Cuối năm 1815 vua Duy Tân sắp lên tuổi mười sáu.Nhân một hôm cắt nghĩa hai chữ “nạp phi”(có nghĩa là vua lấy vợ) cho vua nghe,Thượng thư Huỳnh Côn buột miệng hỏi:
-Ngài đã muốn lấy vợ chưa?
Vua Duy Tân không tỏ ra bẽn lẽn và cũng không cần phải suy nghĩ đắn đo nhiều,ông đáp:
-Vận nước mới đáng lo,chuyện nạp phi không cần gấp.Nếu trì hoãn được chậm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Việc từ chối ấy đến tai bà Mẫu hậu Nguyễn Thị Định (mẹ đích của vua Duy Tân).Mẫu hậu rất lo buồn,bà gọi Duy Tân đến và năn nỉ hết lời.Vốn là một con người hiếu thảo,Duy Tân không thể từ chối được cho nên đã nhận lời.
Tin vua Duy Tân đồng ý nạp nhi lan ra khắp Kinh Thành.Thế là các bà mệnh phụ,các ông đại thần có con gái,cháu gái,những người đã từng được chơi trò cút bắt với nhà vua lúc còn thơ ấu vào chầu Mẫu hậu để nhắc lại tên tuổi các con,các cháu mình để mong có người được lọt vào sự chú ý của mẫu hậu
Tương truyền sau đợt cung tiễn ấy các thái giám đã lập được một danh sách chừng 25 người để đăng vua lựa chọn.Nhận được cái danh sách”con ông cháu cha ” ấy,nhà vua chẳng thích thú gì.Ông cứ hẹn rày hẹn mai,lần khần mãi không chịu “chấm” một cô nào.Chờ đợi một thời gian không đạt được kết quả,Mẫu hậu đâm ra sốt ruột.Bà đích thân cầm tờ danh sách hai mươi lăm”người đẹp” chìa ra trước mặt vua và yêu cầu vua thích được cô nào thì phải chấm ngay.Vua chịu nạp phi để sinh người nối nghiệp là “hạnh phúc” của trăm họ,giọng của mẫu hậu hơi gay gắt,không giấu được sự quyết liệt bên trong.Duy Tân biết không chần chừ được nữa bèn chúm chím cười trả lời một cách thản nhiên:
-Con không thể chấm được ai cả,vì con có người yêu rồi!
Bà mẫu hậu mừng rỡ,nước mắt tràn mi,bà hỏi giọng nóng hổi:
-Người yêu của con ở mô? Lên mấy tuổi?
-Ở Cửa Tùng.Hơn con một tuổi!-Duy tân bẽn lẽn khai đáp.
Đêm ngày mơ ước sớm có người nối nghiệp tông đường Mẫu hậu gạn hỏi về người yêu của nhà vua.Không giấu được Hoàng mẫu,Duy Tân hẹn:
-Ba ngày nữa con sẽ mời ả(mẹ) đi với con ra nghỉ mát ở Cửa Tùng mươi ngày.Lúc ấy ả sẽ gặp được cô ấy.Nếu ả đồng ý thì con mới lấy.
Thế là thị vệ lo sắm sửa thuyền rồng để rước Mẫu hậu và Duy tân đi chơi Cửa Tùng.Trời còn lạnh đi Cửa Tùng chẳng thú vị gì,nhưng vì muốn “nhìn mặt” “cô dâu” nên Mẫu hậu phải đi.
Ra Cửa Tùng ngồi chơi suốt năm ngày liền không thấy bóng dáng ai là người yêu của vua Duy Tân cả.Hỏi thị vệ,thị vệ nói nhà vua có tiếp xúc với ai đâu.Mẫu hậu hết sức thất vọng nhưng không tiện nói ra.Đến ngày thứ tám,người phụ trách thị vệ nêu một điều khó hiểu với mẫu hậu:
-Không hiểu sao mấy hôm nay mỗi lần ra bãi tắm vua rất say mê việc đào bới cát,có lần đào rất sâu.Chúng tôi không hiểu tâu thì Ngài đáp”Ta đang đãi cát tìm vàng đây!”
Câu chuyện càng làm cho Mẫu hậu mất ngủ.Sáng hôm sau ngồi nói với con,Mẫu hậu tỏ ra rất buồn.Vua Duy Tân thương mẹ hỏi:
-Hôm nay sao ả có vẻ buồn rứa?
Mẫu hậu nói ngay:
-Con điên sao mà lại đi tìm người yêu trong cát?
