watch sexy videos at nza-vids!
WAPVN.US
18:03:3026/04/2025
Kho tàng truyện > Truyện Dài > Lịch Sử > Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn - Trang 6
Chỉ mục bài viết
Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Trang 11
Trang 12
Trang 13
Trang 14
Trang 15
Trang 16
Trang 17
Trang 18
Tất cả các trang
Trang 6 trong tổng số 18
Chương 9

THOI VÀNG CHIA ĐÔI Ở ĐIỆN PHỤNG TIÊN

Điện Phụng Tiên – tọa lạc trong Hoàng thành Huế, đứng trước Cung Diên Thọ và phía sau Thế Miếu- là nơi thờ kính bốn đời đế và hậu đầu triều Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Theo nghi lễ, các bà trong cung không được đến miếu, đo đó nhà Nguyễn làm ngôi biệt miếu này để tuế thời sóc vọng và những ngày khánh tiết các bà có nơi dưng tiến và dâng lễ tế trong buổi kỵ.

Tại Điện này, trước đây trên áng thờ vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu có đặt một thoi vàng gồm hai phần bằng nhau trên khắc dòng chữ “Thế tổ đế hậu, Quý Mão bá thiên thời tín vật” (Vật làm tin này của hai ngài Đế và Hậu Thế tổ trong buổi dời đổi nhiều nơi cách trở nhau năm Quý Mão (1783).

Sách Đại Nam Chính biên liệt truyện, sơ tập ghi lại sự tích thoi vàng hai mảnh ấy như sau:
Bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, họ Tống. Năm lên 18, Nguyễn Ánh đã cưới bà với đầy đủ nghi lễ truyền thống và tấn phong làm Nguyên Phi. Tính tình cẩn trọng, cử chỉ đoan trang nên bà được Nguyễn Ánh quý trọng. Bà sinh được hai trai. Người con đầu mất sớm, người thứ hai là hoàng tử Cảnh.

Mùa thu năm 1783, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh, phải bỏ Gia Định chạy ra đảo Phú Quốc. Sau đó Nguyễn Ánh phải gởi hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện còn bản thân bôn tẩu sang Xiêm (Thái Lan bây giờ). Trước giờ chia tay, Nguyễn Ánh vội lấy một thoi vàng chặt đôi ra, trao cho bà Nguyên Phi một nửa và căn dặn rằng:
-         Con ta đã đi rồi, còn ta cũng sắp chia tay để chạy sang Xiêm. Vậy Phi nên ở lại đây (Phú Quốc) để cung phụng Quốc Mẫu (tức bà Hiếu Khương vợ của Nguyễn Phúc Luân), chưa biết ngày hậu hội là ngày nào và sẽ tại nơi đâu. Vậy ta để lại vật này (nửa thoi vàng) dùng làm của tin lúc tái ngộ!

Trong những ngày Nguyễn Ánh ngược xuôi đi cầu viện, đánh rồi lại thua, thua rồi lại đánh… bôn tẩu hết Xiêm đến Việt, khi Việt cùng đường lại chạy sang Xiêm, thì bà Nguyên Phi vẫn một mình hết lòng hầu hạ mẹ chồng. Nhiều lúc tính mạng hiểm nguy ngàn cân treo sợi tóc, bà vẫn bình tĩnh vượt qua. Ngoài việc hầu hạ mẹ già, bà Nguyên Phi còn thân hành may dệt nhung phục cho quân binh. Cũng có lần quân Nguyễn giáp trận với quân Tây Sơn, thế đối phương mạnh hơn, quân Nguyễn núng thế. Thấy vậy bà đã tự tay nổi trống thúc quân làm cho binh lính Nguyễn hăng hái xông lên và cuối cùng đã thắng lợi…

Sau ngày triều Nguyễn được thành lập, vua Gia Long hỏi bà chuyện thỏi vàng năm xưa… Bà ung dung đem vàng ra trình lên. Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thỏi vàng và bảo rằng:
-         Vàng này mà còn giữ được, đó thật là ân trời đã giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lãng. Vậy phải để dành về sau cho con cháu biết.

Dứt lời, vua lấy nửa thỏi vàng của mình ráp với nửa thoi vàng của bà Nguyên Phi (lúc đó đã được phong hoàng hậu) rồi trao hết cho bà.
Hoàng hậu vâng theo lời dụ, về sau trao lại cho vua Minh Mạng.

Khi Minh Mạng lên ngôi, ông liền đem thoi vàng hai mảnh ấy đưa cho hai vị đại thần Phạm Đăng Hưng và Nguyễn Hữu Thận xem và phán rằng:
-         Vàng này là của tin mà đức Thế tổ đã trao cho Hoàng tỉ (tức Thừa Thiên Cao Hoàng hậu), nay Hoàng tỉ lại trao cho Trẫm.

