Kim Thành" nhưng có phải thành xây dựng bằng vàng đâu ? Tên được đặt như vậy nhưng thực ra không phải vậỵ Thêm nữa, ở nơi nào thì mặt trời cũng đều mọc đằng đông, kẻ vô học cũng biết chuyện đó. Còn ở xứ Nhật Nam, không ai xoay nhà về phương Bắc để trông thấy mặt trờị. Ngược lại "lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam" là tục lệ của dân Nhật Nam. Không ai thay đổi tục lệ đó.
Vua Hán và quần thần ngây người trước câu đối đáp rắn rỏi, mạnh mẽ của viên sứ thần có tầm vóc bé nhỏ mà trí tuệ thì bao lạ Về sau Trương Trọng được vua Hán cho làm thái thú quận Kim Thành.
Lý Tiến và Lý Cầm phá lệ
Các triều đại phong kiến Trung Quốc phần lớn tự xem mình là "Thiên tử" coi dân Việt là "man rợ" nên người Việt dù có học hành thông thái đến đâu cũng không được trọng dụng (ngoài trường hợp của Trương Trọng). Cho đến đời vua Linh Ddế -21 cuối nhà Đông Hán, mới có người Việt học giỏi được cất nhắc làm thái thú quận Giao Chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao Chỉ được bổ đi làm quan bất kỳ quận nào, kể cả ở Trung Nguyên. Nhưng vua Hán chỉ cho những người đậu Mậu Tài hoặc Hiếu Liêm được làm quan trong xứ mà thôị Lúc đó có người Giao Chỉ tên là Lý Cầm, làm lính vệ trong cung, khẩn thiết xin vua Hán bãi bỏ lệnh đó. Cuối cùng, vua Hán mới cử một người Giao Chỉ đậu Mậu Tài đi làm quan lệnh ở Hạ Dương và một người đậu Hiếu Liêm làm quan ở Lục Hợp.
Trên thực tế, đất Âu Lạc từng có người đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm, làm quan nhà Hán. Vì vậy quan điểm của các nhà sử học Trung Quốc cho rằng đất Giao Chỉ từ khi Sĩ Nhiếp -39 sang làm thái thú văn hóa mới phát triển nền giáo dục mới được mở mang là không đúng.