Duy Tân giải thích một cách từ tốn”
-Con không điên đâu.Con nói thật đó.Ả đừng buồn nữa.Nếu ở đây con tìm không được thì về Huế thế nào ả cũng gặp được.
Lúc này Hoàng mẫu mới hiểu rõ sự thật:
-Rứa thì ả hiểu rồi.Người yêu của con là Mai Thị Vàng,con gái quan phụ đạo Mai Khắc Đôn chứ gì?
Vua Duy Tân giọng rất vui:
-Thưa ả,đúng thế,vậy ả có bằng lòng không?
Mẫu hậu đáp”
-Ả bằng lòng.Nhưng tại sao con lại chọn như thế?
Vua Duy Tân đáp:
-Vì thân phụ của Mai Thị Vàng là thầy Đôn – người đã dạy con biết chữ,dạy con biết thương nước,thương dân,biết trọng dụng kẻ trung thần và xa lánh bọn nịnh thần.Con tin cô Vàng cũng từng được thày dạy cho như rứa!
Mẫu hậu hỏi:
-Thế thì con có muốn làm lễ thành hôn trước tết không?
-Hãy để thong thả - Vua Duy Tân đáp – càng chậm càng tốt.Dăm ba năm nữa chúng con cũng chỉ vừa đôi mươi thôi!
Nhưng ý kiến của nhà vua không được chấp thuận.Theo tử vi thì nhà vua phải nạp phi ngay.Ngày 12 tháng Chạp năm Ất mão-1901 được chọn làm ngày nạp phi cho vua
-87
Chương 25
PHỎNG VẤN BÀ VƯƠNG PHI CỦA ĐỨC VUA DUY TÂN
-1942
… Trời mưa, trong màn mưa,làng An Ninh ( Hậu thôn Kim Long) với những túp lều tranh,trông càng có vẻ tiều tuỵ hơn.Không ai ngờ được rằng trong những túp lều tranh ấy lại có một bà vợ vua ở đó.
Đi một đoạn đường hơi rộng,chúng tôi rẽ vào một ngõ hẻm đầy bùn,hai bên có lùm tre già bổ bóng.Ngót mười phút mới tới nhà Vương Phi.Qua khỏi ngõ cửa hep,bức bình phong hoa cẩn đơn sơ,chúng tôi bấm chân dò từng bước trên sân thảm rêu xanh mà tạt về phía tay phải.Thoáng thấy có một người hình vóc cân phân,bao tóc,đeo kiếng,mặc áo the tím từ nhà ngang đi lên,vụt qua khung cửa nhà trên,bạn tui bấm tui rồi nói nhỏ:
-Vương Phi đó rồi!
Lanh chân chúng tôi bước vào nhà dưới.Một cái nhà tranh nền đất,cụ bà (thân mẫu của Vương Phi) niềm nở dắt tay chúng tôi kéo lên nhà trên,lấy chiểu trải nơi phản gỗ kê ở gian phòng giáp nhà ngang.Tươi cười,cụ bà bảo chúng tôi:
-Các chị có lòng nghĩ tới,đến nói chuyện với bà,thế là tốt lắm.Mời các chị ngồi,chớ có rụt rè làm chi!
Nói thế chúng tôi nghe thế,chứ còn giữ lễ chúa tôi,chưa dám ngồi.
Sau một nụ cười,Vương Phi bước ra,nhẹ nhàng đặt mình ngồi trên chiếu vừa trải,xếp bê he(sic) ra lịnh
-Các chị cứ tự nhiên ngồi nói chuyện cho vui,chớ có ké né!
Tưởng chẳng còn nên từ chối nữa,chúng tôi cùng ngồi một chiếu với Vương Phi.Vương Phi dở trắp trầu mời chúng tôi ăn,rót nước cho chúng tôi uống.
Cúi mặt,Vương Phi đưa đôi tay mềm mại trắng hồng ra vân vê cuốn thuốc.Chốc chốc,người ngước đôi mắt lá đào đen nhánh,mơ mộng nhìn lên chúng tôi,hoặc để trả lời hoặc để mở đầu câu chuyện.Vương Phi không đánh phấn,không thoa son,nhưng cái khuôn mặt đầy đặn,tròn bé,mịn màng,hồng hồng càng nhìn càng dễ mến…
Trong khi nói chuyện,Vương Phi nói bằng giọng rất nhỏ nhẹ,đủng đỉnh,êm ru,thỉnh thoảng lại điểm một nụ cười xinh xắn,ẩn nét buồn rầu thăm thẳm…
Ngồi lâu,mỏi,Vương Phi nhè nhẹ trở chân,tay nâng vạt áo tím hông đã cũ che chiếc quần lĩnh cải màu ua úa.Tôi thoáng thấy một miếng vá bằng bàn tay ở đùi bên phải…Nhìn quanh ba gian nhà thấp hẹp,chẳng nhận ra được một thức gì là dấu vết của ngôi báu ngày xưa,tôi ái ngại!...