Sau đó thoi vàng hai mảnh tín vật này được đưa vào thờ ở Điện Phụng Tiên.
Chương  10 

TÂM SỰ VUA GIA LONG VỀ CHỐN NỘI CUNG

Vua Gia Long là người can trường, táo bạo. Ông đã từng đánh đông dẹp bắc, nằm gai nếm mật suốt mấy mươi năm dài mới gây dựng lại được cơ nghiệp nhà Nguyễn, thu tóm quyền lực cả nước trong tay mình. Với một người như thế tưởng chừng như trên cõi trời Nam lúc ấy không thể có một mãnh lực nào dám đi ngược lại ý muốn của ông. Thế nhưng… ai có thể ngờ được trong chốn nội cung đã xảy ra những chuyện thật rối rắm.

Chính vua Gia Long, ông chủ nhân đầy quyền lực của chốn thâm cung ấy đã lắc đầu tâm sự với một triều thần gốc người Pháp là J.B.Chaigneau 0 như sau: “Trị nước thật dễ dàng, không khó nhọc bằng trị chốn nội cung của mình”.

Trong một cuộc gặp gỡ riêng, nhà vua nói với Se-nhô: “Ông tưởng rằng sau khi bãi triều, và thanh toán xong mọi việc chính trị và hành chính trong ngày là công việc tôi đã xong và thế là tôi có thể nghỉ ngơi trong hậu cung sao? Ông lầm đó. Ông không thể tưởng cái gì đang chờ tôi ở đấy (vua chỉ về phía hậu cung) sau khi tôi ra khỏi nơi này. Ở đây, tôi thích thú vì được nói chuyện với những người hiểu biết, người biết nghe, hiểu tôi và nếu cần vâng lời tôi! Vào trong ấy, tôi gặp phải những con quỷ dữ. Chúng gây gổ, đánh đập nhau, cấu xé nhau… rồi sau cùng kéo nhau đến đòi tôi phân xử. Nếu làm đúng thì tôi phải trị tội cả bọn, vì không biết rõ trong cả bọn ấy có đứa nào không độc ác bằng mấy đứa nào!”
Sau một hồi im lặng, Gia L
ong nói tiếp: “Này đây, một chốc nữa, tôi sẽ phải đứng giữa một bầy quỷ cái, chúng nó sẽ gào thét làm tôi điếc cả tai”. Nhà vua giả giọng một người đàn bà đang cơn giận giữ: “Xin Ngài xét cho, xin Ngài xét cho! Con ấy nó chửi tui, nó xài xể tui, xin Ngài xét cho!”. Một tá khác, lát nữa sẽ đến rỉ vào tai tôi: “Hoàng đế bỏ tui, con kia được lòng Hoàng đế, tui đòi xin phần tui!”.

Bỗng nhà vua cười ha hả, rồi nhìn vào kẻ đối thoại với mình như để hỏi một ý kiến. Ông quan người Pháp, trước đó đã cười nôn ruột về cái điệu bộ đóng trò của vua và tiếng hét của nhà vua nhại lại sự lồng lộn của các bà vợ, liền nói:
-         Tâu, Hoàng đế không phải khó nhọc để đỡ bớt sự phiền hà của mình bằng cách hạn chế số cung phi?
-         Xuỵt! – Vua ngắt lời – Ông hãy nói nho nhỏ, hãy nói nho nhỏ.
Rồi vua truyền cho bọn quân hầu và thị vệ lui ra, đoạn nói tiếp: “Này, ông S…(C…) ơi, nếu các quan đồng triều mà nghe được những lời ông vừa nói đó, thì họ sẽ trở thành kẻ thù của ông ngay. Thì ra ông không biết, vua nói tiếp, rằng các phi, tần hầu hết đều là con gái các quan sao? Đây này, cách nay không lâu, một ông đòi dâng con gái cho tôi, mặc dầu tuổi tác của tôi, tôi đã không thể từ chối, vì nếu làm như vậy thì tôi sẽ làm cho ông ta tức giận vô cùng. Ở đây, là một vinh dự khi một ông quan có được một cô con gái tiến vào nội cung và đối với tôi, đó là một bảo đảm về lòng trung thành của ông ta. Tôi muốn có sự êm thấm với mọi người, nhất là với đàn bà, vì họ đáng sợ hơn đàn ông! Nếu tôi bỏ bê một nàng, cô ta sẽ lập tức phàn nàn với cha mình, và ông này, nếu không nguyền rủa sự già yếu của tôi, thì cũng sẽ tìm cách gieo rắc một cách khéo léo giữa các bạn đồng liêu những tiếng xì xào làm cho tôi trở thành trò cười trước mắt dân chúng”.

Ngoài hai bà hậu là Thừa Thiên (mẹ hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên (mẹ vua Minh Mạng), vua Gia Long còn sắc phong cho bà Lê Thị Ngọc Bình (con vua Hiển Tông và là em Ngọc Hân công chúa) làm đệ Tam cung.

Vua Gia Long có tất cả 13 người con trai và 18 người con gái, không kể năm người con trai là Chiêu, Xương, Khải, Đại, Nhật đã chết sớm.
Nếu so với các vua Minh Mạng và Thiệu Trị thì Gia Long là ông vua có số con ít nhất.

-1864

HOMECHAT
1 | 1 | 265
© Copyright WAPVN.US
Powered by XtGem.Com