Tôi muốn biết cách sống của Vương Phi khi còn ở trong cung,nhưng mở đầu câu truyện rất khó,gợi dần tôi đánh bạo hỏi:
-Dạ,dịp Hội chợ Huế độ nọ bà có đi không?
-Mấy bữa đó trời mưa luôn,tôi không đi,nhưng nghe người ta nói lại thì Hội chợ Huế cũng chằng to bằng Hội chợ ở Sài Gòn,Hà Nội!
-Thế thì ra Bà có xem Hội chợ Sài Gòn,Hà Nội!
-Phải,tôi có đi,hồi mười mấy năm về trước,khi ở Pháp về!
-Lúc đó Bà cũng có sang Pháp nữa sao?
-À có chớ.Khi ở đáo Réunion từ biệt Ngài mà về,tôi có xin phép Ngài tạt qua Paris xem chơi mấy ngày.Lúc đó vừa gặp sau cơn đình chiến.
-Xin phép bà,khi ở ngoại quốc bà có cảm tưởng thế nào?
-Nói thiệt,khi mình chưa đi khỏi nước,mình tự cho đất nước mình là đẹp,là to.Nhưng lúc đã thấy được phong cảnh đất nước họ rồi,nhìn lại xứ mình thì cái đẹp,cái to chẳng vào đâu!
-Thưa bà,Ngài sang đến đảo Réunion bao lâu thì Bà sang?
-Không.Tôi đi với Ngài một lần.Lúc Ngài “bị đi” thì tôi đi ngay với Ngài.
-Ở đảo khí hậu và nhân dân ra làm sao?Có dễ chịu không,thưa Bà?
-Dễ chịu,đất nước không có độc gì cả.Nhân dân thì toàn làm một nghề chài lưới.Họ vui vẻ lắm,mua bán cũng tử tế.Ở đó thổ sản thật nhiều cá,ăn cá quanh năm.
-Ở đó được bao lâu thì bà về?
-Được hai năm.
-Bà đã đi để cùng chịu hoạn nạn với Ngài,chúng tôi tưởng Bà ở luôn bên ấy,không hay sự Bà về!
-Hồi đầu ra đi ,tôi há chẳng nghĩ như vậy?Nhưng tôi không biết làm sao,ở đảo Réunion phong thổ tuy tốt nhưng mà hình như sức khoẻ tôi không hợp,nên tôi hay đau.Vì thế mà tôi xin Ngài cho tôi về!
-Từ đó đến giờ(1936)Bà có sang thăm Ngài lại lần nào không?
-Tôi muốn đi lắm.Nhưng đường sá xa xôi,một lần đi là một lần khó.Trong thời buổi kinh tế này,xin nhà nước một món tiền để đi không phải là sự dễ,mà bỏ tiền nhà ra thì tôi không có tiền.Gặp cảnh nghịch âu là phải chịu.
-Ngài có năng gửi thơ về tham Bà không?
-Có,một năm cũng có đến mươi cái thư của Ngài.Ngài gởi thư về bên Ngài Sanh,vài ba tháng tôi qua hầu thăm một lần,nhận một thể đôi ba cái thơ.Năm ngoái đây,Ngài cho tôi hay Ngài đã có vợ đầm.Vừa rồi tôi nhận được thơ Ngài cho hay người ấy đã đẻ!
-Dạ,lấy vợ đầm,Ngài có xin phép Bà không?Mỉm cười Vương Phi đáp:
-Xin phép chi.Ngài ưng sao,Ngài làm vậy.Ngài chỉ nói cho tôi biết mà thôi.
Đến đây trong óc tôi chợt vụt qua tư tưởng bất bình.Có lẽ bởi tôi thấy một sự bất đồng đẳng giữa một người nam và một người nũ.Hai người ấy đều ở trong cảnh nghịch mà sao một người được lấy vợ khác tự do còn người kia lại không được lấy chồng?
Bấy giờ hẳn cái vẻ mặt bất bình có lộ ra trên nét mặt tôi,cho nên Vương Phi vội vàng nói tiếp,ý chừng để dò:
-Ngài cũng nói: cho phép tôi tự ý.Nhưng các chị nghĩ người không biết suy nghĩ,chẳng nói làm chi.Chứ con nhà nề nếp như tôi dầu thế nào cũng phải giữ danh giá.Vẫn biết tuổi trẻ chưa dám chắc ở mình,nhưng bây giờ có nói đến việc gì cũng là khó.Thôi thì tôi tưởng chỉ có hy sinh cái đời tôi cho Ngài cho trọn.
Câu của Bà vừa nói làm cho tôi thêm ảo não,tôi không thể không nghĩ đến,sự sinh hoạt lẻ loi hiu quạnh của bà,tôi phải hỏi:
-Thế thì lâu nay bà sống với gì?
Thầy tôi trước làm quan thanh liêm nên nhà chằng có chi.Còn lương tiền của tôi chẳng bao tầm.Trước kia mỗi tháng chỉ có 15 đồng,sau kêu nài lắm thêm được 10 đồng.Nếu nhà nước biết nghĩ,phát cho tôi một tháng 50 đồng tưởng cũng không quá đáng.
Lúc này là lúc câu chuyện đã vào được hơi sâu rồi,tôi day qua hỏi:
-Nghe nói đức Duy Tân ngày xua tuy trẻ mà nghiêm nghị lắm,không biết lúc ở thường thì Ngài cư xử với các Bà như thế nào?
-Người ngoài tưởng hễ đã là vua thì phải có tính cách khác thường dân.Tưởng vậy là lầm.Vua cũng như người thường,ngoài giờ làm việc,Ngài vẫn chơi đùa,vẫn nói cười chuyện vãn.Tóm lại vua vẫn sống cái đời bình dị của mọi người…
-Dạ,cách xưng hô giữa Bà và Ngài thế nào?
-Ngài thường kêu tôi bằng bà,có khi bằng khanh,có khi bằng em.Tôi phải tâu gởi Ngài và xưng “em”
-Thưa,ăn có ngồi chung một mâm không?
-Ở trong Nội mỗi Bà có viện riêng.Ai ăn riêng phần nấy,có người nấu cho mà ăn,chớ không có lệ ăn chung.Vì mỗi bà đều có lương tháng cả.Tuy thế,hồi tôi mới vào cung đương còn bợ ngợ, lại chưa tìm được người nấu ăn nên Ngài có cho phép tôi được ăn chung với Ngài.
Ngừng một giây rồi Bà nói tiếp”
-Mỗi thời mỗi khác.Hồi trước chúng tôi phải theo lễ nghi nhiều,lại phải làm dâu.Buổi đó chúng tôi chẳng có khi nào ra ngoài được.Trên còn có lưỡng cung,hàng ngày phải chầu hầu,nên lúc rỗi chỉ được dạo quanh vườn hoa trong Nội mà thôi.
-Thưa,mỗi khi đi dạo như thế,Ngài có đi với Bà không?
-Cũng có.
-Nghe nói đức Vua hay làm thơ lắm,có không thưa bà?
-Có,Ngài có làm nhiều bài,lâu ngày quá tôi quên đi.
-Bà còn nhớ ít nhiều chớ?
-Không tôi quên cả.
Có nhiều bài thơ truyền tụng nói là của vua Duy Tân mà có người nói là không phải.Đó cũng là một sự hoài nghi mà tôi muốn hỏi Bà để nói rõ thêm trên báo Sông Hương cho bạn đọc viết.Nhưng coi ý Bà không muốn đáp nữa nên tôi phải lảng sang chuyện khác.
-Cảnh trong Nội cung đáng mến lắm Bà nhỉ?
-Phải,mến vì cảnh có mà mến vì cái khác cũng có.Nhưng chuyện đã cũ nhắc tới làm chi…
Nghe đến đây,tôi biết Bà không muốn nói chuyện nữa,hai chị em đành cáo từ ra về.
Lúc ra về Bà có nói:
-Nhiều người làm báo lôi thôi lắm.họ cứ đến đây đòi phỏng vấn tôi.Người ta đã ở yên mặc người ta,họ còn bới đến làm chi!
Chúng tôi cười mà không đáp,cúi đầu chào Bà và bà cụ rồi bước ra.
Bài này đăng trên báo,chúng tôi có lời xin lỗi Bà,nhờ bà đánh chữ đại xá cho,vì chúng tôi cũng là một trong những người ấy.